Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Săn lùng ẩm thực dân gian 1

Chuyến đi này tôi xuất phát từ Bàu Trắng, Bình Thuận vào ngày hôm qua, vào ngày 13-11-2013.

Mục đích của chuyến đi này là chuyên về ẩm thực dân gian.


Tôi dự định sẽ đạp tới La Gi từ Phan Thiết. Nhưng do ảnh hưởng bão và xuất phát trễ, nên tôi đành phải ghé Kê Gà, sau khi thử xếp hết đồ để lên xe buýt, nhưng không được, vì cồng kềnh quá.


Tại Kê Gà, người ngư dân mới đi đánh bắt từ sáng sớm về.


Sáng sớm tại Kê Gà. Hôm nay tôi chỉ đạp tới La Gi thôi, không cần đi hấp tấp.


Những ngư dân này đi câu mực từ chiều tối hôm qua, giờ mới về.

[
Con Mau, người bạn đồng hành của tôi. Nó có tài thu hút trẻ em.


Đồ nghề tôi bị ướt hết, phải bày ra phơi bằng quạt gió.


Quần áo thì phải phơi như thế này.
Nghỉ lại đêm tại Kê Gà mắc lắm. Phòng rất đơn sơ, chỉ có quạt máy thôi, toilet thì tự dội, không nước nóng, không wifi, không tủ lanh...trị giá 150 ngàn đồng.


Nhà trọ này là rẻ nhất ở đây. Xuống dưới mé biển, còn mắc hơn nhiều.


Con đường này là chủ yếu đẩy mạnh phát triển du lịch của vùng biển này, mà chỉ thấy các đại gia mướn đất để chờ thời mà thôi. Hiện giờ thì họ rào đất lại để nuôi bò.



Thanh Long có thể thu hoạch suốt năm. Nơi đây có nhiều người trở thành đại gia nhờ quả thanh long này.


Bà già đang hái rau muống thiên nhiên về cho heo ăn. Tron khi đó các bác ở thành phố phải ăn rau muống đẫy thuốc, hihi.


Dừng lại trò chuyện với các em bé đang câu cá rô phi.


Năm ngoái tôi cứ tưởng là mình sẽ qua chiếc cầu này lần cuối, nào ngờ...cầu mới vẫn chưa xây xong.


Hình ảnh này là của máy anh Lộc, một dân phượt. Anh ta đón tôi tại Bình Giã và mời tôi về nhà ngủ đêm.


Sáng hôm sau anh ta dẫn tôi đi thưởng thức món Chéo, đó là 2 miếng thịt nhỏ, nằm ngay trên phía xương giá của con bê, được người dân ở đây gọi là miếng chéo. Miếng chéo được luộc chung với cả da (vì thế mà người ta không dùng bò, vì da bò dai lắm), sau đó để nguội và sắt ra thật mỏng.


Khi ăn, chỉ cần chấm với nước mắm gừng và nhâm nhi với ít rượu đế hâm nóng. Nơi đây là vùng của người Bắc 54, vì thế vẫn còn rặc phong tục Bắc. Nghĩa là bữa sáng phải có hớp rượu.
Ngoài ra bữa ăn sáng hôm nay có thêm món, tôi không biết tên, hihi. Đó là một tô hỗn hợp lòng heo, được cắt mỏng, bỏ vào tô, và chan nước súp có mùi vị như súp phở. Khi ăn bạn vắt thêm ít chanh, nêm thêm ít tương ngọt, tương đen, nếu thích. Dĩa rau thơm thì cũng y chang bộ rau dùng để ăn phở, nhưng lại có thêm một ít rau kinh giới và rau xà lách. Bạn gắp ít bánh ướt thả vào tô, thế là ăn.


Ông cha của giáo xứ Bình Ba đến chia tay, chúc tôi lên đường bình an.


Tôi đang thu xếp hành trang lên đường.


Khi từ giã với anh Lộc. 3 ngày sau, anh ta cũng ngứa cẳng, phượt một mình sang Campuchia.


Không mua được giỏ cho con Mau. Đành phải sử dụng những ngày nghỉ tại SG, để đan cái giỏ cho nó.


Đường TL10 thì đang trong thời kỳ đô thị hóa, rất bụi bặm và không thể tìm được một quán nước thoáng mát để dừng chân.


Đường N2 rất hoang vắng.


Chằng chịt một mạng lưới kênh rạch


Dân Miền Tây sử dụng hệ kênh rạch cho việc vận chuyển.


tuy là hoang vắng, nhưng nơi đâu cũng thấy rác.


Người ta đào lấy đất để đấp nền, vì thế mà tạo ra những vũng nước này


Các hố này gần tt. Thuận Hóa, nằm trên đường N2 là thiên đàng cho các dân câu từ SG.


Thấy các bác này chuẩn bị câu đêm, làm tôi biết khu này chắc an ninh, nên yên tâm cố gắng đạp tiếp tới Thuận Hóa trước khi trời tối.


Tìm đến một nhà nghỉ hay ks. tại trung tâm khu phố này thật không mấy khó khăn và giá hữu nghị lắm. Tôi ở ks Phượng Hoàng với giá 90 ngàn đồng, có quạt, cáp tv, tủ lạnh và wifi. Phòng rộng và chủ nhà vui vẻ.


Khu phố bé tí àh. Chỉ cần đi bộ 5 phút, các bác sẽ nhớ hết các con đường khu trung tâm.


Kế bên khu bán cá là một rạch nước, mà chỉ thấy toàn là lục bình.


Trên đường N2 có vài quán nước thật là thiên nhiên.


Có nơi bán đặc sản từ Đồng Tháp. Khu này vẫn còn thuộc Long An


Thấy đặc sản quê hương là tôi ghé mua liền. Tôi được biết ngày nay họ gói bánh hay dùng dây nylon thay vì dây lạt bởi một lý do, tốc độ, day lạt hay bị đứt. Đó là sự trả giá cho nền kinh tế phát triển, đáng buồn.


Người Miền Tây họ có lối sống rất đơn giản, vì thế có nhiều nơi còn nét thiên nhiên lắm.


Thêm một đặc sản tại đây. Hồi hôm qua tới giờ tôi mới quết định ghé mua.


Nhờ bà bán hàng gọt giùm. Đây cũng là nơi ngã ba, để tôi rẻ vào 1 con đường đất đi tối Ngã Năm Hoàng Gia, mà ông chủ ks chỉ cho tôi sáng nay, trong khi đó bác Google vẫn chưa biết tới


Chuyến phà đầu tiên cho cuộc hành trình tại Ngã Năm Hoàng Gia.


Cô lái phà tranh thủ đếm tiền trước khi gần thất nghiệp, vì chiếc cầu gần sắp xay xong. Bà bán vé số thì có một nụ cười vui vẻ nhờ mới bán tấm vé số cho tôi.


Nhiều nơi tôi thấy cảnh nghèo nàn.


Kênh Tràm Mù


Cây cầu gần xây xong, nhưng không biết bao giờ mới hoàng thành.


Chợ


Chỉ có khúc này là chưa xong, chứ đoạn tới thì đường láng o àh.


Cũng hên là kỳ này không đạp xích lô, chứ không biết tới đây rồi làm sao đây? Nhiều đoạn đường tôi thấy bảng cấm như thế này.


Họ đang chuẩn bị trồng khoai tím. Họ rất nhiệt tình mời tôi dừng lại uống miếng nước.


Đây là khu vực chuyên trồng dứa, vì nơi đây là đất phèn.


2 bên đường dọc theo kênh Tràm Mù toàn là những cánh đồng dứa bát ngát.


Rổ đọt choại, bán ngay lề đường tại Mỹ Phước. Giờ đây nhiều ngươi rất sợ rau trồng mà phải tìm đến các loại rau rừng để ăn. Tôi nghe kể đọt chại tiết ra chất nhờn như rau mùng tơi. Có thể dùng để nhúng vào lẩu hay luộc, rồi chấm với chao. Tôi vẫn chưa có dịp để thử.


Ở trường hợp này cha nội này không biết ga lăng là gì chăng?


Ông cụ chỉ làm từ thiện cho hội làm thuốc nam mà thôi.


Nơi đây họ mới gặt lúa xong.


Rất nhiều mồ hôi và công sức trong những chén cơm.


Nước lũ không về, thì vó cũng bỏ không.


Hên quá, cơn mưa vừa mới đi ngang qua.


Giàn bí.


Các quán nước tại đây bán bắp luộc rất ngon. Đặc biệt trái bắp ở đây không ngọt như trái bắp của khu vực Đồng Nai, vì họ không biết trò ma giáo.


Bắt cua, bắt ốc.


Sản phẩm đồng quê.


Tháp Mười đẹp nhất ao sen.


Đường đi vừa hẹp, mất bà 2 ven.


Cảnh họp chợ dưới chân cầu, trước khi vào tt. Mỹ An.


Dĩa bánh ướt sáng nay. Ngon và hấp dẫn gấp mấy lần dĩa Bánh Mướt mà tôi ăn ở Vinh.


Tạm biệt Đồng Tháp. Cũng như ở Long An, nơi đây không có món ăn gì hấp dẫn để tôi tìm hiểu, hay là tại vì tôi vẫn chưa biết?


Vụ lúa đông xuân.


A chủ quán cà phê. Tuy đây là quê hương của sen, nhưng họ không có một đặt sản gì đặc trưng cho vùng, tiếc thật. Anh chủ quán cho tôi biết, tôi phải trở lại Mỹ Hòa, nơi đó mới có hộ làm rượu sen. Tôi sẽ đến đó tìm hiểu trên đường về.


Ở đây họ uống ngọt lắm.


Một quán cà phê thanh tịnh như thế này, làm tôi chỉ muốn nghỉ lại lâu hơn.


Phơi cọng lục bình. Dùng để đan giỏ.


Cắt cỏ về cho bò.


Cảnh đồng quê đẹp lắm.


Từ chỗ này trở đi cho tới Mỹ Thọ, đoạn đường rất bụi bặm.


Buôn bán bên đường.


Cũng nhờ con Mau, mà tôi dễ làm quen với nhiều người bạn trẻ


Đường đồng quê mà tìm mãi mới có 1 bóng mát như thế này.


Xe em bé bị đứt xích, tội nghiệp cháu bé phải dắt xe một đoạn đường xa.


Các em học sinh thì rất thích chiếc xe đạp của tôi.


Từ khúc chợ Đường Thét cho tới tt. Mỹ Thọ đường cũng đang thi công, mà không thấy ai làm việc. Con đường thì láng, ok lắm, nhưng bụi ơi là bụi. Có cái tôi thấy, sao các con đường thôn quê lại vắng bóng cây thế. Tìm được một bóng mát ven đường thật không dễ dàng. Ấy mà khi ra lại QL30, khúc chạy ngang qua tt. Mỹ Thọ, trong khu thành thị họ lại trồng được 2 hàng cây xanh mát. Tuy là tôi không núp được dưới bóng mát của những lùm cây này hôm nay, nhưng thấy chúng lòng tôi cũng tưoi mát phần nào.


Tôi về tới TP. Cao Lãnh vào lúc giữa trưa. Lần đầu tiên tôi ghé tới đây, tôi đã phải thốt lên, tp. này quy hoạch quá đẹp. Đường vừa rộng rãi, sạch đẹp và ngăn nắp. Tôi thấy chợ Cao Lãnh cũng rộng lớn và chia ra làm nhiều khu buôn bán nghiêm chỉnh theo mặt hàng. Nơi đây tôi sẽ ở lại thêm một ngày nữa.


Tối đến thì tôi phải đạp qua bên kia cầu, rồi dọc theo con đường Nguyễn Thái Học, để tới quán 111 ăn lẩu gà nòi.
Lẩu gà nòi hay vịt xiêm nấu với satế và sả
Thành phần trong lẩu: gà, củ cải, sả, satế, nấm.
Dĩa rau: mồng tơi, rau muống, cải xanh, cải trời và mướp.
Ăn kèm: miến, mì gói và hột vịt lộn.
Chấm với muối ớt rang nặng thêm tắc.
Tôi ăn thấy cũng ok, nêm nếm vừa ăn, chỉ có điều là, có miếng gà mềm, miếng gà thì dai quá. Tôi đã ráng nhai, mà nhai không nổi vậy mà còn bị dính răng, cậy mãi mới ra.
Quán này đông khách lắm, vì là quán ăn gd, nên máy đứa nhỏ chạy bàn có thiếu sót thì thông cảm nhá. Quán hơi dơ (vào toilet mà ra lại là thôi ăn luôn), nhưng giá cả thì cực bình dân. Tôi ăn một cái lẩu 90 ngàn+ thêm 1 dĩa hạt sen luộc 15 ngàn và 1 hột vịt lộn 6 ngàn. Cậu bé chạy bàn tính 110 ngàn, khuyến mãi cho chú 1 ngàn. Nhớ một điều là khi đi ăn quán này đừng mặt quần sọt hay mini díp nhá, muỗi cắn chết bà luôn.


Quy hoạch ngăn nắp.


Đường thì rộng rãi và giao thông trên đường thật tốt.


Khu chợ Cao Lãnh rất là rộng và không nằm trên tuyến đường chính, vì thế không gây ùn tắt giao thông.


Các tp. hay tt. ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long đều có loại xe lôi này, nhưng trong tương lai, tỉnh Đồng Tháp xẽ không cho loại xe này lưu thông trên đường phố nữa. Những người đang hành nghề xe lôi sẽ được bồi thường một số tiền thỏa đáng để chuyển nghề. Hihi các bác nào có ý định đạp xích lô xuyên Việt như tôi, thì nhớ tránh khỏi tỉnh Đồng Tháp ra nhé.


Buôn bán có khu đàng hoàng. Chợ thịt ra chợ thịt, chợ cá ra chợ cá.


Nhưng cũng có một số ít bán rong.


Mọi người đều làm viêc tích cực.


Vận chuyển hơi cồng kềnh.


Sửa giầy dép lưu động.


Khu ăn uống thì khói mịt mù.


2 đứa bé bán vé số. Đành phải mua giúp, mặc dầu là không mê trò này.


oh, vịt nở ra rồi.


Đi chợ về


Quày gạo


ông bán bún rất vui vẻ, mong được tôi post hình lên mạng.


Ai nấy cũng muốn làm người mẫu cho tôi chụp hình.



Thăm quan chợ xong, buổi ăn sáng là món bánh tằm.


Nghe nói tôi còn đọc thân, cô nào cũng la lên là chửa chồng.


Ăn bánh tằm xong, chơi thêm ly sương sâm cho mát người.


Bánh chuối chưng khá đặc biệt, ăn thử luôn, ngon lắm.


Uống cà phê ở Miền Tây, họ không hề tiết kiệm sữa.


Vừa chụp xong tấm hình này, đối diện ủy ban nhân dân, chỉ 5 phút sau thì bị mấy chú công an phường cùng đám an ninh ra lệnh dừng xe lại và mời tôi chạy theo về phường làm việc. Tưởng gì mấy chú cũng chạy xe phạm luật giao thông, khi hướng dẫn tôi về lại phường 1. Chú nào cũng có nét mặt như Kim junior và kiểu tra hỏi kém văn hóa. Tôi phải lôi hết đồ nghề và cho coi các hình tôi đã chụp trong máy. Tôi mất hơn 1 tiếng cho mấy chú điều tra đi, điều tra lại lý lịch rồi mới cho tôi đi, không hề mời ly nước hay lời xin lỗi đã làm phiền tới tôi.


Bị tra tấn tinh thần xong, đói bụng quá, ghé lại chợ ăn dĩa cơm thịt nướng.


Một người anh hùng của dân tộc, mà được tạc tượng như thế này! thì các Bác nghĩ sao?


Mấy đứa bé này quá hên, chỗ này vẫn chưa có ai lấn chiếm lề đường.


Chiều nay nghe lời giới thiệu của một số người. Tôi chạy qua bên Mỹ Nghĩa ăn thử món Bánh Tằm ở đây. Mới xế chiều mà quán đã đông người đến mua mang về. Tôi phải đợi một chút mới tới lượt tôi. 


Bánh tằm ở đây nào có: bánh tằm, giá, thịt heo ram, một ít bì trộn với thính, 1 chút xíu mại, rau thơm, nước mắm ngọt và ớt. Quán này họ không có cho nước cốt dừa, nhưng ăn lạ miệng tôi thấy cũng ngon.
Sợi bánh tằm to hơn sợi bún và nhỏ hơn sợi bánh canh. Tất cả đều được làm bằng một loại bột. Thường thì bánh tằm được sử dụng ở dạng khô, hay món ít nước, như bánh tằm cà ri gà tại Cà Mau.


Về lại nhà trọ, tôi ghé mua thêm ổ bánh mì thịt 5 ngàn tại quán Hồng Ngọc. Thế là no rồi, con Mau thì có phần cơm dư lại từ bữa trưa.


Chợ ăn tối, phía sau lưng chợ, không có món ăn gì ấn tượng cả.


Tối rồi mà mấy đứa bé bán vé số vẫn chưa về nhà.


Lâu lâu thấy một cổng chùa đẹp bên đường.


Tôi để ý thấy có nhiều quán bán món Bún Riêu Cua, hay gọi la Bún Cua. Tuy là món này xuất xứ từ miền Bắc, nhưng giờ đây món này cũng là món ăn quen thuộc của người Miền Nam. Vì cua đồng ở Miền Tây khá dồi dào và giá lại rẻ, nên món này cũng rất bình dân. Kiểu nấu của người Nam khác với người Bắc là không có đậu hũ chiên, không có rau kinh giới và không có bắp chuối bào. Ngoài ra nồi nước lèo của họ tôi thấy có chất lượng hơn, rất nhiều cua, có người còn hầm thêm cả xương heo. Kiểu ăn bún ở đây họ bỏ sẵn giá và rau muống chẻ trong tô và có thêm cả huyết nữa.
Về Miền Tây không những thức ăn rẻ mà họ còn tặng không ly trà đá. Tô bún, 15 ngàn.


Đoạn đường sáng nay mà tôi chạy đến bến phà Cao Lãnh đẹp lắm. Dọc theo 2 bên đường là hàng cây xanh mát. 


Bến phà chỉ cách tp. có 4 km mà thôi. Khi xuống phà thì họ miễn phí cho xe đạp và con chó.
Qua bên kia phà con đường bị thu hẹp lại và nhiều xe qua lại hơn. Tôi chạy theo dọc bờ sông theo TL848 khoảng 12 km, rồi tôi rẽ trái theo TL944 để đến Long Xuyên. Nếu tôi mà chạy thẳng, thì đường đó sẽ chạy đến Chợ Mới.
Khúc đường tôi vừa quẹo tôi thấy càng lúc càng hẹp hơn. Tôi thấy rất nhiều xe đò, xe buýt chạy theo tuyến này mà sao con đường bé tí thế, làm thế nào mà họ có thể nâng cao nghành du lịch tỉnh được? Khi một hệ đường bộ lại tệ hại như thế?


Bà mua ve chai này, tôi nghĩ đã ngoài lục tuần, nhưng vẫn phải vật vã với cuộc sống. Chắc bà không hiểu từ về hưu đâu nhỉ.


Người phụ nữ này không có đất để thả bò, vì thế phải cực nhọc đi xa, mới cắt được cỏ.


Mỗi một bịch dừa nước chỉ với giá 10 ngàn, làm được 2 ly nước. Nhưng thấy quá trình họ làm, thật đáng nể, một người bẻ trái ra từng trái, người kia chẻ trái dừa nước ra làm đôi, rồi người thứ ba lấy muỗng nạy lấy nhân dừa, nếu còn dính sơ, là phải mất thêm công là gọt cho sạch. Cuối cùng là bỏ vào từng bịch nylon.


Đắp đìa, người nông dân VN còn khổ lắm.


Đường rất nhiều xe qua lại, nhưng khá hẹp.


Vừa bán sen và vừa chuẩn bị chậu trồng bông cúc cho mùa Tết gần tới.


Chỉ cách bến phà An Hòa khoảng 2 km. Lúc này là giờ trưa, tôi thấy một quán nước bên kia đường, giữa một hồ sen xinh đẹp, tôi không thể nào không ghé lại được.


Ly cà phê đá ở đây, tôi thấy giống ly bạc sỉu thì đúng hơn.


Tại quán nước này, tôi có dịp làm quen với môt anh bạn trẻ tên Sơn. Anh ta biết được vài điểm có những món lạ mà tôi đang cần tìm hiểu.
Tôi ngồi thư giãn tại quán nước gần 2 tiếng, tôi mới tàn tàn đạp tiếp xuống bến phà. Vừa ra khỏi cái quán xinh đẹp, trời lại đổ mưa, cũng may đó chỉ là những mây nhỏ mà thôi. 


Xuống bến phà An Hòa là tôi phải trả tiền, chứ không được miễn phí như lúc nãy. Bên kia bờ sông là Long Xuyên.


Phơi cá lóc mà lấn luôn ra cả ngoài đường.


Cả bảng tên đường trong khu trung tâm cũng bị che lấp.


Đường phố Long Xuyên cũng khá tấp nập.


Nhà thờ này có một kiến trúc đẹp.


Ở Long Xuyên tôi thấy có rất nhiều người Hoa. Rất nhiều nơi bán nước sâm.


Lề đường bị lấn chiếm và tấn công ra tới lòng đường. Một nét văn hóa mới?


Loại xe lôi này vận chuyển được nhiều hàng hóa hơn chiếc xích lô.


Phơi cá lóc mà lấn luôn ra cả ngoài đường.


Cả bảng tên đường trong khu trung tâm cũng bị che lấp.


Đường phố Long Xuyên cũng khá tấp nập.


Nhà thờ này có một kiến trúc đẹp.


Ở Long Xuyên tôi thấy có rất nhiều người Hoa. Rất nhiều nơi bán nước sâm.


Lề đường bị lấn chiếm và tấn công ra tới lòng đường. Một nét văn hóa mới?


Loại xe lôi này vận chuyển được nhiều hàng hóa hơn chiếc xích lô.


Chợ Long Xuyên có một kiến trúc khá đặp mắt, nhưng các sinh hoạt xung quanh chợ thì rất là bát nháo.


Chở hàng mà tôi cứ tưởng như họ làm xiếc, hihi.


Thời đại tân kỳ, không phải mùa mà vẫn có chôm chôm.


Súp cua di động.


Sinh hoạt tại chợ, thật nhộn nhịp. Tôi rất thú vị khi đi thăm quan chợ và bà 8 với mấy bà bán hàng.


Ngó sen.


Đồ chua, thấy hấp dẫn ghê, nhưng màu xanh của những quả dưa leo trông dữ dằn quá.


Tôi rất thích cảnh chợ búa, phần đông ai nấy cũng dễ chịu, khi tôi xin phép chụp tấm hình.


Rổ đầu tiên bên tay trái là củ ngải bún, một trong những gia vị quan trọng trong món bún nước lèo, bún cá hay còn gọi là bún mắm.


Đây không phải là chợ cá, mà là bến đậu xe của bến phà.


vá lưới


Bến phà nhỏ sau lưng chợ.


Nhìn các bà lão chèo đò qua sông, thật bái phục.


Tôi bị một bác lái đò dụ khị thăm quan chợ nổi.


Chợ Long Xuyên từ mé sông.


Trên xuồng chỉ có mình tôi.


Anh lái đò lừa đảo. Anh ta nói là chợ nổi họp chợ cho tới tối


Các ghe chủ mối neo lại với nhau từng nhóm.


Lúc này họ đã nghỉ họp chợ.


Ghe cộ qua lại tấp nập, tuy là lúc này người ta đã ngưng họp chợ.


Các ghe tụ tập vào một khu vực bên sông, cách chợ Long Xuyên chỉ khoảng 10 phút đi đò.


Bữa cơm chiều.


Khi dành cho việc nấu nướng, thì họ phải mua nước ngọt. Nhưng tôi vẫn thấy có người rửa rau quả hay rửa chén cũng bằng nước sông.


Mọi sinh hoạt toàn là bằng nước sông.


Phải hụp đầu thôi.


Dẫu sao đi nữa tôi cũng hài lòng với sự phục vụ của anh lái đò.


Quán nước trên sông.


Các em nhỏ vui chơi trên ghe.


Cũng có vài gia đình sống cố định trên sông.


Các bác lái đò ra vô tấp nập, để phục vụ khách về ghe hay vào đất liền.


2 nàng này chắc đang trên đường vào bờ ăn tối đây.


Các chiếc phà này là được chính quyền Đan Mạch hỗ trợ VN, một cách đẩy rác qua các nước chậm tiến mà lại được tiếng thơm.


Đang trên đường trở lại bờ.


Chợ chiều.


Tôi chưa hề thấy một thành phố nào, mà lại có nhiều nơi bán món cháo như đây. Vậy đây coi như là món khoái khẩu và đặc trưng của vùng đất này.


Tôi không hạp món cháo, nhưng cũng phải thử cho biết. Cháo đậu đen, nước cốt dừa, tôm ram và cá lóc kho.


Tôm ram, cá cơm tẩm gia vị sấy khô và cá lóc kho, những món ăn kèm cùng với cháo. Họ cũng có thêm hột vịt muối nữa. Nếu bạn kêu một tô cháo vịt, có nghĩa là cháo và hột vịt muối.


Nhìn thấy hấp dẫn quá, ăn thử gói cốm.


Trong các tỉnh Miền Tây, đâu đâu tôi cũng thấy món nướng. ôi thơm quá là thơm.


Tại Long Xuyên tôi thấy cũng có môt số đông dân cư là người Hoa, vì thế khi thấy món Giò Heo Tiều tôi cũng muốn thử cho biết, vì món này xa lạ đối với tôi. 
Tôi thấy món này cũng gần giống Mì Vịt Tiềm. Thịt giò được ướp với thuốc bắc, rồi đem chiên sơ qua, sau đó đem hầm cho vừa mềm. Lúc ăn thì dùng chung với mì, giá và cải thêm một chén nước súp, chấm với xì dầu ơt.


Nơi đâu cũng có nhiều quán cơm tấm. Tôi thấy cơm tấm ở đây chính mới là hạt tấm, cứ nhỏ li ti.


Đài tryền hình An Giang.


Bánh trong bịch gọi là bánh cuốn. Bánh được tráng dày hơn bánh ướt, chỉ có là bột bánh có pha ít bột mì và bột nếp,cho bột bánh hơi dai dai. Ngoài ra bột bánh cũng có nước đường và để có một màu xanh đẹp, họ cho thêm nước dứa. Khi tráng bánh xong, họ cho vào giữa ít nhân đậu xanh và dừa nào rồi đem cuộn lại. Mỗi cái bánh như thế là 2 ngàn đồng. 


Sáng nay tôi đạp ngang 


Đây chỉ là rắn hổ hành thôi. Một loại rắn tương đối rẻ, dành cho thường dân thôi


Loại xe này công nhận tải hàng quá hữu hiệu.


Các kênh rạch ở đây vẫn chưa bị hắc hóa như các con kênh ở SG.


Khi đạp qua khỏi ngã ba, đường mà rẽ trái đi đến Núi Cấm. Khu vực này tôi thấy họ bán gà dọc theo 2 ven đường nhiều lắm.


Gà đá nữa.


Nhìn thên ngọn cây, các bác thấy là hôm nay tôi đạp xuôi gió.


Tuy là đạp dọc theo dòng Sông Hậu. Nhưng ít khi tôi thấy được mé sông, hầu hết dọc mé sông là bị lấn chiếm.


Phơi lúa, lấn chiếm lòng đường. Cảnh này lần đầu tiên tôi chứng kiến ở khu vực Miền Tây.


Bún nước lèo hay bún cá (có vài nơi còn gọi là bún mắm), một món ăn rất phổ biến ở khu Đồng Bằng Sông Cửu Long này.


Vận chuyển phân bón.


Nhìn mấy người này giống như là mới đi thăm nuôi bà con, nằm tại bệnh viện SG về.


Vận chuyển đất xét đến nhà máy gạch, nằm bên kia đường. 


Đang chờ giở vó.


Khi chuẩn bị giở vó. Anh con leo lên chiếc cầu thang và ông cha leo lên sau.


Nhờ trọng lượng của 2 cha con bên phần trên của cái cầu thang. Chiếc vó được giở lên một cách nhẹ nhàng.


Ông cha vớt cá xong, ông con đi lại vào chân cầu thang. Lúc này sức nặng của vó, sẽ hạ vó chìm lại xuống đấy sông. Một thiết kế hay, không cần dùng nhiều công sức như những chiếc vó mà tôi thấy họ làm ở khu vực Miền Trung.


Công việc không nặng nhọc, nhờ thế mà anh bạn trẻ man man này, cố thể giúp cho ông cha già được.


Lúc này chỉ mới gần trưa, tôi chỉ còn cách Châu Đốc có 21 km nữa thôi.


Dĩa cơm tấm từ sáng đến giờ đã bốc hơi bay hết rồi, tôi cảm thấy hơi đói. Tình cờ tôi pháp hiện một tủ bánh bên kia đường, thấy lạ, ghé vào ăn thử.
Đây là một món bà chủ nhà tự làm, để phục vụ cho các em học sinh. Vỏ bánh làm bằng khoai môn bào trộn với ít bột mì. Nhân bánh thì được làm bằng thịt heo bằm, củ đậu sắt sợi, mộc nhĩ băm nhỏ, một trái trứng cút và ít gia vị. Nước chấm là nước vắt trái hanh, muối, bột ngọt và đường.


Tôi ăn thấy ngon quá, mới làm còn giòn tan, nên gọi thêm 2 cái nữa và uống 2 ly nước dừa pha sẵn cho học sinh. Tổng tốn kém cho bữa trưa, 12 ngàn đồng, hihi.


Cậu bé con bà chủ thật là lanh, hướng dẫn cho tôi là phải chấm hới nước hanh pha. Hanh là tắc đó chú.


Cô bé con chủ quán, thoạt đầu hơi mắc cở, nhưng ít phút sau lại trò giỡn với tôi vui nhộn.


Tranh thủ ăn cơm chưa, để chút lát đi học.


Cô bé người mẫu này đang nhõng nhẽo với mẹ, nên không được vui cho lắm.


Đến giờ học sinh tan học, bà chủ quán bán liền tay.
Không biết trường thiếu ghế, hay là học sinh đông quá, có nhiều em phải cầm ghế theo?


Chỉ có vài phút sau khi tan trường, đám học sinh ăn sạch bánh khoai môn này. Nếu tôi đến trể, thì tôi đâu có học được món này. Hên quá, hihi.


Khu vực Miền Nam có rất nhiều người tham gia công việc phơi sắt thuốc Nam và có nhiều điểm để người dân đến nhận thuốc miễn phí. 
Tôi thì đang tìm hiểu anh này mua máy sắt thuốc ở đâu? Vì tôi muốn chỉ lại cho anh bạn tôi ở Bào Trắng mua một cái. Tôi hướng dẫn anh ta nên mua một cái máy như thế này, để sắt cành cây ra làm phân xanh, giúp cho đất xa mạc giữ được độ ẩm. Hiện nay miếng đất anh ta ở là một vườn cây xanh tươi giữa vùng đất khô cạnh.


Loại bò kéo xe ơ đây vừa nhỏ con và ốm quá.


Hồi trưa ăn có mấy cái bánh, đói quá, ghé vào quán bún riêu trước cửa Đình ăn 1 tô rẻ rề, 12 ngàn.


Tôi ngồi chờ anh Hoài, một người bạn của anh Khuê, cũng là một nhà văn nổi tiếng của tỉnh. Anh sẽ giúp tôi tìm hiểu về ẩm thực tại đây.


Bên kia sông đặc nghẹt những bè nuôi cá. Anh Hoài cho tôi biết, bây giờ chỉ còn khoảng 1/3 thôi, vì một số người nuôi cá basa bị thua lỗ, vì không có đầu ra.


Đến Châu Đốc tôi có dịp gặp anh Hoài, một nhà văn nổi tiếng ở đây. Anh ta sẽ hướng dẫn tôi hiểu biết về các món ăn miệt quê tại đây. Chiều tối nay, anh ta đãi cho tôi món gỏi sầu đâu với cá lóc khô, dĩa gỏi gồm có, lá sầu đâu, lá húng lũi, xoài băm, dưa leo, khô cá lóc xé nhỏ và thịt ba chỉ luộc, rồi chấm với nước mắm me. (Lá sầu đâu là một loại lá xoan, mọc hoang dã, nhưng lá xoan ở vùng miền Trung thì ăn không được. Người dân ở đây cho rằng lá sầu đâu là phải hái bên cồn Châu Giang mới ngon. Lá sầu đâu ăn có vị đắng đắng và có hậu ngọt. Ngoài ra vào mùa đông, từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch, người ta còn hái được hoa sầu đâu và cũng dùng chúng để bóp gỏi. Cũng có người vì không quen thuộc với vị đắng của chúng, thì họ đem trụng sơ nó qua.)




Kế tiếp là món cơm cháy với mắm kho quẹt,


mắm thái với bún. 


Anh chủ quán tên Hiền, trước kia là bếp trưởng của ks. Victoria Châu Đốc, tặng cho chúng tôi thêm món nem lá sung. Lúc này tôi biết thêm là lá sung khi già, nó sẽ nổi mụn như mụn cóc, lúc đó lá sẽ có vị chát hơn và ăn mới hợp gu. Nhậu nhẹt no nê, anh Hoài chở tôi về lại nhà trọ và hẹn hôm sau, sẽ đưa tôi về quê.




Sáng nay anh Hoài đãi tôi món Bún Cá hay là còn được gọi là Bún Nước Lèo. Anh ta cho quán ngon nhất tại đây là quán của cô Thảo nằm trước cửa nhà số 22 trên con đường Trưng Nữ Vương. Quán này chỉ bán vào buổi sáng. Tôi được biết là món này là của người Khmer, nhưng tại Châu Đốc, để đáp ứng khẩu vị Việt, người chủ quán chỉ dùng mắm ruốc để nấu món này, mắm ruốc họ gói trong lá chuối và nướng lên cho thơm, làm thế cho đỡ gậy mùi tanh. Ngoài ra gia vị chính cho nồi nước lèo là củ ngãi bún, xả, tỏi và ít bột nghệ. Tại quán này thường thì người dân địa phương không đòi hỏi như dân Sg, họ trụng luôn giá, rau muống chẻ, bắp chuối hột và húng quế vào chung với tô bún, sau đó họ mới cho thêm ít thịt cá lóc dằm và bông điên điển lên trên, tùy theo mùa (hết nước lũ, hết bông điên điển, trước kia người chủ quán còn có rau rút, nhưng sau này anh ta hiểu biết, thấy trong rau rút có nhiều trứng sán, mà anh ta không thể nào chắc chắn rửa rau sạch hết trứng sán được, vì thế mà tô bún ngay nay thiếu loại rau này). Khách có thể chọn ăn thêm nào là đầu cá lóc, thịt heo quay và chả lụa.


Sau bữa sáng chúng tôi lên xe đi Khánh An. Trên xe ngoài tôi và anh Hoài, còn có thêm 2 ông xuôi của anh Hoài và anh con rể, là người tài xế.
Xe chạy qua cầu Cồn Tiên và dọc theo TL956. Bên kia cầu là một làng dân tộc người Chăm. Chúng tôi cũng dành ít thời gian ghé thăm quan Búng Bình Thiên, búng có nghĩa là một cái hồ rộng. Anh Hoài cho tôi biết nơi đây vào mùa nước nổi, họ có tổ chức những ngày lễ hội vào chung với ngày Lễ Quốc Khánh 9 tháng 2.


Chúng tôi đến Xã Khánh An vào lúc gần 11 giờ trưa. Trước tiên chúng tôi ghé nhà anh Hùng, cũng là một nhà văn. Hôm nay anh ta sẽ là người đãi cho chúng tôi các món ẩm thực đồng quê. 


Chúng tôi ghé vào một cái quán lụp xụp trong một cái xóm nhỏ, không có cảnh đồng quê như tôi mong muốn, nhưng anh Hùng biết nơi đây, chủ quán nấu ngon nhất.


Thế là mới 11 giờ là chúng tôi bắt đầu nhậu. Các món ăn hôm nay là: Rắn Bông Súng hầm Sả (trong đó có cả củ cải tươi, củ cải muối và đậu phọng), óc bưu luộc chấm mấm nêm và cá sặc, cá trạch khô nướng ăn với thơm và rau sống. Tôi thì không hảo món thịt rắn cho lắm vì da rắn dai lắm, thịt rắn thì ít mà lại nhiều xương, nhưng nước súp thì ngon tuyệt. Món cá sặc phơi một nắng cũng quá đã luôn, béo ngậy. 


Món óc thì tôi cũng không mấy thích khi chấm mấm nêm, tôi thấy không hợp khẩu vị. Nhưng con ốc ở đây ngon là ở độ tươi. 


Tôi được biết nguồn ốc bưu và ốc đít bằng tại đây đã cạn kiệt. Hiên giờ người ta phải chạy qua bên kia ranh giới và đi sâu vào đến gần ranh giới Thái Lan, họ mới đánh bắt được loại ốc này. Bên phía đối diện quán có một nhà chuyên thu mua ốc, và tôi có cơ hội qua đó trò chuyện và chụp vài tấm hình. Tôi biết thêm, phần lớn số ốc bưu mà họ thu mua tại đây, sau khi phân chia ra loại, họ vận chuyển về tới Hà Nội và lúc đó giá sẽ trở thành 130 ngàn một kg. Hèn chi cách đây gần 2 năm, tôi ăn một bát bún ốc, loe ngoe có vài con, mà phải trả giá 30 ngàn đồng, chắc bây giờ còn mắc hơn.
Nói về ốc anh Hoài cho tôi biết một món đặc biệt mà bây giờ chỉ là ký ước mà thôi. Hồi xưa, khi người ta chỉ trồng lúa có một mùa, mỗi lần cấy đất vào tháng 3, người ta bắt được những con ốc nằm trong ruộng, người ta chỉ cần rửa cho sạch bùn, rồi đem nặn ít chanh mà không có chanh thì vò lá rau răm hay lá rau om, rồi đem nhét vào con ốc. Thịt ốc sẽ chín và ăn giòn tan. Còn những con ốc mà bắt trong sông thì thiếu độ béo, sẽ không làm được món này. Giờ nay ruộng lúa được canh tác đến 3 vụ, người ta nào dùng phân, nào dùng thuốc, thì những con ốc sống trên ruộng, sống không nổi nữa, thế là tôi sẽ không có dịp thưởng thức món này và cũng sẽ không ai được biết tới món này nữa.


Rồi sau này tôi cũng biết thêm một món, đó là họ bắt đám óc mà họ cầy lên được, họ treo lên gác bếp để ăn dần cả vài tháng trời. Loại ốc này làm rất đơn giản, họ chỉ lấy xuống và bỏ trực tiếp vào nồi luộc. Những con ốc đấy lạ thây không chết mà vẫn sống tươi nguyên mà lại còn béo ngậy.
Năm nay mùa nước nổi không dâng cao như mọi năm và đã rút sớm, nên tôi không chứng kiến được cảnh mùa nước nổi. 
Những người dân họ cũng lệ thuộc vào mùa nước lũ, vì không có lũ, thì cá của biển hồ cũng không tràn về đây và việc đánh bắt cá trên sông cũng không mang lại kết quả đáng kể.


Ốc bưu mới được mang về từ Campuchia. Tươi và ngon, nhưng bà chủ quán không đưa nước mắm gừng, mà lại đưa mắm nêm, ăn chán chết.


Cá sặc phơi 1 nắng ngon lắm, béo ngậy.


Xe cổ.


Tôi thăm quan cuộc sống trong xóm.


Chúng tôi kêu thêm món lươn xào lăn để ăn thêm với cơm cho chắc bụng. Công nhận bà chủ quán này làm ngon, lươn đồng đàng hoàng, nhưng thiếu lá om.


Khu lũ lụt thì người dân phải làm nhà sàn.


Không có tiền làm nhà sàn, thì họ chỉ làm chòi ở tạm bợ. Không biết mùa nước nổi họ sẽ sống ra sao?


Bên kia sông là đất Campuchia. Vào mùa nước nổi, ở đây không có ranh giới, mọi người qua lại bằng xuồng.


Chị nhóc này mặt lanh thật.


Sáng sớm nay tôi có dịp dạo quanh chợ Châu Đốc một vòng.


Vào mùa này thì chợ ở đây không có nhiều khách cho lắm, nhưng kể từ Tết, cho tới cuối tháng 4 âm lịch, ở đây họ buôn bán rất nhộn nhịp.


Đều là đặc sản của Châu Đốc, nhưng sao lại lọt Me Thái ở đây nhỉ.


Tại trước chợ tôi thấy một loại bánh rất đẹp mắt, mà người bán rong ngồi chiên tại chỗ cho tôi ăn. Đó là bánh Tổ Yến hay có người gọi là Tai Yến, cô bán bánh chỉ tiết lộ cho tôi biết là bột bánh gồm có hỗn hợp gạo xay, dừa và đường thốt nốt, tôi cũng quên hỏi là có bột nổi hay trứng gà trong đó không. Lúc chiên cô ta có một kỹ thuật chiên sao cho bánh có hình thù giống như một tổ yến, kỹ thuật đó cô ta không thể tiết lộ cho tôi biết được. Tôi ăn thấy bánh đó cũng hao hao như bánh bò nướng, chỉ hơi khác là dai hơn và trông đẹp mắt hơn, làm cũng cung phu hơn.


Vừa chiên bánh và vừa cảnh giác, hễ mà bảo vệ chợ xuất hiện, là vọt. Ôi, ôi, nhớ thối tiền lại cho tôi nhé


Chỉ có Bà Giáo Khỏe mới là thương hiệu chính, nhưng giờ đây con cháu của bà cũng chia ra làm nhiều phe phái mà vẫn lấy thương hiệu của bà.
Mấy bà cô giáo khác, chắc thấy làm mắm có ăn hơn là nhận lương thầy giáo nên bắc chước, hihi.


Nơi đâu cũng mắm, thơm phức.


Đường thốt nốt.


Các loại bánh ở đây có vị ngọt đều từ đường thốt nốt.


Rồi cô bé bán bánh bò dẻo miệng cũng mời tôi ăn thử, bánh bò ở đây được làm với đường thốt nốt, nên có vị ngọt thanh.


Xong quay ngang thấy cô bán bánh tráng chuối nướng, tôi cũng mua thử 1 bịch. Cô ta dùng một loại bánh tráng ngọt làm bằng bột nếp và dĩ nhiên vị ngọt là từ đường thốt nốt, cô ta đem cắt miếng chuối xứ thật mỏng, rồi đem xếp lên miếng bánh tráng đó, sau đó đem phơi khô, xong mới nướng. Tôi ăn thấy giòn tan và ngon lắm, đáng liệt vào cuốn sổ ẩm thực dân gian của tôi.


Ăn xong, tôi ăn thêm một ly thốt nốt tươi. Để được thưởng thức 1 ly thốt nốt, tôi thấy giai đoạn mà người chủ quán gọt để lấy được nhân, cũng khá cung phu lắm. Miếng thốt nốt tôi ăn, thấy cũng tựa tựa như dừa nước, hới khác là, trong trái thốt nốt cũng có ít nước và hương vị của nó ngon hơn là dừa nước.


Về lại nhà trọ, thì anh Hoài đến chở tôi đi ăn sáng, chơi luôn, không sao cả, mấy ngày nay tôi đạp xe, tôi thấy bụng mình có hóp vào một chút, chiếc quần nào giờ mặc cũng bị xệ xuống. Bữa điểm tâm sáng nay cũng là một điểm vỉa hè, hơi đối diện Bồ Đề Đạo Tràng. Nồi nước lèo của Bún Kèn là có nước cốt dừa, nước dừa, nước luộc cá và bột cà ri.


Tô Bún Kèn thì họ cũng trụng rau sống trong tô luôn (giá, rau húng cây và rau muống chẻ), rồi bún cá lóc dằm và chan nước lèo lên trên, khá đơn giản. Ăn có vị ngọt và vị béo từ dừa, rất lạ miệng.


Trưa nay thì tôi có dịp ăn trưa tại Bồ Đề Đạo Tràng, vì hôm nay là rằm tháng mười, họ làm lễ chay rất lớn. Mới có 10 giờ 30 sáng, mà khách đã ngồi chật kín hết sân chùa.


Các anh bồi bạn chạy tới tả để kịp phục vụ cho lượng khách đông nghẹt này. Anh Hoài phải dắt tôi vào tận phía trong chùa, chúng tôi mới tìm được bàn trống để ngồi.




Kiểm (là các loại rau củ hầm chung với nước cốt dừa)


Gà nấu tiêu xanh


Xào thập cẩm


Lẩu thập cẩm


Cơm Dương Châu
Xườn xào gừng
Gỏi củ hủ tôm
Chả giò – Thịt đun (thịt đun có nghĩa là bò cuộn mỡ heo, rồi đem nướng. Đồ chay thì họ dùng tàu hũ ky cuộn với chao)
Rau cau


Thực đơn khá ấn tượng do nhóm nhà bếp tư đảm nhận, nhưng sao ăn chay mà tư tưởng vẫn hướng về món mặn thế???
Dẫu sao đi nữa thì tôi cũng được tham gia một bữa chay thanh đạm và rất ấn tựơng. Với cái bụng no nê, tôi quay lại nhà trọ ngủ một giấc trưa đã.


Bây giờ các bác biết chỗ mua xe như tôi rồi chứ gì?
Chiếc xe này cũng gần bằng chiếc xe mà tôi đạp từ Hà Nội - Sài Gòn khoảng 8 năm trước đây.


Khoảng 2 giờ trưa, tôi tàn tàn đạp xe đến Núi Sam. Nơi đây không phải là một điểm du lịch mà là một điểm tâm linh.


Khách khắp mọi vùng đất nước họ tràn về đây chủ yếu là để đến Miếu Bà và cầu nguyện Bà Chúa Xứ cho phép lạ để làm ăn trúng mánh hơn, giàu có hơn. Kẻ nào hên mà chúng mánh làm ăn trong năm đó, họ lại quay về cúng bái Bà càng nhiều thêm. Kẻ nào không trúng mánh năm đó, thì năm sau quay lại mong Bà nhớ chiếu cố giùm thêm một lần nữa.


Tôi đã từng nghe một người đến Bà Chúa Xứ, để cầu nguyện trúng tờ độc đắc để xóa đói giảm nghèo và nợ nằn chồng chất. Họ hứa nếu toại nguyện, họ sẽ quay lại cúng Bà 100 triệu vào năm sau. Hìhì, nếu Bà mà mà chiếu cố đến mọi người, thì nước VN ta ai cũng là đại gia cả.
Hàng năm chủ yếu là từ Tết cho đến cuối tháng 4 âm lịch. Bà đã thu hút khoảng 4 triệu lượng khách tới tx. Châu Đốc này, một số lượng khách không thể tưởng tượng và cũng tăng dần theo mỗi năm. Bà là điểm thu hút khách số 1 của toàn quốc.
Cũng vào dịp này, mỗi ngày Bà ăn heo quay đã đời luôn. Có nhiều con heo quay, người ta cúng xong bán lại hoặc thuê, làm bà phải nhai đi nhai lại con heo quay đó rất nhiều lần.
Bà cũng đã mang lại sự thịnh vượn và nhiều công ăn việc làm cho người dân khu vực này.


Tôi ghé thăm lăng ông Thoại Ngọc Hầu, một danh tướng thời nhà Nguyễn và một người có công khai hoang bờ cõi. Từ năm 1819-1824 ông cho thi hành xong con kênh Vĩnh Tế, dài 87 km, để nối liền Châu Đốc với Hà Tiên.


Nhìn hấp dẫn quá, nhưng vẫn còn no quá, ăn không nổi nữa.


Xong tôi ghé qua Chùa Ông chụp vài tấm hình.


a xe ôm đợi tôi bên ngoài chùa và sau đó chở tôi lên núi.


Chỗ nào cũng mắm,


nhưng khó mà tìm được một nơi uy tín tại đây.


Trên đỉnh núi là nơi cư trú của bà chúa xứ từ xưa.


Hàng cây xa xa là kênh Vĩnh Tế.


Trời buổi chiều u ám. Đường về Châu Đốc.


Thăm quan Long Son Tự.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét