Sáng nay tôi thấy bầu trời sáng lại và không còn nhiều gió như chiều qua. Tuy tôi không xuất phát được chiều tối qua, nhưng sáng nay tôi thấy chiếc xe đạp của tôi còn vài vấn đề nho nhỏ, mà tôi cần phải sửa lại cho hoàng chỉnh, tôi mới lên đường được.
Tôi thay đổi chương trình và không đạp đến Hàm Tiến nữa mà sẽ đạp thẳng tới Phan Thiết luôn.
Sau bữa cơm trưa tại gia đình của bạn tôi, tôi chuẩn bị hành trang xong và lên đường. Khổ nổi một cơn giông nhỏ lại ập tới rồi ngưng. Nhìn lên bầu trời thì mây đã kéo đen xám xịt. Tôi phải đợi đến hơn 2 giờ trưa, cơn mưa diệu dần và tôi qyết định lên đường.
Tôi đạp mới ra khỏi Mũi Né là bầu trời hừng sáng lại. Lâu lắm rồi tôi mới đạp lại, tôi cảm thấy chân tôi cũng hơi mỏi. Cái yên xe mới tôi thấy cứng quá, cái yên xe cũ tôi đã ráp vào chiếc xích lô. Tuy hơi ê mông, nhưng tôi cũng ráng đạp cho tới gần trường đại học Phan Thiết, tôi mới tìm được một bóng mát để nghỉ chân và lấy hơi.
Tôi đến Phan Thiết đúng 5 giờ chiều. Tôi có hen gặp 2 ông bạn già, anh Việt và anh Khuê. Nhưng vì có chuyện bất đắc dĩ trong gia đình, cả 2 người đều bận. Tôi tranh thủ chạy xe xuống cảng hỏi thăm tìm đến văn phòng bán vé tàu cao tốc đi Phú Quý.
Hãng Savanna họ mới đưa chiếc tàu này từ Phú Quốc về, và mới được phục vụ tuyến đường này, chỉ có vài ngày thôi. Họ hiện đang có văn phòng vé tại số 4 Ngư Ông, hành khách có thể đặt vé qua số 0912358268.
Theo tôi được biết thì họ chỉ chạy cách một ngày một chuyến. Nhưng vì mấy ngày qua ảnh hưởng cơn bão số 7, nên sáng mai, tàu sẽ xuất bến vào lúc 6 giờ sáng, và tàu sẽ chạy lại vào 2 giờ trưa, để đưa khách bị kẹt về lại đất liền.
Giờ xuất bến của tàu cũng thay đổi, tùy theo con nước.
Tôi được biết vào mùa gió Bắc vùng biển xung quanh đảo khá động. Nên sẽ có nhiều ngày tàu sẽ không xuất bến được.
Mua được vé tàu cho chuyến đi đảo sáng mai, tôi đạp ra đường Vạn Thùy Tú và ăn bánh xèo tại đây.
Bánh xèo được làm với nhân mực, tôm, giá và hành. Hành thì họ cắt theo cọng dài như cây tăm. Khuôn bánh của họ là hoàn toàn bằng đất sét, vì thế mà độ nóng được chia tỏa đều, và chiếc bánh xèo vàng giòn đều.
Dĩa rau ăn kèm của họ gồm có: húng thơm, húng quế, giấp cá, xà lách và vạn thọ. Nước mắm pha theo kiểu Phan Thiết là hơi ngọt và thay cho chanh là họ dùng me. Bà chủ quán biết tôi là khách lạ, nên bà ta mang lại cho tôi chai nước mắm mặn để pha lại, theo tôi thì mình nên thuần gia tùy tục là hay hơn. Ăn theo kiểu ở đây là họ thả nguyên cái bánh xèo vào tô nước mắm, xắn bánh thành từng miêng nhỏ, gắp thêm một tý rau thơm, xong rồi đưa tô lên và vào miệng.
Tôi thấy quán bánh xèo vỉa hè này bà chủ quán đổ ngon, nhưng dĩa rau thì không được nhặt sạch cho lắm.
Tôi mới vừa ăn xong thì anh Khuê gội điện lại cho tôi. Theo chương trình thì đêm nay tôi sẽ ngủ lại nhà anh Khuê và gửi xe đạp lại tại nhà anh Việt. Vì ngay mai tôi phải khởi hành sớm, nhà anh Khuê lại ở xa quá, nên anh Việt nghĩ là tôi nên ở lại nhà anh ấy là hay nhất.
Lúc này anh Việt vẫn còn bận, nên anh Khuê chở tôi đi ăn Bánh Căn, nằm số 178 Trần Phú.
Trong tô đủ thứ có: nửa trái trứng gà, 2 trái trứng cút, tóp mỡ, 2 viên xíu mại, 2 miếng bì kho, nước của nồi xíu mại và xoài băm. Chúng tôi gọi thêm một tô cá nục kho.
Dĩa bánh căn họ đổ với trứng thì để riêng.
Anh Khuê chỉ tôi cách ăn ở đây, là họ dằm tất cả cho nát, cả con cá nục cũng được dằm nát cùng với luôn ít nước cá kho. Sau đó anh ta mới gấp từng cặp bánh vào tô và cũng dằm nát, làm như thế miếng bánh mới hút được nhiều nước sốt. Khi nào họ ăn xong hết bánh, họ mới gắp thêm một cặp mới bỏ vào tô và dằm tiếp. Khách ăn hết 5 cặp bánh trên dĩa, cô phụ bàn sẽ mang thêm bánh ra, nếu khách có nhu cầu ăn thêm. Tôi thấy có những quán đôi lúc đông khách quá, họ chỉ đưa cho mỗi khách một cặp bánh và sẽ được quay theo tour. Khách ăn là phải có lòng kiên nhẫn chờ đợi đến phiên mình được phục vụ lại.
Trên bàn có chai nước mắm, tiêu, ớt xanh trái và ớt đỏ xay, để khách tự nêm thêm.
Ăn xong, anh Khuê chở tôi đi uống nước để đợi anh Việt về. Đợi quá lâu, nên tôi nghĩ là mình nên tìm nhà nghỉ gần cảng là hay nhất.
Tôi bị bà chủ nhà nghỉ đánh thức tôi dậy vào lúc trước 5 giờ sáng. Lúc đó tôi cứ tưởng là đồng hồ tôi gài không báo thức, nên bà ta lên gọi tôi dậy, làm tôi cám ơn bà ta rối rít. Ai ngờ vì bà ta đang có 2 người khách cần phòng và biết tôi sẽ lên đường vào lúc 5 giờ sáng, nên đã phải hối tôi.
Tôi bước ra ngoài lúc này trời còn mờ tối. Tôi đi bộ xuống cảng và thông thả uống ly cà phê, ăn ổ bánh mì, trước khi tôi bước lên tàu.
Bảng báo ngày giờ xuất bến vừa có ngày dương lịch và cả ngày âm lịch.
Chiếc tàu phía sau họ cũng chạy ra Phú Quý. Giá vé của họ chỉ có 150 ngàn mà phải đi hơn 6 tiếng mới tới đảo. Nếu không gặp bão, thì ngày nào cũng có 1 chuyến ra đảo.
Sáng này trời êm, tàu cá đi biển ra vào cảng tấp nập.Chiếc tàu Savanna rời bến hơi trễ giờ một chút.
Tàu mới chạy ra khỏi cảng là chúng tôi gặp phải sự cố.
2 anh thợ lặn phải mất gần 3 tiếng đồng hồ, họ mới thay xong chiếc cánh quạt mới, tàu lại nhổ neo đi tiếp. Thuyền trưởng thông báo là tàu chạy với tốc độ 27,5 hải lý một giờ, và trời êm như hôm nay dự định tàu sẽ cập bến tại cảng Phú Quý vào lúc 11 giờ trưa.
Nhờ có sự giới thiệu của mọt anh bạn tôi từ Mũi Né, anh Chính , một ngươi dân địa phương ra đón tôi tại bến tàu.
Anh ta chở tôi về nhà anh ấy, để anh ta giao cho tôi một chiếc xe máy và hướng dẫn tôi qua nhà bà dì của anh ta. Ngôi nhà to đùng hiện giờ chưa có ai ở và anh ta nghĩ tôi ở đây sẽ thoải mái hơn.
Trên đảo có một mang lưới đường rất tốt. Mọi vận chuyển trên đảo chủ yếu là xe 2 bánh. Du khách khi cặp cảng có thể mướn xe máy tại đây với giá 100 ngàn 1 ngày (tiền vận chuyển xe gắn máy ra vào đảo, 150 ngàn cho mỗi lần cộng thêm 2 lần phí bốc vác, coi như là mất toi 500 ngàn). Nghành du lịch trên đảo hầu như không có cơ sở. Khách lên đảo là tự đi khám phá một mình
Họ xay hồ ở phía bắc của đảo để nui cá. Người đầu tiên có ý nghĩ táo bạo đó bị người dân chê cười (vào mùa gió bắc, nới đây sóng dữ dội). Trong những năm đầu ông ta thiếu kinh nghiệm làm vòng đai hồ không kiên cố nên bị sóng đánh bể. Ông ta vẫn kiên trì tiếp tục, và giờ đây rất nhiều người bắt chước theo kiểu nuôi cá của ông ta.
Đảo Phú Quý là một huyện của tỉnh Bình Thuận. Trên đảo có ba xã: xã Long Hải nằm về phía bắc, xã Ngũ Phụng nằm về phía tây và xã Tam Thạnh nằm ở phía Nam. Xã Tam Thạnh có một dịa thế quan trọng nhất trong đảo, chợ lớn nhất của đảo nằm ở đây, cảng nằm ở đây, phần lớn các nhà nghỉ trên đảo nằm gần khu vực cảng. Tại xã này cũng là nơi duy nhất mà có ATM của Agribank và một cây xăng.
Anh bạn của tôi cho tôi biết, là trên đảo hiện có hơn 35.000 dân cư, gồm có dân tộc kinh, dân tộc Chăm và người Hoa. Họ sống hiền hòa bên cạnh nhau.
Họ phần lớn ở dọc theo bờ biển Tây Nam, Bắc và Đông Bắc. Khu vực giữa đảo là khu vực họ làm vườn hay là những nơi lâm trường họ trồng cây phi lao. Trên đảo cũng có rất nhiều cây khóm rừng.
Vườn tược ở đây rất nhỏ, chỉ khoảng một sào mà thôi. Được trồng cây rào xung quanh chắc có thể để chặn gió. Đất trên đảo xấu và thiếu nước, nên họ chỉ trồng vài loại cây như : cây điều, cây xoài, cây mẵng cầu hột, cây dừa, chuối… Đặc biệt là cây mẵng cầu hột lại thích hợp với vùng đất này, nên chỉ trong 1-2 năm nay, họ bán được loại mặt hàng này và xoài vào đất liền.
Một ít rau cỏ họ tự trồng được, nhưng phần lớn các mặt hàng nông sản, họ đều phải nhập từ đất liền. Thâm chí thịt heo trước kia họ tự cung cấp lấy, giờ vì đời sống ngoài đảo được nâng cao, họ cũng phải nhập thêm cả heo.
Loại rong này ăn được.
Nuôi tôm cá trên bè. Các bè này ở khu vực phía Đông Bắc đảo và được cản trở sóng nhờ một cụm san hô lớn.
Đi nhổ cây Chó Đẻ, loại cây này có công dụng trị bệnh gan rất tốt.
Vào mùa này, gió Nam. Các ghe tập trung neo ở phía Đông của đảo.
Các ghe này là đò để vận chuyển hàng từ tàu lớn vào bờ, hay là chở hàng từ bên cảng, nằm phía Tây Nam của đảo qua phía Đông. Cuộc hành trình như thế mất 45 phút. Du khách có thể mướn các đò này để đi câu hay thăm quan đảo.
Những sạp bán hàng tạp hóa cho ghe cộ, vào mùa gió Bắc, nơi đây trở thành hoang vắng.
Đoạn đường giáp vòng đảo, nằm ở phía Đông Nam này là mới làm xong. Anh bạn tôi là người thổ dân, mà còn chưa chạy trên đoạn đường này.
Bên phía Nam đảo là Hòn Tranh, khu quân sự, không phận sự đừng vào. Đứng bên này nhìn qua thôi.
Bãi tắm phía Nam đảo.
Trên đảo có tới 6-7 cái chùa.
Con lộ Võ Văn Kiệt, trong tương lai là nơi thương mại chính của đảo. 3 nhà nghỉ mới nhất, ngân hàng, cây xăng, tiệm vàng... đều nằm trên con lộ này.
Nghành thu nhập chính của đảo là đánh bắt hải sản và nuôi hải sản. Xung quanh đảo là một khu san hô rộng, nên nguồn cá ở đây rất phong phú và có nhiều loại cá mà tôi chưa bao giờ gặp qua.
Sinh hoạt trên đảo cũng rẻ lắm, nếu đi ăn bụi. Tô bánh canh cá chỉ có 5 ngàn đồng.
Trên đảo có loại trái này, gọi là Trái Xầm, ăn hơi chua và chát.
Đến chiều anh Chính gọi tôi về cùng dùng cơm với gia đình anh ta. Bữa cơm gia đình: cá khô, cá tà ma nấu ngót, lòng và bì heo luộc.
Anh Chính cho tôi biết vì trước đây hoàn cảnh sinh sống trên đảo khó khăn. Vì thế mà ông bà đã cắt bỏ đi nhiều nghi lễ phung phí như: trên đảo không có tổ chức lễ đám cưới, đám ma thì không cần phải tạ lễ bằng bữa cơm… Chỉ có ngày đám giỗ ông bà là họ làm tiệc lớn, để cho con cháu họp mặt. Hiện nay có một sỗ cán bộ trên đảo, họ làm ăn khá giả hơn xưa, nên họ bắt đầu làm lễ cưới hỏi cho con cháu của họ.
Anh ta cho tôi biết thêm là thường bữa cơm gia đình của họ không có rườm rà, họ chỉ nấu mỗi một món ăn thôi.
Trên đảo đến 11 giờ 30 tối nhà máy điện ngưng hoạt động và cùng lúc máy ép nước của nhà máy nước cũng ngưng hoạt động. Cũng hên cho tôi là đêm đó tôi ngẫu nhiên hứng được đầy xô nước.
Bên phía quạt gió họ xay xong 3 cái quạt gió trên đảo, nhưng vì chưa thỏa thuận được giá cả hợp lý với bên nhà máy điện, họ chưa đưa vào hoạt động.
Phòng tôi ngủ không có quạt (đâu có điện), nhưng trên lầu chỉ cần mở cửa sổ là gió thổi vi vút.
Vào lúc 7 giờ 30 sáng nhà máy điện trên đảo mới hoạt động lại. Lúc đó là anh bạn tôi phải về nhà để làm, sau cữ cà phê sáng. Còn tôi thì tiếp tục đi thám hiểm đảo.
Chùa Linh Sơn, nhiều phật tử đang chuẩn bị cơm chay cho ngày rằm thảng bảy. Trưa nay họ cũng cúng chay và mời tôi ở lại dùng cơm. Ôi tiếc quá vì chị vợ anh Chính sáng nay đã đi chợ rồi.
Tôi phải leo 106 bậc thang để lên đến chùa.
Từ chùa, có một lối mòn để đi tiếp lên đỉnh núi. Trên đây là điểm cao nhất của đảo và có một tầm nhìn xung quanh gần hết đảo.
Nhìn về phía Đông Bắc của đảo.
Nhìn về phía Nam của Đảo.
Tượng Phật Bà Quan Âm nằm trên đỉnh núi.
PPhias dưới là xã Long Hải.
Trên đảo cũng có một nhà thờ của đạo Cao Đài.
Món ăn học trò. Trứng Cút tẳm bột chiên.
Chưa đến trưa là anh Chính đã gọi điện dặn tôi nhớ về ăn cơm.
Đứa con gái của anh Chính.
Mú Lấn sốt cà, loại cá này chỉ to như thế thôi. Cá ngon quá, nguyên con mà chỉ có mình tôi ăn. Gia đình anh Chính ăn cá nhiều, nên họ chán rồi.
Thịt heo kho măng.
Cá Tà Ma còn một khúc còn lại từ hôm qua đem nấu với bí.
Bữa cơm chiều này là những món ăn cũ thêm ít thịt chiên.
Sáng nay tôi thức dậy sớm và tôi chạy thẳng theo đường Trần Hưng Đạo đến xã Long Hải. Con đường này chạy chéo từ Tây Nam và xuyên giữa đảo qua Đông Bắc, khoảng 4 km. Bên đó là bãi mà các ghe lặn tắp vào bán sản phẩm họ săn bắt được ngoài biển.
Tôi đã từng sống 2 năm tại Nha Trang và 2 năm ở Mũi Né mà tôi chưa hề thấy nhiều loại cá như nơi đây.
Cá Bò Sừng.
Cá Bò Thu.
Cá Bò Giấy.
Cá Trình Xanh. Cá ngon như thế này chỉ có 35 ngàn mà thôi. Vào đến đất liền thì giá phải mắc hơn gấp đôi, mà lúc đó mất độ đi độ tươi.
Cá Trình Bông, không ngon bằng cá Trình Xanh.
Cá Bò Sừng Mồng.
Cá Bò Cát, một loại cá rẻ tiền dành cho thường dân hay là để xẻ khô.
Cá Bò Thu, loại này cũng là loại rẻ tiền, vì thịt bở, ăn không ngon bằng những loại cá bò khác.
Cá Chim, tôi nghe nói loại cá này ăn rất ngon, mà tôi chưa kịp thử qua.
Cá Bò Hòm, một loại cá nóc, không có độc. Thịt chắc như thịt gà, đặc biệt lá gan ăn rất béo và ngon, chẳng thua gì ngan ngỗng, foie gras của Pháp.
Nếu mà cá ngâm đá lâu ngày, bạn sẽ phát hiện là lá gan bị bầm dập và bị nát.
Cá Ó Sao, loại này chỉ to cỡ thế thôi. Khô cá ó (nhất là ó đen), là trong những loại cá khô cao giá nhất, có giá trị khoảng 1,5 triệu 1 kg.
Loại khô này ăn ngon hơn khô mực nhiều.
Con Đồn Đột.
Cá Nóc Gai. Người Việt mình thì ăn thịt, còn bộ da con này là để phơi khô xuất qua TQ.
Quày hàng sáng, tại khu xóm chài.
Bánh Khoai Mì nhân Đậu Đen.
Bánh khoai mì ăn với muối đường đậu phộng.
Phú Quý trước kia cũng nổi tiếng với nghành đánh bắt mực. Giờ đây cũng bị cạn kiệt.
Tôi mê mẩn nơi đây mà tôi quên luôn phải về nhà, uống cữ cà phê sáng cùng anh Chính.
Đường về lại xã tam Thạnh.
Tôi ghé thăm quan chợ lớn nhất trên đảo, nằm khá khuất phía trong hẻm.
Cá Tà Ma. Loại cá này ăn béo, tôi được ăn vào bữa buổi chiều đầu tiên trên đảo.
Cá Kềnh, tôi thấy cá ngoài này vừa mập căng và cũng to tướng nữa.
Bà bán cá đang làm con Cá Nhồng.
Tô Bánh Bèo tại chợ chỉ có 5 ngàn đồng. Tôi thấy ở khu vực Bình Thuận, ho đổ bánh bằng chén nhỏ và đổ rất dầy. Còn nước mắm thì họ pha rất loãng, vừa ăn vừa húp.
Cô bán bánh bèo.
Bữa trưa hôm này là Cá Bạc Má hấp cuốn bánh tráng với rau sống.
Cá Bạc Má.
Bữa cơm chiều.
Cá Chim Trâu om Cà Ri. Tôi chưa thấy hình dạng con cá này, nhưng khi ăn thịt cá này rất chắc, có cảm tưởng như đang ăn thịt. Da của nó ăn ngon hơn da gà luôn. Khi ở Nha Trang, tôi đã từng ăn qua Cá Nanh Heo ướp cà ri nướng, tôi thấy tương tự cá này.
Đặc biệt là cá này chỉ hợp với món cà ri, nếu nấu theo kiểu khác sẽ bị tanh. Lớp mỡ trong tô cà ri là mỡ của cá chảy ra đó. Mỡ cá ăn rất tốt, vì thế mà có đời nào tôi cần uống đến dầu cá.
Vào buổi tối trên đảo không có điều kiện sinh hoạt vui nhộn như trong đất liền. Họ có một quán Bar nhỏ, nhưng chúng tôi không thích ghé nơi đấy và rủ nhau đi thục một cơ bi da.
Sáng hôm nay tôi lại thức sớm chạy ra bên phía chợ cá, mà thợ lặn chuyên bán lại cá tại đây cho dân buôn.
Tôi lại phát hiện thêm nhiều loại cá mới.
Cá Mép
Cá Dìa Bắp Nẽ.
Cá Chim Cờ.
Cá Chim Yến
Ốc Bu.
Ốc Tai Tượng.
Thình lình anh Chính thúc tôi về lẹ để qua Hòn Tranh có việc. Bên đây là khu vực quân sự, nên người ngoài không có cơ hội được vào.
A Chính bạn tôi, người nằm trên võng.
Chúng tôi đi đò qua Hòn Tranh.
Cảnh Đảo Phú Quý từ ngoài khơi, phía Đông Nam
Vì hôm nay trời hơi động, đò chúng tôi phải chạy vòng qua phía Nam của Hòn Tranh để tìm chỗ vào bờ.
Bên Hòn Tranh cũng đẹp lắm. Trong khi anh Chính lo làm việc, tôi tranh thủ tắm biển.
Cây Bàng Vuông.
Trái này tôi cũng chưa thấy qua, ăn sống hơi chua chua chát chát. Hột của traí tròn vo, anh Chính hồi còn nhở dùng chúng để bắn bi.
Dàn ghe này là chuyên thu mua hải sản trên biển, họ có thiết bị cáp đông và đóng thùng.
Chúng tôi trở về lại đảo Phú Quý, xa xa là đỉnh núi cao nhất của đảo.
Tôi thấy họ phơi mực cũng khá công phu, vì không biết cách, con mực sẽ bị cong lại.
Bữa cơm trưa nay: Cá Khô Tràm, Cá Chim Trâu Cà Ri từ nhày hôm qua, Thịt Heo Hầm Bí Đỏ.
Chiều nay anh Chính phải từ bỏ nhiều khách hàng, để dành thời gian rủ tôi ra bè nuôi cá ngồi nhậu.
Khu vực bè nằm bên phía Đông của đảo và nằm trên một vùng san hô rộng bat ngát.Cũng nhờ rạn san hô này mà cản được những cơn sống lớn của mùa gió Bắc.
Anh bạn tôi mới quen tên Sinh, là người chủ bè. Với sự thông thạo, anh ta lạng lách chiếc xuồng máy bé nhỏ giữa các rạng san hô, để đưa chúng tôi ra bè.
Anh ta rất nhiệt tình và nhảy ngay vào bếp luộc đám cua đỏ mà tôi mua được dưới bãi sáng nay. Rồi anh ta vớt một con cá mú lớn trên bè mang ra chiên.
Con cá mú 1,3 kg phải hy sinh cho các quan.
Cá Mú Đỏ, loại cá mú mắc nhất, giá trên 600 ngàn 1 kg, tại bè.
Trên đảo không có trộm cắp vặt, người ngư dân không cần ngủ trên bè để canh kẻ trộm cá.
Cua Đỏ, chỉ đẹp cái mã. Ăn được mỗi có 2 cái càng, ăn phần gạch cát lắm. Vào những ngày sáng trăng, thịt cua ăn bở lắm.
Em cá mú to quá, phải cắt ra làm 2 khúc.
Dzô.
Tôi thấy cá mú nuôi ở môi trường như thế này, ăn không ngon bằng con cá mú nuôi tại Đầm Cù Mông. Vì lý do trông đàm, nước sông chảy ra có nhiều phù sa.
Anh Chính chở tôi đi ăn sáng xong và chở tôi xuống cảng. Sáng này gió thổi dữ dội, tôi cứu sợ rằng là tàu sẽ không được rời bến. Chiếc tàu đậu trong cảng mà lắc khủng khiếp, thì ra cấc chú kiến trúc thi công ở trong đất liền, không thèm nghe theo lời khuyên của dân địa phương. Tội nghiệp cho khách khi lên tàu, đôi khi bị xui là một trận xóng đánh ập vào, là bị ướt cả người.
Tàu rời bến đúng giờ và mới ra khỏi cửa cảng là song đạp vào mũi tàu ầm ầm. Tôi nghiệp cho đúa bé ngồi trước tôi, cứ mỗi lần sóng đập ầm như thế, nó lại la lên vì hoảng sợ. Mẹ và chị gái ngồi trước nó bắt đầu nôn mửa. Mà xui cho họ là mỗi lần sóng lớn đánh ập phủ mũi tàu, là nước biển không biết từ chỗ nào lại xối xuống ngay đầu họ. Thế là cả gia đình họ phải dời chỗ ra phía sau tàu. Ngó xung quanh lúc này chỉ còn mình tôi ngồi lại khu vực này và tôi có nguyên một dãy ghế để ngã mình kéo cưa.
Càng rời xa đảo sóng lại nhỏ dần và tàu chạy lẹ hơn. Khi tàu cập lại vào đất liền, nhìn đòng hồ, tôi thấy hôm nay tàu phải mất 2 tiếng 40 phút.
Tôi lội bộ tàn tàn đén chợ. Tôi dự đình sẽ tìm ăn món Bún Gỏi Cá. Tiếc thay trong chợ chỉ có mỗi một hàng bán món này, mà vào tháng 7 âm lịch, bà ta lại bán món chay.
Thôi thế là ăn tạm một tô bún chay thập cẩm. Bà bán hàng vui vẻ dặn dò tôi là 2 tuần nữa quay lại. Lúc đó qua tháng, bà ta sẽ bán món mặn lại.
Quày hàng chả cá tại Phan Thiết.
Sau đó tôi ghé lại nhà anh Việt, cũng ở gần chợ và trò chuyện với anh ta đôi chút và dùng thời gian thay lại cái yên xe, mà tôi nhờ anh bạn tôi từ Mũi Né mang ra cho tôi.
Tiếp theo là tôi đón xe buýt về lại Hàm Tiến. Tôi ghé thăm nhà anh bạn tôi và nghỉ lại đêm tại đó.
Tội nghiệp cho những người ở Bờ Kè, Mũi Né.
Đất của họ, mà không được mướn cho người khác buôn bán, vì lý do đang trong thời gian quy hoạch. 5 năm trước tôi ở đó cũng thế, người dân luôn trong trạng thái standby. Chưa được đền bù, mà cũng không được làm gì hết.
Họ mới bị miễng cưỡng đạp phá nơi họ buôn bán cách đây khoảng 2 tháng, bây giờ trông như là một bãi rác.
Nhưng cũng có vài miếng đất trong khu vực này, họ vẫn được xây quán và kinh doanh, chắc chắn là họ biết đường lo.
Sáng sớm nay tôi tranh thủ đi xe buýt trở lại chợ. Tôi lầm là lên không đúng xe, nên đoạn cuối tôi phải lội bộ một chút. Cũng không sao, tôi cần phải hoạt động, mấy tháng qua cũng từ ngày té xe, mà tôi lại ngại tập thể dục.
Anh Việt cũng mới xuống nhà và chúng tôi cùng ngồi uống cà phê trước cửa nhà anh ta. Tình cờ anh bạn của anh ta cùng ngồi uống cà phê với chúng tôi, cũng có một tâm hồn ăn uống. Thế là cuộc trò chuyện trở nên khá hấp dẫn và anh ta cởi mở chỉ tôi vài kinh nghiệm ăn uống của anh ta.
Uống xong ly cà phê, theo lời hướng dẫn của anh bạn già tôi mới quen. Tôi đạp xe qua Nam Thạnh Lầu ăn tô Phở Áp Chảo, một món ăn khá nổi tiếng của quán này và đã có đến nay là đời thứ ba rồi.
Tô phở tôi gọi là với tim, gan và cật, ngoài ra còn có bò. Trước kia họ còn có cả óc heo. Món này họ chỉ bán vào buổi sáng thôi. Họ đem xào tim, gan, cật với hành tây, tỏi, cà chua và ít gia vị. Sau đó họ đổ ít nước lèo và đánh ít bột vào cho có một ít nước sốt hơi sệt sệt. Họ trông chung bánh phở vào chảo nóng và đổ ra tô, ít tiêu, đậu phọng rang, rau giấp cá, húng thơm và húng quế rắc lên trên.
Món này họ mang ra kèm theo với một chén nước súp hủ tíu. Dìa rau ăn kèm cũng gần như bộ rau cho phở và hủ tíu, trong đó có: húng quế, rau om, ngò gai và rau cần. Khách có thể nêm thêm với chanh và ớt.
Tôi thấy sợi phở ở đây dày gần như sợi mì quảng. Tô phở áp chảo này, tôi ăn thấy ngon hơn là tô phở áp chảo mà tôi ăn ở Nam Định. Tôi cũng được biết là cách thức làm món này cũng khá nhiều cách khác biệt nhau.
Rời Phan Thiết, tôi đạp tới Kê Gà, con đường này quá quen thuộc đối với tôi. Khu vực này có nhiều resort bỏ trống, rất lý tưởng cho những nhóm Phượt khoái ngủ bụi.
Buổi trưa nắng gắt lại đạp ngược gió, làm tôi thấy con đường dài thăm thẳm.
Tìm được chỗ móc võng rồi. Phi một giấc rồi tính.
Đến khu Đinh Thầy Thím là tôi cũng thấy đuối sức rồi, 2 bắp đùi của tôi ê ẩm và cứng ngắc. Lâu lắm rồi không hoạt động.
Tôi đự định tìm nhà nghỉ phía bên biển, để tiện xuống biển tắm và tối nay ngắm trăng. Nhưng nơi đây bát nháo và mấy bữa nay ảnh hưởng gió, nên bãi tắm trông không hấp dẫn chút nào.
Ăn xong tô bánh canh, uống thêm ly cà phê sữa, tôi quay lại nhà nghỉ ngủ một giấc thật ngon.
Sáng nay mới 6 giờ là tôi đã lên đường. Tôi đạp một mạch cho đến gần La Gi thì tôi thấy một quán Bún Riêu và Bún Cá Rô, tọa lạc tại sỗ 17 Nguyễn Chí Thanh (gần Cầu Đá Dựng).
Tô bún tôi ăn là tô đặc biệt, vừa có cả riêu cua và cá rô đồng chiên. Ở đây họ không dùng thì là mà lại cho cần nước, ngoài ra còn có ít cà chua và hành lá.
Dĩa rau sống ăn kèm nào có: húng quế, rau tía tô, rau muống chẻ và giá.
Nước mắm, mắ tôm, ớt, chanh và ớt xay. Tôi thấy ngon và giá cả hợp lý, nên quán rất đông khách.
Ăn xong tô bún, tôi chạy vào La Gi ghé thăm anh chị Chín Phan. Hồi lúc tôi khởi hành chuyến du ngoạn này, tôi có ghé qua nhà anh Chín tá túc. Anh chị ta rất hiếu khách và cứ muốn tôi ở lại chơi thật lâu.
Mới rời La Gi có hơn 5 km, mà vì phải lên một cái dốc dài, tôi cảm thấy đuối sức. Lại phải ghé lại quán nước nghỉ cái đã.
Đây là trái thanh long mà một anh bạn trẻ chạy theo cho tôi lúc chiều qua.
Trưa nay tôi định canh me ăn cơm chùa, Lễ Vu Lan mà. Tiếc thay vào lúc trưa, đoạn đường tôi đi qua chỉ có 1-2 cái chùa nho nhỏ, nên không dám vào. Đành ghé quán cơm ăn mặn.
Lần đầu tiên tôi ăn một loại bánh mà gói bằng bột bắp có nhân đậu xanh mặn. Cũng gần như bánh gói của người Trung về phần nhân. Nếu nói về kỹ thuật, thì cũng giống như làm bánh giò.
Ở Mễ họ có món gần tương tự, mà gói bằng lá của trái bắp, gọi là Tamales.
Sau bữa trưa, tôi chỉ đạp một đoạn ngắn, tôi thấy một quán cà phê võng và ghé lại đánh cho một giấc dài gần 2 tiếng.
Tôi rời QL55 và rẽ trái chạy theo Đường Ven Biển. Chạy trên đường này gió thổi mạnh quá, nên tôi phải gỡ miếng vải che nắng ra, để đạp cho nhẹ bớt.
Tôi ghé lại chợ Bình Châu, nhưng không tìm thấy một món gì đặc biệt cả.
Bữa ăn xế chiều, chợ Bình Châu.
Nạp thêm một ít năng lượng, Chè Trôi Nước.
Tôi liên lạc với anh Locanhoa và cho anh ta biết tuyến đường tôi đi, vì lần này tôi không ghé ngang qua nhà anh ta, mà dự định sẽ đạp tiếp tới Vũng Tàu. Anh Lộc đồng ý sẽ ghé qua thăm tôi tại biển Hồ Cóc vào chiều tối nay.
Đạp ngược gió thật không vui chút nào, nhưng tôi cũng phải cố gắng nhích tới từ từ từng mét một. Đến gần chiều tôi mới đạp tới Hồ Cóc. Lần đầu tiên tôi ghé nơi đây, cách nay cũng 18 năm rồi. bây giờ không còn hoang vắng như xưa nữa. Dọc theo biển nơi đây, tôi chỉ thấy có 2 cái resort mà họ chiếm hết đất rồi.
Tôi biết mình không đủ khả năng ở lại nên đạp tiếp. Tôi thấy có một nơi gần đó họ chuyên cho du khách mướn chòi để tắm biển. Ghé vào hỏi thăm, thì họ không có và cũng không được phép kinh doanh cho mướn phòng.
Tôi đành phải đạp tiếp tới Hồ Tràm và tôi phải gọi cho anh Loc biết là tôi đã thay đổi chương trình.
Hên cho tôi quá, tại Hồ Tràm vẫn còn lại một khu vực nhỏ để phục vụ cho khách thường dân. Nhưng dẫu sao đây cũng là khu du lịch nên phòng ốc giá cũng hơi cao. Cuối cùng tôi cũng phải chấp nhận lấy một phòng với giá hữu nghị, mà thiếu xót đủ thứ.
Tôi vừa mới tắm rửa, giặt quàn áo xong, anh Lộc cũng vừa tới.
Chiều nay tôi cũng không có cơ hội tắm biển tại đây, vì nước dơ quá và bãi tắm cũng hết thơ mộng rồi.
Anh Lộc chạy theo tiễn tôi một đoạn dài, gần đến Phước Tĩnh.
Lúc đó anh ấy quay về hướng Đất Đỏ, còn tôi tiếp tục thẳng con đường tới Long Hải.
Anh bạn trẻ này bán bánh mì chả quế rong, tôi thấy hay, có sáng tạo, tại Long Hải.
Trước kia từ Long Hải muốn qua Vũng Tàu là phải chạy ngang qua Bà Rìa. Bây giờ đã có cầu rồi.
Tôi đạp tàn tàn đến Vũng tàu là mới gần chiều và trời bắt đầu đổ một cơn mưa nhỏ. Tôi ghé lại quán Cơm Ma hay còn Gọi là Hướng Dương, nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, gần bên hông chợ Vũng Tàu.
Đây là một quán cơm tấm, nhưng họ phục vụ luôn cả cơm phần với giá cả rất hợp lý. Quán này rộng rãi, sạch sẽ và nhiều món ăn để khách tự chọn.
Tôi kêu một dĩa Cơm Mực Xào Cà Ri và một dĩa nhỏ Cà Tím Nướng. Tôi thấy món mực không ngon, chắc xào kỹ quá hay là để hâm lâu, nên thịt dai như cao su, và tôi cũng không cảm nhận được độ ngot. Nước mắm họ pha cũng hơi mặn, cơm ở đây đúng là cơm tấm. Các hột cơm không dính vào nhau mà cũng không khô, cơm ngon.
Tại Vũng Tàu, tôi quen một bà chị Bán Bánh Canh Ghẹ bên hông môt con hẻm, trên đường Lê Lai, đối diện quán lẩu bò Lê Lai (rất nổi tiếng của vùng này).
Mấy năm rồi tôi không ghé lại Vũng Tàu, tôi thấy có nhiều sụ thay đổi, nhưng trong khu phố cũ thì vẫn như thế, bà chị tôi vẫn còn ở đó.
Quán của chị Hạnh hầu như chỉ phục vụ khách quen, nên không cần đến bảng tên. Tô bánh canh của chị ta rất chất lượng, trong đó có thịt ghẹ, chả cá, hành tím phi, hành ngò, tiêu và vài miếng bánh phồng tôm có hình thù như ngón tây út. Tôi thấy chị ta nấu hơi lạt. Khách có thể tự nêm thêm chanh, ớt và nước mắm. Theo tôi được biết là thậm chí sợi bánh canh là chị ta phải mua từ SG.
Tôi đạp dạo một vòng phố và mới phát hiện hôm nay họ có tổ chức Lễ Hội Ẩm Thực Phố Biển trên đường Trưng Trắc và Trưng Nhị.
Tôi đảo 2 vòng khu gửi xe, và không ai muốn nhận giữ xe đạp. Chắc là cũng chiếm bao nhiêu đấy chỗ, mà giá lại rẻ hơn. Cũng may là quán bánh canh của chị Hạnh nằm gần đó, và chẳng khó khăn gì, chiếc xe tôi đã có người giữ.
Tôi trà trộn vào giữa đám đông người. Tôi thấy các quày ở đây phần đông là của các khách sạn lớn, nhà hàng lớn và các studio lớn. Ẩm thực thì tôi thấy hơi nghèo nàn, không có gian hàng nào cho khách ăn thử, mà chỉ bán thôi. Các món ăn chủ yếu nướng, chiên và xào. Quày hàng nướng của một nhà hàng Nga. Một quày hàng với ẳm thực Miền Tây. Không tìm thấy một món gì hấp dẫn, tôi luồn ra khỏi chỗ đông người và phải chịu khó đứng xếp hàng gần 10 phút, tôi mới mua được ố bánh mì tại góc đường Lý Thường Kiệt và Trưng Nhị. Quán Tre, nằm trên đường Lương Văn Can. Cô Ba, vì tôi thấy nơi đó khá sang trong và thực đơn lại rất phong phú. Tôi chỉ thích ăn ở những quán ăn cho thường dân với thực đơn chỉ có độc nhất một món mà thôi. Khác với Bánh Khọt Miền Tây, thì kiểu đổ Bánh Khọt của Vũng Tàu họ không pha trộn màu nghệ. Miếng bánh vẫn giữ nguyên màu bột gạo trắng, chính giữa có con tôm bóc vỏ, da bánh thì mỏng và giòn tan. Khi gắp bánh ra dĩa, tôi thấy họ hơi hấp tấp không bỏ vào một cái rổ gì đó, cho dầu chiên nhiễu bớt đi. Đây họ chỉ vãy vãy mấy cái và cho bánh vào dĩa, kế tiếp họ rắc ít tôm chấy lên tren bánh cùng với ít hành lá phi. Khi ăn khách sẽ tự cuốn bánh lại bằng lá cải, ít rau húng cay, ít lá tía tô và rau răm. Thêm ít đồ chua gồm đu đủ bào sợi, cà rốt và ít đọt bông súng (mang tiếng là đồ chua, nhưng ở đây tôi thấy họ chỉ ngâm vơi nước đá cho giòn, chứ không có vị chua gì cả. Cà rốt chắc giá mắc, nên chỉ thấy vài sợi, để cho có màu mè một chút.). Xong khách sẽ dùng tây chấm cuộn bánh vào nước mắm pha và đưa lên miệng ăn (theo kiểu Miền Nam, họ pha hơi lạt và ngọt, khách tự nêm thêm ớt, không có tỏi gì cả). Tôi ăn thử vài cuốn đầu, tôi thấy tôi nhai toàn là lá. Tôi không hề cảm nhận được cái độ giòn của bánh. Vì thế mà tôi chỉ thích ăn bánh không như là ăn kiểu Bánh Căn và chỉ cho thêm vài lá rau thơm mà thôi. Quán ở đây cũng lịch sự là họ trang bị một bồn rửa tây, cho những khách nào có nhu cầu rửa. Phần đông thì tôi thấy ít ai lại có nhu cầu đó. Một phần ăn như thế với 10 cái bánh, họ tính tôi 30 ngàn đồng. Trà đá là tự phục vụ lấy và uống thoải mái. Ăn sáng xong tôi ghé qua một quán cà phê để ngồi làm việc, mấy ngày nay tôi chưa gửi bài chia sẻ trên Phượt. Trưa tôi định ghé lại quán Bánh Bèo Tuyết Mai, nằm trên đường Phan Chu Trinh, nhưng không hiểu sao họ lại đóng cửa. Gần đó tôi thấy quán Bánh Khọt Gốc Vú Sữa, nằm trên đường Nguyễn Trường Tộ rất đông khách. Tôi thấy là quán này nằm tại một địa điểm tốt, nên có lẽ bởi thế mà đông khách hơn là quán Tre. Nói về chất lượng thì tôi thấy quán bên này họ dùng con tôm to hơn. Bột bánh và nước chấm tôi thấy như nhau. Dĩa rau bên này thì lại có thêm húng quế và xà lách. Về phần giá cả thì bên này lại mắc hơn chút đỉnh, 35 ngàn đồng cho 8 cái bánh. Ở Bà Rịa và Vũng tàu còn có một món đặc trưng mà nhiều người không để ý tới, đó là Bánh Mì Chả Cá. Hàng này nằm trên đườngLê Lai và Đồng Khởi, cô chủ quán mắc cỡ này cho tôi biết, là chả cá do chính tay cô ta làm bằng cá mối. Món này là phải ăn liền mới ngon. Vào buổi trưa nay tôi có gọi điện cho văn phòng bán vé tàu đi Côn Đảo rất nhiều lần, nếu mày họ không bận, thì lại đổ chuông được vài tiếng là máy chuyển sang fax. Tôi phải đợi trời gần tạnh mưa, tôi mói đạp đến văn phòng vé, nằm tại cảng Cát Lở, gần phía ngoài bìa của Vũng Tàu. Tôi thấy ngỡ ngàng là tp. này bỏ tiền làm rất nhiều con đường khang trang trên các khu phố mới. Còn con đường 30/4, một trục lộ chính mà vẫn như xưa, bây giờ lại càng đông xe qua lại hơn. Chỉ cần một cơn mưa nhỏ như trưa nay, là trên đường đã có vài bể bơi. Lúc đi đoạn đó xảy ra một vụ va quẹt và trên đường về, cũng gần nơi đó lại xảy ra một vụ tai nạn giao thông. Tôi đến bến tàu, họ thông báo cho tôi biết, chuyến đi Côn Sơn khởi hành 5 giờ chiều nay. Còn đợi đến chuyến sau, la tôi phải đợi đến chiều thứ hai. Côi như là lỡ chuyến rồi, tôi chạy về lại nhà nghỉ lấy đồ sao kịp. Tôi phân bua là trưa nay tôi có gọi điện nhiều lần và tôi được biêt là giờ nghỉ trưa của phòng bán vé, là từ 11 giờ cho tới 2 giờ trưa. Công nhận nhân viên ở đây họ làm việc sướng thật, nghỉ trưa 3 tiếng, quá đã. Tôi luôn luôn chuẩn bị cho mình một kế hoạch mới. Tôi không muốn nằm lại Vũng Tàu thêm 2 ngày nữa. Tôi sẽ đổi hướng đi Cần Giờ. Trên đường đạp về lại nhà nghỉ, tôi ghé ngang qua khu chợ Bến Đình. Tôi được người dân hướng dẫn tôi xuống bến Bến Đò Cầu Quang, nằm ngay cuối chợ. Tại đây họ cho tôi biết sáng mai sẽ có 2 chuyến đò. Chuyến tài đầu là vào lúc 8 giờ sáng và chuyến thứ 2 là vào lúc 10 giờ 30 sáng. Nhớ lại ngày xưa, lâu lâu về Ngọc Hà, chỉ có mình tôi trong các anh em là hay rong chơi với đám nhóc xóm chài. Tôi biết bơi và biết cách đạp ghe. Mà vào thời ấy nước trong rạch trong lắm. Giờ thì khiếp thật. Từ chiều giờ chưa ăn gì, đạp từ nãy giờ cũng hơi khát nước. Xơi một ly sinh tố mẵng cầu, gần chợ Bến Đình. Trưa nay khi ăn bánh khọt, tôi thấy quán bên kia đường bán món bánh kẹp. Tôi thấy tên là lạ, nên tôi ghé vào quán ấy để ăn bữa chiều. Nào ngờ bánh kẹp là bánh ngọt. Tôi ăn thử một cái bánh kẹp không nhân, và một cái bánh kẹp với nhân dừa. Tôi thấy loại bột ở đây chắc họ pha bột gạo nhiều quá, bánh mới làm mà ăn khô lắm, không có xốp chút nào. Tại quán họ làm thêm một món bánh, mà họ cho là đặc sản của Vũng Tàu. Bánh Bông Lan Trứng Muối, phải nói là lạ, vì tôi chưa nghe qua món bánh này, nhưng bột bánh của họ cũng là cùng loại bột bánh của bánh kẹp, ăn cũng khô luôn. Chai nước sâm nửa lít tôi mới mua lúc nãy, chưa kịp tan đá là tôi tu hết luôn, để cho bánh dễ trôi xuống cổ. Du khách đến VT khoái mua loại bánh này lắm. Anh chủ quán hẹn tôi nếu sáng mai tôi quay lại, vào ban ngày họ nướng bánh với cả chục cái lò. Chụp hình vào thời điểm đó đẹp hơn. Sáng nay tôi cũng thử ghé lại quán Bánh Bèo Tuyết Mai thêm một lần nữa. Lần này thỉ cánh cổng mở rộng toang. Nhìn vào trong một quán ăn khang trang rộng lớn, tôi không thấy đến một bóng khách. Bên cửa hàng bánh bông lan trứng muối, họ vẫn chưa đốt lò nướng bánh, nên tôi cũng không ghé qua. Thế là tôi mua ổ bánh mì thịt, rồi ghé quán cà phê là thượng sách. Hơn 9 giờ tôi mới rời khỏi nhà nghỉ, tôi sẽ đi chuyến đò 10 giờ 30 trưa, qua Gò Công. Tôi đạp ngang qua hết chợ Bến Đình, tôi thấy con kênh đã cạn nước. Tôi đang suy nghĩ phải đợi bao lâu con nước mới lớn lại đây? Thì có anh bốc xếp gần đó chỉ tôi nên qua Bến Đá, đò bên ấy khởi hành cũng 10 giờ 30. May cho tôi là tôi đã trừ hao, nên lúc này chưa đến 10 giờ, tôi còn kịp chạy qua bên đó mà. Cảng Bến Đá to hơn cảng Bến Đình một chút và cũng nhiều ghe to hơn. Phần lớn là ghe đánh cá xa bờ. Họ đang cập cản để lên hàng, hay là bốc đá. Chiếc đò nằm ở phía cuối cảng, tôi phải dẫn bộ xe qua khu vực họ đang phân chia hàng cá. Loại cá này họ dùng để làm gì tôi không biết, nhưng chúng đã bị phân hủy và chuẩn bị thành mắm và mùi ôi thối bốc lên nồng nàn. Chiếc đò xuất bến trễ 15 phút, chi phí cho một người qua bên kia sông là 25K, còn chiếc xe đạp của tôi họ chỉ lấy có 5K. Trong khi lúc nãy anh chàng khuân vác, đưa xe tôi lên đò và đòi 10K. Trên tàu có một boong rộng và không sạch cho khách ngồi hay nằm. Chiều cao của cái boong tàu là chỉ đủ cao cho người ngồi thôi, khách phải bò vào boong. Tôi tìm được một chỗ móc cái võng. Tôi cố gắng nhắm mắt, nhưng không thể nào ngủ được vì tiếng máy lùm bùm và cái võng cứ lắc qua lắc lại liên hồi. Hihi tôi nhớ cái hàng cọc kia rồi, cách đây 18 năm tôi có ghé nơi đây trong một dịp Lễ Hội Rước Ông. Tôi hỏi anh bạn của tôi là nhà vệ sinh nằm ở đâu. Anh ta liền trả lời, để anh ta cùng đi, từ nãy giờ anh ta cũng muốn đi? Ah, thì ra cả làng không có ai có nhà vệ sinh riêng, nên họ đều ra đó cho cá dứa ăn. Không khí vào buổi sáng ngoài đó vui lắm. Anh Năm, chị Bảy, Chú Sáu chào hỏi và trò chuyện với nhau rất tỉnh, trong khi họ đang thả bầu tâm sự trong một bầu không khí thật thoáng mát. Ghe cặp Cần Thạnh (trước kia còn được gọi là Cần Giờ và Duyên Hải) vào lúc 12 giờ trưa. Tôi tìm một quán ăn cơm trưa và đạp ra chợ thăm quan. Lúc này các sạp ở chợ đều đóng cửa, tôi thấy vài hàng họ bán mắm tép chua và mắm cá cơm. Tôi cũng mua thử vài lọ về làm quà. Tôi nghe bàn tán hình như là rằm tháng tám âm lịch này, là họ tổ chức ngày Lễ Hội Rước Ông. Đối với dân trong làng, hay bây giờ gọi là thị trấn, ngày lễ hội này là ngày lễ lớn nhất trong năm của họ. Con đường đất đỏ hồi xưa, bây giờ được thây thế bằng con đường nhựa hơi khiêm tốn nhựa đường. Con đường tên Rừng Sác này dài gần 40 km và chạy từ Huyện cho tới bến phà Bình Khánh. Đến hôm nay tôi mới gặp được ngày thuận gió, tôi cảm thấy đạp rất thoải mái. Vì con đường không được láng, nên tôi cũng không chạy được nhanh cho lắm. Dọc theo con đường này trước kia là rừng đước, nhưng vì nghành phát triển nuôi tôm, mà một số rừng bị chặt để làm đìa. Bây giờ thì nghành nuôi tôm bị thất bại, các nhà đầu tư rút lui, nhà nước mới cho người dân địa phương mướn đìa tôm lại với giá rẻ, để họ nuôi thí cầm chừng. Đoạn đường này rất vắng, có vài nơi, người dân địa phương, họ ra đây dựng lều bán tạm nước giải khát cho khách qua đường. Họ cũng trang bị võng để phục vụ khách, nhưng đám bảo vệ đô thị mới ghé ngang, các cây cọc móc võng bị cưa sạch. Tôi vừa đạp qua một cây cầu lớn, (trước kia nơi đây là bến phà thì phải), thì tôi thấy trước mặt tôi một đám mây đen kéo tới và chẳng lâu sau thì cơn giông ập tới. Hên quá tôi ghé lại một quán nước hiếm có trên đường để trú mưa. Từ này giờ tôi đạp, người ướt đẫm mồ hôi rồi, phải dừng lại ướng thêm nước thôi. Đến 5 giờ chiều tôi mới tới bến phà. Trước cổng mua vé xuống phà, có vài gánh hàng rong. Con Cúm, tôi thấy cũng gần giống con Cù Kỳ ngoài bắp, càng to mà mình bé. Hôm nay thứ bảy nên đông xe, tôi bị kẹt môt chuyến và qua được tới bên kia sông là 5 giờ 30 chiều. Tôi đạp một mạch về bên Q8. Tôi dùng nguyên buổi sáng nay để ghé thăm những người thân của tôi. Qua trưa tôi lại lên đường đi tiếp về Bình Dương. Mình hên, đi đến đâu cũng được ăn ngon. Gia đình người bạn họ nấu cơm tấm tại nhà. Vì không có điều kiện nướng than, nên họ chiên thịt, làm mất đi vị thơm và cảm giác ngon. Đến 2 giờ trua, từ bên Q3 tôi chạy ngang qua Gò Vấp theo lộ Quang Trung. Đến chợ Hạnh Thông Tây, tôi rẽ phải chạy thẳng miết theo đường Lê Đức Thọ. Khi qua bên kia cầu vượt của QL1, đường có tên mới là Lê Văn Khương. Tôi cứ miệt mài đạp cho tới gần Đông Thạnh, tôi mới dừng lại một quán nước. Tôi dùng thời gian lên mạng để tìm nơi họ bán món Bánh Bèo Bì. Lúc này tôi mới phat hiện là mình đi sai hướng, vì chợ Bung nằm phía bên kia sông, nếu tôi tại Gò Vấp chạy theo tuyến Nguyễn Oanh qua Hòa Huy Giáp, là giờ này tôi đã qua tới Lái Thiêu rồi. Không sao cả, tôi thông thả uống xong ly cà phê và tôi tìm đườn tắt chạy ngang qua giáo xứ Tân Đông và tiếp theo con đường đất gồ ghề có tên là Thanh Xuân 52. Cũng may là con đường gồ ghề này chỉ dài hơn 2 km thôi, nửa đoạn còn lại là đường nhựa. Rồi tôi chạy qua cầu Phú Long cũ, chiếc cầu này giờ đây chỉ dành cho xe 2 bánh thôi. Măng Cụt, trước kia người nông dân chưa biết kỹ thuật ghép cây, nên măng cụt mắc lắm, vì họ phải trồng mười mấy năm, mới thu hoạch được. Trái dâu. Trái dâu có từ 2 đến 3 múi, mà chỉ mút được thôi, còn hột là phải phun ra, có vị chua chua. Tôi chay ngang qua khu trung tâm chợ Lái Thiêu, thì tôi quan sát thấy nơi đây cũng có khá nhiều nơi họ cũng bán món Bánh Bèo Bì, mà tôi đang đi tìm ăn thử. Tôi thấy một hàng vỉa hè ngay bên hông đường Trương Vĩnh Ký. Trong dĩa bánh bèo gồm có: bánh bèo, phủ lên trên là một lớp đậu xanh và hành lá phi, lớp kế tiếp là gồm có giá hấp, dưa leo băm va rau sống cắt nhuyễn. Lớp kế tiếp là bì trộn thính cùng với thịt heo luộc cắt sợi và đồ chua. Rồi trên đỉnh là một khoanh chả lụa dầy và ít ớt xay. Họ cho luôn cá nước mắm pha chua ngọt trong dĩa. Như thế là khách cứ việc ăn mà chảng phải cần nêm nếm gì cả. Giá một dĩa như thế thật là bình dân, chỉ có 15 ngàn mà thôi. Từ Lái Thiêu, tôi chạy theo TL745 đến Chợ Búng. Cách chợ Búng khoảng hơn 100 mét là quán Bánh Bèo Bì Mỹ Liên. Tôi nghe kể lại là quán này đã có từ hồi xa xưa. Thời ấy chỉ là quán bình dân cho đám học trò. Sau này quán nổi tiếng là nhờ nhóm Việt Kiều, vì họ tưởng nhở đến những ký ức xưa và tìm lại nơi này. Quán chỉ nhỏ hẹp thôi, nếu đông khách quá, thì họ còn thêm một tầng lầu. Việc tìm chỗ đậu xe cũng khá vất vả, phía trước quán mặt tiền cũng hẹp. Quán không có người chuyên trông nom xe. Tôi thấy lâu lâu ông chủ quán phải ra ngoài, hướng dẫn khách chỗ đậu xe. Ngoài món Bánh Bèo Bì, tôi thấy thực đơn còn có bì cuốn, bún thịt nướng… Tôi thấy dĩa bánh bèo ở đây cũng gần giống như dĩa bánh bèo tôi mới ăn lúc nãy tại Lái Thiêu. Vài khác biệt là ở đây họ không có giá hấp và chả lụa, nhưng thịt trộn bì của họ không phải là thịt luộc, mà là thịt nạc rim, rồi được xé tơi ra như thịt chà bông. Nước mắm pha chua ngọt, họ múc ra riêng một chén chung với đồ chua, khách ăn cay thì tự nêm thêm ớt xay và trên bàn có thêm chén tỏi sống. Thật ra tôi ăn, tôi thấy khó phân biệt được ai ngon ai dở. Bánh bèo thì được họ tráng mỏng cũng như nhau. Nhưng khác biệt lớn là giá tiền, một dĩa bánh bèo bì tại đây giá là 25 ngàn đồng, ly trà đá họ cũng lấy mắc, giá 2 ngàn đồng. |
Tôi ra khỏi quán và mới chạy thêm khoảng 50 mét, tôi lại thấy thêm một quán Mỹ Liên. 50/50, không biết lúc nãy mình có ghé đúng quán gốc không nữa. Sau này tôi mới biết là tôi vào đúng quán, nhưng quán Mỹ Liên kia cũng là chi nhánh của người trong nhà. Hiện nay họ cũng có thêm một chi nhánh nằm gần khu trung tâm của thành phố.
Lúc tôi đến Bình Dương là trời đổ mưa. Tôi tìm nhà nghỉ và nghỉ mệt một chút, thì tôi nghe tin của một người bạn là tại đây còn có món Lẩu Bò Mắm Tôm. Thế là mặc trời mưa, tôi phải ra ngoài tìm cho ra món này. Tôi vòng vo mãi, tôi mới tìm ra một quán trên đường Nguyễn Tri Phương. Lúc tôi tới là mới vào 8 giờ 30 tối mà họ đang đóng cửa.
Thôi trên đường về ghé ăn một tô Mì Hoàng Thánh. Lý do tôi ăn món này, vì tôi thấy nơi đây cộng đồng người Hoa cũng khá nhiều.
Gần 7 giờ sáng, anh Bước qua đón và đưa tôi đến một quán cà phê của một nhà design rất nổi tiếng tại Bình Dương (tôi tình cờ gặp anh Bước cách đây khoảng 2 tuần trên đỉnh đèo Ngoạn Mục).
Tôi phải nói quán này rất đẹp, có một phong cách riêng, với đề tài là gió và nước. Rất tiếc người mà biết thưởng thức ngồi uống cà phê trong không gian như thế này lại quá ít.
Vì sáng nay là thứ Hai, nên công việc của anh Bước khá bận rộn, nên tôi chỉ trao đổi được đôi chút. Anh ta chở tôi về lại nhà nghỉ và dặn dò tôi nên đi Bến Cát ăn thử món bò tại đó.
Tôi đạp xuống phía chợ để tìm hiểu về văn hóa ẩm thực nơi đây.
Tôi ghé mua một miếng bánh bò nướng với nhân dừa. miếng bánh này tôi thấy còn ngon hơn cả miếng Bánh Kẹp mà tôi ăn tại Vũng Tàu. Tôi cũng không cảm thấy đói cho lắm, có gì ráng nhịn, để tý nữa ăn bò.
Bà bán vé số than ế, mấy người bán chợ trả lời, ai cũng ế hết.
Cà Tím Nướng, một trong những món mà tôi ưa thích.
Chợ ế, nhưng hàng ăn đâu có ế, hihi. Ai cũng phải ăn, nhìn hấp dẫn quá.
Phần phía sau của chợ Bình Dương là có một kiến trúc nguyên vẹn từ thời pháp.
Theo kinh nghiệm đi chợ, tôi thích mua tại những hàng của các bà lão như thế này. Vì quan điểm của tôi là họ buôn bán đàng hoàng, nên họ mới tồn tại bấy nhiêu năm nay.
Rễ Tranh, Lá Hút Dòi... là những thứ để nấu nước mát.
Hàng Cơm Chay trông cũng hấp dẫn thiệt. Tôi thấy gần chợ có một con đường, họ chuyên bán đồ ăn chay.
Tôi đạp thẳng ngang qua nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường cho tới ngã tư Phú Thủ. Tại nơi đó tôi rẽ phải đi theo con đường làng đến ngã tư An Điền. Đoạn đường này chỉ có 10 km thôi, mà tôi cảm thấy như đạp hoài không tới. Mặt đường rất là gồ ghề, rồi ngược gió, lại vừa lên dốc, bụng tôi lại đói. Tôi ráng cố gắng và tôi cũng đạp tới An Điền. Ngay đây tôi vừa đổ xuống một cái dốc ngắn là tôi thấy 2 quán bò 2 ven đường. Nếu theo như lời anh Bước hướng dẫn, là tôi phải lên cái dốc dài trước mặt tôi, tôi mới đến quán bò mà anh ta chỉ dẫn. Tôi thấy cái dốc đó khó nuốt vào thời điểm này quá, nên tôi phải quay ngược xe lại va ghé vào quán Bà Tư.
Hầu như các quán nơi đây họ toàn là lò mổ bò, nên họ tự mở quán tại nhà họ luôn. Quán rộng rãi và mát mẻ, thực đơn quá hấp dẫn. Chỉ có cái là các cô phục vụ không thể giải thích về các món ăn trên thực đơn cho tôi.
Tôi hỏi Gu Bò là gì? Dạ là thịt bò. Nhưng mà nằm ở phần nào trên mình con bò? Dạ không biết. Tra tấn mấy cô bé phục vụ một hồi, tôi mới gọi được một dĩa Rìa Nướng, hình như phần này là thịt nách.
Tôi không đợi lâu cho lắm, thì dĩa thịt bò của tôi được mang ra. Quao, trông hấp dẫn quá, thơm quá. Tôi phải gọi thêm một chai bia cho phần ăn này. Thịt phải nói ướp vừa miệng và khách có nhu cầu thì chấm thêm với muối ớt. Thịt vừa chín tới, vừa ngọt và ngon. Theo kiểu tôi thì tôi thích hơi tái tái một chút, mà nếu họ biết làm thêm dĩa rau trộn dầu giấm, thì phải nói là quá tuyệt vời. Miếng thịt này chẳng thua kém gì miếng Ribeye Steak.
Ăn xong miếng thịt là bụng cũng muốn no ứ hự, nhưng món Lẩu Bò Nhúng Mắm Ruốc hôm qua tôi kỳ công kiếm mà ăn không được. Hôm nay phải ăn cho bằng được.
Tôi đọc lại thực đơn và hỏi cô bé phục vụ là là bò nhúng mắm ruốc và lẩu bò nhúng mắm ruốc khác nhau chỗ nào. Cô ta đứng ú ớ một hồi, rồi mới dám kêu cô chị ra giải thích cho tôi.
Cô chị thì cũng chẳng biết thêm gì hơn, và tôi cũng phải khó khăn lắm mới giải thích là tôi muốn một dĩa thịt thập cẩm. Thay vì theo thực đơn, là món nhúng mắm ruốc chỉ có một là bò, hai là thăng long (phần này là thộc bộ bao tử bò, nhìn giống khăn long), ba là lá sách (cũng là bao tử bò, bò có tới 4 cái bao tử), bốn là bắp và năm là gân. Mà ở đây họ còn quá mộc mạc, nên họ không biết uyển chuyển. Họ không biết làm lại phần lẩu nhỏ lại một nửa cho tôi ăn, làm tôi phải kêu nguyên cái lẩu lớn luôn.
Cái lẩu này phải 2-3 người ăn mới hết. Nước lèo của lẩu là nấu bằng nước xương bò, nêm với mắm ruốc và sả. Món này ăn kèm với rau muống và mì gói. Nước súp thì ngọt tuyệt vời, hơi nhiều mỡ, làm tôi phải vớt bớt ra gần cả chén. Thịt ngọt ngon, gân hầm trước, vừa chín mềm, chỉ có sách bò là còn hơi dai. Rất tiếc là tôi chỉ vớt mỗi thịt ra an thôi, cái nước súp ngon thể kia tôi phải bỏ, thật là hao phí quá.
Trên đường đạp về lại Thủ Dầu Một, trước khi qua cầu Ông Cộ, tôi gặp một quày ven đường bán rau rừng.
Rau này gọi là Rau Mốp, dùng để nấu canh, xào hay muối chua.
Loại rau này họ gọi là Rau Chạy, dùng để nấu canh. Lên mạng tìm hiểu, tôi thấy hình như loại rau này giống đọt choại.
Buổi chiều tối nay, tôi ra chợ, tôi chỉ cần ăn chén Bò Viên là đủ rồi.
Trước khi tôi lên đường, anh Bước và tôi cũng ghé ngang qua quán cà phê để trò chuyện đôi chút.
Sâu đó tôi đạp xuống chợ ăn sáng.
Bánh cuốn trong Nam họ thường ăn thêm với bánh cóng.
Xong tôi đạp xuống bến đò, và bên kia sông, đó thuộc huyện Củ Chi. Bên kia bờ, tôi cứ thế mà thẳng 1 đường là tôi sẽ tới thị trấn Củ Chi. Đoạn đường khúc đầu hẹp lắm, chỉ đủ lọt lòng cho 2 xe lớn thôi. Khụ vực này cũng đông xe qua lại, tiếng bóp còi in ỏi nhức cả đầu. Nhưng đoạn sau được nới rộng ra đáng kể, phía 2 bên đường dành cho xe 2 bánh thì làm lem nhem thôi, nên cũng chắng có ai chạy trên ấy. Lúc này trời đã nắng lên và gió thổi mỗi lúc càng mạnh. Phải nói là đạp ngược gió tôi rất mất nhiều sức và cũng làm cho tôi mau mệt.
Đến khu cầu vượt của Củ Chi, tôi rẽ phải đi về Trảng Bàng. Đây là con đường xuyên Á chạy tới Campuchia. Từ Củ Chi, tôi chỉ cần đạp đến Trảng Bàng là 15 km thôi. Nhưng đoạn đường ấy cũng không đơn giản vì tôi phải đạp ngược gió và lúc này cũng gần giữa trưa, nắng nóng vô cùng.
Khi tới Trảng Bàng tôi ghé lại khu vực chọ cũ và tìm đến Quán 2 Tô (trưa nay tại một quán nước ở Củ Chi, bà chủ quán mách cho tôi biết quán này). Đây là quán gốc với truyền thống món bánh canh ăn kèm với lá rau rừng. Đến bây giờ là thuộc thế hệ thứ tư. Họ cho tôi biết thêm trước kia ông bà khởi nghề là làm sợi bánh canh thôi. Rồi sau này họ mới chuyển qua bán luôn bánh canh (hiện nay lò làm bánh canh cũng thuộc con cháu trong nhà). Với cách buôn bán rộng lượng của họ, cái giò heo qua to trong cái tô bánh canh. Vì thế mà nhiều người phải xin thêm một cái chén riêng để đựng cái giò heo, và từ đó tên quán được ra đời. Tôi tò mò hỏi thăm về các quán bánh canh tôi thấy trên đường lộ. Họ cho tôi biết cũng là người bà con trong gia đình cả. Hỏi dò thêm tôi mới biết là Hoàng Ty chỉ là người trong xóm.
Tại đây thực khách có thể gọi tô bánh canh ăn chung với xương, đuôi, giò, móng hay nạc, miếng huyết lớn là luôn được kèm theo. Tôi thì không thích ăn huyết.
Khi mang tô bánh canh ra, họ cũng đưa tôi thêm một chén nước mắm chấm pha có tiêu.
Dĩa rau sống của họ là có: rau giấp cá, rau sông, rau quế vị, lá cóc, rau nhái (cũng là dòng họ với vạn thọ), cần nước, húng thơm và giá.
Họ cũng thiệt tình cho tôi biết là họ không có một bí quết ẩn nào cả. Mà sao tô bánh canh của họ lại được báo chí ca ngợi đến thế? Tôi ăn thì thấy là nước lèo của họ đúng là ngọt nhờ hầm với nhiều xương, và cũng có thể tô bánh canh của họ ăn tiền là dĩa rau.
Tôi phải gọi thêm một phần bánh tráng Trảng Bàng. Tôi thấy dĩa rau chỉ hơi khác dĩa rau lúc nãy là có thêm hẹ và lá tía tô. Kèm thêm là một dĩa đồ chua gồm có: dưa leo, giá, cà rốt và củ cải. Đặc biệt lâu lăm rồi tôi mới thấy một dĩa đồ chua lại có nhiều cà rốt.
Bánh tráng của họ phải nói đúng là một đặc sản. Bánh tráng gạo được họ nướng sơ qua cho phồng lên mà không đế chay, rồi họ mới mang phơi xương cho dẻo bánh. Khi dùng bánh để cuốn với rau rừng, đồ chua và thịt, bánh tráng khỏi phải nhúng qua nước.
Món này là chấm với nước mắm chua ngọt.
Với cái bụng no căng, tôi đạp ngược lại hướng Củ Chi. Tôi đạp được vài cây số, tôi tìm được một quán nước yên tĩnh và tôi ghé lại nằm ngủ được một giấc thật ngon.
Tôi tỉnh dậy là bầu trời kéo mây u ám. Tôi tranh thủ phải về lại Củ Chi trước khi trời đổ mưa.
Vì hoạt đông nhiều, lúc nào cơ thể của tôi cũng cần thêm năng lượng. Tôi phải ghé lại ăn một ly chè đậu đen với bột bán và nước cốt dừa.
Chiều nay tại Củ Chi tôi thấy có món Lạp Xưởng Bò của quán Sáu Lệ. Đây là một quán không có bảng tên. Vào buổi chiều họ có một chiếc xe bán trước nhà, họ chỉ bán có 3 món: bò nướng, bò lá lốt và lạp xưởng bò nướng.
Các món này đơn giản chỉ ăn chung với dưa leo, cà rốt và củ cải muối xổi. Ai muốn ăn no thì ăn kèm chung với bánh mì. Tôi thấy khách của quán này chủ yếu là nhóm teens nữ và nhiều khách ghé mua về nhà.
Tôi ghé ngang qua Xuân Đào và khi tôi tham khảo thực đơn, tôi thật bỡ ngỡ là món bò lại ít hơn các món khác. Tôi kêu một phần xườn nướng mà họ không có, thế là tôi đứng dậy ra ngoài luôn.
Tại đây tôi thấy cũng lạ là họ lại có món Bánh Tằm Xào, một món mà tôi chỉ thấy ở Hà Tiên thôi. Cũng có lẽ vì đây cũng là gần ranh giới Campuchia?
Dĩa bánh lọt ở đây không thể ngon bằng ở Hà Tiên, họ không có đậu phọng, không có tôm sấy và cũng không có nước mắm, mà chỉ ăn chung với xì dầu và tương ớt.
Vào buổi sáng tại Củ Chi không có món lạ gì để tôi thử. Tôi định chờ đến trưa là tôi mời 2 anh bạn già từ Hốc Môn ra Củ Chi lai rai vài món bò tơ. Làm tôi đợi gần đến trưa 2 người đó mới báo cho tôi biết là họ ngại đi xa.
Làm tôi phải chạy tới quán Hai Nghẹo để mua vài món mang về Hốc Môn nhậu. Quán Hai Nghẹo nằm trên TL8 gần khu công viên nước Củ Chi. Quán này mới vào trưa mà đông khách lắm, họ chỉ có đơn giản vài món thôi. Khách vừa vào bàn là có món đâu phọng luộc và khoai mì hấp dừa liền.
Mua được 2 món bò mang theo về tại quán Hai Nghẹo. Tôi tranh thủ ghé lại bên đường ăn tạm tô Canh Bún.
Món Canh Bún này khá phổ biến tại những vùng có người Bắc 54 ở. Thế mà tại Hà Nội, chỉ có vài nơi trong phố cổ mới có món này.
Món này cũng gần như là bún riêu, sợi bún thì phải to hơn một chút và ăn kèm chung với rau muống trụng.
Ăn xong tô bún là tôi phải đua xe về Ngã Tư Trung Chánh, để cùng chỉa sẻ 2 món ăn ngon cùng với 2 ông bạn già.
Lòng Bò Hấp Hành, cuộn với rau rừng và chấm với mắm nêm.
Phèo và Vú Bò Nướng, cuộn với rau rừng và chấm với chao và sa tế.
Chúng tôi phải mới thêm 2 người nữa để chia sẽ.
Sáng nay một anh bạn phượt, Trung, đích thân từ Long An chạy về Sài Gòn, để mời tôi đi ăn món Hủ Tíu Dê.
Quán này có tên là Cường Ký và nằm trên đường Xóm Đất, quán chỉ bán tới 10 giờ sáng là hết.
Món ăn này cũng gần tương tự như món bò kho. Tôi thì chọn an chung với mì và tôi thấy sợi mì ở đây không ngon, không phải là mì vắt.
Dĩa rau ăn kèm thì tôi thấy có lá tía tô, ngò gai và húng quế. Chén nước chấm là họ pha riêng, tôi không để ý là có những thứ gì trong đó, nhưng ngon.
Tôi đã về lại Sài Gòn. Chuyến đi của tôi kết thúc gần 8 tháng trời ròng rã trên đường (cho đợt này thôi ). Tôi lặn lội gần 2000 km trên chiếc xe đạp mini của mình, chuyển sang xe gắn máy chạy vòng vo 12 500 km và đi hơn 400 hải lý trên biển, ngồi trên 600 km trên xe đò và xe buýt.
Chuyến đi cũng cho tôi thấy thật là nhiều màu sắc hơn là tôi mong tưởng. Tôi đã được mời tham dự một đám cưới, hai buổi tiệc thôi nôi, một buổi tiệc đầy tháng, một buổi sinh nhật của một anh bạn già, tham dự một cái đám ma của gia đình người bạn, tham dự một cuộc trải nghiệm trong rừng cùng với các bạn Phượt, tham dự 2 cái đám giỗ, ăn ké nhiều bữa cơm thuần túy Việt Nam tại các nhà bạn bè mà tôi quen trên đường và thưởng thức rất nhiều món ngon, lạ, dở trên hè phố…
Quan trọng hơn hết, tôi đã gặp được rất là nhiều người bạn tốt trên đường. Và tôi cũng cám ơn các bạn Phượt, những người đã tận tình giúp và chia sẽ cho tôi các nguồn thông tin về ẩm thực.
Chuyến đi cũng cho tôi thấy thật là nhiều màu sắc hơn là tôi mong tưởng. Tôi đã được mời tham dự một đám cưới, hai buổi tiệc thôi nôi, một buổi tiệc đầy tháng, một buổi sinh nhật của một anh bạn già, tham dự một cái đám ma của gia đình người bạn, tham dự một cuộc trải nghiệm trong rừng cùng với các bạn Phượt, tham dự 2 cái đám giỗ, ăn ké nhiều bữa cơm thuần túy Việt Nam tại các nhà bạn bè mà tôi quen trên đường và thưởng thức rất nhiều món ngon, lạ, dở trên hè phố…
Quan trọng hơn hết, tôi đã gặp được rất là nhiều người bạn tốt trên đường. Và tôi cũng cám ơn các bạn Phượt, những người đã tận tình giúp và chia sẽ cho tôi các nguồn thông tin về ẩm thực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét