Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Chuyến đi nửa vòng thế giới, Nam Mỹ, Trung Mỹ và Đông Nam Châu Á

Tôi và anh bạn thân đã bàn về cuộc du ngoạn thứ 2 này của chúng tôi trong 2 năm qua. Ước vọng của chúng tôi là đi 1 vòng quanh thế giới, với dự định là 1 năm, nhưng tùy cơ ứng biển, không có gì ràng buộc cả.
Trong thời gian đó, các thông tin trên mạng còn eo hẹp và thực tế chúng tôi cũng chẳng biết nhiều gì về mạng. Chúng tôi đã phải đọc các sách vở về du lịch, mà chúng tôi có thể mượn được ở thư viện. Nhờ những thông tin mà chúng tôi thu nhập được, chúng tôi đã vạch ra cho mình một tuyến đường và ngày tháng lên đường (ngày tháng, rất quan trọng để tránh mùa mưa).
Với kinh nghiệm phiêu bạc có sẵn, chúng tôi chỉ mang theo những thứ cần thiết chung: 2 cái võng có mùng, 2 cái mền mỏng, 1 máy quay phim, 1 máy chụp hình gọn nhẹ, 1 bộ lọc nước, 1 bộ nồi du lịch, 1 cái bếp nấu bằng xăng (bếp gas không có tiện: bình gas không được mang lên máy bay và cũng khó tìm được chỗ mua bình gas mới), 2 cái dĩa, 2 cái ly, 2 cái muỗng, 2 cái nĩa, 1 con dao, 1 sợi dây dù để phơi quần áo, 1 bộ kim chỉ, ít thuốc tiêu chảy, vài viên asperin và rất quan trong là 2 cuốn thánh kinh, Lonelyplanet, 1 cuốn South America và 1 cuốn Central America. Tôi thì thủ thêm một cái cần câu cá.
Chúng tôi đã phạm một thiếu sót lớn, đó là không học tiếng Tây Ban Nha.

Chúng tôi hẹn gặp nhau tại thủ đô Caracas vào ngày 12-10-2004 và sẽ liên lạc với nhau bằng mail. Cũng may là chúng tôi lại quá hên và gặp nhau tại phi trường, mới khởi hành đã gặp chuyện lành.
Chiều tối nay, mới thò đầu ra khỏi nhà trọ là bị 2 cảnh sát đến hỏi giấy tờ và đòi hỏi khám bóp??? Khi thấy 2 thằng tôi trên R… dưới D.., hihi, các chú không làm phiền nữa (Chúng tôi đã được chủ nhà trọ mách trước rồi, buổi tối ở khu vực đó phức tạp, ra đường chỉ nên mang bản foto của passport mà thôi. Hihi, khu này là khu nhà nghèo mà).
Sáng ra chúng tôi đi tìm chỗ đổi tiền, chúng tôi thấy đổi tiền chợ đen không có sự chênh lệch lớn và có thể bị lừa, nên vào ngân hàng là chắc cú. Trước cửa ngân hàng có lính bảo vệ, được trang bị súng ống đến tận răng. Nhân viên ngân hàng mở cửa cho chúng tôi từ bên trong, khi khách vào được phía bên trong là cánh cửa tự động đóng lại, hihi, không ai có thể chạy ra ngoài. Trong ngân hàng thì sạch đẹp, nhân viên làm việc rất nhiệt tình, chỉ có nỗi cách làm việc thì giống VN ta vào thời kỳ 90, chờ cho sếp ký rất là lâu.
Đi dạo phố Caracas vào ban ngày thì ok và ở đây đi xe buýt rẻ lắm. Vì chúng tôi không thích thành phố lớn cho lắm, nên ngày mai chúng tôi sẽ lên đường.
Sáng sớm hôm sau chúng tôi ra bến xe để đi tiếp tới Santa Fe. Tại bến xe, sau một lúc nói chuyện bằng động từ ”to quơ”, hihi, chúng tôi mới cho phép nhân viên ơ đây chích ngừa cho mình, miễn phí nhé và thêm tờ giấy chứng nhận nữa. Anh bạn tôi hiểu được một chử, Amarillo, aha thì ra họ mới tiêm cho mình thuốc phòng ngừa ”sốt vàng” (nếu bạn đi du lịch đến vùng Nam Mỹ và Châu Phi, nhiều quốc gia đòi hỏi, là mình phải có giấy phòng ngừa ”sốt vàng”, họ mới cho nhập vào nước họ).


Khi nào có điều kiện thời gian, là tôi tự đi chợ và nấu cơm. Dĩ nhiên là tôi cũng phải thử những chiêu ẩm thực của địa phương. Nhưng tôi có thể hãnh diện phát biểu, là không có ở đâu mà ẩm thực dân gian có thể ngon bằng ẩm thực của nước ta cả (hihi, những nơi mà tôi đã đi qua thôi). Santa Fe, Venezuela.


Trong bộ nồi du lịch gồm có: 1 cái chảo và cũng là cái nắp nồi, 1 nồi nhỏ, 1 nồi lớn và1 ấm nước. Các thứ chồng vào nhau, rất là gọn nhẹ. 


Ở Santa Fe tôi làm quen với một anh ngư dân, rồi mượn ghe chèo ra khơi câu cá. Tôi đã bị một con cá nó chích vào tay, khi đang gỡ lưỡi câu, và nó làm độc. Bàn tay phải của tôi xưng chù vù và tối hôm đó tôi đã mất ngủ vì đau nhức nhói. Gần 1 tháng tôi mới co giãn lại nắm tay của tôi được. Nhưng cũng hên đó là bàn tay không thuận của tôi.
Khi rảnh rỗi tôi khâu lại cái võng (vì có vài vết khâu ẩu), sửa lại cái bếp, nghiên cứu đọc thuộc đoạn đường mình dự định sẽ tới…
Bạn có biết trong thời gian đó, 1 chai nước ngọt 250ml trị giá là 700 đồng của Venezuela (tôi quên mất tên gọi của đồng tiền Venezuela, hình như Venezuela Bolivares Fuertes), trong khi đó 1 lít xăng trị giá khoảng 70 đồng. Tôi đi mua một lít xăng mà người bán ra hiệu là cho không. Quàu, đây là thiên đàng cho những kẽ khoái chạy xe phân khối lớn, vậy là ở đây 1 lít xăng rẻ hơn 1 lít nước ngọt tới 40 lần. Bạn có thể tin không? Hèn chi giờ này tôi mới nghĩ ra, tại sao tôi thấy một đống xe hơi thải của nước Mỹ, được tiêu dùng ở đây rất nhiều.


Sau 3 ngày nghĩ dưỡng tại biển Caribbean, chúng tôi sẽ đi tiếp vào vùng sâu của Nam Mỹ và không biết bao giờ chúng tôi mới có cơ hội tắm biển lại.
Đứng chờ xe buýt không hề chen lấn. 
Còn đi taxi thì mình có thể đi chung đoạn đường nào đó và sẽ được chia ra, mỗi người trả một ít.


Chúng tôi đang đợi máy bay để đi thăm quan Angel Falls, thác có độ cao nhất thế giới, 1000 mét. Trước khi vào được phi trường quân đội này, chúng tôi đã phải ngừng lại 2 trạm kiểm soát để trình giấy tờ. 
Chờ máy bay lâu quá, cập vợ chồng người Đức này cũng nản.


Đợi hoài rồi máy bay của chúng tôi cũng tới. Kiên nhẫn là hơn hết, đó là những lời khuyên bảo của chúng tôi cho cặp vợ chồng người Đức.


Sau nửa giờ bay trên một cánh rừng rộng thênh thang, chúng tôi đến tới trại thứ nhất, Canaima National Park.


Cảnh buổi sáng tại trại nghỉ chân thứ nhất.


Chiều nay có một anh dân tộc hướng dẫn chúng tôi đi thăm quan những cái thác gần trại.


Sau khi ăn sáng, chúng tôi tự do di thám hiểm khu vực xung quanh trai. Cảnh vật tuyệt đẹp, đặt biệt không có rác bừa bãi.


Loại xuồng độc mộc này là phương tiện giúp chúng tôi đi ngược suối để tiến gần tới thác.


Vào mùa mưa, mực nước dâng cao và đã tạo những hang xoáy như thế này.


Trưa nay, anh hướng dẫn đoàn của tôi đã tới. Ngoài 2 thằng tôi có thêm 1 cặp người Đức, 1 cặp Pháp và 1 cặp Ý.
Chúng tôi bắt đầu rời trại bằng đường bộ.


Chúng tôi đi trong lòng thác.


Chúng tôi bơi lội dưới thác.


Chúng tôi trèo lên đỉnh của ngọn thác.
Rồi đi bộ ngang qua một thảo nguyên bát ngát, để đến một điểm hẹn. Ở đây có một chiếc xuồng độc mộc đang đợi chúng tôi với hành lý chúng tôi trên đó. 
Đoạn đường kế tiếp khá nguy hiểm, những máy chụp hình, máy quay phim, giấy tờ, tiền bạc… được bỏ vào bịch nylon và nhét vào một thùng nhựa.
Khi tất cả chúng tôi mặc áo phao vào xong. Chiếc xuồng bắt đầu đẩy chúng tôi ngược dòng khoảng 2 tiếng đồng hồ. Hai bên bờ suối cây xanh rậm. Khi đến trạm nghỉ thứ hai thì trời vừa sập tối.


Cảnh buổi sáng tại khu trại nghỉ thứ hai. Sáng sớm ở đây hơi lạnh.


Sau bữa ăn sáng tập thể, chúng tôi phải xuống xuồng đi tiếp về hướng đầu nguồn. Khúc suối này còn nguy hiểm hơn cả hôm qua, có rất nhiều hòn đá lớn, nằm trên dòng nước chảy. Với sự khéo léo của anh lái xuồng, chúng tôi cặp bờ an toàn sau 2 tiếng đồng hồ. Trên xuồng mọi người đều bị ướt lạnh.
Lúc này chúng tôi mới lấy được máy chụp hình ra khỏi thùng nhựa. Kế tiếp là một đoạn đường lội bộ giữa khu rừng rậm rạp và hoang vắng. Lúc này mặt trời đã lên cao và bắt đầu nóng dần. Anh hướng dẫn viên linh hoạt chỉ dậy chúng tôi, những loại cây cỏ nào mình có thể ăn được khi gặp hiểm nghèo. Tôi chỉ nhớ một con kiến đen lớn, mà anh ta bắt lên rồi giải thích: nếu con kiến đó mà chích ai (nó có một cái kim phía sau đuôi, y như là con ong), ngừơi đó sẽ bị sốt và nếu yếu sức có thể đi tới tử vong. Nghe hú vía quá, cứ mỗi lần bước tới là tôi phải quan sát thật kỹ.
Vì trong đất ở đây chứa nhiều khoáng chất, nên màu nước suối vàng nâu như thế này.


Rồi chúng tôi cũng vượt qua khúc đường rừng trơn trượt và đứng tươi cười dưới chân thác.


Angel Falls, với độ cao 979 mét.
Trên thế giới, chưa ai ghi nhận lại cái thác nước này, cho tới ngày 16 tháng 11 năm 1933, khi nhà phi công người Mỹ, Jimmie Angel bay qua khu vực này để tìm quặng mỏ có giá trị.
Đến ngày 9 tháng 10 năm 1937, ông ta đã quay lại nơi đây và đáp máy bay trên đỉnh núi, Auyantepui ( Tepui, một loại núi có đỉnh bằng phẳng, tiếng anh gọi table mountain). Không may bánh xe máy bay bị dính lầy. Ông và vợ cùng 2 người đồng hành khác phải mất 11 ngày để leo xuống núi.
Người ta nghe tới thành tích này và đặt tên cho thác là Salto Angel.
Ngoài ra thác này còn có tên địa phương của người dân tộc Pemon, "Kerepakupai Vená", nghĩa là thác nơi sâu nhất.


Cảm giác được bơi dưới chân thác thật khó tả. 
Vào mùa mưa thì với lượng nước đổ xuống ầm ầm, bạn không thể nào bơi ở đây được.
Mùa khô thì suối cạn, bạn cũng không thể đến gần thác được.
Hihi, chúng tôi đã quá may mắn.


Mấy anh bạn Tây thì khoái phơi nắng.


Tối nay sinh hoạt trại rất vui, thì ra anh hướng dẫn viên trong đoàn của tôi có thêm tài văn nghệ.


Chúng tôi phải trở lại Ciudad Bolivar để đón xe đò đêm đi tiếp tới Santa Elena (hệ thống máy lạnh của xe được bật hết ga, làm cả đêm tôi ngồi lạnh run).Thành phố này rất sầm uất vào thời kỳ 30 với nghành khai thác kim cương. 
Trương trình hôm nay là chúng tôi sẽ đi tắm 10 cái thác, dọc theo đường Highway, El Dorado ( dọc theo con đường này có khoảng 400 cái thác).


Nhóm chúng tôi chỉ có 7 người: Ricardo là hướng dẫn viên người Colombia, 2 người Đức, 1 người Do Thái, 1 người Anh và 2 thằng tôi.


Chúng tôi phải leo lên cái thác này mới có chỗ để bơi. Ricardo cho biết là nước ở đây uống được.


Thảo nguyên bát ngát mà sao lại không chăn nuôi? Thì ra loại cỏ ở đây rất là dai, người địa phương đã thử nuôi dê, sau 4-5 tháng là hàm răng của chúng bị rụng luôn, thế là chết.


Bảng cấm tắm, hihi, nhưng chúng tôi vẫn đi ngang qua trong lòng thác.


Cái thác này đặc biệt là bằng phẳng, có thể ngồi xuống và trượt được.
Loại đá đỏ ở đây chỉ có thể tìm thấy ở một nơi khác bên Tây Phi và kế đó người ta có thể bình luận tiếp về giả thuyết, là trái đất ngày xưa dính liền.
Điểm dừng chân cuối cùng của chiều nay là môt làng dân tộc. Chúng tôi ăn cơm chiều ở đó và quay lại nhà trọ vào lúc 10 giờ tối mệt nhừ.


Từ Santa Elena chúng tôi đi xe taxi đến ranh giới Brazil, và từ đó đón xe đò đế đi tiếp đến Boa Vista. Đoạn đường này vắng khách và đất đai nơi đây rất phì nhiêu, xe chạy ngang qua nhiều vườn điều rộng lớn. Đôi khi xe đò phải dừng lại, để lực lượng chống buôn lậu và ma túy lên xét giấy tờ.
Tại bến xe Boa Vista chúng tôi đón tiếp xe đêm đi tới Manaus. Không may cho chúng tôi là số tiền brazil R$ mà chúng tôi đang còn lại không đủ mua vé, thì ra tin tức mà tôi thu nhập được trong cuốn thánh kinh đã là một năm cũ, bây giờ đồng R$ đã tăng thêm 50% so với đồng $. Khó khăn lắm chúng tôi phải nhờ một người lái taxi chở chúng tôi đi đổi chợ đen.
Xe đò rời bến đúng theo giờ quy định, 7:30 chiều. Đoạn đường tối nay hơi xấu và chạy ngang qua một khu rừng rộng hoang vắng. 
Lần đầu tiên chúng tôi đã vượt qua đường xích đạo, cảm giác bước chân qua vùng Nam Cực đối với tôi thật lạ kỳ diệu.


Chúng tôi tới Manaus vào lúc 7:30 sáng. Thành phố này là thành phố lớn nhất của vùng Bắc Brazil và cũng là thành phố lớn nhất của khu rừng Amazon. Đây là một thành phố cảng tấp nập, nằm trên con sông Negro và ăn thông qua sông Amazonas. Mọi sự vận chuyển đều lệ thuộc trên những dòng sông này và bạn có thể đi tận tới Peru hay là Colombia.
Đường bộ về phía Nam chỉ có duy nhất đường BR319, con đường này rất xấu và không có xe đò nào phục vụ đoạn đường này cả, vì vào mùa mưa xe mà dính lầy, thì bạn có cơ hội nằm rừng vài ngày như chơi.
Tại bến phà Porto Fluante, chúng tôi mua vé đi để đi tiếp đến Belem. Các dân du lịch mà muốn thăm quan rừng Amazon đều phải tới bến phà này, lúc này chúng tôi thấy du khách rất đông. 
Chúng tôi là một trong những khách đầu tiên lên phà. Thật ra trưa mai chuyến phà này mới rời bến. Vì thấy chúng tôi là tây balô, nên ong chủ tàu đã vui long cho phép chúng tôi được ngủ trên phà tối nay.


Chiều nay chúng tôi đi dạo chợ Feira Productor, chợ mối chuyên thịt cá và rau quả. Tiếp theo là chợ kế bên Mercado Municipal, với kiến trúc cổ của Pháp. Nơi đây bạn có thể mua quà lưu niệm của dân tộc. 
Tôi thấy họ mời chào buôn bán rất vui vẻ và chúng tôi ghé uống thử một ly nước giải khát, Acai. Ly nước có màu đục đen như chè đậu đen và hơi sền sệt, tôi thấy uống cũng ngon. 
Acai là một loại cây thuộc họ hàng nhà dừa của rừng Amazonas. Chùm trái hơi giống chum cau kiểng của nước ta, trái thì nhỏ hơn một chút và có màu đen tím. Loại trái này cũng là nguồn thực phẩm quan trọng đối với người dân địa phương. 
Acai vừa chứa một hàm lượng dinh dưỡng và chất đề kháng rất cao. Vì thế trong những năm gần đây nhiều quốc gia như Mỹ và Châu Âu đề cập tới sản phẩm này, cho việc chế biến thành những viên thuốc bổ ích cho sức khỏe. Nhờ vậy mà kinh tế Brazil vượt lên một cách bất ngờ. Ngày nay với một thị trường mạnh như thế, bây giờ thì dân brazil phải trồng thêm loại cây này.
Khi di dạo dọc bờ sông, có một ngừơi câu cá không hiểu thế nào mà ông ta đọc được tính tôi và đã tặng cho tôi một nắm con giun, tôi đã e ngại và chỉ lấy vài con. Tối nay tôi đẵ câu rất nhiều cá và thả chúng về lại tự do. Chẳng phải là tôi muốn phóng sinh chúng mà vì trên phà họ không cho phép tự nấu nướng.
Sáng hôm sau khách từ từ xuống phà khá đông dần. Phần lớn là khách bản xứ, tôi chỉ thấy them một anh khách Mỹ và một anh khách Anh. Anh chàng trẻ người Mỹ đang đi du học ở đậy được 6 tháng, nên anh ta có thể trò chuyện với dân bản sứ. Chúng tôi thì dùng động từ “ to quơ”. Anh ta kể cho chúng tôi biết, hiện tại các dòng sông trên đầu nguồn đang gặp hạn, một sự kiện lịch sử trong 100 năm qua và có thể cuộc hành trình sẽ bị kéo dài…
Đến 1 giờ trưa thì họ bóc hàng xong và phà của chúng tôi bắt đầu rời bến.
Tối nay tôi đã phải ngồi ghế ngủ, vì nơi tôi móc võng bị nước tạt vào.
Bữa ăn sáng trên phà rất đơn giản, một ly cà phê hay một ly sữa và ổ bánh mì lạt nhỏ.
Cà ngày tôi ngó cảnh dọc 2 bờ sông rồi cũng chán, rừng và rừng và rừng. Tôi cũngngồi quan sát những người dân tộc Peru ngồi đan những sợi dây vải để tạo thành những dây đeo cổ, dây đeo tay, sợi dây bùa... Cách đan dây này có một truyền thống từ hồi cha ông của họ. Giờ đây họ đi phiêu du khắp các nước Nam Mỹ và bán những sản phẩm gọn nhẹ của họ làm được cho du khách. Thấy tôi châm chỉ học hỏi, họ cũng chỉ tôi một cách đan sợi đeo tây đơn giản.
Đến trưa chúng tôi được nhà bếp trên phà đãi món gà nướng. Trên phà họ không có thể phục vụ hết tất cả khách ăn cùng một lượt. Vì thế mà khách trên phà được chia ra thành 3-4 đợt. Ai đến bàn trước thì ngồi trước, đến khi hết chỗ ngồi thì đợi đợt sau. Mọi người ngồi chờ rất trật tự.
Chiều đến phà lần đầu tiên cập vào một bến đò nhỏ. Họ giao hàng và nhận hàng, trong thời gian đó, tôi tranh thủ câu cá. Trên sông Amon thật là nhiều cá.
Bữa ăn chiều tối nay là ragout bò. Ở Brazil thịt bò rất rẻ.(Ngày nào trên phà họ cũng phục vụ món này bốn ngày liên tiếp, mỗi ngày hai bữa, và chỉ có một bữa trưa là đươc ăn gà).
Tối nay tôi tìm được chỗ móc võng mới, nhưng gió quá, tôi lại không thể nào ngủ được.


Sau bữa ăn sáng tập thể, phà chúng tôi cập vào cảng Santarem, coi như chúng tôi đã đi được nửa đường. 
Nhân dịp một chiếc Cruise Pacific cập bến, đoàn Salsa của thành phố ra đón chào khách rất vui nhộn.


Ngoài ra trên cảng bạn có cơ hội mua vài món quà lưu niệm của vùng Amazon.
Con cá Piranha này là đặc trưng cho vùng Amazon. Giống cà này có tới từ 30-60 chủng loại và chỉ tìm thấy ở vùng Nam Châu Mỹ. 
Tuy là hàm răng của chúng trông ghê tợm, nhưng chưa hề ai chứng kiến một bày Piranha tấn công người chỉ vài phút và còn lại bộ xương, như người ta thường đồn.


Chúng tôi là khách ăn ké, hihi. Khách mà họ đón chào là đi trên chiếc du thuyền kia.


Nhưng người Brazil họ có một lối sống rất thoải mái, họ không phân biệt từng lớp hay chủng tộc.


Vì bất thình lình gió thổi mạnh, phà chúng tôi không rời bến được. Cho nên vị thuyền trưởng cho phép chúng tôi đi dạo một vòng phố Santarem.
Chúng tôi trở lại chiếc du thuyền hạ cấp của mình.
Đến giờ ăn, những chiếc võng của ai đó tự thâu vào, và hàng khách sẽ ngồi dài theo 2 hàng ghế, một cái bàn dài cũng được gắn vào chính giữa. Theo phép lịch sự thì khi ngồi ăn phía nam giới ai nấy không được cởi trần.


Các ngày trước chúng tôi không dám phôi trương mang máy ảnh ra chụp, vì lý do những người hành khách chung phà có đủ mọi thành phần. Nếu bạn khoe của, thì bạn mất thời giờ để giữ của.
Có rất nhiều cảnh đẹp trên sông, chúng tôi đành ghi vào ký ức mà thôi. Sáng nay vì những cô gái Salsa rực rỡ, chúng tôi đành buột lòng lôi máy ảnh ra.
Tiện thể đây không phải là tôi muốn biểu diển trò làm khỉ, nhưng hãy để ý vào 2 cái chân của tôi, đầy vết chích của con Puri Puri, một loại bò mắt, mà chúng chích tôi khi băng ngang cánh đồng hoang tại Canaima. Vết chích đó không làm độc, nhưng tôi bị nhức ngứa gần 1 tháng trời.
Đêm nay vì mệt quá hay là vì sung sướng khi được mời nhảy Salsa cùng với cô bé Brazil, mà tôi có một giấc ngủ tuyệt đẹp.


Tôi bị đánh thức khi chiếc phà sáng nay lại cập bến. Khi nhân viên khuân vác đang hỳ hục vận chuyển hàng hóa lên xuống phà, thì tôi đã có cơ hội câu cá và chiêm ngưỡng những chú cá heo bơi lội trên sông.
Việc cảnh giác của tôi thật không sai. Sáng nay một người hành khách trên phà bị lấy mất tiền. Hành lý chúng tôi cũng bị lục soát và anh bạn tôi thì bị mất chiếc ào pull mà thôi. Kẻ trộm đâu biết là những thứ quý giá là khi ngủ tôi đã ôm gọn trong người.
Trưa hôm qua có hai nhà truyền đạo gốc tây bước lên theo phà chúng tôi từ Santarem. Trưa nay họ có cơ hội kể chuyện cho tôi những việc làm tốt mà họ đang làm và họ cũng không quên tìm cách thuyết phục tôi hãy tin vào Chúa. Tôi chỉ trả lời rằng, “nếu tôi đi theo một tính ngưỡng mới, và đồng thời làm cho bố mẹ tôi buồn, thì tôi có nên làm hay không?”. Hihi, họ không trả lời được. (Họ cũng có ý định là mời tôi đến nhà dòng của họ để tôi trổ tài ẩm thực Việt Nam cho họ biết, nhưng khi phà cập bến Belém thì họ không hề chào từ biệt tôi.).
Chiều nay phà đi ngang qua một nhánh sông nhỏ. Lâu lâu hai ven bờ sông mới có một chòi.


Những chiếc xuồng này họ đợi khi phà chạy ngang qua, họ sẽ chèo rượt theo và dùng một cái móc để móc vào phà (cứ y như coi phim cướp biển Caribien). Thường là những chú bé choai choai mới đủ khả năng thực hiện trò này, vì không phải ai cũng làm được. Một số chú bé bị lật xuồng vì sống của phà đánh vào, nhưng chúng bơi lội giỏi, và chiếc xuồng nhanh chóng được lật lại.
Thì ra dân cư ở đây họ nghèo, tôi thấy anh đầu bếp đưa cho những chú bé túi cơm và thức ăn dư của khách, cũng có vài hành khách cho tiền và bánh kẹo họ mang theo.
Trưa ngày hôm sau thì phà cập bến, sau 4 ngày trên sông chúng tôi đã tới thành phố Belém, được biệt danh là trung tâm thương mại của vùng Bắc, Economic Center of The North. Thành phố này có một nét đặc biệt là hai hàng cây xoài nặng trĩu trái, mọc dọc theo các đường phố.
Bữa trưa hôm nay chúng tôi mới biết đến kiểu ăn cơm cân ký. Có nghĩa là bạn muốn lấy bao nhiêu thì lấy (giống như buffet), rồi bạn bỏ dĩa lên cân và tính tiền theo trọng lượng mà bạn đã lấy.
Đến chiều thì chúng tôi đi thăm thảo cầm viên cùng với Paul, anh chàng bạn trẻ từ Anh, mà chúng tôi gặp trên phà.
Tối nay chúng tôi thử thưởng thức vài chai bia trên vỉa hè thành phố. Tôi có học hỏi một chiêu uống bia mới, họ bỏ chai bia lạnh 0,5 lít vào một cái vỏ giữ lạnh và hai thằng tôi được phát 2 cái ly nhỏ. Tôi thấy uống bia kiểu này rất đậm đà, và bia sẽ không bị loãng vì đá.


Đi dạo chợ Ver-O-Peso. 


Không có dịp ăn thử loại cua này.



Tiệm thuốc dân tộc.


Ổi ở đây chỉ dùng làm nước ép, chứa một hàm lượng vitamin-C cao hơn cả cam. Vào thời điểm này giá là tương đương 15000 đồng vn một kg.


Trưa đến các shops đóng cửa sớm vì lễ linh hồn. Chúng tôi ăn uống tại chợ rẻ lắm, hạ giá chỉ còn tương đương 7000 đồng vn, cho một ly nước ép rất chất lượng và một cái bánh mặn. 
Đợi đến chiều chúng tôi cùng Paul mới đi ra bến xe đò, để đi chuyến đêm đến São Luis.


Đến 6 giờ sáng xe đò ghé tới một thị trấn nhỏ và phải đợi ít tiếng để chuyển qua xe khác. Sau đó xe chạy tới một bến phà, rồi chúng tôi lên phà để đi thêm một tiếng nữa rồi mới tới được São Luis.


São Luis là một phố cổ yên tĩnh và thơ mộng. Chúng tôi tìm đến một nhà trọ và được biết anh chủ là người Hà Lan. Anh ta kể cho chúng tôi biết là anh ta dự định ghé ngang qua đây thăm quan vài ngày, ai ngờ anh ta đã ở lại đây được 4 ½ năm.
Chúng tôi cũng đi dạo qua khu phố thời đại, bên đây có khu mua sắm đường bộ vừa đẹp và tấp nập. Tôi thì thích sự yên tĩnh bên phố cổ, ai ngờ tôi đã lầm vì nhiều quán cà phê sinh đẹp này vào màn đêm trở thành những quán nhạc sôi động. Đúng như lời đồn của những du khách mà chúng tôi đã trò chuyện trên đường, phụ nữ Brazil họ thật lãng mạng. Chúng tôi chỉ mới ngồi xuống quán bia ngoài phố, thế mà đã có 2 cô gai xinh đẹp đến trò chuyện. ( Xin lỗi họ không phải là những cọ gái chân dài, mà họ thật sự lãng mạng).
Ngày hôm sau chúng tôi chỉ muốn đi dạo khu phố cổ và về lại phòng trọ. Tuy biết rằng bãi biển ở đây rất đẹp, và những nàng Brazil chỉ mặc những bộ bikini khá thiếu vải (được ví như là dentalfloss= dây xỉa răng), nhưng chúng tôi quá lười nên lấy lý do là sẽ đi ngắm dentalfloss, khi đến Rio. Tôi dành thời giờ đi cắt tóc.
Chiều đến chúng tôi được dịp coi ca nhac, trình diễn thời trang và múa võ kiểu Brazil tại công viên thành phố.
Tối nay tôi thấy khu phố chúng tôi ở, họ chơi nhạc còn sôi động và nhộn nhịp hơn cả tối hôm qua. Tôi đếm có tới 4 quán cà phê họ chơi nhạc sống, mỗi quán chơi một kiểu nhạc, nào là salsa, rock, raggea, cổ điển, pop, Africa ryth, samba.. Ngoài ra còn nhiều nhóm nhạc chơi ngoài đường phố.
Chúng tôi lại tiếp tục hành trang lên đường và đón xe đò đi tiếp Teresina. Rồi tiếp tục đi xe đêm tới Juazairo do Norte, kế tiếp là Petrolina.
Đang ngủ ngon thì chúng tôi bị anh tài xế đánh thức dậy, lúc này còn tôi, chưa tới 5 giờ sang. Chúng tôi phải ngồi đợi tại bến xe đến 7 giờ sáng mới có xe đi tiếp Faira de Santana. Đoạn đường này đi dài 400 km và đi ngang qua khu sa mạc. Chiếc xe đò dạng đồ cổ dừng lại để đón và xuống khách khá nhiều lần. Mãi đến 4 giờ chiều chúng tôi cũng tới nơi.
Tại bến xe chúng tôi hơi bối rối là phải đi tiếp tới đâu? 
Nếu muốn đi tới Itacaré dọc theo quốc lộ BR 101 thì chúng tôi phải trước tiên đi tới Ubaitata với chiếc xe khuya nay ( Paul hướng dẫn chúng tôi hãy tới Itacaré, vì khu biển đẹp đó là dành riêng cho đám đi bụi, backpackers).
Còn nếu tiếp tục đi tới Rio thì phải đợi đến chiều mai. 
Sau 2 ngày 1 đêm trên xe đò, chúng tôi cũng khá ê ẩm. Nên chúng tôi lên phương án mới là đi Salvador.
5 giờ 30 chiều chiếc xe đò rời bến và lần đầu tiên chúng tôi mới có cơ hội chạy trên đường xa lô, nhưng đoạn đường này không tốt cho lắm.
Đến 7 giờ tối chúng tôi mới tới bến xe Salvator. Sau đó phải đón tiếp xe buýt để đi vào khu phố cổ. Từ chỗ xuống xe buýt chúng tôi phải chạy bộ đến một thang máy, để đưa chúng tôi lên trên phố cổ. Chúng tôi phải chạy cách xa nhau, vì nếu bị cướp, sẽ có một thằng có cơ hội thoát. Lúc này khu này rất vắng. Khi bước chân lọt vào thang máy, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm.
Lên đến phố cổ thì người trên đường phố đông hẳn. Phải khổ cực lắm chúng tôi mới tách khỏi đám cò phòng và 1 ½ tiếng đồng hồ sau khi rời xe buýt, chúng tôi mới kiếm được phòng, vì nơi đây không có nhà trọ và khách sạn thì giá khá mắc.
Như thường lệ, khi vào trong phòng trọ hay khách sạn, chúng tôi chơi trò Serloch Holm, tìm nơi giấu tiền và giấy tờ ( chúng tôi thường hay đi tới khu hoang vắng, việc sử dụng thẻ tín dụng sẽ rất hạn chế, thứ hai thẻ visa vào thời điểm đó là 2%, số tiền cũng khá lớn đối với chúng tôi. Nên chúng tôi khá cổ lổ sỹ, chơi tiền mặt, tới đâu hay tới đó).
Giấu tiền xong là tranh thủ tắm rửa. Chỉ 15 phút sau là hai thằng có mặt trước cửa khách sạn và đị săn lung coi có những món gì lạ để bỏ miệng hay không. Lúc này đã khoảng 10 giờ đêm, tôi cũng chẳng nhớ mình ăn những gì. 
Trên đường về lại khách sạn, tôi lại muốn vòng vo những con đường hoang vắng để chiêm ngưỡng thành phố này, thay vì đi đường thẳng đông người. Chúng tôi đã bị chấn lột, 3 thằng choai choai ốm nhom ốm nhách chạy tới dí dao vào cổ anh bạn tôi. Anh bạn tôi nhanh trí móc hết tiền từ 2 túi quần đưa chúng và chúng ra hiệu anh ấy đưa tiếp cái đồng hồ cũ kỹ. Sau đó chúng chĩa dao về phía tôi, tôi từ từ móc 2 túi quần trống cho chúng coi. Một thằng đến gần quan sát và cầm sợi dây tôi đang đeo ở cổ lên nhìn, khi thấy không có giá trị, chúng bỏ chạy. Tôi thấy có một số người trước nha họ, thấy chúng tôi bị cướp, mà không ai dám lên tiếng động, chắc không ai dám dây dưa với mấy thằng xì ke làm gì.
Chúng tôi đã thả thuận trước, là nếu số tiền lớn thì tùy cơ ứng biến, còn số tiền mà nhỏ thì hãy bố thí. Thật tế là chúng tôi chỉ mất tương đương khoảng 30 $ mà thôi.
Trở lại khách sạn, chúng tôi leo thẳng lên giường và ngủ thẳng cẳng một lèo cho tới sáng.


Salvador là thành phố lớn thứ ba và trước đây là thủ đô đầu tiên của Brazil. Nghành công nghệ lớn ở đây là mía, thuốc lá, vàng và kim cương.
Chúng tôi đi dao phố và tìm hỏi vé máy bay để đi Rio, 2 ngày qua trên xe buýt có giúp chúng tôi tiết kiện ít tiền, nhưng Brazil rộng lớn quá. Từ hôm đến brazil đến giờ chúng tôi đã mất quá nhiều thời gian để di chuyển. Giờ thì chúng tôi chấp nhận chịu tốn kém, ngược lại chúng tôi sẽ có thêm thời gian để học hỏi và thưởng thức văn hóa mới.
Vé bay tới Rio tuy rẻ, nhưng chỉ còn một vé, nếu đi chuyến đêm thì còn nhiều vé. Chúng tôi không muốn chuyện rủi ro xảy thêm lần nữa, vì đến Rio vào giữa đêm thật không an toàn chút nào, nếu chúng tôi mất hết tiền là coi như cuộc du ngoạn này chấm dứt. Nhiều bạn tây balô đã cảnh báo cho chúng tôi về vấn đề an ninh của thành phố này, nên chúng tôi quyết định bỏ ý định đi coi dentalfloss.
Cô bé văn phòng du lịch đã rất nhiệt tình tìm cho chúng tôi 2 vé để bay vào chiều nay đến São Paulo và sau đó bay tiếp tới Fox du Iquacu.


Thành phố này ảnh hưởng nền văn hóa Châu Phi rất mạnh vì trước kia nơi đây là trọng điểm của nghành buôn bán nô lệ.


Biển ở đây cũng đẹp, nhưng vì 2 ngày qua thiếu ngủ, sau khi dạo phố và mua vé máy bay xong, chúng tôi quay lại khách sạn ngủ tiếp. Chiều nay chúng tôi đón xe buýt ra phi trường rất sớm. Tại phi trường chúng tôi dùng thời gian để nghiên cứu cuốn thánh kinh, để lên chương trình cho dự án B (dự án A, dental floss coi như hủy bỏ, hihi).


Vào lúc 2 giờ 30 sáng máy bay của hảng hàng không TAM cất cánh và sau 3 tiếng bay, chúng tôi đáp cánh tại phi trường São Paulo. 
Trước tiên chúng tôi đến quay Information để hỏi những thông tin về thành phố này. Nhân viên làm việc rất ân cần và tận tình, bản đồ thành phố, lịch trình xe điện… đều miễn phí.
Sau khi gửi hành lý xong, chúng tôi đón xe buýt đến TaTuapé, nơi đây chúng tôi đi xe điện tiếp vào trung tâm thành phố.
São Paulo là thủ đô và thành phố lớn nhất của Brazil. Với 17 triệu dân vào năm 2004 thành phố này thuộc dạng lớn thứ ba của thế giới và lớn nhất của phía nam địa cầu.
Tuy vào thời điểm này ở đây là mùa hè, nhưng hôm nay trời vẫn lạnh, hình như là bị ảnh hưởng bão.


Sau khi đi dạo khu trung tâm, Praca da República, chúng tôi tạc ngang qua khu Châu Á, Liberdale. Nơi đây tập trung một lượng ngừoi Hoa, Nhật và Hàn Quốc rất đông.
Tôi được biết hành phố này mới ra một bộ luật giao thông rất đăc biệt. Các phương tiện giao thông vào lúc khuya, nếu thấy vắng xe, thì được vượt đèn đỏ (vì thành phố này đã xảy ra nhiều vụ cướp cạn, khi người lái xe đang dừng lại khi đèn đỏ).
Vào đến trưa thì chúng tôi phải quay lại phi trường. Chiều nay thì chúng tôi bay hãng hàng không Gol. Trên máy bay chỉ vỏn vẹn 20 hành khách. Tôi không nhớ là mình bay bao lâu, nhưng tôi nhớ là lúc 5 giờ 30 chiều, chúng tôi đáp xuống một phi trường nhỏ bé tại Fox de Iguaçu.
Từ phi trường chúng tôi đón taxi đi thẳng đến phiá ranh giới Argentina. Thủ tục hải quan ở đây rất dễ, chỉ vài phút sau, chúng tôi nhảy lên xe buýt và đi tới một thị trấn yên tĩnh gần biên giới, Puerto Iguazú
Chúng tôi tìm đển những nhà trọ mà chúng tôi tìm thấy trong thánh kinh, nhưng chúng tôi thấy giá cả hơi mắc, thì tình cờ có một bà già ra hiệu chúng tôi đi theo về nhà bà gần đó. Bà cho chúng tôi thuê một phòng bên cạnh nhà bà rất rẻ.
Tối nay chúng tôi đi dạo khu phố nhỏ và thưởng thức nền ẩm thực ở đây, Tenedor libres, buffet thịt nướng. Ngoài việc đớp các món thịt nướng phủ phê, chúng tôi còn được thưởng thức rượu vang ngon và nghe nhạc sống. Phải chi lúc này có cô bạn gái bên cạnh thì quá lãng mạn, hihi. Giá rẻ bèo.


Hôm nay chúng tôi chỉ đi dạo sông và hỏi thăm về những tour ở đây. Một anh chủ ca nô mời chúng tôi đi câu cá dọc theo bờ sông, và anh ta đưa những hình mà khách đang ôm những con cá khổng lồ để mồi chài. Tôi thì thích đi câu lắm, nhưng anh bạn tôi lại không thích đi.
Đây là ngã ba sông… Phía sau lưng anh bạn tôi là Paraguay, bên tay trái của anh bạn tôi là Brazil và chúng tôi thì đang đứng trên đất Argentina.


Chương trình hôm nay là quay lại bên phía Brazil để thăm quan Itaipu, được mệnh danh là hòn đá hát. Đây là một trong những thủy điện lớn nhất thế giới và là niềm tự hào và hãnh diện của chính quyền Brazil. Nằm trên sông Panará và ranh giới giữa 2 quốc gia, Brazil và Paraguay. Thủy điện này được xếp vào một trong bảy Kỳ Quan Thời Đại của Thế Giới vào năm 1995.
Chúng tôi đến nơi vào lúc trưa và nhân viên đang nghỉ trưa. Chúng tôi phải đợi 1 tiếng đồng hồ phía ngoài cổng. Cũng hên chúng tôi gặp được 3 người du khách từ Anh đi du lịch bằng xe mô tô, trò chuyện với họ giúp cho thời gian trôi qua lẹ. Tôi nhớ hình như là có 3 loại vé đi thăm quan và chúng tôi chọn loại vé miễn phí thì phải. 
Từ năm 1976 chính quyền Brazil cho phép du khách thăm quan khu thủy điện này, và cho tới nay 2 thằng tôi đóng góp là người Việt Nam thứ 119- 120 đã đến thăm quan nơi này. Nơi đây trung bình tiếp 1500 du khách mỗi ngày.
Hiệp định xây dựng Itaipu được ký vào năm 1966 giữa 2 quốc gia, Brazil và Paraguay. Trong thời gian đó, trước tiên chính quyền Brazil thực hiện việc tái định cư cho những dân cư trong khu vực. Ngoài ra các loài thú vực và những loại thực vật quý hiếm cũng được di dời qua khu vực thích hợp khác. Đến năm 1975 công trình mới được khởi công. Cho đến năm 1984 mới bắt đầu đưa vào hoạt động. Năm 1991 thì 18 đường ống mới xay xong, mỗi đường ống có đường kính là 10 mét và độ cao là 110 mét. Hiện 2005 họ đã gắn xong 16 cái turbin và hy vọng vào cuối năm họ sẽ hoàng tất 2 cái cuối.
Mỗi turbin có năng xuất là 700 megawats, cung cấp điện tương đương cho 1,5 triệu dân. Điện ở đây được dẫn hàng ngàn cây số, để phục vụ cho những thành phố lớn như Rio và São Paulo… Đáp ứng 25% của tổng năng lượng điện cho toàn quốc. Trong đó điện nơi đây cung cấp tới 90 % tổng năng lượng điện của Paraguay.


Gần chiều chúng tôi tranh thủ thăm quan Cataratas hay là được gọi, Iguaçu Falls, thác nước thuộc sông Iguazu, được sếp vào Bảy Kỳ Quan Thiên Nhiên của Thế Giới. Khúc sông này nằm trong khu vực Iguaçu National Park, bên phía Brazil và Iguazú National park, bên phía Argentina và cũng là ranh giới của 2 quốc gia này. Hai khu vườn quốc gia này được xếp vào UNESCO World Heritages Sites vào năm 1984 và 1987.


Dành cho những người khoái cảm giác mạnh. Ca nô sẽ đưa bạn đến xát bên chân thác.


Thác, nhiều thác lắm.


Có nơi rất nhiều bươm bướm.
Trong khu vực này rất nhiều cảnh đẹp. Đến trưa chúng tôi dùng buffet tại một nhà hàng trong khu vực, rất ngon và rẻ lắm. 
Đến chiều thì chúng tôi lên xe đò đi Buenos Aires. 
Chưa bao giờ trong đời chúng tôi được đi loại xe đò cao cấp như thế này. Chỉ với 3 dãy ghế, mỗi ghế vừa rộng và êm lắm, ngã người nằm ngủ thoải mái, có thêm một cái mền nữa. 
Mới lên xe là có tiếp viên phục vụ trà nóng, nước ngọt và bánh. Đến chiều tối anh chàng tiếp viên lại phục vụ khăn nóng và một khay thức ăn nóng (cứ y như là phục vụ ăn uống trên máy bay), ngoài ra còn có cả rượu sủi bọt ga, một loại Champagn.
Sau bữa ăn khá ấn tượng, màn hình trên xe được bật lên và chiếu một trong những cuốn phim hay mới nhất của làng phim Hollywood. Tôi đã ngã chìm sâu vào một giấc ngủ ngon và không còn nhớ họ chiếu phim gì nữa.


Anh tiếp viên đánh thức chúng tôi để phục vụ bữa sáng. Ít lâu sau thì xe chúng tôi đến bến đúng theo hành trình. Bến xe ở đây rộng lớn lắm, tiện thể chúng tôi thăm hỏi giá vé xe cho chặn đường kế tiếp. 
Sau đó chúng tôi tìm đến bến xe điện và đi tiếp đến San Telmo, khu vực này nổi tiếng với nền văn hóa Tango.
Vì chúng tôi đến hơi sớm, nên nhà trọ chưa có phòng mà phải đợi 2 tiếng nữa. Tôi thương lượng gửi hành lý lại nhà trọ và tranh thủ thời gian đi dạo phố.


Quảng trường Obelix.


Khu vực trung tâm thành phố. Đoạn đường đi bộ.


Văn hóa ẩm thực Ảgentina, cừu nướng. Vì hơi ngán thịt, trưa nay chúng tôi tìm tới một nhà hàng tàu và ăn buffet trưa ở đây, rẻ lắm. Sau bữa ăn căng bụng chúng tôi đi đến công viên San Martin thả một giấc trưa ngon lành trên nền cỏ êm sạch của công viên.
Ngày hôm sau, ngay phố chúng tôi ở, họ bày bán đồ cổ, khu phố trở nên khá nhộn nhịp. Nhiều cặp nam nữ đủ mọi lứa tuổi trổ tài nhảy Tango ngay trên đường phố (đôi khi chúng tôi cũng quên mang theo máy chụp hình, nên rất tiếc không ghi nhân lại những điệu Tango điệu nghệ như nơi đây).
Phong trào Tango phát xuất vào thời kỳ di dân, phần đông là người Ý và Tây Ban Nha. Vào thời điểm đó trai thì thừa và gái thì thiếu, vì thế những chàng trai phải nhảy giỏi mới có dủ khả năng mời người đẹp lên sàn nhảy. Vào mỗi tháng 2 hàng năm, nơi đây tổ chức lễ hội Tango-Festival và cuốn hút rất nhiều du khách.
Chúng tôi được biết ở khu Palermo có một nhà hàng Việt Nam khá nổi tiếng. Trưa đến chúng tôi ghé tới đó, với hy vọng sẽ gặp gỡ người đồng hương, nào ngờ vào ngày chủ nhật họ đóng cửa.


Tôi rất ham muốn được học nhảy điệu Tango ở đây, nhưng vì thời gian không cho phép, nên chúng tôi quết định ngày mai sẽ tiếp tục lên đường.
Trưa nay sau khi di dạo phố xong, chúng tôi ghé thăm nghĩa trang, Cementero de la Recoleta.
Cây cổ thụ phía ngoài cổng với những nhánh rễ khổng lồ. Anh bạn tôi phải hy sinh làm người mẫu, vì anh ta nính thở giỏi, hihi (vì trong nhửng khe rễ cây này, nhiều kẻ đã trút bầu tâm sự, khiếp quá).


Nơi đây là nơi chôn cất những người có địa vị của thành phố. Nổi bật nhất là bà Evita, phu nhân của vị tổng thống Juan Perón, bà được nhiều người quý mến vì những việc làm từ thiện và tranh đấu quyền lợi cho phái yếu. Bà được mệnh danh là the First Lady of Argentina và bà mất đi vì căn bệnh ung thư ở tuổi 33.
Chúng tôi cũng tranh thủ quay lại bến xe đò để mua vé cho ngày mai. Sau đó chúng tôi muốn đi xem nhảy Tango tại những phòng trà khu gần nơi chúng tôi ở. Rất tiếc những nơi chúng tôi ghé ngang, đều hết vé chiều nay. Thôi đành an ủi vào tiệm thịt mua 2 miếng bò beef steaks loại ngon nhất (vẫn rẻ bèo), rồi ghé tiệm rau mua thêm bó măng tay và lẽ dĩ nhiên một chai rượu ngon (chỉ dưới 10 $ mà rượu uống ngon quá trời). Thế là 2 thằng phóng nhanh về phòng trọ rồi lôi đồ nghề ra làm bếp ngay trong sân nhà trọ, mặc kệ cho những người xấu số ở gần phòng phải chịu đựng mùi thơm lãy của miếng bò chiên bơ.
Sau khi trả lại phòng , một lần nữa chúng tôi phải trở lại khu bến xe để gửi đồ, vì chiều nay xe mới chạy. Tiếp theo 2 thằng tranh thủ viết vài postcards để gửi cho những người thân thương. Lúc đó chúng tôi mới biết cước phí gửi thư ở đây mắc thật.
Trưa nay chúng tôi lại tiếp tục ghé đến quán ăn Việt Nam, nhưng chúng tôi lại phải thất vọng, mới có 2 giờ trưa mà họ đã đóng cửa.
Những ngày qua chúng tôi đã đớp quá nhiều thịt, nên chiều nay 2 thằng chỉ ăn trái cây mà thôi.
Khi lên xe tôi mới biết là tại sao cùng một chặng đường lại có nhiều hãng xe khác nhau với nhiều loại giá khác nhau, thì ra tiền nào của nấy. Hôm nay chúng tôi đã chọn loại xe cho thường dân, dĩ nhiên là không thể so sánh với chuyến xe đò vừa rồi, nhưng cũng ok lắm, chỉ thiếu tiếp viên phục vụ ăn uống thôi, hihi. Dẫu sao đi nữa tôi cũng thiếp đi một giấc ngủ ngon. Đến khuya chúng tôi bị đánh thức bởi những nhân viên cảnh sát, họ chỉ hỏi xem giấy tờ tùy thân của hành khách và kiểm tra hành lý. Túi trái cây còn ít lại từ hồi chiều bị họ tịch thu, và họ giải thích là chúng tôi đã đến một khu vực nông nghiệp, họ rất sợ những vi trùng hay sinh vật lạ xâm nhập không kiểm soát vào khu vực của họ.
Sáng nay khi tỉnh dậy, trên xe tôi thấy mình đi ngang qua những cánh đồng bát ngát với những đàn bò hàng ngàn con, những vườn đào và vườn nho rộng mênh mông. Xe chúng tôi đến Mendoza trễ một tiếng. Tại bến xe, các nhân viên và chủ nhà trọ đến tiếp thị trực tiếp một cách rất lịch sự, thế là 2 thằng lợi dụng cơ hội trả giá tới bến.
Mendoza với 130.000 dân cư, nằm cách thủ đô 1100km và nằm ở độ cao 747 mét, vì thế khí hậu ở đây rất dễ chịu. Du khách không những đến đây để thưởng thức rượu nho mà còn tham gia nhiều trò chơi giải trí như: leo núi, thả xuồng theo suối (rafting), cưỡi ngựa, trượt tuết, bay diều (paragliding) và thăm quan vườn nho.
Ít có thành phố nào mà tôi thấy đẹp như nơi đây, với 4 công viên nằm 4 góc của khu trung tâm, ngoài ra một công viên rộng lớn nằm chính giữa. Đường phố thì rộng sạch và 2 hàng cây xanh đẹp. Tôi không hề thấy nạn kẹt xe, một thành phố với sức sống rất nhẹ nhàng.
Nơi đây là chúng tôi nhất định phải ở lại vài ngày.
Ngày hôm sau chúng tôi ra chợ mua đồ về nhà nấu cơm. Ông chủ khách sạn rất vui vẻ và nhiệt tình cho chúng tôi mượn nhà bếp.
Rồi chúng tôi cũng đi dạo phố để mua tour đi giải trí cho chương trình ngày mai.


Sáng nay chúng tôi phải đợi mất cả 1 tiếng đồng hồ trước cửa khách sạn để chờ xe tour đến đón. Họ phải chạy khắp thành phố để đón khách và họ xin lỗi sự chậm trễ của họ.
Khi họ đón hết khách, xe bắt đầu chạy tới El Sapo, cách thành phố khoảng 65 km. Trên đường, 2 bên là những vườn nho rộng mênh mông, dãy núi xa xa phía trước vẫn còn phủ tuyết trắng xóa. 
Sau một tiếng trên xe, chúng tôi dừng lại một ngôi làng nhỏ. Hành khách trên xe của chúng tôi được chia ra làm 2 nhóm, bên nhóm chúng tôi sẽ đi cỡi ngựa trước.
Anh hướng dẫn nhóm cỡi ngựa rất vui vẻ và cho chúng tôi biết, anh ta rất vinh dự được phục vụ 2 người khách đầu tiên từ Việt Nam. Anh ta liền dao cho tôi con ngựa trắng đẹp nhất trong nhóm.


Những con ngựa này leo núi giỏi lắm. Đôi khi chúng tôi cỡi ngựa xuống dốc, cảm tưởng như là gần bị nhào lộn về phía trước. Rồi lại bởi chúng tôi đi dép, nên mỗi khi phi ngựa nhanh, các móng chân va vào 2 đôi gác chân, làm đau đầu ngón chân muốn chết.
Khi chúng tôi muốn ngừng, thì chỉ cần kéo căng cương ngựa về phía sau, muốn quẹo trái thì giơ cương trái về phía trái, muốn phóng nhanh thì húc 2 chân vào bụng ngựa


Đến trưa, chúng tôi quay về trại và dùng bữa trưa tại đây, cái mông của tôi lúc này cũng khá ê ẩm, còn anh bạn tôi tự hứa, sẽ không bao giờ thử cỡi ngựa nữa.
Nghỉ trưa một chút thì nhóm của chúng tôi phải đi thay đồ. Chúng tôi mặc những bộ đồ chóng nước vào. Sau đó xe chở chúng tôi đến bên một bờ suối.
Anh lái xuồng hướng dẫn chúng tôi những mệnh lệnh cần thiết, rồi chia chúng tôi xuống xuồng, mỗi bên là 3 người. Chiếc xuồng được chèo ra giữa dòng và cuộc vui bắt đầu. Chúng tôi luôn phải làm theo lệnh của anh lái xuồng, đôi khi chỉ một bên chèo, đôi khi thì cả 2 bên cùng chèo. Nhiều khúc cua quanh co làm như xuồng chúng tôi muốn va vào vách đá, nước thì bắn tung tóe tứ hướng, nếu không có bộ đồ thì chắc chúng tôi đã lạnh cóng. Với tài lèo lách khéo léo của anh tài công, chúng tôi đến bến một cách an toàn.
Ngày hôm sau khi tôi thức dậy, toàn người tôi ê ẩm, vì những trò giải trí mà tôi tham gia ngày hôm qua.
Chúng tôi ra chợ mua đồ về nấu ăn và có nhiều người trong chợ đã nhớ mặt chúng tôi, họ chào hỏi rất vui vẻ. Sau bữa ăn, chúng tôi lại đi ngủ tiếp, không ngờ cuộc chèo xuồng hôm qua lại hao tổn sức đến thế.
Sáng nay là chủ nhật, chúng tôi ra chợ mà họ vẫn chưa mở cửa và chúng tôi phải đợi mất 1 tiếng. Tôi thấy nhân viên khách sạn vui vẻ và nhiệt tình, vì thế 2 thằng tôi muốn ra chơ mua ít đồ về nấu cho mọi người ăn. Chúng tôi mua 2 kg thịt bò bắp, chỉ có tốn gần 5 $ và một ít khoai tây, cà rốt để nấu ragout.
Khi nấu xong, thì các nhân viên chưa rảnh, nên chúng tôi ăn trước và dặn họ là cứ tự nhiên. Thế là 2 thằng tôi đi ra ngoài uống cà phê và đổi ít tiền Chi Lê, nhưng vì chủ nhật, các nơi đổi tiền ở đây đều đóng cửa. 
Dự định của chúng tôi là gần chiều sẽ quay lại khách sạn ăn tiếp món ragout cho chắc bụng, rồi mới ra bến xe. Chúng tôi đã mua trước vé xe đò đi Chi Lê vào đêm nay từ 2 ngày trước.
Về lại khách sạn thì hỗi ơi, nồi ragout to đùng đã bị họ vét sạch (có 3 nhân viên thôi), họ khen ngon rối rít. Cũng hên là khi nãy, 2 thằng tôi đã dùng những đồng tiền Argentina còn lại để mua bánh mì. Giờ thì đành gặm bánh mì vậy.
Chúng tôi không dám rủi ro, nên chịu khó ra bến xe trước khi trời tối. Vì chỉ ở thêm có nửa ngày, nên ông chủ khách sạn cũng đồng ý là chỉ lấy nửa giá tiền cho ngày hôm nay, họ tiễn chúng tôi lên đường bình an.


Vào lúc 2 giờ sáng thì xe chúng tôi chạy tới ranh giới ngay trên đỉnh núi, nhìn phía bên ngoài tuyết phủ trắng xóa. Vì khá đông xe, nên phải mất 1 tiếng đợi chờ và sau đó, xe chúng tôi qua khỏi ranh giới một cách dễ dàng. 
Tôi để ý thấy là xe đổ đèo vòng vo cả 1 tiếng đồng hồ và rồi tôi thiếp đi vào lúc nào không biết.
Tôi tỉnh dậy khi xe vẫn chưa tới Vinã Del Mar, đây là một thành phố du lịch biển, dành cho dân nhà giàu của Santiago. Nhìn qua cửa kính xe, tôi thấy cảnh vật xung quanh đẹp lắm.


Xe đến bến sớm và phải đợi thêm 1 tiếng nữa, văn phòng bán vé xe đi tiếp mới mở cửa. Chúng tôi gửi hành lý tại bến xe, rồi đi dạo một vòng phố. Lúc này chúng tôi cũng khá đói mà lại không có tiền Chi Lê, văn phòng đỏi tiền thì 9 giờ mới mở cửa.


Đổi được tiền, chúng tôi mua ít đồ ăn sáng và đón xe buýt đi tiếp đến Horcón, 1 làng đánh cá nhỏ, thích hợp cho dạng thường dân như chúng tôi. 
Chúng tôi dự định sẽ ở lại đây vài ngày để tắm biển, ai ngờ vào thời điểm này sao mà lạnh thế. 
Sinh hoạt tại Chi Lê khá mắc hơn Argentina nhiều, vì thế khi tìm được một nhà trọ giá cả hợp lý, chúng tôi phải xin phép là được nấu bếp (có một số nơi họ không cho phép). Bà chủ nhà vui vẻ và chấp nhận ngay.
Tôi cầm cần câu ra biển câu cá mà không được con nào, thế là đành mua cá lại của những ngư dân mới đi biển về.

Sáng hôm sau tôi lại dậy sớm ra biển câu cá và cũng không câu được con nào. Tôi gặp lại ông bạn mới quen hồi chiều hôm qua, rồi ông ta rủ tôi ra sông câu cá trout, một loại cá hồi. Tôi đồng ý ngay và trước tiên tôi chạy qua đám ghe mới đi biển về, để mua ít cá và một miếng mực ống (bạn nghe đúng rồi đấy “một miếng mực ống, chứ không phải một con mực ống”, họ câu những con mực to khổng lồ, thân mình có chiều dài từ 7-8 tấc). Tôi quay lại nhà trọ và dặn anh bạn tôi làm bếp, còn tôi thì đi câu.
Ông bạn người Chi Lê lái xe chỉ 10 phút là đến bãi câu, giữa cánh đồng cỏ. Chúng tôi ngồi câu tại một ngã ba suối, cá nhảy lên đớp bóng rất nhiều mà tiếc thay mồi câu không thích hợp, nên không câu được con nào. 
Ngồi bên dòng sông ngâm thơ được một tiếng, thì tôi bị dị ứng bông cỏ, nước mũi tôi cứ chảy liên hồi. Thấy thế ông bạn Chi Lê chở tôi về lại.
Anh bạn tôi ở nhà đã nấu xong cơm. Chưa bao giờ tôi thưởng thức món mực lại dở như hôm nay, thịt nó nhai cứng gần như là cùi dừa. 

Rồi ngày kế tiếp chúng tôi lại tiếp tục ở lại làng đánh cá yên tĩnh và buồn bã này thêm một ngày nữa và lại ăn cá (đi ăn ngoài mắc lắm. Vì tôi tưởng nơi đây là bãi tắm lý tưởng, nên đã lỡ trả tiền phòng trước 3 ngày, lỗi sai lầm lớn, ngu quá). 
Buồn quá 2 thằng mua 2 chai pisco về uống để giết thời giờ. 
Pisco, một loại rược mạnh, được cất từ rượu nho, uống gần giống như rượu đế.


Xe buýt chạy lạng lách theo đèo trở lại Vinã Del Mar làm cho tôi hơi bị xỉn. Hôm nay trời lại nắng đẹp, thật là xui quá.
Chúng tôi phải đợi đến chiều mới có xe đò đi Calama. Trên xe chúng tôi được phục vụ bữa tối.

Sáng nay xe dừng lại Antofagasta, một thành phố cảng để xuống khách, rồi tiếp tục lên đường với vài khách còn lại. Bữa ăn trưa được phục vụ trên xe, trong khi xe từ từ leo lên dãy núi Andes và ngang qua khu sa mạc rộng lớn, Atacama. Sa mạc này là nơi ít mưa nhất trên thế giới
Gần chiều thì xe chạy tới Calama, nằm ở độ cao 2700 mét, trên dãy núi Andes. Du khách đến thành phố nhỏ giữa xa mạc này là để tiếp tục đi qua Bolivia hay là Argentina. Ngoài ra nơi đây cũng có vài điểm để đi thăm quan: làng dân tộc Chiu Chiu, Tatio Geysers (mạch nước phun nóng) và Chuquicatama (mỏ khai thác đồng lớn nhất thế giới (mỏ trần, với chiều dài 4,3 km, chiều rộng 3 km và chiều sâu 900 mét). Những người hâm mộ máy móc khổng lồ, họ thích thăm quan nơi đây, để chiêm ngưỡng những chiếc xe tải, hơn 100 chiếc, với chiều cao là 7 mét và bề ngang 8 mét, trị giá là 5 triệu $ /chiếc. Mỗi xe có thể tải 400 tấn (gắp 20 lần xe tải thường, còn chỉ tải gấp có 10 lần so với xe tải Việt Nam thôi, hihi). 
Việc đầu tiên là chúng tôi thăm hỏi chuyến xe đi Uyuni, thuộc Bolivia, phải đến ngày chủ nhật mới có xe, là vào 2 hôm nữa.
Ở trên độ cao như thế này vào đêm rất lạnh, và chúng tôi nguyên đêm đã không ngủ được. Không phải là lý do lạnh trong phòng, mà đó là những chịu chứng khi bạn bất thình lình lên độ cao như thế này. Nếu bạn yếu thì bạn sẽ thấy mệt mỏi và khó thở. 
Thành phố này nhỏ lắm, đi một chút xíu là hết phố. Hôm nay chúng tôi dời qua nhà trọ mới, vừa rẻ hơn mà lại được nấu nướng.
Tuy là nằm giữa xa mạc, nhưng khu công viên của thành phố cũng khá xanh.
Chúng tôi sẽ lên đường vào tối nay, chủ nhà trọ đã vui vẻ cho chúng tôi ở lại đến tối mà chỉ lấy nửa giá thôi. Chiều đến là chúng tôi đã tranh thủ lội bộ đến bến xe và ngồi chờ. Tại đây chúng tôi chứng kiến 1 vụ giật đồ tại bến xe, anh phụ xe đã nhanh chóng đuổi theo tên trộm và anh chàng kia phải bỏ lại bịch đồ.
Trên xe rất nhiều hành khách và cũng nhiều hàng hóa. Tôi thấy mọi người đều mặc áo ấm dày và còn thủ thêm mền. Đến khuya chúng tôi mới bắt đầu thấy lạnh, quần áo chúng tôi mặc không đủ ấm. Tấm mền nhỏ bé mà chúng tôi mang theo phủ không kín thân sác 2 thằng, tuy là đã phủ mền qua đầu mà chúng tôi cứ run cầm cập.
Khi xe dừng lại một ngôi làng nhỏ, nhiều hành khách trên xe tranh thủ xuống xe để đi tiểu tiện. Chúng tôi cũng xuống theo, quàu, chưa bao giờ tôi thấy một bầu trời đêm đẹp đến thế này, hàng ngàn, hàng triệu sao sáng lấp lánh.(có 3 yếu tố theo tôi nghĩ mà bầu trời đẹp nhứ thế, là vì trên độ cao không khí trong sạch, thứ hai là khu này không có mây, tứ ba là xa ánh sáng đô thị).
Dĩ nhiên là cả đêm chúng tôi không ngủ được. Xe đò tự nhiên dừng lại vào lúc 5 giờ 30 sáng, và tài xế tắt máy xe. Mọi người đều ngồi trên xe và ngủ, không một ai biết tiếng Anh để cho chúng tôi hỏi lý do gì mà phải ngủ trên xe (họ rất nhiệt ính và cố gắng giải thích, nhưng 2 thằng chẳng hiểu mô tê chi hết). 
Hai thằng tôi đành ngồi run và theo dõi đồng hồ từng giây phút. Đến 6 giờ thì ánh sáng ban mai mới từ từ ló lên, chúng tôi hết sức là vui, nhưng mọi người xung quanh vẫn còn ngủ.


Mãi đến 7 giờ sáng trời mới ấm và hành khách trên xe bắt đầu thức dậy. 


Ah thì ra chúng tôi đang chờ ngay cửa khẩu, Ollagüe, phải tới 8 giờ sáng họ mới bắt đầu làm việc.
Vì cũng có vài xe chờ trước, đến 9 giờ chúng tôi mới ra khỏi ranh giới Chi Lê. Ngay khu vực vùng đệm chúng tôi chuyển sang xe khác để chạy tới ranh giới Bolivia. Khi xe dừng lại mọi người tủa nhanh ra khỏi xe, thì ra không phải dành nhau để qua cửa khẩu mà là chạy đến mua thức ăn từ những quày bán rong tại ranh giới (hơi giống Việt Nam), thấy thế chúng tôi cũng bắt chước, dĩ nhiên là tôi đã rút kinh nghiệm và đã đổi tiền Bolivar trước. Bây giờ tôi mới hiểu, là họ đã thèm thuồng ẩm thực của họ. Tôi phải công nhận họ có một văn hóa ẩm thực riêng, thức ăn họ phong phú, lạ và rẻ. Ngược lại nền ẩm thực của Chi Lê chỉ có nào là pizza, gà rán, burger… mà lại mắc.
Thủ tục nhập khẩu tại Bolivar cũng rất dễ, nhưng hành khách trên xe phải kiên nhẫn đợi đến 11 giờ 30 trưa, xe mới lăn bánh, cũng vì phải đợi 2 bà buôn.
Lâu lâu chúng tôi thấy những con llama hoang, không có tên bằng tiếng Việt (một loại lạc đà) chạy băng ngang đường, làm bác tài xe phải bóp còi ỏm tỏi. Khoảng 2 giờ trưa thì xe dừng lại San Cristobal, một thị trấn nhỏ, để cho chúng tôi ăn trưa. 
Sau bữa ăn trưa, xe chạy khoảng một tiếng là đến Uyuni. Một thị trấn nhỏ với chỉ 21,400 dân cư và nằm ở độ cao 3675 mét. Hàng năm có khoảng 60.000 du khách đến đây là để thăm quan hồ muối, Salar de Uyuni. Nơi đây cũng là điểm thông thương và qua lại giữa Bolivia và Chi Lê.
Đường rày này chỉ phục vụ một chuyến trong một tuần thôi, vận chuyển giữa Calama và Uyuni có thể mất 24 tiếng (nhiều du khách tả lại, cuộc hành trình trên đường sắt rất là không thoải mái).


Tôi thích thăm quan chợ, người dân ở đây không thích bị chụp hình, vì thế phải chụp lén lút. Quày thịt là thịt llama đó. Chợ ở đây rất thiếu rau cỏ nhưng lại có nhiều loại khoai tây lắm (khoai tây xuất xứ từ Bolia và Peru).


Đến 12 giờ trưa chúng tôi đi theo tour thăm quan những điểm du lịch tai đây. Chúng tôi xuất phát hơi trễ, ơ đây họ dùng giờ dây thun, hihi.
Nghĩa trang xe lửa. Trước kia những chiếc xe lửa chạy bằng hơi nước này dùng để vận chuyển khoáng sản đến các vùng cảng ven biển. Trong những năm 1940, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản sụp đổ, một phần là do sự cạn kiệt khoáng sản. Xe lửa đã bị bỏ hoang và từ đó tạo thành nghĩa trang xe lửa.


Thăm quan làng sản xuất muối. Họ bán quà lưu niệm cũng làm bằng muối.


Khí hậu khắc nhiệt, nên 2 gò má các đứa trẻ đều bị tím bầm. Dân ở đây họ còn nghèo lắm.


Salar de Uyuni,cánh đồng muối lớn nhất thế giới ,với diện tích là 10582 km² và nằm ở độ cao 3653 mét. Hồ được bao phủ trên bề mặt bởi một lớp muối có bề dày từ vài chục cm cho tới vài mét (chỉ có tài xế ở đây mới biết đường đưa du khách thăm quan vùng này bằng xe jeep). Hồ muối còn có một mặt phẳng gần như tuyệt đối.
Trong nước muối của hồ chứa một hàm lượng lớn Lithium, khoảng 50 đến 70% dự trữ Lithium của thế giới, một nguyên liệu quan trọng trông việc chế biến những cục pin sạc.
Thêm đó hồ còn chứa tới 10 tỷ tấn muối.
Trong hình chúng tôi đã chụp sai vị trí của ánh sáng. Nếu chúng tôi chụp theo ánh sáng, thì hình sẽ không có bóng và bạn có cảm tưởng như tôi đang đứng thăng bằng trên chai rượu.


Vào những ngày mưa, một lớp mỏng nước phủ đầy mặt muối, tạo nơi đây trở thành 1 tấm gương khổng lồ (lượng mưa ở đây rất ít). 
Hình mượn từ mạng. Chúng tôi không đủ khả năng chụp hình đẹp như thế, hihi.


Loại khách sạn này khởi đầu vào những năm 1993-1995, nhưng vì vấn đề xử lý nước thải tốn kém (phải mang vào đất liền) và nếu không được thực hành đúng qui định sẽ gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường. Nên chính quyền địa phương đã cấm xây dựng thêm khách sạn trên đồng muối.
Hotel Playa Blanca, khách sạn duy nhất nằm giữa đồng muối, vào thời điểm này. 
Bạn để ý những khung cửa và cái cây trước cánh cửa, đó là lõi gỗ của cây xương rồng đó.


Bàn, ghế, giường… mọi thứ đều làm bằng Muối. Khách sạn cũng xây bằng muối.


Đến khách sạn, du khách ở lại chỉ được phát 1 chai 1,5 lít nước để uống. Khách sạn không có phòng tắm. Trong toilet tập thể, chỉ có ít nước để rửa tay mà thôi. Lý do đơn giản, họ không muốn nghành du lịch sẽ gây ô nhiễm cho cái hồ muối này. 


Ở lại khách sạn đêm nay ngoài chúng tôi còn có thêm 1 cô bé người Peru, 1 anh già người Ý, 1 cặp người Đức, một cặp người Canada (họ đi du lịch Nam Mỹ bằng xe đạp) và một nhóm người Do Thái (trong đó có 2 chàng Do Thái đi cùng nhóm chúng tôi, nhưng khi họ găp người đồng hương, họ không quan tâm đến những người khác, 1 giống dân đặc biệt. Chúng tôi không thể phê bình một dân tộc chỉ vì những hành động của họ trong ngày hôm nay, mà chúng tôi đã gặp phải nhiều lần tương tự). 
Đêm nay cô gái Canada có sinh nhật và anh già người Ý trổ tài làm bánh (tuy dụng cụ và vật liệu nhà bếp khá đơn sơ, anh ta vẫn hoàng thành một cái bánh rất ngon), anh quản lý khách sạn ủng hộ thêm chai rượu đỏ. Chúng tôi những người hợp chủng quốc đã có một buổi tối vui nhộn, ngoại trừ nhóm Do Thái, ngồi đánh bài riêng biệt phòng bên cạnh. 
Giữa cuộc vui, anh bạn của tôi la lên ”Quá đã, tối nay chúng ta không cần tắm” và mọi người đều rồ lên cười. Chúng tôi chấm dứt bữa tiệc bằng cách kéo nhau ra ngoài ngắm sao.
Chỉ có cánh cửa là làm bằng cây.


Anh già Ý sáng sớm qua phòng đánh thức tôi dậy, để chúng tôi cùng nhau chiêm ngưỡng cảnh bình minh tại đây.
Anh quản lý khách sạn rất hân hạnh lần đầu tiên đón 2 khách Việt, và ông ta gợi ý, nếu chúng tôi có lá cờ Việt Nam, ông ta sẽ cắm chung với những lá cờ khác tại đây.


Chỉ có vài người chịu dậy sớm để chờ đợi giây phút này.


Xa xa mới có những đám mây.


Hotel Playa Blanca, bãi biển trắng.


Trong thời gian chờ đợi xe từ đất liền, kiên nhẫn và kiên nhẫn.


Mãi đến trưa xe jeép chúng tôi mới tới cùng thêm 2 chàng khách người Đức. Hai anh chàng người Do Thái và 2 thằng tôi leo lên xe, rồi chúng tôi chạy tiếp tới Isla del Pescado, đảo cá. 
Đảo cá nằm cách Uyuni khoảng 102 km.
Trước tiên là chúng tôi ăn trưa. Thấy anh tài xế hơi vất vả, tôi phụ anh ta chiên thịt. Trưa nay chúng tôi ăn Llama steaks, thịt hơi khô, không ngon bằng thịt bò.


Ăn trưa xong, chúng tôi lên đảo chiêm ngưỡng những cây xương rồng khổng lồ.


Cây xương rồng này cao 12,3 mét, mỗi năm xương rồng chỉ vươn lên được 1 cm, có nghĩa là cây này phải là 1230 năm tuổi. Trong bảng chỉ ghi là 1203 tuổi, chắc là họ tính sai.


Một rừng xương rồng.


Vào buổi trưa, khí hậu rất mát.


Cũng như người địa phương, mấy con llama này không thích chụp hình. Chúng hơi mắc cỡ, nên khó đến gần chúng lắm.
Ngoài việc ăn thịt chúng, bộ lông của chúng được làm thành sợi len, đan áo rất ấm.
Chiều nay chúng tôi sẽ nghỉ lại ngôi làng nhỏ này, San Juan. Ở đây tôi thấy họ chỉ trồng được đậu phọng mà thôi.


Sáng ra thì xe bị xì lốp. Anh tài xế hướng dẫn chúng tôi đi thăm nghĩa địa cỗ, cách đây 1200 năm. Trong thời gian đó, anh ta đi tìm chỗ vá xe.
Không biết hồn ma chọc ghẹo, hay là tay mình bị run, mà hình mờ quá, hihi.


Nơi đây có 50 ngôi mộ, của những đại gia vào thời kỳ đó. Hài cốt của họ nằm trong những hang san hô.
Khoảng 30,000-42,000 năm trước đây, khu vực này là một phần của một hồ khổng lồ thời tiền sử, Hồ Minchin.


Chúng tôi chạy dọc theo đường xe lửa ngược trở lại Chi Lê (từ lúc rời Uyuni đến giờ, xe toàn chạy trên sa mạc và vòng vo theo núi bằng những con đường mòn sỏi đá mà thôi.
Chúng tôi ghé thăm quan núi lửa Ollague.
Những cục rêu xanh này là một loại cây, Yareta, người dân ở đây xử dụng loại cây này như củi và người ta cho rằng tuổi thọ của cây này là 3000 năm.


Chúng tôi chỉ leo xa xa đỉnh núi lửa thôi, vì bạn không được phép đến gần núi lửa, lỡ chạy không kiệp thì sao? Lúc đó ngồi cầu nguyện àh? Hihi.


Nghỉ ăn trưa tại hồ Cãnapa, hồ này có nhiều bày hạc.
Anh tài xế kiêm luôn việc nội trợ cho chúng tôi. 
Bất cứ nơi đâu, chúng tôi đều gom rác lại và mang theo (hihi, khác với VN).
Bạn có biết một cặp hạc sống với nhau suốt đời không? Và chúng chỉ đẻ mỗi năm có một trứng mà thôi. Trong khi đó người dân địa phương lấy trứng chúng ăn và giết chúng để lấy cánh và lông chúng làm những bộ đồ trang sức cho ngày lễ tiệc của họ. 


Lâu lâu chúng tôi yêu cầu tài xế dừng xe để giãn chân và hút thuốc.


Rồi chụp hình nữa.


Lâu lâu mới thấy được sự sống ở đây.


Arbol de Piedra, cây bằng đá. Đây là một hòn đá từ núi lửa, qua nhiều nhiều năm gió thổi (nơi đây có nhiều ngày gió thổi lồng lộng), hạt cát trên sa mạc sẽ bay sướt vào đá, đã tạo ra hình dáng này. Một tác phẩm của thiên nhiên.


Phía bên kia của hòn đá. Chiều cao của hòn đá là 7 mét.


Tối nay chúng tôi nghỉ chân tại Laguna Colorada nằm ở độ cao 4278 mét, rộng 60 km2 và với chiều sâu chưa tới 1 mét.
Nơi đây có 3 loại hạc (James flamingo, Chilean flamingo và Andean flamingo). Rất là lạ vì thường hạc hay sống ở những vùng nhiệt đới. Còn khí hậu ở đây vừa lạnh và gió, vậy mà đến tháng 11 là hàng ngàn con bay về đây sinh sống vài tháng. Thực vật ở đây rất hiếm, ngoài những bụi cỏ cứng và xương rồng, thì thức ăn của chúng là rêu trên mặt bờ hồ (làn nước màu đất đỏ trên hình, đó là một loại rêu). 
Tuy là rất nhiều hạc, nhưng những nhà bảo vệ động vật vẫn e rằng, nếu người dân địa phương tiếp tục ăn trứng và giết hạc. Bày hạc sẽ mỗi ngày ít dần.


Ở đây vào đêm nhiệt độ có thể xuống âm 20 độ C. Hôm nay chúng tôi đã ngồi xe hết 7 tiếng, thật là ê ẩm, mà lại không có điều kiện để tắm, uhu.


Anh tài xế đánh thức chúng tôi dậy vào lúc 4 giờ sáng, lúc này ngoài trời tối thui. 
Khi đến mạch nước phun nóng, Geysers Michina, nằm ở độ cao 5287 mét, là trời mới hừng sáng, tầm nhìn cũng bị hạn chế. 
Nhìn những đám bùn sôi sùng sục và nặng mùi lưu quỳnh, mùi trứng gà thối, làm chúng tôi mau lên xe lại và chạy đi tiếp.
Lúc mặt trời mọc, chúng tôi phải cho anh tài xế mượn mắt kính râm, chứ không khéo anh ấy chói mắt thì chúng tôi lọt vực thẩm cả đám như chơi. 


Khi xuống lại tới một cánh đồng với những hố nước nóng, Termas Challviri, vẫn còn nằm ở độ cao là 5000 mét. Chúng tôi dừng lại để tắm và trong khi đó, thì anh tài xế chuẩn bị bữa sáng cho chúng tôi.
Hình mượn.


Điểm thăm quan cuối cùng của chuyến đi. Laguna Verde, nằm ở độ cao 4300 mét.


Laguna Verde, Hồ Màu Xanh Lá Cây. Đây cũng là một hồ muối và màu sắc của hồ được tạo bởi các trầm tích có chứa khoáng chất đồng.


Chúng tôi chia tay với 2 anh bạn Đức vui tính tại ranh giới sang Chi Lê.


Sau bữa ăn trưa tại làng, Villa Mar, chúng tôi mới chạy ra lại đường quốc lộ, con đường mà cách đây mấy ngày 2 đứa tôi đã đi qua.
Tôi thấy anh tài xế lúc này nhai lá coca hơi nhiều (với 300 kilô lá này người ta mới làm ra được 1 kg bạch phiến loại 1. Ở Bolivia và Peru người ta được phép bán tự do loại lá này ở dạng thô. Cũng tương tự như lá trà. Người thổ dân họ nhai lá này như mình nhai trầu, họ nói là giúp họ có sức khỏe tốt, họ đi bộ cả ngày trên núi mà không cần ăn uống và cũng không mệt mỏi). Tôi lấy một nắm nhai thử, chăng cảm giác mô tê cả, hihi.
5 giờ chiều xe mới về lại Uyuni. Chúng tôi tìm chỗ tắm cho tỉnh táo, rồi tranh thủ đi ăn cơm chiều và sau đó chúng tôi nhảy lên xe đò đêm.

Sáng sớm chúng tôi đến Oruro và phải đổi xe đi tiếp đến La Paz.
La Paz nằm ở độ cao 3660 mét, với 1,5 triệu dân, là thành phố lớn nhất thế giới ở độ cao như thế này. Mới có 8 giờ sáng mà các đường phố kẹt xe dữ dội. Chúng tôi đón taxi để đến khách san Torino cho lẹ. Ba ngày qua chúng tôi không có điều kiện giặt quần áo, nên việc đầu tiên là khi lấy phòng xong là đi tìm chỗ giặt đồ (nếu chúng tôi tự giặt lấy, thì e rằng khí hậu lạnh mà không có nắng sẽ không phơi đồ khô được). Sau đó chúng tôi đi ăn ngoài và về lại phòng ngủ cả ngày, chỉ có đi dạo phố một chút vào chiều tối.


Hôm nay là ngày lễ Fiestas Universitarias. Tôi cũng chẳng biết lễ gì nữa, vì tội không hiểu tiếng Tây Ban Nha.


Dân thành phố thì họ không ngại vấn đề chụp hình.


Họ ăn mặc rực rỡ và nhảy nhót nhộn nhịp dọc theo con lộ chính của thành phố.


Người đẹp La Paz.


Vào cuối tuần khách sạn Torino phục vụ bữa trưa vừa rẻ mà lại còn được coi các vũ công nhảy điệu Tango.
Ở cuối dốc là trục lộ chính xuyên thành phố. Dân càng nghèo thì càng ở khúc trên cao núi. 
Chỉ cần leo dốc khoảng 10 mét, là bạn phải dừng lại để lấy hơi. Ở độ cao như thế này, khi xe hơi chạy ngang qua và bạn hít phải khói xe, thật là không vui chút nào.


Người thổ dân buôn bán hàng rong trước khu nhà thờ tại La Paz, mà phải chụp lén à nha.

Sáng hôm sau xe tới đón chúng tôi tại khách sạn. Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình tới ngôi làng du lịch Copacabana nằm bên bờ hồ Titicaca, ở độ cao 3800 mét. 
Đoạn đường hôm nay chỉ có 150 km và đi mất 3 tiếng thôi. 
Ngôi làng này chỉ có 6000 dân cư và nơi đây được nhiều người biết đến với Thánh Đường Đức Trinh Nữ của Copacabana, lễ kỹ niệm tôn giáo, lễ hội dân tộc, di sản văn hóa, cá hồi và bầu không khí trong lành.
Anh bạn tôi hôm nay có chở chứng bệnh độ cao, vì thế khi lấy được phòng, tôi ra phố đi dạo vòng vòng một mình. 
Tình cờ tôi trò chuyện với một bà du khách người Đức, và bà ta giải thích cho tôi biết, là lá coca rất tốt cho hệ lưu thông của máu. Thế là tôi liền ra chợ mua ngay một bịch về nấu trà cho anh bạn và tôi uống. 
Về lại nhà trọ tôi phát hiện trong toilet không có nước, tôi phải ra ngoài hứng nước để dội nhà cầu và để tắm, bực mình quá. 
Lâu lắm rồi chúng tôi không dùng đến bếp, giờ lấy ra nấu trà mà sao lâu sôi thế. Thì ra trên độ cao không khí bị loãng vì thế việc đun sôi nước sẽ mất nhiều thời gian hơn, so với vùng sát mặt biển. Thí dụ ở độ cao 2000 mét thì độ sôi của nước là 93,3 C, lên cao 4000 mét thì độ sôi sẽ giảm xuống là 87,3 C.


Sáng hôm sau chúng tôi dọn qua nhà trọ mới, tuy là phải trả giá gắp đôi, so với ngày hôm qua, nhưng có cánh cửa phòng nhìn ra bờ hồ thật tuệt đẹp và một vườn bông thơ mộng phía trước nhà.


Phòng thế này chỉ với giá 8 $, vừa sạch và dĩ nhiên toilet có nước đầy đủ.


Đi đổi tiền, người dân ở đây rất hiền lành. CChacws là nhờ uống nước trà của lá coca, mà hôm nay anh bạn của tôi đã tỉnh hẳn.


Cây bông xương rồng trong công viên nho nhỏ của ngôi làng.


Basilica of Our Lady of Copacabana, Thánh Đường Đức Mẹ Copacabana.
Nhà nguyện đầu tiên được khởi hành trong thời gian 1614-1618, và sau đó, Phó Vương của Lima, Conde de Lemos, về mặt đạo đức và tài chính hỗ trợ việc xây dựng một vương cung thánh đường để tôn vinh Đức Trinh Nữ. Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Copacabana được bắt đầu xây dựng từ năm 1668 và khánh thành vào năm 1678. Đến năm 1805 công trình mới hoàn tất. Tính ngưỡng khắp nơi góp tặng Thánh Đường rất nhiều vật báu.
Vào năm 1826 vị tổng thống Bolivia đã sử dụng khó báu này để đổi lấy tiền tệ, và đồng tiền đầu tiên của Bolivia ra đời.


Rất nhiều du khách ghé thăm Thánh Đường. Tôi chỉ đứng ngoài chụp hình kỷ niệm thôi.


Hồ Titicaca là một hồ nước ngọt và nằm trong địa phận của Bolivia và Peru. Tính về diện tích thì hồ này thua hồ Maracaibo của Venezuela, nhưng tính theo thể tích thì đây là hồ lớn nhất Nam Mỹ, với chiều dài là 190 km, chiều ngang 80 km và chiều sâu trung bình là 107 mét.Ngoài ra hồ này là hồ cao nhất thế giới mà vẫn có một hệ thống giao thông vận chuyển bằng tàu bè lớn. Năm con sông lớn và hơn 20 nhánh sông nhỏ cung cấp nước cho hồ này. Trong hồ có 41 đảo và một số đảo được con người tạo thành bằng cỏ sậy.
Tôi mướn ghe đi câu cá, nhưng khổ nổi anh bạn tôi lại còn hơi mệt và tôi thì không biết sử dụng buồm một mình, nên sau nửa tiếng ngoài khơi, tôi lại phải chèo ghe vào bờ.


Ngày hôm sau anh bạn tôi vẫn còn mệt. Tôi đi theo tour ra đảo Isla del Sol một mình, đảo thiêng liêng của người Inca. Trong tôn giáo của họ là thần mặt trời sinh ra tại đây.


Sacred Rock, một tòa nhà giống như mê cung là nơi tế thần, được gọi là Chicana, Kasa Pata, và Pilco.
Trên đảo có 80 di tích lịch sử của người Inca vào thời thế kỷ thứ 15. Các nhà thảo cổ chứng minh rằng trên đảo có sự sống từ 3 ngàn năm trước công nguyên.


Trên đảo có khoảng 800 hộ dân, thu nhập của họ là chủ yếu từ nghành nông trại, nghành thu nhập phụ là đánh cá và du lịch. 
Họ có luôn một hệ thống trồng trọt và chăn nuôi trên ruộng bậc thang (cũng tương tự như ruộng lúa của Sa Pa), thích ứng cho địa hình đất dốc và đồi núi. Ngoài ra trên đảo không có xe máy và hệ thống đường nhựa.


Goodbye Bolivia. Chia tay với anh bạn mới quen trong vài ngày qua.
Trên xe đò qua Peru toàn là du khách, tình cờ chúng tôi gặp một anh vk lai Pháp ngồi gần, anh ta thấy chúng tôi nói tiếng Việt, nên đến làm quen, nhưng anh ta không biết tiếng Việt. Chúng tôi trò chuyện được một chút thì xe đến cửa khẩu, thủ tục nhập vào Peru khá dễ dàng.


Xe chạy tiếp tới Puno, tại đây chúng tôi mua vé tour đi thăm quan vài đảo nổi bằng sậy, floating islands.


Đây là nơi cư ngụ của nhóm dân tộc Uros, họ tồn tại trước cả thời kỳ Inca. Họ đã mất đi văn hóa và truyền thống của họ. Ngày nay họ không còn dùng ngôn ngữ Uros nữa mà họ dùng ngôn ngữ Aymara. 
Có giả thuyết cho rằng, họ lập nghiệp trên những đảo nổi này, vì họ muốn trốn tránh nền thống trị độc ác của thời đại Inca.


Có tất cả là 42 đảo, và nằm cách Puno khoảng 1-2 tiếng đường tàu. Trên nhưng đảo lớn sống tới 10 gia đình, những đảo nhỏ thì sống từ 2-3 gia đình.


Chúng tôi được thử đi trên xuồng làm bằng sậy.


Khoảng 2000 dân cư Uros sống trên đảo nổi. Họ sống bằng nghề đánh bắt cá, bắt chim, lượm trứng chim và bây giờ thêm nghành du lịch. Phụ nữ thì họ kiêm luôn nghành dệt. 
Trout, một giống cá hồi từ Canada được thả vào hồ vào năm 1940. Giờ đây chúng là loại cá yêu chuộng để phục vụ du khách nơi đây, đồng thời nó cũng đã hủy hoại môi trường sinh thái tại hồ.


Lâu lâu họ phải đấp sậy mới lên phía trên những lớp sậy đã bị mục, thường thường là khoảng 3 tháng, nhưng vào mùa mưa, sậy sẽ bị mục lẹ hơn. 
Các đảo này được họ neo dính vào đấy hồ. Đảo sậy có tuổi thọ tới 30 năm.
Lõi cây sậy cũng là thức ăn chính của họ, ngoài ra họ cũng dùng sậy cho việc điều trị một số bệnh.
Trở về lại đất liền, chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình đến Cuzco bằng xe đò đêm.


Sáng hôm sau chúng tôi tới Cuzco rất sớm, ở độ cao 3399 mét. 
Nơi đây trước kia là thủ đô của thời đại Inca (từ thiên niên kỷ 13 cho tới 1532) và từ năm 1533 thành phố này phải chịu nền thống trị của thực dân Tây Ban Nha cho tới năm 1821.
Cuzco được công nhận là Di sản thế giới vào năm 1983 bởi UNESCO, nơi đây tiếp khoảng 2 triệu du khách mỗi năm. 


Thực dân Tây Ban Nha hủy phá những kiến trúc của thời đại Inca và dùng những bức tường còn lại để làm nền tảng cho việc xây nhà thờ của họ và thành phố mới.
Ngoài ra thực dân Tây Ban Nha còn dùng nơi đây là trung tâm thống trị va chuyền bá Kitô giáo.


Đường phố thật cổ kính và yên tĩnh. 
Với diện tích là 70.015 km2 và dân số chỉ có 358.935 người vào năm 2007. Tính theo tỷ lệ thì chỉ có 5,1 người dân sống trong 1 km2.


Trung tâm thành phố, Plaza de Armas. 
Igleasa de la Compania de Jesus, được khởi công vào năm 1571, bởi các tu sĩ Dòng Tên muốn tạo một nhà thờ tráng lệ nhất trong vùng Cuzco. Tổng giám mục của thành phố cho rằng cần phải có sự cho phép của Đức Giáo Hoàng Phaolô III tại Vatican. Khi thông điệp trở lại, là nhà thờ đã hoàn tất.


Ngày hôm sau chúng tôi đi theo tour- city thăm quan một số nơi xung quanh thành phố.
Coriancha, Golden Temple, là đền thờ tế thần mặt trời của thời đại Inca. Trước đây từ bức tường đến sàn nhà đều được lót bằng vàng và trong sân thờ có rất nhiều tượng vàng. Thực dân Tây Ban Nha đã bắt dân Inca chuộc lại sự tự do cho thũ lãnh họ, Atahualpa, bằng số vàng trên (sau này họ cũng giết ông ta).
Thực dân Tây Ban Nha còn đập phá đền thờ này và xây dựng nhà thờ Santo Domingo trên nền tảng còn lại. Những trận động đất đã gay thiệt hại cho nhà thờ trầm trọng, nhưng các bức tường củ của người Inca vẫn còn nguyên vẹn, (nhờ các khối đá chặt chẽ lồng vào nhau, một cách xếp đá tinh vi mà cho đến ngày nay, người ta vẫn chưa biết người Inca đã thế nào mà làm được).
Sacsayhuamán, nơi đây đã xảy ra những trận chống đối cuối cùng của người dân Inca. 
Thực dân Tây Ban Nha cũng khai quật thành này với hy vọng tìm kiếm thêm chau báu. Ngoài ra những viên đá ở đây được sử dụng cho việc xây dựng thành phố Cuzco mới, chỉ có những viên đá to lớn, khó vận chuyển mới còn lại, khoảng 20 %.


Viên đá to nhất cao 7 mét và nặng 128 tấn.


Nghệ thuật xếp đá của người Inca, cho đến ngày nay vẫn là một bí ẩn. Những viên đá được xếp khít vào nhau mà không cần đến kẻ hồ và nhiều khẽ đá khít đến nỗi người ta không thể trườm một cái lưỡi lam vào.


Phải hối lộ mới được phép chụp hình với bọn trẻ này.


Tambomachay, the bath of the Inca, cũng là một di tích thời Inca. Người ta vẫn chưa biết trước đây người Inca đã dùng nơi đây để làm gì, có thể đây làt thành quan sát của Cuzco mà cũng có thể là nơi nghỉ dưỡng của nhũng quan chức thời đó( kiến trúc bao gồm một loạt cống dẫn nước, kênh rạch và thác nước).
Dân địa phương tin rằng, rửa mặt bằng nước nơi đây, bạn sẽ trẻ mãi. Dĩ nhiên là tôi cũng thử, các bác thấy tôi sau 7 năm, lúc này có già lắm không? 


Puca Pucara, Red Fort (bởi những tảng đá phát màu đỏ vào lúc hoàng hôn), một di tích quân sự của thời đại Inca.


Puca Pucara nằm ở trên đồi cao.
Điểm cuối cùng của chyến thăm quan ngày hôm nay là ghé thăm nơi sản xuất áo len và những sản phẩm lảm bằng len từ con Llama.
Khi xe chở chúng tôi về lại Cuzco thì trời đã tối. Xe chạy vòng vo trên đồi, cho phép chúng tôi thấy cảnh Cuzco vào đêm thật tuyệt đẹp.
Ở Peru ngoài món Ceviche tôi còn nghe quảng bá rất nhiều về món Guinea Pig, Guy. Thoạt đầu tôi cứ tưởng là một loại heo rừng, khi thấy chữ pig, thì ra đây là một loại chuột (còn gọi là con bọ). Các thổ dân vùng núi Andes tiêu thụ loại chuột này rất nhiều. Chúng tôi thử món đút lò, da ăn dai nhách, không được ướp gia vị gì cả, nói chung là dở, thua món chuột đồng của miền tây xa lắc xa lơ.


Sáng nay chúng tôi đi thăm quan các điểm ngoài vùng Cuzco. Trước tiên xe đưa chúng tôi đến thăm một nơi bán quà lưu niệm.


Sau đó chúng tôi đi tiếp đến Chợ Pisac, mỗi chủ nhật, chợ này thu hút rất nhiều du khách, bởi với truyền thống các làng dân tộc đến đây trao đổi hàng hóa (bây giờ chợ hội họp thêm ngày thứ ba và thứ năm, nhưng không sống động bằng ngày chủ nhật). Hình mượn.


Làng Pisac nằm trong thung lũng thiêng liêng, Sacred Valley và trên dòng sông Urubamba.
Tại thung lũng nhờ khí hậu ôn hòa, người dân họ có thể thu hoach được 3 vụ mùa, chủ yếu là bắp. Nơi đây họ có tới 72 loại bắp.


Người Inca xây dựng ruộng bậc thang trên sườn đồi dốc, cho đến ngày nay họ vẫn đang sử dụng. Họ đã tạo ra các bậc thang bằng cách, lấy lớp đất mặt phong phú bằng tay từ các vùng đất đồng bằng, đưa lên đây. Các bậc thang cho phép họ sản xuất dư thừa thức ăn hơn bình thường.


Làng Pisac phía dưới đồi.


Ngoài ra khu vực này được biết đến bởi nhiều di tích lịch sử từ thời Inca.


Đền thờ mặt trời. Người Inca rất giỏi về thiên văn.


Trên độ cao như thế này, chỉ cần leo thang vài bậc là muốn hết hơi. Nhiều du khách lớn tuổi gặp khó khăn khi thăm quan những khu vực như thế này.


Ollantaytambo, một thị trấn cổ từ thời Inca, nằm ở độ cao 2792 mét và cách xa Cuzco khoảng 60 km.
Đây là nơi cư ngụ cùa vị hoàng đế Pachacuti. 
Dưới thời chinh phục của thực dân Tây Ban Nha, nhà lãnh đạo cuộc kháng chiến, Yapanqui Manco đã dành chiến thắng khi đối mặt với quân Tây Ban Nha. Nhưng ông biết về lâu dài sẽ không cầm cự lại và vào năm 1540 thị trấn này thuộc quyền sỡ hữu của thực dân Tay Ban Nha.
Nơi đây cũng là điểm khởi hành cho cuộc hành trình đường bộ, Inca trail.


Cách xếp đá cũng cho chúng ta biết là nơi đây thuộc những đền thánh thiêng liêng của người Inca. Người ta cũng cho rằng, vì nơi đây xảy ra nhiều vụ động đất. Lẽ vì thế mà người Inca đã phát minh kiểu xếp đá này (các khớp dính chặt vào nhau và không thể bị đổ ngã khi động đất, nhưng thực dân Tây Ban Nha đã làm những bức tường này đổ ngã, nhờ những khẩu đại bác của họ). 


Những nhà nghiên cứu về cấu trúc của thời Inca cho rằng, các chốt đá có thể là dùng để xếp đặt những tảng đá vào khớp, sau đó họ mới mài nó đi.


Tiếp theo xe chạy lên núi để chúng tôi thăm quan chợ Chinchero. Chợ này chỉ hội họp vào ngày chủ nhật, người dân cao nguyên, Quechua trao đổi hàng len của họ (một loại thổ cẩm) với người dân đồng bằng để lấy trái cây và rau quả.
Nơi đây còn được biết với biệt danh, là nơi phát xuất của cầu vòng, Birthplace of the Rainbow.
Những khu đồi gần đây họ chủ yếu trồng khoai tây, có tới 6000 loại.
Người hướng dẫn viên chỉ chúng tôi đỉnh núi Nevado Veronia ở xa xa, và nói, đã 3 mùa hè qua, đỉnh núi này không còn phủ tuyết nữa, có thể bởi lý do, trái đất chúng ta đang nóng dần, clobal warming.
Trước kia thực dân Tây Ban Nha đã vung tay giết hết gần cả làng, rồi sau đó họ bắt người dân còn lại của làng xây nhà thờ công giáo trên đất thánh của họ. Để phảng kháng, họ đã trang trí ngôi nhà thờ nơi đây bằng lối văn hóa của họ. Hình mượn.


Sáng nay đúng là 2 tháng trời chúng tôi ròng rã trên các miền Nam Mỹ. Chúng tôi đã đi qua chỉ có 6 quốc gia, nhưng các bạn backpackers đều nói là chúng tôi đi quá lẹ. Đúng thế, có nhiều nơi đẹp, mà chúng tôi không có thời gian ghé tới, như ngày hôm nay, chúng tôi không có thời gian để đi theo con đường Inca Trail (mất từ 2-4 ngày đi bộ theo đường mòn Inca), mà chúng tôi lại đi theo tuyến đường trung gia, để thăm quan Manchu Picchu. (Tuyến đại gia, đi theo trực thăng hình như đã bị cấm).
Nhà cổ học Mỹ, Hiram Bingham phát hiện nơi đây vào năm 1911. Vào thời gian đó đã có 2 gia đình đến đây ở từ Cuzco, vì lý do trốn thuế. Được xây dựng vào khoảng năm 1450 và hơn 100 năm sau, lại đi vào quên lãng vào thời gian 1572. Cũng hên là thực dân Tây Ban Nha đã không phát hiện được nơi đây, vì thế thành phố còn như nguyên vẹn, tuy nhiên nơi đây cũng đã trải qua nhiều quá trình tu bổ.


Trước tiên xe buýt chở chúng tôi đến Ollantaytambo và sau đó chuyển sang xe lửa đi Manchu Picchu. Cuộc hành trình bắt đầu đi dọc theo dòng sông Urubamba và đi ngang qua vài dãy núi. Xe ngừng tại một ngôi làng nhỏ Aguas Calientes, rồi từ đó lại đi xe buýt chạy vòng vo lên núi, qua phía bên kia núi, một thành phố quên lãng nằm trên đỉnh núi hiện ra tước mắt chúng tôi.
Nằm cách Cuzco 112 km (80 km đường chim bay) và trên độ cao 2430 mét, thuộc vùng cao nhất của khu rừng Amazon.
Năm 1983, UNESCO chỉ định Machu Picchu là một Di sản thế giới, mô tả nó như là "một kiệt tác tuyệt đối của kiến trúc và một chứng ngôn độc đáo của nền văn minh Inca". 
Vào năm 2007, Manchu Picchu lại được khán giả bình chọn trên mạng là nằm trong danh sách, New Seven Wonders of the World.
Trong những năm 2000, có tới 400.000 lượng khách ghé thăm nơi đây. Vào thời kỳ đó vào mỗi tháng 4, khu vực này đóng cửa cho việc tu chữa và dọn vệ sinh.
Năm 2008 nơi đây được liệt danh có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới bởi sự suy thoái môi trường, tác động của phát triển du lịch.
Mới đây tháng 7 năm 2011, chính quyền Cuzco ra chỉ định, chỉ cho 2500 lượng khách đến thăm quan thành mỗi ngay. Nhưng chỉ có 400 khách là được vào phía bên trong nội thành mà thôi và chỉ trong 2 đợt thời gian là 7 giờ sáng và 10 giờ sáng.


Trong nội thành được chia ra làm 2 khu vực. Khu sinh hoạt và khu chăn nuôi.


Khu sinh hoạt bao gồm 140 cấu trúc: đền, đài phun nước, công viên và nhà ở. Có luôn cả một hệ thống dẫn nước vào các ngôi nhà, hệ thống cống và hệ thống tưới cho khu trồng trọt.


Các nhà thảo cổ cho rằng, trong khu vực sinh hoạt được chia tiếp thành 3 khu. Khu vực thiêng liêng, khu vực cho thầy phép và các đại gia.
Và khu thường dân, nhìn thấy vào kiểu xếp đá đơn giản.


Đền thờ mặt trời, Temple of the Sun. Nơi thờ thần vĩ đại Inti.


Thời đó nhà của họ lợp bằng mái tranh.


Tihuatana, hitching Post of the Sun, có thể là được thiết kế như dạng một đồng hồ thiên văn hoặc lịch của người Inca.


Với độ cao 2500 mét cách mặt biển, là nơi thấp nhất mà con Llama có thể sống được.


Trước kia nơi đây có tới 500 dân cư sinh sống. Vì một lý do gì mà họ lại mất tích? Họ có thể bị hủy diệt bởi căn bệnh dịch đậu mùa?


Con đường từ Aguas Calientes đến Manchu Picchu.
Ngày hôm sau chúng tôi ra phi trường đế bay tới Lima. Sở dĩ chúng tôi không muốn đi đường bộ, vì sẽ mất nhiều thời gian, và đoạn đường này rất hiểm trở.
Khi đến phi trường Lima, chúng tôi đón xe đi tới bến xe đò ngoại thành và mua tiếp vé x echo chặn đường tới, Tumbes. Vì chiều xe mới khởi hành, chúng tôi được phép gửi lại hành lý tại quày vé, và tranh thủ ghé vào trung tâm thành phố Lima thăm quan.
Lima là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất tại Peru, 1/3 dân số cả nước sinh sống tại đây, khoảng 9 triệu.
Chúng tôi chỉ đi dạo phố ngay khu trung tâm và tiện thể thử món gỏi hải sản nổi tiếng tại đây, Ceviche, ngon và rẻ (dĩ nhiên là ăn tại quán ăn của người địa phương).


Trên đường đi tới Tumbes, trước khi lên xe, nhân viên bảo vệ quay hình từng người khách khi bước lên xe đò (có thể nếu xe bị cướp hay có chuyện gì xảy ra, thì họ sẽ có tài liệu để điều tra).Trên xe gồm 2 loại ghế, loại hạng nhất thì ngồi dưới, ghế rất rộng (cũng gần gần như xe đò cao cấp tại Argentina), và ghế hạng hai thì ngồi tầng trên. Chúng tôi nghĩ vì đoạn đường dài, nên chúng tôi cần một giấc ngủ ngon trên xe, vì thế chúng tôi chọn loại ghế hạng nhất. Trên xe chúng tôi được phục vụ bữa chiều vừa ngon và rất chu đáo, đồng thời toilet trên xe rất là sạch.
Khi sáng xe tới Tumbes, chúng tôi lần đầu tiên bị 2 thanh niên cám dỗ. Chúng cho chúng tôi biết là tuyến xe đi qua biên giới không phục vụ hôm nay vì ngày lễ, chúng sẽ đưa chúng tôi qua ranh giới bằng xe con với giá rất rẻ. Chắc là vì còn ngái ngủ nên chúng tôi đã nhẹ dạ đi theo chúng cho lẹ việc. Khi xe chạy gần đến ranh giới, chúng dừng lại một cơ sở cảnh sát ven đường và nói chúng tôi đưa passport cho chúng để làm thủ tục. Lúc này tôi đã tỉnh ngủ và thấy nơi đây không phải là cửa khẩu, nên tôi không đưa chúng passport và đồng thời tôi bước xuống khỏi xe. Sau một lúc thương lượng, chúng tôi trả chúng một ít tiền, xí bùm bum, rồi chúng tôi ngoắc một xe kéo (như xe tuk tuk), để quay lại Tumbes.
Trở lại bến xe, chúng tôi thăm hỏi và mua được vé đi tiếp tới Guayaquil. Dự định của chúng tôi là đi tới Machala, một thành phố nhỏ bên kia ranh giới, nhưng vì phải đợi chuyến xe hơi lâu, chúng tôi đã thay đổi chương trình.
Xe ra khỏi ranh giới bi xét passport hơi lâu. Tại vùng đệm của ranh giới, một cảnh buôn bán thật hỗn loạn, xe phải dừng lại bến nơi đây để đón thêm khách. Chẳng lâu sau xe lại rời bến và lúc này có một anh cận vệ leo lên xe hộ tống với súng ống trang bị đến tận răng. 
Thủ tục vào cửa khẩu bên phía Ecuador thật dễ dàng. Phía bên này xe phải dừng lại một trạm kiểm xoát, để họ lục xét hành lý và họ quay phim nữa, tuy hơi mệt, mà cũng rang cười, vì lâu lâu mới có người quay mình.
Bàc tài xe đò này chạy lạng lách như vũ bão cứ như VN ấy, nhưng nơi đây rất thưa dân với những cánh đồng chuối rộng bát ngát. Mỗi lần xe chạy đến một khu phố nhỏ, xe dừng lại để đón khách và đồng thời là có người nhảy lên xe để rao bán thức ăn, quá nhộn nhịp, cũng là lần đầu tiên chúng tôi có cảm giác gần gũi quê hương.
Bến xe Guayaquil rộng lớn và rất an ninh, nhiều bảo vệ lắm. Thành phố Guayaquil tuy là thành phố cảng và cũng là thành phố lớn nhất Ecuador, nhưng nơi đây không có gì hấp dẫn để lôi kéo chúng tôi ở lại. Vì thế Chúng tôi tiếp tục mua vé xe đêm đi Quito. Chúng tôi phải đợi 3 tiếng rưỡi sau xe mới lên đương. Tính ra tối nay là tối thứ 2 liên tiếp, chúng tôi phải ngồi ngủ trên xe và 2 ngày không tắm, người lúc này khá khấm à nha.
Chuyến xe đò tuy cũ kỹ, nhưng tôi cũng chiềm trong một giấc mộng thật sâu, cho tới khi bất thình lình có người đánh thức tôi dậy giữa đêm, để kiểm tra giấy tờ và hành lý. Họ làm việc nhanh nhẹ và lịch sự, ít lâu sau xe được phép tiếp tục lăn bánh và tôi lại tiếp tục giấc mộng bị gián đoạn lúc nãy.


Quito, thủ đô và thành phố lớn thứ nhì của Ecuador, nằm ở độ cao 2850 mét và với 2,5 triệu dân vào năm 2005. Thành phố này nằm cách đường xích đạo chỉ 25 km về phía nam.
Đây là lần thứ 2 chúng tôi lại leo lên dãy núi Andes từ vùng sát mặt biển của Thái Bình Dương. Lần này chúng tôi đã quá quen thuộc với độ cao, nên sáng nay khi về đến khách sạn, chúng tôi đã ngủ một giấc ngon lành cho tới trưa.
Church of San Francisco.


Quito là một trong hai nơi đầu tiên (thành phố kia là Kraków), được UNESCO xếp vào Di Sản Văn Hóa Thế Giới năm 1978, World Cultural Heritages Sites.
Quito cũng là nơi mà du khách bắt đầu cuộc hành trình Nam Mỹ của họ, vì nơi đây có rất nhiều trường dậy tiếng Tây Ban Nha.
The Metropolitan Cathedral, khởi công vào năm 1562 và hoàn thành vào năm 1806.


Plaza de La Independencia, còn gọi là Big Square, nằm ngay khu trung tâm của phố cổ. Tượng đài của các anh hùng cho ngày dành độc lập 10 tháng 8 năm 1809.


Basilicadel Voto Nacional, Vương Cung Thánh Đường Quốc Nguyện, là một nhà thờ Công giáo La Mã nằm ở trung tâm lịch sử Quito. Đây là nhà thờ tân Gothic lớn nhất ở châu Mỹ.
Vương cung thánh đường xuất phát từ ý tưởng của cha Julio Matovelle vào năm 1883, cho đến năm 1892 công trình mới được khởi công và được thiết kế bởi một kiến trúc sư người Pháp. Đức Giáo Hoàng John Paul Đệ Nhị ban phước cho thánh đường vào năm 1985 và thánh đường được khánh thành vào năm 1988.
Vương cung thánh đường về mặt kỹ thuật "chưa hoàn thành". Truyền thuyết địa phương nói rằng khi Basílica hoàn thành, ngày tận thế sẽ tới.
Sau 2 ngày nghỉ xả hơi, chúng tôi lên đường đi đến Tuncan, một thị trấn gần ranh giới Colombia. Tại bến xe, chúng tôi phải đón taxi chở chúng tôi đến cửa khẩu Rumichaca. Nơi đây các nhân viên họ đang nghỉ trưa, siasta, nên số nhân viên còn lại họ làm việc rườm rà lắm, đồng thời thì hành khách ai cũng nôn nóng, vì thế mà phải chen lấn một chút.
Sau đó chúng tôi phải đi bộ qua một cái cầu. Bên phía Colombia, họ cũng làm việc tương tự. Ngay ranh giới vì chúng tôi hơi chụp giựt, nên đổi đô bị lừa một chút. Taxi là phương tiện duy nhất, để chúng tôi tới phố Ipiales.
Tại Ipiales, cuộc hành trình tiếp tục bằng xe đò mini tới Pasto, một thị trấn nhỏ cách đây khoảng 70 km và chỉ nằm cách núi lửa Galeras có 9 km (trước đây vài tháng, thị trấn này bị bao phủ bởi một lớp tro, sau một vụ núi lửa Galeras nóng giận). 
Xe đổ đèo vòng vèo theo sườn núi và phía bên kia là vực thẩm. Càng lúc chúng tôi càng thấy ấm dần. Đến chiều thì xe chúng tôi đến bến xe Pasto. Chúng tôi không dám đi xe đêm khu vực này vì lúc nãy thấy đường đèo ớn quá. Chúng tôi nghỉ lại một nhà trọ gần bến xe đêm nay, để tiện cho sáng mai lên đường đi tiếp.
Tại đậy chúng tôi cảm nhận thấy sự hiếu khách của người dân Colombia một cách lạ thường, nhưng vì bất đồng ngôn ngữ, chúng tôi không thể trò chuyện với họ được. (Thoạt đầu chúng tôi không có dự định đến Colombia, bởi những tin bắt cóc các người ngoại quốc nơi đây và ngoài ra chúng tôi cũng lo lắng về các băng đảng ma túy xứ này. Các bạn đồng hành mà chúng tôi gặp trên đường đều khuyến khích chúng tôi hãy đến xứ sở hiếu khách này. Họ giải thích, thứ nhất những người kỹ sư khai thác dầu mỏ mà bị bắt cóc, là họ dính líu tới chính trị, thứ hai các băng đảng mua bán ma túy, họ không có thời gian đi chọc ghẹo những du khách trên răng dưới cat tút (cám ơn ngôn ngữ mới của bác LeoBinh chỉ dẫn) , như chúng mình làm gì.
Thế là chúng tôi loại bỏ mọi sự lo lắng và sợ sệt, bây giờ chúng tôi đang ở Colombia.


Đoạn đường đến Cali là khoảng 370 km và phải đi mất 9 tiếng. Đi theo xe 7 chỡ ngồi thì hơi mắc, nên chúng tôi đành hà tiện một chút và đi xe đò mini.
Xe chạy vòng vo, có lúc lên đèo thì mây phủ kín, có lúc xuống đèo thì đôi lúc gặp phải đá lở nằm ngổn ngang trên đường. Xe chạy đến Papayan, có thể vì không đủ khách, chúng tôi được chuyển tiếp sang xe khác.
Đến chiều thì xe tới thành phố Cali. Thành phố này lớn thứ 3 của Colombia và vào thời điểm này chỉ có 2 triệu dân. Nằm ở độ cao 1000 mét, khí hậu ở đây gần như ôn đới. Nghành kỹ nghệ chính của thành phố này là thẩm mỹ và đường mía.
Chúng tôi lội bộ tìm đến nhà trọ Iguana và lúc này ngoài đường phố vắng tanh.
Chiều tối khi chúng tôi ra phố để ăn bữa cơm chiều, thì nguyên cả phố chợt như sống dậy. Hóa ra chiều nay đội bóng Cartagena, tranh thắng giải trung kết, giờ thì họ tủa ra đường và ăn mừng chiến thắng của đội bóng nhà. Chúng tôi được họ mời rượu và đôi khi bị ném bột phấn vào mặt (một dạng lễ tục ăn mừng ở đây). Cơm no rượu say, chúng tôi thả bước trở lại nhà trọ, trong khi đó cả phố còn đang vui nhộn.
Nhà thờ Ermita.


Chúng tôi đến Colombia với hai mục đích, là để đi tiếp qua Panama, nhưng vì đường bộ giữa Panama và Colombia không có cửa khẩu (khu vực ranh giới của 2 nước này rất hẻm nghèo và khá phức tạp, chỉ có những Cartel ma túy mới sử dụng đoạn đường này). Ngoài ra mục đích chính của chúng tôi là đi bay, không phải bay trong các vũ trường sôi động tại đây mà bay trên núi, tự do như chim đấy.
Chúng tôi phải ở đây 2 ngày để săn lùng vé máy bay và tìm nơi dậy bay, Paragliding. Chúng tôi đươc biết Rob, một người thầy dậy bay từ Đức, anh ta đến nhà trọ làm việc một tuần một lần, và chúng tôi đã có một bữa trò chuyện với anh ta. Thấy anh ta có một tính chất thép (rặc khuôn người Đức), nên chúng tôi đồng ý chọn anh ta làm thầy.


Filipe đến đón chúng tôi tại nhà trọ đúng theo giờ hẹn. Filipe cũng là thầy dậy bay, Rob phải hợp tác với anh ta, nên mới được phép dậy học trò tại Colombia. 
Trước tiên anh ta chở chúng tôi đến một ngôi làng nhỏ ở phía đông bắc thành phố, nơi đây chúng tôi sẽ tá túc cho những ngày gần đây. Sau đó anh ta chở chúng tôi đến một nông trại. Chúng tôi lội bộ lên một ngọn đồi phía sau nông trai. Tại đây Rob đang ngồi chờ chúng tôi tới.
Bài học đầu tiên là cách chuẩn bị và xếp dù, nhưng vì ngồi mãi mà không có một ngọn gió, nên chúng tôi không học được cách cất cánh. Vì thế, chúng tôi được nghỉ sớm và Rob chở chúng tôi trở lại túp lều nhỏ.
Túp lều nhỏ này là nhà của Tate, một dân bay dù từ Cali. Anh ta cho chúng tôi thuê lại một phòng nhỏ tại đây. Trong nhà anh ta có cả hồ bơi và vài cây ăn trái, chủ yếu là xoài (chúng tôi uống nước ép xoài mệt xỉu). Anh ta cũng có thêm một người giúp việc và người đó sẽ phục vụ mỗi ngày 3 bữa ăn cho chúng tôi trong thời gian chúng tôi ở đây.
Tối nay một nhóm bạn của Tate đến đây để bay. Thình lình không khí đang yên tĩnh trở nên nhộn nhip. Tuy trong nhóm họ chỉ một người biết tiếng anh, nhưng cũng đủ giúp cho chúng tôi trò chuyện đến đêm khuya (chỉ ngồi tán phét và hút bồ đà thôi, dân bay không có nhậu nhẹt).
Sáng dậy, nhóm dân bay đã có xe chở lên núi để bay. Còn chúng tôi thì phải đi qua ngọn đồi đầy bãi phân bò hồi hôm qua , để tiếp tục tập cách cất cánh. Khổ nổi hôm nay lại gió ngược và đôi khi trời lại chuyển mưa lất phất. Thế là quay về nhà Tate ngồi ngâm thơ.
Chiều tối chúng tôi lội bộ qua nhà Rob, nhà anh ta chỉ cách nhà Tate vài trăm mét thôi. Tối nay Rob sẽ dậy cho chúng tôi về phần lý thuyết. Chủ yếu là hiểu về gió và an toàn trên không. 
Hôm nay chúng tôi mới hiểu tại sao người bay dù cứ lượn mãi trên không và tại sao khi bay máy bay, đôi khi chúng ta có cảm tưởng như xe đang chạy ngang hố gà…
Đó là một hiện tượng gọi là thermal, khi một vùng đất được nắng sưởi ấm, nhiệt độ trong khu đó nếu tăng hơn 2 độ C, thì bầu không khí khu đó sẽ nhẹ hơn bầu không khí xung quanh và một quả bong bong khí vô hình bốc lên. Dân bay dù, sẽ lợi dụng hiện tượng đó, để được nâng cao lên, cũng như chim ưng xòe cánh lượn vòng vòng mà không cần vỗ cánh…, nói chút chút cho các bác hiểu sơ sơ thôi, nói nhiều chuyện sẽ dài dòng lắm.
Vì nhà Rob nằm trên ngọn đồi, khi học xong, chúng tôi ra ngoài sân chiêm ngưỡng cảnh Cali vào đêm thật đẹp.


Hôm nay chúng tôi tập được nhiều. Khi có gió (phải là gió thổi thẳng vào mặt), chúng tôi phải lao về phía trước và lôi dù lên (cũng gần như khi thả diều), khi dù bốc len cao phía trên đỉnh đầu là được. Cứ như thế mà làm đi và làm lại, mệt lắm. Đôi khi một ngọn gió sóc ngược làm cho chúng tôi lăn đùng, có lúc mặt tôi xuýt nữa úp phải vào đóng phân bò. Còn anh bạn tôi thì bị trật gân ngón tay út.
Đến chiều khi Rob thấy chúng tôi tương đối biết cất cánh, chúng tôi đi qua một ngọn đồi cao hơn và thế là chúng tôi được phép bay vài chục mét. Thật là vui sướng vô tả khi cảm giác chân không có đụng mặt đất.
Chiều tối Rob có việc phải đi vào Cali và rủ chúng tôi cùng đi chơi, nhưng bữa tập hôm nay quá vất vả, chúng tôi đã quá mệt mỏi, nên chúng tôi từ chối và lên chuồng sớm.
Sáng sớm anh bạn trai của cô Ô Sin gõ cửa kêu tôi dậy, Manuel. Anh ta chở tôi bằng chiếc cào cào lên núi mua gà. Tối nay tôi sẽ tự làm bữa tiệc Noel cho 2 thằng tôi. Tôi đã giải thích, là cô Ô Sin và anh Manuel cứ đi chơi, khỏi phải lo cơm nước cho chúng tôi.
Vì ham gà to, anh ta đã bắt một con gà nặng tới 5 kg. Khi làm thịt con gà tôi với bỡ ngỡ, có lẽ là tôi đã phải cắt bỏ hơn 1 kg mỡ.
Vào lúc 3 giờ chiều như đúng hẹn, Rob qua chở chúng tôi lên ngọn đồi tập cất cánh tiếp. Hôm nay bữa tập khá tốt, lần đầu tiên tôi không nghe Rob chưởi, hihi, còn Filipe thì chiều nay vắng mặt.
Chúng tôi chỉ tập được một chút, vì khi gió thổi ngược muốn tập tiếp cũng không được.
Khi trở về nhà, tôi nhờ Rob ghé lại một quán tập hóa để mua một chai Aqua Cliente, có nghĩa là nước nóng hay là được gọi là rượu Rhum (ngoài kỹ nghệ đường, nơi đây họ sản xuất cả rượu Rhum rất ngon), tôi mua luôn 1 chai với 3 năm tuổi.
Về lại nhà tôi liền nhảy vào bếp làm món gỏi gà và cháo gà. Tuy là thiếu nào là nước mắm nào là rau răm và gà lại không phải là gà đi bộ, nhưng tôi cảm thấy bữa ăn cho đêm Noel của 2 thằng tôi thật tuyệt vời.
Gần đêm khuya, cập tình nhân chị Ô Sin và Manuel về, họ cùng chia sẽ bữa tiệc thịnh soạn cùng chúng tôi. Buổi trò chuyện đêm nay chủ yếu là bằng động từ “To Quơ” và sự trợ giúp của cuốn tự điển. 
FELIZ NAVIDAD, mừng lễ Giáng Sinh.


Sáng hôm nay chúng tôi được Rob và Filipe chở lên núi để bay. Ngày hôm qua đi mua gà tôi đã đi ngang đây, cảnh trên đây đẹp, vẫn còn hoang giã và nhiều cây rừng to lắm. Tại khúc chân núi, chúng tôi phải chuyển sang xe khác, xe này chuyên chở khách bay lên núi. Xe chưa kịp chạy thì trời chuyển mưa. Trong thời gian ngồi chờ, chúng tôi trò chuyện trên trời dưới đất.  
Filipe xuất thân từ một gia đình khá giả, học tốt nghiệp bác sỹ, nhưng không thích stress, nên vẫn độc thân, hiền lành, vui tính và chỉ dạy bay paragliding mà thôi.
Rob đã bỏ xứ đi long bong từ hồi còn trẻ. Đã từng làm thầy dậy lặn một thời gian tại Ko Samui, Thái Lan. Hiện giờ thì anh ta thích ở Colombia và có thể trồng cây si tại đây. Anh ta tính tình rất tốt, rất nghiêm và rất đúng hẹn. Chỉ một nổi là anh ta quá căng thẳng, nên hay chửi bới , chúng tôi đã đặt cho anh ta một tên lóng, nickname, Para-Rob. Para không phải là Paragliding mà là Paranoid.
Chờ mãi mà trời vẫn không tạnh mưa, cả đám kéo về nhà Rob học một ít lý thuyết.
Tạnh mưa chạy lại lên núi thì mưa tiếp tục. Coi như hôm nay tổ trát.
Vì Filipe chưa tận mắt thấy chúng tôi quen thuộc những thao tác cất cánh, nên anh ta đề nghị là chúng tôi sáng nay qua bên đồi, thử làm cho anh ta coi lần cuối. Cũng như nhiều lần qua, chúng tôi qua đó ngồi ngâm thơ, vì không có gió. Rồi trưa đến chúng tôi chạy qua bên núi để bay, thì lại gặp mưa. Sao mà xui thế.
Sáng hôm nay chúng tôi mới thật sự lên đến điểm bay trên núi. Trên này cũng có vài phòng nghỉ cho khách và tằm nhìn thì khỏi chê đâu được. 
Chuyến bay trước tiên là tôi bay đôi cùng với Filipe. Quàu, được lơ lững trên cao thật là kỳ diệu, Filipe dặn dò tôi đường bay và chỉ cho tôi biết điểm hạ cánh. Chúng tôi hạ cánh an toàn, phía dưới bãi đáp, anh bạn tôi cũng mới đáp cùng với đệ tử của Filipe.
Mãi lâu sau, chuyến xe lúc nãy chở chúng tôi lên núi, mới đến đón. Chúng tôi ôm dù leo lên xe để lên núi tiếp. Rob thì ở lại bãi đáp. Lên đến bãi bay, vì lúc này đông người, chúng tôi phải đợi cho họ bay trước.
Đến phiên chúng tôi, thì chúng tôi thỏa thuận, anh bạn tôi sẽ bay trước. Khi anh ta chuẩn bị banh dù ra xong xuôi, thì trời đổ mưa. Cả đám chạy vào nhà núp.
Một lúc sau trời mới tạnh, xe chở khách bay, mới quành lại với một nhóm khách mới.Trong đó tôi thấy có một bà già được con cháu dụ lên đây nhảy dù đôi, Tandem, bà già gân thiệt. 
Chúng tôi lại phải lịch sự để đám chuyên nghiệp bay trước, rồi sau đó Filipe mới cho phép anh bạn tôi phóng ra khỏi núi (ngoài cái dù chính để bay, chúng tôi đeo thêm một cái dù nhỏ, dù này không bay được, mà chỉ giúp chúng tôi rớt xuống nhẹ nhàng mà không bị banh xác ra thôi). 
Dưới bãi đáp, Rob hướng dẫn anh bạn tôi bay, bằng bộ đàm. Khi anh ta hạ cánh an toàn sau hơn 10 phút bay, thì đến phiên tôi. Trong lòng tôi hơi bồn chồn và cảm giác lần đầu tiên bay một mình sao sao đó. Filipe ra lệnh cho tôi bay. Tôi kéo dù bay lên cao đỉnh đầu và sau đó tôi phóng xuống vực thẩm. Kỳ lạ thây cái dù tôi lại không bay tới mà lại từ từ rớt xuống. Tôi rớt xuống mép cạnh của vực sâu, cũng hên là tôi chưa bay ra khúc vực sâu. Tôi bình tĩnh gôm dù lại và leo lên bãi bay. 
Lúc này Filipe đang xanh mặt, Rob thì ở dưới bãi đáp hốt hoảng gọi qua bộ đàm cho Filipe, là chuyện gì đã xảy ra. Anh ta chắc sợ tôi hiểu chuyện, nên anh ta yêu cầu Filipe chuyển sang nói tiếng Tây Ban Nha.
Filipe thấy tôi không sao và những động tác tôi làm đều đúng, nên anh ta cho phép tôi thử lại lần nữa. Tôi thử lại thêm 2 lần nữa và vẫn không bay được.
Filipe vẫn không thể giải thích cho tôi biết, hay là không muốn, tại sao dù không bay? Họ đã chọn dù đúng theo trọng lượng của tôi. Hay là dù bị hư?
Anh ta yêu cầu tôi ở lại (chắc anh ta không muốn giải thích cho Rob trên bộ đàm, vì tôi sẽ nghe hết), rồi anh ta bay xuống núi và để lại tôi ở lại một mình.
Thật là không may, chuyến bay solo đầu tiên gặp trở ngại rồi. Tôi đã phải ngồi trên núi một mình cho tới chiều tối, Rob mới đến đón tôi xuống núi. Còn anh bạn tôi thì vẫn còn ngồi đợi ở bãi đáp, cũng một mình.
Sáng hôm nay thời tiết rất tốt. Rob có học trò mới, nên Filipe sẽ trực dưới bãi đáp, còn đệ tử Filipe, Victor, sẽ lên núi cùng chúng tôi và giúp chúng tôi kiểm soát an toàn trước khi cất cánh. Rob thì không mấy vui lắm về thành tích của Victor, vì trước đây, có một lần Victor đã hạ cánh ngay trên đầu một con bò, giữa một cách đồng hoang vắng, và con bò hoảng sợ đó đã lôi rách hết cái dù của Rob. 
Mọi chuyện xảy ra tốt đẹp. Anh bạn tôi được bay trước và tôi bay sau với cái dù mới. Tuyệt vời thật, tôi đã bay được như chim, phía dưới của tôi thoạt đầu là rừng, rồi từ từ tôi bay xuống khu thung lũng, ngang qua khu làng tôi đang tá túc và ngang qua những cánh đồng mía mênh mông. Khi đáp lần đầu, vì thiếu kinh nghiệm, nên tôi bị ngã dài về phía trước, cũng hên là không có bãi phân bò nào hết. Dưới bãi đáp, vài cu nhỏ trong làng ra phụ chúng tôi gắp lại dù (dĩ nhiên là phải mất ít tiền bo), chúng làm việc rất nhanh nhẹn, mổi cậu tự chọn cho mình một người khách và không hề giành giựt nhau.
Xe của Igare đang chờ chúng tôi tại bãi đáp và tiếp tục chở chúng tôi lên lại núi. Như thế là ngày hôm nay tôi đã bay được 4 lần. Lần thứ tư Filipe đã lười và tin tưởng vào cách bay của chúng tôi, nên anh ta núp vào một bụi bóng mát, thế là chúng tôi tự do lượn lách trên bàu trời xanh đẹp của thung lũng Valle del Cauca.
Trưa nay chúng tôi cũng không cần về nhà ăn bữa trưa, vì quá sung sướng. Tới khi chúng tôi chuẩn bị đợt bay thứ 5, thì trời chuyển sang u ám. Vậy là chiều nay chúng tôi lại nghỉ sớm. Tinh thần tôi cảm thấy rất thoải mái và toại nguyện.
Thời giờ rảnh hơi nhiều quá, tôi sách cần ra suối ngồi câu cho tới chiều tối (không có cá, thư giãn mà).
Lại đến ngày cuối tuần, đám bạn Tate kéo nhau ra đây để bay, bầu không gian trở nên vui nhộn. Vì trời nắng sớm, nên trong không khí có rất nhiều thermal, chúng tôi chỉ bay được có một lần. Sau đó gió lại thổi càng lúc càng lớn và trời lại chuyển mưa.
Tối đến Rob kêu chúng tôi qua nhà anh ta học thêm về mặt lý thuyết. Thực tế ra về phần lý thuyết anh ta đã dạy xong, nhưng vì anh ta cảm thấy chúng tôi mới bay quá ít lần, nên anh ta muốn chỉ thêm những kinh nghiệm riêng, những tình huống nguy hiểm, mà anh ta đã từng trải qua.
Chúng tôi phải dậy thật sớm, để bay vào buổi sáng khi ít thermal, hôm nay cũng là ngày cuối. Theo luật lệ, chúng tôi phải bay ít nhất là 10 lần, hội đoàn Paragliding mới cấp bằng bay cho chúng tôi. Có nghĩa tôi phải tranh thủ bay thêm 6 chuyến bay nữa.
Như thế vào lúc sáng chúng tôi đã bay lượn được 2 lần. Đến trưa thì nhiều thermal quá, chúng tôi phải quay lại về nhà.
Mãi cho gần xế chiều, chúng tôi mới bay được thêm một lần nữa.
Chia tay với những người bạn mới, Filipe chở chúng tôi về lại Cali và hứa sẽ gửi bằng bay đến theo địa chỉ mà chúng tôi đưa cho anh ta, tuy chúng tôi còn thiếu vài lần bay (cho đến ngày nay tôi cũng chưa nhận được bằng và tôi cũng chưa có cơ hội bay lại).
Sáng sớm, xe taxi đến đón chúng tôi tại nhà trọ để đưa ra phi trường, thì ngoài đường giờ này dân chơi đêm mới tấp nập quay về nhà. Cô tài xế là một người dân từ Anh Quốc, cô đã chọn một cuộc sống an nhàn tại đây được vài năm rồi. 
Lần đầu tiên chúng tôi bay mà máy bay lại cất cánh trước giờ, chỉ 45 phút sau là chúng tôi đã có mặt tại phi trường Aeropuerto El Dorado, Bogota. Ở đây vào buổi sáng hơi lạnh, chúng tôi tàn tàn đi bộ qua phi trường quốc tế. Ngay cổng vào, trước mặt chúng tôi treo một bảng lớn, với hình ảnh đầy đủ, về quy định, những loại thuốc ma túy mà chính quyền tại đây cấm mang lên máy bay. 
Tại đây chúng tôi phải nhờ đến dịch vụ để check-in giùm. Vé của chúng tôi là vé một chiều. Nếu bạn không có vé ra khỏi Panama, thì nhân viên sân bay sẽ không cho phép bạn lên máy bay.
Chúng tôi bay tới phi trường Tocumen, tại Panama City vào lúc 12 giờ trưa. Thủ tục nhập cảnh thật dễ dàng. 
Sau đó chúng tôi đi xe buýt vào đến bến xe Albrook, trên xe bác tài mở nhạc nhộn nhịp nghe điếc màng nhĩ luôn (phong tục ở đây là thế). Tại bến xe đò, chúng tôi chuyển sang taxi để đi tới khu khách sạn gần trung tâm.
Chiều nay chúng tôi đi dạo phố và vài nơi thắng cảnh khu trung tâm. Khổ nổi chúng tôi không thể nào tìm thấy được một quán ăn dân gian để ghé vô, toàn là những quán ăn nhanh theo lối Mỹ mà thôi. Tình cờ chúng tôi đi qua khu phố nười Hoa, China Town, và cũng như các nhà hàng Tàu khắp nơi trên thế giới, họ đều có món vịt quay và heo quay. Chúng tôi ăn uống phủ phê rồi còn được mang theo thức ăn dư về nhà.
Trên đường về lại khách sạn, chúng tôi đi dọc theo con đường chính chạy ngang qua khu trung tâm, Av. Central. Hai bên đường ở đây họ buôn bán tấp nập và đông đúc người mua kẻ bán. Thấy 2 thằng tôi ngáo ngơ ngáo ngác, có vài người chủ tiệm dặn dò chúng tôi, là không nên tẽ ngang qua những con đường phụ vắng người, không an toàn cho du khách.
Về gần đến khách sạn, chúng tôi tìm đến một quán Internet, để gọi Chúc Mừng Năm Mới đến với gia đình và người thân nơi xa xôi.
Tối đến chúng tôi đón giao thừa trong phòng tại khách sạn với món vịt quay, heo quay còn thừa từ chiều. Mặc cho tiếng pháo nổ đùng đùng phía bên ngoài, chúng tôi đã leo lên chuồng rất sớm.
Feliz Año Nuevo.


Mặc dù tại thành phố này cũng có vài điểm để bạn đi thăm quan, như khu phố cổ hay là kinh đào Panama. Nhưng vì chúng tôi không thích không khí của thành phố lớn (chắc là mình hơi bị già rồi ), nên chúng tôi chỉ muốn đi tiếp đến Costa Rica. Sau khi dùng bữa sáng, chúng tôi đi ra lại bến xe thử coi các tuyến xe tại đây. Sáng hôm nay mùng một, ngoài đường rất vắng người, chỉ loe nghoe vài nơi, họ mở cửa tiệm. Đến bến xe, có một bảng lịch trình giờ xuất bến của các tuyến, cho khách theo giõi. Phần lớn các văn phòng bán vé đều đóng của. Nếu đi Costa Rica, thì chúng tôi không kịp về lại khách sạn để lấy hành lý, Thôi thì chiều nay có xe đi Bocas del Toro (gần cửa khẩu) cũng được.
Chúng tôi quay về khách sạn để lấy đồ. Giờ check-out ở đây khá trể, chúng tôi trả lại phòng lúc 3 giờ chiều, mà không cần phải mất thêm tiền.
Vừa ra khỏi khách sạn thì tình cờ gặp 2 chú cảnh sát du lịch, tiến đến hỏi thăm chúng tôi trên đường đi mô. Thế là họ hộ tống chúng tôi đến điểm dừng xe buýt (họ đâu có biết, là tôi mới đi từ trạm này về, hihi). Họ đứng trò chuyện với chúng tôi một chút, cho tới khi chúng tôi lên đúng xe buýt an toàn, họ mới vãy tay chào chúng tôi lên đường vui vẻ, quá ấn tượng, quá lịch sự . Mong các bác trong nghành du lịch VN nên học hỏi nhé.
Hên thật, vừa lên được xe buýt thì mưa rơi tầm tã. 
Thấy lịch trình 8 giờ là xe chạy mà bây giờ đã là 7 giờ chiều mà văn phòng bán vé cho tuyến Bocas del Toro vẫn chưa mở cửa. Hỏi thăm thì mọi người đều nhún vai lắc đầu không biết.
Tôi thấy xe đi David chuẩn bị lăn bánh, thế là tôi quyết định nhanh, là chúng tôi nên đi chuyến ấy (tôi quan sát trên bản đồ, thấy muốn đi Bocas del Toro, thì xe phải chạy ngang qua David), đến đó sễ tính tiếp, chứ bây giờ ngủ lại bến xe của thành phố lớn thì không an tâm chút nào. Cũng hên là phòng bán vé chịu nhận tờ 50 $ (tại Panama họ xài đồng US$, nhưng vì khá nhiều tiền giả lưu thông trong vùng này, cho nên tờ 50$ và 100$ hơi khó xài).
Xe từ từ chạy ngang qua cầu America, Puente de las Américas, phía dưới là kênh đào Panama, rồi ra khỏi thành phố. Tối xe dừng lại ăn đêm, tình cờ chúng tôi làm quen với một anh khách người Đức, anh ta cũng trên đường đi tiếp tới ranh giới Costa Rica. Trò chuyện, anh ta khuyên chúng tôi nên ghé Bocas del Toro chơi vài ngày, vì nơi đó cứ như thiên đàng.
Xe chạy tiếp và đến David vào lúc 2 giờ sáng, sớm hơn lịch trình cả một tiếng (bác tài chạy như vũ bão mà lại). Tại bến xe bé nhỏ, chúng tôi phải đợi đến 5 giờ sáng mới có xe đi tiếp tới Almirante. Nào ngờ mới 4 giờ sáng là xe đã xuất bến. Tuy là trời tối, nhưng tôi cảm nhận xe đang chạy vòng vo lên núi. Vì loại xe này là xe nhỏ (cũng gần giống như xe tốc hành của VN, có điều khác biệt là đây họ bo đầu xe bằng inox, ống khói cũng bo bằng inox và đưa lên bên đầu xe, trông đẹp lắm), nên băng ghế cũng hẹp,đôi khi bát tài ôm cua, làm tôi muốn tuột ra khỏi xuống ghế. Khi trời hừng sáng, xe dừng lại cho chúng tôi ăn sáng, và anh khách người Đức cho chúng tôi biết là chỉ còn nửa đường nữa là chúng tôi tới thiên đàng. 


Xin các bác tha lỗi, là từ ngày rời Peru đến giờ, 2 thằng tôi hơi lười chụp hình, vì thế mà bây giờ tôi phải cực nhọc tìm nhiều lời để diễn tả. Các bác đọc thông cảm nhá., mình phải mượn đỡ 1 số hình trên mạng.


Chia tay với anh chàng người Đức, chúng tôi đã nghe theo lời anh ta xuống bến phà để qua Bocas Town, nằm trên hòn đảo Isla Colón.
Chỉ mất có 30 phút, chiếc bobo đã đưa chúng tôi sang đến đảo.


Đúng như lời quảng cáo, nơi đây thật như là thiên đường (đối với chúng tôi).


Cảnh vật nơi đây còn hoang sơ với vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhà cửa phần nhiều làm bằng ván cây. Người dân sống rất nhan hòa, đơn giản, không bon chen và không đeo lựu đạn.Ngôn ngữ trên đảo là tiếng Anh.
Các khách sạn nơi đây cũng ít và hơi mắc (so với dân ba lô thôi), không hề có khách sạn kiên cố hay cao tầng. Chúng tôi tìm được một nhà trọ rất đơn sơ dành cho đám đi lướt sóng. Chúng tôi phải trả giá cho một phòng đơn sơ khoảng dưới 4 mét vuông, 1 giường tầng và một quạt máy, giá 14$ (rẻ nhất ở đây). Toilet và phòng tắm thì đi chung phía bên ngoài, phòng bếp thì tự do sử dụng, tự dọn dẹp, cũng ok lắm. Anh chủ là một thanh niên lướt ván từ Mỹ, rất vui vẻ và nhiệt tình. Anh ta đến đây chơi lướt ván, thế là bị kẹt ở đây luôn. Anh ta thuê lại căn nhà lụp xụp này cùng với một người bạn.
Chúng tôi đi dạo khu phố nhỏ xíu này và thấy ở đây không có chợ, chỉ có 2 quán tập hóa là của người Hoa. Đồ tươi ở đây hiếm lắm, toàn là đồ hộp. Rau cỏ chỉ loe ngoe vài loại, tuy đất đai ở đây rộng lắm. Trong tủ đá chỉ có vài con cá ngừ. Chúng tôi đi ra ngoài hỏi mua cá ở đâu, thì mọi người chỉ vào nhà hàng và 2 quán tập hóa. Tôi hỏi thêm, nếu họ ăn cá thì họ mua ở đâu. Họ đều chỉ ra biển và nói, nếu họ cần ăn cá thì họ ra đó câu.


Thế là tôi phóng ngay về nhà trọ và lôi đồ nghề câu ra. Nước biển ở đây trong vắt, ngay khu cảng, tôi nghĩ nước sâu phải hơn 3 mét, vậy mà tôi thấy nhiều loại, nhiều đàn cá bơi lội tung tăng phía dưới. Tôi thử câu mồi giả mà không dính con nào. Cũng may một ít lau sau, có một anh du khách từ đất liền đến câu ngay khu cảng. Tôi chạy qua làm quen và xin được một nắm cá cơm (anh này lại không biết tiếng Anh). Vậy là tôi câu dính cá liên tục.


Tôi thấy con cá này đẹp quá, sợ là cá độc. Nhưng những người dân đang làm việc tại cảng, nói rằng tôi cứ mang về ăn, cá này ngon lắm. Tôi nghĩ con cá đẹp như thế này, mà bán cho đám dân chơi cá kiểng bên các nước văn minh, chắc phải được 100 $ nhỉ.
Lần đầu tiên của cuộc hành trình, cây cần câu đã mang lại cho chúng tôi một bữa ăn thịnh soạn như chiều nay với trị giá phải là 200 $. (hihi, tính thêm tiền câu cá cả buổi và tiền công nấu nướng).
Về đêm khu phố trở nên khá nhộn nhịp, các nhà hàng đều đông khách. Chúng tôi gặp lại cặp vợ chồng đi bán rong các trang sức dân tộc, mà họ tự đan bằng những cọng chỉ dù đủ màu. Cách đây hơn 2 tháng chúng tôi đã gặp họ tại Santa Fe, Venezuela.
Tại nhà trọ chúng tôi ở thì không khí còn nhộn nhịp hơn cả khu trung tâm. Mấy nhóm trẻ lướt ván kéo về đây nhảy nhót với tiếng nhạc disco ầm ỹ cả đêm, vì nơi đây họ bán bia với giá rầt hữu nghị.


Ngày hôm sau chúng tôi định lội bộ đi khám khá đảo. Chúng tôi đã chuẩn bị đồ ăn cho chuyến picnic, nào ngờ trời lại âm u, thế là chúng tôi chỉ luẩn quẩn khu trung tâm và ra cảng coi cá bơi lội dưới nước cả ngày.


Sau một ngày rưỡi tại khu bán đảo thiên đàng, chúng tôi đi bobo trở về khu đất liền. Lúc này chúng tôi đi về hướng Changuinola, cảnh trên biển xung quanh khu đảo sao mà đẹp thế, đến khi bobo rẽ vào một nhánh sông, cảnh ở đây cũng đẹp quá trời, rất hoang vắng và nhiều chim cò lắm.
Chỉ mất 40 phút thì bobo cập bến. Tại đây đơn độc có loại Taxi Colectivo mà thôi (nghĩa là cùng nhau chia sẻ giá cả), để phục vụ khách đến cửa khẩu Guabito. Thoạt đầu anh tài xế thét giá lên cao một chút, cuối cùng anh ta chấp nhận với nửa giá. Trên xe có thêm một cập người Mỹ và một anh chàng người Anh. Đoạn đường ở đây vẫn còn là đường đất, hố gà lổm chổm và bụi cuộn lên mù mịt, 2 bên đường là vườn chuối.
Thủ tục ra khỏi Panama không có khó khăn, xong chúng tôi phải đi bộ qua một cái cầu sắt của đường rày. 
Để nhập vào Costs Rica, bạn phải có vé ra khỏi nước. Anh chàng người Anh lúc nãy không chứng minh vé ra khỏi Costa Rica, nên anh ta không được vào.


Ra khỏi cửa khẩu bên Costa Rica, thì chúng tôi vừa trễ chuyến xe buýt, phải đợi chuyến sau mất 1 tiếng nữa. Cặp vợ chồng Mỹ lúc nãy cũng cùng đường đến Puerto Viejo như chúng tôi, cách ranh giới khoảng 35 km. Chúng tôi đồng ý tiếp tục chia nhau chi phí taxi, để đến đó cho lẹ.
Xe taxi chúng tôi mới vừa ra khỏi làng ranh giới đã bị một trạm cảnh sát bắt dừng lại để kiểm tra giấy tờ. Cũng hên lúc nãy bị trễ xe buýt, vì khi xe chúng tôi được phép chạy tiếp, mà chiếc xe buýt đó vẫn còn dừng tại trạm.
Một lát sau xe chúng tôi lại bị cảnh sát giao thông thổi lại, lần này thì bác tài bị phạt vì tôi không đeo dây an toàn.
Xe chúng tôi chạy tiếp ngang qua khu rừng, Refugio National Grandoca Manzanillo, trên một con đường đất bụi bặm (lý do họ không muốn làm đường nhụa, là vì họ muốn giữ lấy nét đẹp của thiên nhiên). Xe chạy dọc theo bờ biển Caribbean, ngang qua nhiều bãi biển sạch đẹp và hoang vắng. Trước khi đến Puerto Viejo, chúng tôi thấy một bãi biển cát đen, ông người Mỹ giải thích cho tôi biết, đó là nhan thạch của núi lửa từ hồi xa xưa.


Ngôi làng chúng tôi vừa tới còn bé hơn cả Bocas Town. Nhưng nơi đây lôi kéo nhiều du khách hạng thường dân, nhờ cảnh thiên nhiên mộc mạc và mức sinh hoạt khá bình dân. Khách ba lô gọi nởi đây là thiên đường cho người yêu thích biển. 


Lối sống an nhàn.


Nhiều người đến đây là để đi dạo rừng ngắm chim, ngắm thú rừng, tắm biển….Còn đám thanh niên trong đó cũng có anh sồn sồn đến đây ăn dằm ở dề để lướt ván (cỡi sóng). 


Dân lướt ván khắp thế giới đến đây để cỡi những ngọn sóng nổi tiếng, Salsa Brava waves.


Nơi đây cũng ít khách sạn, phần nhiều là dạng nhà trọ bình dân. Nhà cửa ở đây chủ yếu làm bằng ván cây và mái tôn. Không hề thấy bê tông cốt sắt, rất là thiên nhiên và đơn sơ.
Cả làng chỉ có vài ghe đánh cá nho nhỏ mà thôi. Lúc này vì đã trễ, tôi đi hỏi một vòng mà không có ai còn cá để mua.
Qua ngày hôm sau trời lại âm u, nguyên một buổi sáng chúng tôi chẳng làm gì, ngoài việc bà 8 với đám thanh niên lướt ván. Hôm nay trời quá êm, nên bọn họ tụ tập tại khu tập thể của nhà trọ mà tán phét. Hình như tôi không thấy một cô nàng nào trong cái nhà trọ khá to này.


Thấy trời không mưa và tán phét hoài cũng chán. Chúng tôi đi khám phá khu vực biển hoang vắng tại đây. Trên đường đi, chúng tôi đi theo con đường đất dọc theo bờ biển. Cứ mỗi lần có xe chạy ngang qua là chúng tôi phải nín thở, vì bụi bít bùng. Mé bên kia biển, chỉ lưa thưa vài cái khách sạn nho nhỏ mà thôi (không có ai lấn chiếm khu bãi biển).
Trên đường về, chúng tôi đi theo mé dưới biển. Sát mé biển cũng có vài rạng san hô với nhiều loại cá màu sắc rặc rỡ bơi lội tung tăng. Nước biển thật êm và trong vắt.
Chúng tôi gặp lại căp vợ chồng người Mỹ, Linda và Dave. Trò chuyện với họ một hồi lâu trên bãi biển hoang vắng, chúng tôi quay lại nhà trọ nấu cơm cho bữa chiều. Sau đó đi 1 vòng làng lượm dừa về uống.
Tối nay trời mưa tầm tã, nằm trong phòng nghe tiếng mưa lách cách trên mái tôn, làm tôi nhớ lại đến mái nhà xưa.
Chúng tôi dự định mướn xe đạp để đi thăm các làng bên cạnh, nhưng mà ngoài trời mưa rơi không dứt. Thôi đành ngồi nhà bà 8 tiếp với đám lướt ván cho hết ngày.
Lại mất thêm 3 ngày không có cơ hội tắm biển tại một trong những bãi biển đẹp hoang vắng, chúng tôi leo lên xe đò đi tiếp đến San Jose. Từ khúc Limon trở đi là đoạn đường nhựa. Có lúc xe chạy ngang qua những khu rừng, với bóng cây phủ tối um cả đường, lúc thì chạy ngang nhũng vườn chuối, những cánh đồng dứa bát ngát, lúc lên đèo cao, tôi thấy kiếng xe mờ tịt mà bác tài vẫn ung dung lạng lách. 
Khi xe đến San Jose, chúng tôi phải đi bộ qua một bến xe đò khác và đi tiếp đến Liberia. 
Ra khỏi thành phố, xe bắt đầu đổ đèo và chạy dọc theo QL1. Đoạn dường này vừa đông xe và đôi khi bị kẹt xe. Càng xuống đèo, không khí lại trở nên nóng nực.
Đến xế chiều thì xe mới tới Liberia, một thị trấn yên hòa với vài chục ngàn dân gần ranh giới. Chúng tôi nghỉ lại đây đêm nay, để sáng mai tiếp tục đến Nicaragua.


Chuẩn bị rời khỏi Costa Rica. Đất đai phì nhiêu, rộng rãi, nhưng sản phẩm nông nghiệp quá nghèo nàn. Họ chỉ giỏi nhảy điệu Reggae thôi, hihi.


Bên đây là Nicaragua.


Trước tiên là chúng tôi phải đi xe buýt từ ranh giới đến Rivas. Xe chạy dọc theo bờ hồ Nicaragua, Hôm nay trời gió mạnh, chiếc xe đò cứ lắc qua lắc lại. Dọc theo đường phía bên tây mặt của chúng tôi là hồ Nicaragua, trên mặt hồ là những ngọn sống bạc đầu.
Tại bến xe không khí rất là nhốn nháo, nhưng không hề giành giựt. Ở đây cũng có nhiều người bán rong y như VN, bà con cô bác vừa ngồi trên xe ăn hàng và vứt rác xuống đường cũng y như VN. Chúng tôi chỉ đợi có nửa tiếng là có xe khác đi tiếp đến San Juan del Sur.


Nơi đây là một làng đánh cá nhỏ với 18.000 người sinh sống. Du khách đến đây đế tắm biển, lướt ván, câu cá và nghỉ mát.


Những người cùng ở nhà trọ rủ chúng tôi đi câu cá.


Con cá đuối thì được dân đánh cá cho, còn con cá ngừ thì phải mua. Chúng tôi không biết cách câu, nên các lưỡi câu mà tôi mang theo đều bị đá ngầm cắt đứt. Không sao cả, buổi trưa nay chúng tôi đã có 2 con cá nướng, chỉ thiếu muối tiêu chanh và vài lon bia.


Bãi biển chúng tôi tới rất hoang vắng và sạch đẹp.


Ngoài chúng tôi ra, không có ai cả. Ước nguyện được tắm ở phía bên kia biển Thái Bình Dương đã thành sự thật.


Chiều nay về lại nhà trọ, tôi nấu một nồi to ragout hải sản cho mọi người ăn, tôm cá thì mua thêm, còn ốc thì tự bắt ở biển. Họ rất là ngạc nhiên khi lần đầu tiên được ăn ốc, rồi họ cũng rất tự nhiên vét sạch cả nồi.
Qua ngày hôm sau, chúng tôi lại được hướng dẫn sang tắm một bãi biển hoang vắng khác, với rất nhiều chú khỉ trộm ngó bên phía rừng và bên phía biển là những bày chim bồ nông to lớn, đang đứng bên gành đá phơi nắng.


Tắm biển được 2 ngày, chúng tôi đi taxi tiếp đến Puerto San Jorge, rồi đón phà đi San José, nằm trên đảo Ometepe (mỗi ngày có 2 chuyến phà ra đảo).
Đảo Ometepe là đảo lớn nhất thế giới nằm trong hồ nước ngọt Nicagagua, đảo này được tạo thành bởi 2 ngọn núi lửa Concepción (cao 1610 mét, còn đang hoạt động.Trận phun lửa mới đây nhất xẩy ra vào năm 2010, chính quyền Nicaragua đã phải yêu cầu người dân rời bỏ đảo) và Manderas. Đảo có chiều dài là 31 km và chiều ngang từ 5-10 km và là nơi cư ngụ của 42.000 dân. Trên đảo có cả một hệ thống xe buýt chạy vòng quanh đảo. Nghành thu nhập chính trên đảo là chăn nuôi, chồng trọt (chủ yếu là loại chuối dùng để nấu, được gọi là Platain) và du lịch (du lịch sinh thái, các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đến đây nghiên cứu hệ thực vật và động vật độc đáo của khu vực này).
Nhiều tryền thống cổ trên đảo còn được lưu giữ, vì thế trên đảo họ ăn mừng những ngày lễ hội dân gian của họ còn nhiều hơn những nơi khác ở Nicaragua.


Hồ Nicaragua còn có nhiều tên gọi khác như: Cocibolca, Grannada…. Hồ này là hồ lớn nhất của khu vực Trung Mỹ và ăn thông qua biển Caribbean nhờ con sông San Juan. Với bề rộng là 8,264 km2, hồ này cũng có những ngày sóng gió dữ dội.
Hệ sinh thái trong hồ có nhiều loại cá kỳ lạ, thí dụ như trong hồ có một loại cá mập mà người ta tưởng là một loại cá mập nước ngọt. Cho đến mới đây, khi họ bắt được loại cá này khu vực ngoài biển Caribbean, họ mới biết chúng cũng là một loại cá mập từ biển. Chúng phải mất ít nhất từ 7-11 ngày để hoàng thành chuyến bơi ra cửa biển dọc theo con sông San Juan.
Hiện nay với nhiều nhà máy xung quanh hồ, đã gây ô nhiễm nặng nề cho khu vực và ảnh hưởng trầm trọng cho hệ sinh thái của hồ.


Charo Verde là một cái hồ nhỏ trên đảo, nơi đây nằm trong một cái vịnh khá yên tĩnh ở phía tây của đảo. Khu vực lưu tồn sinh thái này bao gồm 20 ha rừng nhiệt đới và là nơi cư ngụ của nhiều loại động vật quý hiếm.
Ngoài ra khu vực này còn được biết với vài bãi tắm rất yên tĩnh.


Anh bạn tôi sáng nay bị ngộ độc thực phẩm nên ở lại nhà trọ, tôi thì đi thăm quan núi lửa Manderas với cô bạn Nicaragua mới quen. 
Núi lửa Menderas đã ngưng hoạt động từ hồi xa xưa. Để leo lên đến cái hồ mà nẳm giữa miệng núi lửa, bạn cần có người địa phương hướng dẫn. Đoạn đường lên đến hồ từ chân núi, dài khoảng 5 km và có độ cao là 1400 mét. Con đường mòn này hôm tôi đi rất trơn trượt và phải vượt qua nhiều chướng ngại vật. Tôi đã may mắn gặp được những chú khỉ mặt trắng tò mò theo giõi chúng tôi thây phiên nhau chụp ếch.


Hầu như lúc nào cũng có đám mây bao phủ kín ngọn núi lữa đã tắt, Manderas, trong những ngày tôi ở đây.
Rồi chúng tôi phải quay về khu đất liền, để tiếp tục cuộc hành trình tới Granada. Đây là một thị trấn nghỉ mát nhỏ ngay bên bờ hồ Nicaragua. Chúng tôi chỉ dừng lại đây để dùng bữa trưa, rồi sau đó đi xe tốc hành đến Managua. Thủ đô này có khoảng 1 triệu dân, đây cũng là thủ đô mà du khách ít viếng thăm nhất của khu vực Trung Mỹ.
Chúng tôi chọn khu bến xe để nghỉ đêm, khu này thì không mấy an toàn cho lắm. đường phố vắng người và nhà cửa cũng khá lụp xụp. Các nhà nghỉ nơi đây cũng không mấy sạch sẽ cho lắm.


Thay vì chúng tôi chuẩn bị đi tiếp qua Honduras, nhưng lại bị 2 người đẹp Nicaragua này rủ ở lại để đi tắm biển và ngắm trăng tại Pochomil. Đây là một bãi tắm rộng lớn chủ yếu dành cho dân địa phương.

Chúng tôi chỉ có thời gian tắm biển một ngày, là phải quay lại Managua mới có xe đi tiếp đến Honduras.

Xe chỉ chạy vào lúc 4 giờ sáng. Vì chúng tôi không mua được vé trước, nên phải đi canh me. Dự tính chúng tôi là đi tới Tegucigalpa, nhưng chuyến xe này đã hết chỗ. Cũng hên là chạy qua hãng khác có xe đi San Pedro mà còn lại đúng 2 vé, thế là đi luôn. Chúng tôi phải ngồi vào 2 vé cuối nằm kế bên toilet, thật không hấp dẫn chút nào.
Xe chúng tôi cũng dừng lại Tegucigalpa để lên xuống khách, và hành khách trên xe có điều kiện mua đồ ăn cho bữa trưa. Chúng tôi chỉ kịp mua được cái bánh pizza, là phải phóng lại lên xe.
Đến chiều thì xe chạy tới San Pedro. Đây là thành phố lớn thứ hai của Honduras, với khoảng 435.000 dân. Tôi thấy thành phố này chẳng khác gì một bản kopi của các thành phố Mỹ với những quán ăn nhanh của hệ chi nhánh Mỹ. Đến tối tôi mới tìm được một quán ăn vỉa hè ngay khu vực chợ. Nhưng món ăn của họ không hấp dẫn cho lắm, chỉ có cái bánh Tortilla, bánh này được làm bằng bột bắp, rồi cán dẹp nó ra như cái bánh đa, sau đó đem nướng.Khi ăn, họ quét lên bánh một lớp mỏng đậu đen hầm nhừ, ít rau sống và cuộn lại rồi đớp, dở ẹt. Tuy thế nhưng tôi dứt khoát không ăn món gà rán kiểu KFC như nhiều quán khác nơi đây bán. 
Có một cái đáng chú ý là khách sạn nơi đây lại rẻ.


Tại thành phố này bạn muốn đón xe đi tới một thành phố khác thật không dễ chút nào, vì mỗi hãng có một bến đậu riêng, nằm rải rác khắp phố. Chúng tôi cũng phải vất vả lắm mới tìm được đến bến xe. Chúng tôi trước tiên đón xe đi tới La Ceiba, sau đó chúng tôi sẽ đi phà tới đảo Utila.
Khi xe đến La Ceiba là vào chiều, chúng tôi không kịp chuyến phà và phải nghỉ lại nơi đây một đêm. Thị trấn này tôi thấy khá yên tĩnh, nhưng nhiều quán lại có vệ sỹ đứng cửa với trang bị đến tận răng.

Ngày hôm sau trời lại mưa, sóng gió cả ngày, phà không xuất bến. Thế là nằm lại nhà trọ cả ngày. Cũng hên là phía dưới nhà trọ có một tiệm bánh ngon, nên ngồi ăn bánh uống trà chúng tôi cảm thấy thời gian trôi qua lẹ hơn.

Sáng kế tiếp, lại tin buồn, trời vẫn mưa và phà sẽ không rời bến vì ảnh hưởng bão. Đến trưa, trời mới sáng lại, chúng tôi xuống bến phà ngồi chờ thời.
Cũng hên là chiều nay phà được phép xuất bến. Chúng tôi được nhiều người cho biết là vé phà năm nay đã lên gắp đôi, vì có một công ty của Mỹ mua hết khẩu phần. Vé có mắc thì cũng phải đi, chúng tôi sẽ đi học lặn.
Khu vực Bays Islands gồm có 3 đảo lớn: Utila, Roatán và Guanaja. Đây là khu san hô lớn thứ nhì của thế giới. Chúng tôi sẽ đi tới đảo Utila, vì nơi đây chúng tôi được biết là dành cho thường dân. Các đảo kia nằm xa đất liền hơn và sinh hoạt cũng mắc hơn.
Chặng đường đến đảo Utila là khoảng 30 hải lý (50km). Lên phà mỗi người được thưởng một bịch nylon, lỡ mà có cho chó ăn chè, hihi.
Trên phà có 2 tầng, tầng phía dưới có máy lạnh và có tivi để hành khách coi phim. Tầng trên là dành cho những kẻ khoái thiên nhiên, khoái bị sóng đánh ướt.
Phà chạy đúng 1 tiếng 45 phút là cập bến. Tại bến phà có rất nhiều người ra đón, tôi thắc mắc, có quan khách trên phà chúng ta chăng? Không có quan khách, chỉ có thường dân thôi. Đám quân ra đón là để đưa tờ rơi, thì ra họ là đại diện cho các trường lặn trên đảo, ra bến phà tiếp thị trực tiếp.
Chúng tôi chỉ cầm lấy vài tờ rơi và nhanh chóng thoát ra đám đông để đi tìm nhà trọ trước đã, chuyện học lặn để ngày mai tính.
Trên đảo nổi tiếng một món bánh kẹp cá mà khách ba lô ưa thích. Tối nay chúng tôi liền đi ăn thử, bánh kẹp cá, fish burger, được làm bằng một giống cá nhòng, Barracuda (một loại cá rẻ tiền), trước tiên được ướp muối và phơi khô, sau đó mang ngâm nước cho mềm và giã nhuyễn, rồi nắn dẹp lại như một bánh chả cá, xong đem chiên. Miếng chả cá chiên được kẹp chính giữa bánh burger, kèm thêm một ít rau sà lách, ít hành tây, ít lát cà chua và sốt mayonaise, voila. Bữa ăn tối nay rất ấn tượng, bởi chúng tôi được một cô bé chỉ 5 tuổi phục vụ.


Anh này là con cháu của những kẻ cướp biển Caribbean thời xa xưa. Hiện nay số 6000 dân cư trên đảo Utila này phần đông có nguồn gốc từ Châu Âu, ngôn ngữ chính trên đảo là tiếng Anh, với một giọng phát âm rất khó nghe.


Để quyết đinh chọn được một trường lặn thật không phải là chuyện dể dàng, vì nhiều trường quá. Nào là trường với thầy lặn chuyên tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp… Giá cả hoc phí hầu như đều bằng nhau.
Chúng tôi chọn trường lặn của Captain Morgan (tên của một vị tướng cướp biển Caribbean khét tiếng của thế kỷ thứ 17), vì sẽ đươc tá túc với giá hữu nghị tai khách sạn Kayla, trên hòn Pigeon Cay, nằm về phía tây bắc của đảo Utila.
Phần đông những người dậy lặn là dân du lịch ba lô từ các nước Châu Âu và Bắc Mỹ bị dính kẹt nơi đây, bởi kiểu sống an nhàn và thắng cảnh thiên nhiên hầu như vẫn còn nguyên vẹn.


Muốn học được bằng lặn, trước tiên chúng tôi phải chứng minh, là có thể bơi được ít nhất 200 mét và thả nổi trên mặt biển 10 phút. Ngoài ra chúng tôi còn phải học một phần lý thuyết như: hiểu biết về an toàn dưới nước, học một số dấu hiệu cần thiết khi đang lặn dưới nước, cách sử dụng dụng cụ lặn…
Mỗi khi rảnh rỗi, là tôi tranh thủ câu cá.


Chiếc kayak nhựa của khách sạn, chỉ có mình tôi sử dụng tích cực nhất.


Trên hòn Pigeon Cay có khoảng 300 dân cư. Một phần nửa là con cháu của những kẻ cướp biển Caribbean, họ nói tiếng Anh. Một phần nửa kia là nhóm nói tiếng Tây Ban Nha. Phần lớn dân cư trên hòn sống bằng nghành đánh bắt hải sản. Trên hòn có tới 4 nhà thờ nhỏ và một khu sinh hoạt chung, cho mọi người tới bà 8 chuyện hàng ngày. Cuộc sống trên đảo rất ôn hòa và thanh thản. 
Chỉ dạo bộ chưa đầy 10 phút, chúng tôi đã đi được từ đầu này đến đầu kia của hòn Pigeon.
Những ngày sống trên hòn, chúng tôi cũng tự nấu cơm và ăn hải sản tưoi sống ở đây mỗi ngày. Vào thời đó một con cá mú đỏ mới câu khoảng 1 kg, giá 4-5$, 1½ kg tôm hùm mới được dân lặn bắt về và bỏ đầu, giá 9 $ (2 thằng tôi ăn một lần là ngán luôn đến giờ, cá nhái và nhiều loại cá kém ngon, thì họ vứt đi)…, chỉ có rau cỏ là hơi mắc một chút. Nhiều bữa ăn, chúng tôi cũng chia sẻ bữa cơm cùng với các bạn lặn, các đứa bé đang đứng câu cá gần đó.


Chiếc ghe này chở chúng tôi đến các điểm lặn. Khi đến một điểm lặn, ghe chúng tôi móc vào một cái phao quy định (các ghe không được ném neo trong vùng san hô). 
Lần đầu tiên chúng tôi lặn thử ở vùng 10 mét. Sau khi chúng tôi đã hoàng thành cách thức trồi lại từ từ lên mặt nước mà không có bình hơi, lúc đó người huấn luyện viên mới hướng dẫn chúng tôi lặn xuống độ sâu là 18 mét. Oh, quá tuyệt vời, thủy cung sao đẹp thế. Chúng tôi thấy nào là tôm hùm, nào là nhiều loại cá với đủ màu sắc bơi lội tung tăng dưới nước… Khi lặn tuyệt đối bạn không được phép đạp lên san hô. Cứ mỗi lần lặn, chúng tôi phải đóng 2$ cho việc bảo quản môi trường (nếu hút thuốc, bạn cũng phải cầm tẩu thuốc về lại khách sạn và vất vào thùng rác).


Vào lúc sáng sớm hay xế chiều, có nhiều bày cá trích vào tới sát mé cầu, nơi neo ghe.


Cứ một tuần một lần, dân cư trên đảo lại mở disco, rất nhộn nhịp, việc trà chộn với dân làng không mấy khó khăn.


Hòn này trị giá 1 triệu US$. Vào thời điểm đó, chỉ có những thương gia khá giả của Mỹ mới có khả năng vung tiền để mua.


Từ khách sạn nhìn ra phía biển. Phần nhiều dân đi lặn họ quay lại khu đảo lớn vào lúc chiều. Chỉ có 2 thằng tôi ở lại nơi thiên đường yên tĩnh này 10 ngày liên tiếp.
Chỉ có một hôm là có một nhóm lặn chuyên gia, họ lặn đêm. Chiều tối hôm đó chúng tôi có một bữa ăn tối chung, tại một quán ăn trên hòn ( quán này vào chiều, đôi khi bạn sẽ thấy vài con cá đuối to lớn, bơi ngay phía dưới nhà sàn).
Khi trò chuyện, tôi kể câu chuyện hấp dẫn của tôi, khi được đi đánh bắt cá với dân làng. Thì có anh bạn Mỹ lên tiếng, nếu những người dân ở đây tiếp tục đánh bắt cá, thì sau này con cháu chúng mình sẽ không còn thấy tôm hùm, cá… khi lặn ở đây. Tôi để cho anh ta phát biểu xong cách suy nghỉ ích kỷ của anh ta, rồi tôi mới tấn công lại. Tôi hỏi anh ta, những kẻ phá hoại môi trường hiện nay là ai? Là các nước văn minh hay là các nước chậm tiến? Là đám dân đánh cá thô sơ này? Những con tôm hùm, cá… họ đánh bắt được, đều là để phục vụ đám du khách có tiền. Nếu anh muốn bắt họ kết thúc sự nghiệp của ông cha họ? anh có sẵn sàng mỗi tháng cung cấp lương cho họ sinh sống, với đồng lương anh làm ra ở Mỹ không? Thế là cả đêm anh bạn thường hay to mồm này không hề mở miệng. Còn chúng tôi và các bạn lặn khác, vẫn tiếp tục trò chuyện vui nhộn đến đêm dài.


Sống trên đảo thật là thú vị, hết câu cá thì tôi chèo kayak hay đi lặn….


Anh bạn ngư dân, Edgar không hề e ngại, khi tôi xin phép cùng đi ra biển theo giõi anh ta săn lặn cá. Mỗi khi ghe về lại hòn, anh ta đều muốn tôi ăn gì thì cứ cầm về, không hề tính toán.
Một lần tôi thấy bạn của Edgar đang làm thịt một con đồi mồi to lớn, anh ta chấp nhận bán lại cho tôi nửa kg thịt (thật ra anh ta cắt đại cho tôi một miếng thịt chắc nặng cả 1½ kg), với điều kiện là tôi phải câm mõm (theo luật quốc tế, ngư dân không được đánh bắt đồi mồi. Con đồi mồi này vì xấu số, đã chết ngộp, khi mắc vào lưới cá). 
Chiều hôm đó tôi đãi cho các bạn thợ lặn một nồi ragout thịt đồi mồi mà phải nói dối là thịt của con bê. Mọi người đều khen, từ hồi cha sanh mẹ đẻ tới giờ, chưa bao giờ họ được ăn món thịt bê mềm ngon đến thế, hihi. Các bác cũng đừng nói cho ai biết chuyện này nhé.


Anh bạn trẻ, con của Edgar đang học cách nối nghiệp cha nhưng vẫn chưa lặn được. 
Ngư dân ở đây họ còn đánh bắt theo kiểu thô sơ, đủ để sinh nhai. 


Đám trẻ trên hòn chỉ cần học đến lớp 4 là học hết chữ rồi (muốn học tiếp là phải vào đất liền). Để giết thời gian, chúng câu cá cả ngày. Mỗi khi chúng câu được một con cá lớn, là chúng mang đi bán ngay tại mối thu mua, rồi dùng tiền để mua bánh kẹo, và tiếp tục câu cá. 
Vì chúng tôi có một thời hạn, deadline, nên chúng tôi phải lên đường, mặc dù tôi rất thích ở lại nơi đây thêm vài ngày nữa. 

Thông thường thì mọi người phải quay trở lại đảo Utila, thì mới có phà về đất liền. Nhờ Edgar mách cho tôi biết, là anh chủ vựa cá trên hòn Pigeon, trung bình cứ 2 lần mỗi tuần, ông ta phóng chiếc bobo vào đất liền để bán cá. Thế là chúng tôi được đi ké với giá cũng gần tương đương như giá vé tàu. Lợi điểm khi sử dụng phương tiện này, là chiếc bobo phóng rất nhanh, yếu điểm là những cơn sóng đánh ướt người chúng tôi như chuột lột.
Trở lại đất liền, chúng tôi phải đi ngược lại San Pedro và sau đó đi tiếp tới Nueva Ocotepeque. Cũng hên là chúng tôi đón kịp xe, nhưng lại hết chỗ ngồi, thế là phải đứng gần 2 tiếng, trong khi đó xe lựơn qua lượn lại theo sườn núi. Thật vất vả quá, sáng thì bị ướt đẫm người của nước biển, giờ thì bị đong đưa, nhừ cả người.
Đến 8 giờ tối xe chúng tôi mới tới Nueva Ocotepeque, một thị trấn ranh giới, gần cửa khẩu qua Guatemala và El Salvador.

Sáng chúng tôi dậy thật sớm để tranh thủ đến cửa khẩu, khi nhìn ra đường chúng tôi thấy vắng tanh, và cũng không biết kêu ai mở cửa giùm. Thôi lại leo len giường ngủ tiếp.
Khi mặc trời mọc, lúc đó mới có xe buýt chở chúng tôi đến cửa khẩu Agua Caliente. Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến, nơi đây cũng có cò, giúp hành khách điền hồ sơ khi rời ranh giới. Tôi để ý thấy, họ làm việc rất đàng hoàng, không hề chụp giựt.
Vào lúc này rất ít khách qua lại, vì thế chúng tôi ra khỏi Honduras thật dễ dàng. Tại khu vùng đệm, có xe chở chúng tôi đến cửa khẩu Guatemala, nằm cách đó 2 km.
Chúng tôi nhập vào Guatemala dễ đến nỗi mà cảnh sát biên phòng không muốn đóng mộc ngày nhập vào hộ chiếu của chúng tôi. Chúng tôi phải đòi hỏi họ đóng giùm cho cái mộc, lỡ sau này, khi rời khỏi nước, sẽ không gặp khó dễ.
Tại cửa khẩu chỉ có loại xe taxi chia sẽ, colectivo, đưa bạn tới thị trấn Esquipules, nơi đó mới có xe đò, để bạn đi tiếp đến các tỉnh khác.
Hôm nay lại xui thật, chúng tôi lên xe đò thì lại hết vé. Họ không bán chỗ đứng cho khách du lịch, nhưng nhờ chúng tôi năn nỉ, họ cho chúng tôi lên xe, ngồi vào chỗ mà khách hàng đã đặt sẵn. Xe chạy khoảng 1 tiếng, thì đám khách đó lên, thế là chúng tôi phải đứng. Tuyến đường này chỉ có một chuyến xe trong ngày, nên xe đón khách đến chật cứng (chúng tôi không dám đi xe đêm tại Guatemala, vì lâu lâu lại xảy ra 1 vụ cướp. Một anh tây balo kể chúng tôi nghe, mới đây, một xe đò đêm bị bọn cướp chặn lại, và chúng bắt mọi hành khách xuống xe, bắt họ cởi sạch quần áo, trang sức trên người ra, rồi sau đó chúng phát cho mỗi người một tờ báo để che thân. Nghe câu chuyện thấy hú hồn thiệt, lỡ mà gặp bọn chúng, là tiền của chúng tôi sẽ mất sạch (đâu còn chỗ nào mà dấu) và cuộc hành trình sẽ chấm dứt sao?).
Hôm nay xe đò chúng tôi phải dừng lại, để công an lên xét giấy tờ. Họ giữ hộ chiếu của chúng tôi, và bắt chúng tôi xuống xe đứng chờ, trong khi họ tiếp tục xét những hành khách còn lại. Khi các chú cớm xuống xe và ra hiệu là chúng tôi phải chìa tiền, nhưng chúng tôi cứ làm lơ, thế là các chú phải đưa lại giấy tờ.
Chiều nay xe chúng tôi tới thị trấn Rio Dulce, nằm bên bờ hồ lớn nhất của Guatemala, Lago de Izabal, ăn thông ra biển Caribbean. Thắng cảnh nơi đây đẹp và có rất nhiều du thuyền ghé thăm. Gần đây có thị trấn cảng Livingston là một điểm nghỉ mát nổi tiếng, ngoài ra nơi đây còn có vài khu vườn quốc gia.
Chúng tôi chỉ nghỉ qua đêm tại Rio Dulce, và sáng hôm sau, chúng tôi lại đón xe đi tiếp đến Flores. Đoạn đường này tuy chỉ có trên 200 km, mà chúng tôi phải đi từ sáng cho tới chiều. Mục đích chúng tôi đến nơi đó, là ghé thăm quan Tikan


Vườn quốc gia Tikan nằm cách xa Flores khoảng 65 km và rộng 570 km2, vào năm 1979 Tikal được tuyên bố UNESCO công nhận Di sản thế giới.


Tikal trước kia là thủ đô cùa một vương quốc hùng mạnh của người Maya cổ đại. 


Vết tích của một số ngôi đền có tuổi từ thế kỷ thứ 4 tước công nguyên và được phát hiện vào thời gian 1840.


Đỉnh cao của nền văn hóa Maya là vào thời kỳ năm 200- 900 sau công nguyên và bao rộng nguyên khu vực của Trung Mỹ.
Đến cuối thế kỷ thứ 10 thì nền văn hóa này bị mất đi. Các nhà thảo cổ cho rằng nguyên nhân chính của sự sụp đổ, là nơi đây không có nguồn nước (họ chỉ sinh hoạt nhờ nguồn lưu trữ nước mưa).


Đền Tikal cao 47 mét.
Anh bạn trẻ, con của Edgar đang học cách nối nghiệp cha nhưng vẫn chưa lặn được. 
Ngư dân ở đây họ còn đánh bắt theo kiểu thô sơ, đủ để sinh nhai. 


Đám trẻ trên hòn chỉ cần học đến lớp 4 là học hết chữ rồi (muốn học tiếp là phải vào đất liền). Để giết thời gian, chúng câu cá cả ngày. Mỗi khi chúng câu được một con cá lớn, là chúng mang đi bán ngay tại mối thu mua, rồi dùng tiền để mua bánh kẹo, và tiếp tục câu cá. 
Vì chúng tôi có một thời hạn, deadline, nên chúng tôi phải lên đường, mặc dù tôi rất thích ở lại nơi đây thêm vài ngày nữa. 

Thông thường thì mọi người phải quay trở lại đảo Utila, thì mới có phà về đất liền. Nhờ Edgar mách cho tôi biết, là anh chủ vựa cá trên hòn Pigeon, trung bình cứ 2 lần mỗi tuần, ông ta phóng chiếc bobo vào đất liền để bán cá. Thế là chúng tôi được đi ké với giá cũng gần tương đương như giá vé tàu. Lợi điểm khi sử dụng phương tiện này, là chiếc bobo phóng rất nhanh, yếu điểm là những cơn sóng đánh ướt người chúng tôi như chuột lột.
Trở lại đất liền, chúng tôi phải đi ngược lại San Pedro và sau đó đi tiếp tới Nueva Ocotepeque. Cũng hên là chúng tôi đón kịp xe, nhưng lại hết chỗ ngồi, thế là phải đứng gần 2 tiếng, trong khi đó xe lựơn qua lượn lại theo sườn núi. Thật vất vả quá, sáng thì bị ướt đẫm người của nước biển, giờ thì bị đong đưa, nhừ cả người.
Đến 8 giờ tối xe chúng tôi mới tới Nueva Ocotepeque, một thị trấn ranh giới, gần cửa khẩu qua Guatemala và El Salvador.

Sáng chúng tôi dậy thật sớm để tranh thủ đến cửa khẩu, khi nhìn ra đường chúng tôi thấy vắng tanh, và cũng không biết kêu ai mở cửa giùm. Thôi lại leo len giường ngủ tiếp.
Khi mặc trời mọc, lúc đó mới có xe buýt chở chúng tôi đến cửa khẩu Agua Caliente. Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến, nơi đây cũng có cò, giúp hành khách điền hồ sơ khi rời ranh giới. Tôi để ý thấy, họ làm việc rất đàng hoàng, không hề chụp giựt.
Vào lúc này rất ít khách qua lại, vì thế chúng tôi ra khỏi Honduras thật dễ dàng. Tại khu vùng đệm, có xe chở chúng tôi đến cửa khẩu Guatemala, nằm cách đó 2 km.
Chúng tôi nhập vào Guatemala dễ đến nỗi mà cảnh sát biên phòng không muốn đóng mộc ngày nhập vào hộ chiếu của chúng tôi. Chúng tôi phải đòi hỏi họ đóng giùm cho cái mộc, lỡ sau này, khi rời khỏi nước, sẽ không gặp khó dễ.
Tại cửa khẩu chỉ có loại xe taxi chia sẽ, colectivo, đưa bạn tới thị trấn Esquipules, nơi đó mới có xe đò, để bạn đi tiếp đến các tỉnh khác.
Hôm nay lại xui thật, chúng tôi lên xe đò thì lại hết vé. Họ không bán chỗ đứng cho khách du lịch, nhưng nhờ chúng tôi năn nỉ, họ cho chúng tôi lên xe, ngồi vào chỗ mà khách hàng đã đặt sẵn. Xe chạy khoảng 1 tiếng, thì đám khách đó lên, thế là chúng tôi phải đứng. Tuyến đường này chỉ có một chuyến xe trong ngày, nên xe đón khách đến chật cứng (chúng tôi không dám đi xe đêm tại Guatemala, vì lâu lâu lại xảy ra 1 vụ cướp. Một anh tây balo kể chúng tôi nghe, mới đây, một xe đò đêm bị bọn cướp chặn lại, và chúng bắt mọi hành khách xuống xe, bắt họ cởi sạch quần áo, trang sức trên người ra, rồi sau đó chúng phát cho mỗi người một tờ báo để che thân. Nghe câu chuyện thấy hú hồn thiệt, lỡ mà gặp bọn chúng, là tiền của chúng tôi sẽ mất sạch (đâu còn chỗ nào mà dấu) và cuộc hành trình sẽ chấm dứt sao?).
Hôm nay xe đò chúng tôi phải dừng lại, để công an lên xét giấy tờ. Họ giữ hộ chiếu của chúng tôi, và bắt chúng tôi xuống xe đứng chờ, trong khi họ tiếp tục xét những hành khách còn lại. Khi các chú cớm xuống xe và ra hiệu là chúng tôi phải chìa tiền, nhưng chúng tôi cứ làm lơ, thế là các chú phải đưa lại giấy tờ.
Chiều nay xe chúng tôi tới thị trấn Rio Dulce, nằm bên bờ hồ lớn nhất của Guatemala, Lago de Izabal, ăn thông ra biển Caribbean. Thắng cảnh nơi đây đẹp và có rất nhiều du thuyền ghé thăm. Gần đây có thị trấn cảng Livingston là một điểm nghỉ mát nổi tiếng, ngoài ra nơi đây còn có vài khu vườn quốc gia.
Chúng tôi chỉ nghỉ qua đêm tại Rio Dulce, và sáng hôm sau, chúng tôi lại đón xe đi tiếp đến Flores. Đoạn đường này tuy chỉ có trên 200 km, mà chúng tôi phải đi từ sáng cho tới chiều. Mục đích chúng tôi đến nơi đó, là ghé thăm quan Tikan


Vườn quốc gia Tikan nằm cách xa Flores khoảng 65 km và rộng 570 km2, vào năm 1979 Tikal được tuyên bố UNESCO công nhận Di sản thế giới.


Tikal trước kia là thủ đô cùa một vương quốc hùng mạnh của người Maya cổ đại. 


Vết tích của một số ngôi đền có tuổi từ thế kỷ thứ 4 tước công nguyên và được phát hiện vào thời gian 1840.


Đỉnh cao của nền văn hóa Maya là vào thời kỳ năm 200- 900 sau công nguyên và bao rộng nguyên khu vực của Trung Mỹ.
Đến cuối thế kỷ thứ 10 thì nền văn hóa này bị mất đi. Các nhà thảo cổ cho rằng nguyên nhân chính của sự sụp đổ, là nơi đây không có nguồn nước (họ chỉ sinh hoạt nhờ nguồn lưu trữ nước mưa).


Đền Tikal cao 47 mét.


Nơi đây có tới 3000 kiến trúc. Đi nhiều cũng mệt.


Vượt qua ranh giới trên sông. Bên này là Guatemala.


Bên phía của khẩu Mexico, họ không có phẩm quền đóng mộc khi nhập cảnh. Chúng tôi phải tìm tới phòng xuất nhập cảnh tại Palangue, nơi đó họ mới chịu đóng mộc và phải đợi rất lâu.
Tối nay chúng tôi đi xe đò đêm tới Mexico City và trước khi lên xe, chúng tôi cũng không quên tìm đến tiệm Internet, để gọi về nhà chúc Tết.


Chuyến xe đò chạy tới Mexico City rất tốt, nhưng xe không có phục vụ ăn uống đêm. Vào giữa đêm và một lần vào lúc gần sáng, xe chúng tôi bị chận lại để kiểm soát giấy tờ hành khách. 8 giờ sáng thì xe tới bến, chúng tôi đi xe điện ngầm vào trung tâm thành phố không mấy khó khăn. Hôm nay là chủ nhật, đường phố vắng tanh và yên tĩnh.
Tính cả khu trung tâm (8,8 triệu dân) và khu ngoại thành của Mexico City, có tới 21,2 triệu dân. Nằm ở độ cao 2.420 mét, khí hậu nơi đây khá lạnh.


Lễ hội dân tộc trên đường phố, cho ngày hiến pháp.


Y phục của họ giống y phục lễ hội của người Bolivar.


Viện bảo tàng thành phố, nằm bên hông khu công viên Alamenda.


Thăm quan viện bảo tàng là miễn phí. Trong thời gian này nơi đây đang triễn lãm tranh ảnh có đề tài, tội lỗi chiến tranh.


Mecico City Cathedral, được người Tây Ban Nha xây dựng trên nền đền thánh của người Aztec.


Cảnh bán rong tại, Plaza de la Constitución, quảng trường của trung tâm thành phố (lớn nhất thế giới).


Thầy bùa.


Dân Aztec nhảy điệu múa cầu mưa.


Một góc của nhà thờ, Mecico City Cathedral.


Xe tour thành phố.


Hôm qua là ngày hiến pháp, nên hôm nay thứ hai, thành phố được nghỉ bù. Chúng tôi đi dạo phố mà thấy vắng tanh.


Đài tưởng niệm Benito Juárez.


Khu phố Tàu, họ cũng treo cờ theo truyền thống Tết.


Sáng thứ ba chúng tôi mới gọi điện cho Jorge. Chúng tôi quen anh ta khi đi lặn tại Utila, Honduras.

Xung quanh khu công viên Polanco có nhiều bò lắm. Không khóa là bị mất như chơi.


Cứ vài chục mét lại có một chú.


The Angel de la Independencia, tượng đài cho một trăm năm giành độc lập.


Và chúng tôi cũng đi thưởng thức ẳm thực Mexico với Jorge. Món ăn của họ có một đặc trưng riêng, không giống nghành ẩm thực nghèo nàn như các nước Trung Mỹ. Ở đây họ ăn trưa vào lúc 3-4 giờ chiều.


Trường đại học lớn nhất thế giới, National Autonomous University of Mexico. 
Jorge đang học năm cuối tại đây. Trường học có sức chứa tới 250.000 học viên (thống kê mới nhất là 306.000 học viên).


Thăm quan khu phố cổ, Coyoacán.


Sân vườn của một nhà thờ, không nhớ tên.


Churros, một loại bánh chiên phồng và được xịt kem vào giữa.
Ngày hôm sau chúng tôi về nhà Jorge để quảng bá văn hóa Việt Nam bằng những món ăn. 
Mẹ của Jorge có gốc từ Nga, ông Ba thì có nguồn gốp từ Iran. Họ sống chung trong một căn nhà to lớn cùng thêm 2 cô em gái.
Tôi đã đi chợ và chuẩn bị làm món gỏi tôm, gà kho gừng và mực xào chua ngọt. Mọi người đều vui vẻ giúp tôi làm bếp. Gần 4 giờ chiều tôi mới làm xong và cả nhà bắt đầu ăn trưa.
Mẹ của Jorge là một người nội trợ giỏi, phải tấm tắc khen những món tôi làm, bà rất thích món gà kho gừng. 
Cô em gái của Jorge, sau bữa cơm, mới tiết lộ, là cô thoạt đầu rất sợ thử ẩm thực lạ. Giờ thì cô ta rất vui là đã được thưởng thức một bữa ăn ngon.
Chiều nay Jorge và bạn của anh ta Osvaldo mời chúng tôi ra quán thưởng thức bia của Mexico, ở đây có khoảng 14 loại bia ngon, nhung chúng tôi chỉ thử vài loại mà thôi.
Tối đến, Jorge mời chúng tôi về lại nhà anh ta ngủ. Sáng sớm hôm sau, anh ta lại nhiệt tình chở chúng tôi ra phi trường. Gia đình anh ta cũng tặng cho chúng tôi một ít quà kỷ niệm của Mexico.

Hơn 3 tháng rưỡi ròng rã trên lục địa Châu Mỹ, chúng tôi bay trở lại Bangkok. Chuyến máy bay phải ghé Mỹ. Tại quốc gia này họ không có khu transit trong phi trường như các quốc gia khác. Tôi thì lại không có visa vào Mỹ, thế là tôi bị họ nhốt từ 10 giờ sáng cho tới 7 giờ chiều, hai nhân viên cảnh sát, hộ tống tôi ra chuyến máy bay về Bangkok, họ trò chuyện với tôi rất vui vẻ. Anh bạn tôi thì không phạm luật visa như tôi, nên ra tới quày check in, chúng tôi mới gặp lại.


Chương trình của chúng tôi là sẽ đi tiếp Ấn Độ và Châu Phi, nhưng anh bạn tôi chỉ còn hơn 1 tháng nữa là phải quay lại VN. 
Thấy thời gian còn lại quá ngắn, chúng tôi chuyển hướng đi qua Miến Điện, Lào và Campuchia.


Khu chợ nổi, cách Bangkok 2 tiếng lái xe.


Khu tây ba lô tại Bangkok, Khao San Road.


Ẩm thực của Thái khá phong phú, nhưng cay quá. Mỗi lần ăn xong bữa cơm, cứ như là mới từ trong phòng sauna bước ra.
Từ ngày trở lại vùng Đông Nam Á, chúng tôi cho ông táo đi nghỉ phép dài hạn.


Bay qua Miến Điện chơi vài ngày.
Chùa Shwedagon, cao 98mét, được trang trí với 53 tấn vàng lá. Tháp cao nhất được trang trí bằng 5448 viên kim cương cùng với 2317 viên hồng ngọc.


Miến Điện nổi tiếng về đá quý và có nhiều ngôi chùa đẹp. Dân tình hiền lành.


Trở lại Bangkok, chúng tôi đi tiếp qua Lào.


Ghé thăm Luang Prabang.


Cả đời tôi, chưa bao giờ tôi ăn được món heo quay và gà quay như ở đây.


Quay ngược lại Bangkok, anh bạn tôi đi Campuchia, trước khi quay lại VN. Còn tôi lang thang tiếp qua Mã Lai.


Tìm một người bạn chia phòng không mấy khó khăn, Micheal từ Manchester. 


Melaka, trước kia là một thương cảng tấp nập và đã trải qua 3 thời kỳ ngoại sâm của: thực dân Bồ Đào Nha, thực dân Hòa Lan và thực dân Anh.


Từ Mã Lai tôi đi tiếp qua Indonesia và Singapore.
Mục đích đến Singapore là tôi muốn quay lại thăm viếng, nơi mà tôi đã được tá túc cách đây 23 năm. Tôi đã không tìm lại được nơi đó, nhiều người tôi hỏi thăm, cũng không còn biết tới nơi đó nữa. Giờ đây tôi chỉ thấy những tòa nhà cao ốc, thay cho những cánh rừng xưa kia vẫn nằm trong ký ức của tôi.


Thêm một lần nữa tôi quay lại Bangkok để đi về Campuchia. 
Đừng đi tè bạy nhé, vì nhiều nơi hoang vắng vẫn còn mìn đấy.
Hihi, hù thế thôi cũ đủ làm cho mấy em Tây không dám chui vào bụi tè.


Nhiều quốc gia trên thế giới trợ giúp về vấn đề tài chánh và kỹ thuật, cho việc tu sửa khu đền Ankor.


Khu đền Angkor rộng lớn lắm và được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 12.


Tại nhà của một người bạn Campuchia tôi mới quen. Tôi đã tự đi chợ và chỉ họ cách nấu phở, với hy vọng họ sẽ vượt qua số phận nghèo nàn.


Món mực nướng tại chợ Phnom Penh (mực từ biển hồ).


Sau 6 tháng trời lòng vòng, tôi cũng cảm thấy nhớ nhà, nhớ người thân, và nhớ nhất tới tô phở, tô bún bò… Thôi Úc Châu, Châu Phi và Ấn Độ hãy đợi đấy. 
Chuyến đi vòng quanh thế giới của chúng tôi tuy không hoàng thành như ý muốn, nhưng chúng tôi rất toại nguyện và gặt hái khá nhiều kinh nghiệm. 
Các bác thông cảm, là từ khi quay trở lại Đông Nam Châu Á, tôi không ghi chép lại chi tiết nữa. Vì lúc này tôi đã hết thời gian. Tôi đang tập trung cho chuyến phiêu du mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét