Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Săn lùng ẩm thực dân gian 2



Tội nghiệp cho ông lái xe ôm. Ông là người rất chất phát, hiền lành vậy mà gần gũi với Bà Chúa Xứ mấy chục năm rồi, mà bà vẫn không hề chiếu cố tới.


Chùa hang được xây sát vách với hang đá.


Trong sân chùa sạch và đẹp.


Tôi thấy lạ là vào mùa này mà cây phượng trong chùa vẫn còn rộ hoa đỏ rực.


Ao sen, súng trong chùa.


Trên đường về lại chổ tôi gửi xe, tôi mời anh ta cùng thưởng thức các món bò tại đây mà người ta hay ca ngợi. Ở đây họ không bán một xuất bò bảy món như ở SG, mà bạn phải đặt từng món một.


Tôi chỉ đặt thử món lẩu bò, thật tình mà nói, không ấn tượng, thịt thì bị hầm mềm nhũn và có mùi gây gây, chắc là thiếu gừng. Tôi và anh xe ôm ăn không hết, thế là phần còn lại, tôi mang về cho con Mau, nó đang giữ xe cho tôi trước cửa Lăng Ông Thoại Ngọc Hầu.


Bữa ăn sáng nay là Cơm Tấm. Anh Hoài chở tôi đến quán cơm tấm Huệ, một quán ăn rất lụp xụp nhưng lại đông khách. Dĩa cơm của tôi gồm có 1 miếng tôm càng nhỏ, ít bì, 1 miếng trứng, sườn nướng, ít mắm thái, đồ chua và hành phi. Hạt cơm tấm thì bé li ti và rời rạc, ăn rất ngon. Đây mới được gọi là cơm tấm.


Gần trưa tôi lại đi dạo phố để khoe chiếc xe của tôi mà nhiều người dân ở đây rất thích.


Xoài Thanh Ca, rất thơm, vỏ lột được mà không cần gọt. Chỉ có huyện Tri Tôn mới có nhiều loại xoài này.


Tôi chạy vào chợ ăn thử món Bún Mắm Châu Đốc.






Rất tiếc món Bún Mắm Châu Đốc không có phổ biến như tôi tưởng. Tôi chỉ thấy có 2 quày bán món ăn này, mà họ cũng không phải là dạn chuyên môn, vì họ còn bán rất nhiều món khác.

Tô bún tôi kêu thử gồm có 1 miếng mực bé tý, 2 con tôm, 1 miếng thịt heo hầm và 2 miếng chả lụa chiên (không phải là chả quế đâu). Dĩa rau thì tôi thấy thiếu cả bông súng, nói chung là vị nước lèo thì ngon, nhưng những thứ phụ gia, thì tôi phải nói là thua tô Bún Mắm tại SG.

Theo tôi nghĩ tô bún Mắm mà mọi người biết tới ở SG, đó là một bản sao của món Lẩu Mắm. Nhiều nơi ở Miền Tây khi họ nói Bún Mắm thì cũng gần tương tự như tô Bún Nước Lèo hày là tô Bún Cá.






Nghỉ trưa. Tôi thấy chiếc xe lôi này tuy không đẹp bằng chiếc xích lô, nhưng vừa tải được nhiều đồ mà lại còn nằm ngủ thoải mái. Để tôi chế thêm cái mái là đạp đi du ngoạn đã đời luôn.





Cái áo khoác mà tôi mặc để che nắng đã phục vụ tôi cho các chuyến du ngoạn trước, giờ đã đến tuổi. Cũng hên rằng đây là khu vực gần ranh giới, vì thế đồ sida rất phong phú, tiện thể tôi sắm cho mình chiếc áo sida mới, mà giá chỉ so có một nửa với giá SG.


Chiều đến tôi chạy đến bến phà để đi qua Châu Giang. Tôi được biết bên đây có một khu giết bò lớn và phần lớn là chuyển về thị trường tại SG. Số bò của VN hiện nay không thể đáp ứng cho nhu cầu của thành phố vì thế mà phần lớn là bò được phía Campuchia chuyển qua. Tôi qua đây với mục đích là tìm biết thêm về món Tung Lò Mò, món xúc xích bò của người Cham. Tôi tìm thấy một quày treo bán món xúc xích bò này, tôi liền lại hỏi thăm. Mới đầu cô chủ quán còn hơi e ngại khi chia sẻ cho tôi biết về bí quyết làm món này, nhưng sau cùng cô cũng cho tôi biết là cách cũng khá đơn giản.
Họ chỉ băm thịt bò và mỡ bò cho lộm cộm, đừng nhỏ quá. Sau đó họ chỉ ướp với muối, tiêu, đường và bột ngọt, chỉ thế mà thôi. Xong họ đem dồn vào ruột bò hay ruột dê, rồi họ đem phơi chỉ một ngày nắng mà thôi. Loại xúc xích này phải dùng liền, không thể để lâu như lạp xưởng được. Ngày nay ai cũng có tủ lạnh, thì món này có thể để trong tủ lạnh vài ngày. Nếu ai thích có vị chua, thì người ta sau khi đem phơi nắng một hôm, người ta có thể treo xúc xích trong bóng mát từ 1-2 hôm, để cho xúc xích lên men.














Rồi sau đó tôi đạp lòng vòng thăm quan xóm Chăm, tôi thấy họ cũng rất nhiệt tình và hiếu khách. Tôi để ý cũng thấy đám thanh niên bên đây họ sinh hoạt cũng khá lạnh mạnh. Tôi thấy họ tụ họp tại một sân banh rất đông, kẻ thì đá banh, nhóm khác thì chơi bóng chuyền, nhưng không thấy ai ngồi uống bia hay hút thuốc cả. Theo dỏi họ vui chơi trên sân banh một lúc, tôi sực nhớ là mình phải tìm đến một quán để thưởng thức món Cà Ri Gà tại đây. Tôi ghé vào quán Sani ăn thử, thật ngon và sạch sẽ. Ngoài ra người chủ quán tiếp tôi rất tận tình.


Bên xóm Chăm chỉ có một nhà nghỉ thôi. Thoáng mát, sạch sẽ và giá rất bình dân.


Tôi cứ tưởng là mấy cô người Chăm không biết chọc trai, hihi.


Đường phố rất sạch, không có rác. Người VN nên học hỏi nếp sống của họ.


Mức sinh hoạt của họ rất rẻ. Các nơi khác nếu tôi mua một chai nước sâm giá rẻ nhất là 5 ngàn.


Cây cầu này được xay với sự tài trợ của chính quyền Dubai.


Ông đại diện cho khu vực du lịch này không dám cho tôi đứng trên sàn nhà khu du lịch để chụp bờ sông, vì tôi không có giấy giới thiệu của cơ quan. Ông ta rất lịch sự và mong tôi thông cảm. Ông ta chỉ làm theo chỉ định mà thôi.








Bên Châu Giang ít quán ăn lắm.


Cà ri gà ở đây nấu ngon.

Đến xế chiều tôi xử dụng bến phà Châu Phong, và theo con đường bên đó tôi đạp qua chiếc cầu Cồn Tiền rời trở về lại Châu Đốc.


Qua bên kia bến phà Châu Phong là trời đã tối.


đìa cá.


Tối nay tôi muốn tìm hiểu về món Hủ Tíu Nam Vang tại đây. Quán này bán rất đông khách, vào buổi sáng thì quán bán ngay bãi đậu xe của phía sau lưng Bồ Đề, buổi chiều thì quán dọn lại vỉa hè, gần góc với đường Thượng Đặng Lễ. Tôi chỉ kêu tô thường thôi. Trong tô gồm có hủ tíu trụng có trộn chung với ít nước tương, thịt heo băm đã xào chín qua, tỏi chiên vàng, xá máu và hành tiêu. Chén súp thì có nước lèo, tim, gan, cật, thịt nạc luộc xắt miếng mỏng và ít hẹ. dĩa rau thì rất đơn giản, chỉ có rau cần, vài lá xà lách, giá và chanh. Tôi thấy món này chỉ cần nêm thêm dấm tàu và nước tương là đúng vị nhất. Nước lèo ở đây nấu rất ngon, rất chất lượng, ít nêm bột ngọt. Ngoài ra nếu ai chọn hải sản, thì sẽ có tôm và mực.


Sáng nay tôi thử món phở, tại một quán phở gần ranh giới Campuchia. Tại sao tôi phải ăn món này ở đây. Lý do là tôi được biết là nước lèo ở đây rất ngon, đơn giản thôi vì nơi đây là nơi chuyên mổ bò để chuyển về cho thị trường SG. Vì thế xương bò ở đây bán với giá rất rẻ. Nồi nước lèo ở đây tuy không có hương vị phở như tôi quen thuộc, nhưng nước lèo thì ngọt tuyệt. Thêm đó tôi biết về món bò viên tại đây là họ vẫn làm theo công nghệ gia truyện cũ kỹ, có nghĩa là họ bỏ thịt bò vào một cái bịch và cứ thế họ dùng một cái chày để dần thịt cho nhuyễn. Hôm nay tôi chưa có dịp ghé thăm quan chỗ làm bò viên, nhưng tôi đã có dịp thử tại quán phở. Cảm nhận của tôi dẻo mềm chứ không có dai (vì lý do bỏ hành the).


Ăn sáng xong, anh Hoài dẫn tôi đến nhà một người quen, một chuyên gia làm mắm thuộc gd của Bà Giáo Khỏe. Tôi có dịp tìm hiểu về các loại mắm tại đây.


Trước kia họ làm mắm bằng nước sông, và ai cũng cho rằng bằng nước sông là ngon nhất. Nhưng vào thời buổi này, ôi nhiều rác quá. Các dòng sông của chúng ta bị ô nhiễm trầm trọng.


Tôi gửi lại chiếc xe đạp tại nhà anh Hoài. Rồi tôi cùng con Mau đi xe đò trở lại Long Xuyên.


Ở Long Xuyên chắc là lắm người giầu, các tiệm vàng nằm tấp nập nhau ngay khu chợ.


Khi đến điểm hẹn, thì Sơn lại còn mất bận, làm tôi phải đợi đến 2 tiếng đồng hồ.
Tôi đi lòng vòng thăm quan khu chợ.


Thấy món gì lạ.


Là tôi thử. Các người xung quanh còn rất lịch sự, dọn bàn cho tôi ăn ngay giữa chợ, hihi.


Trong lúc đó thì trời lại đổ mưa.


Gần lúc trời tạnh, thì lúc đó Sơn mới rảnh đến đón tôi chở qua cồn Mỹ Hòa Hưng để thưởng thức các món dân gian. Tôi nghe anh ta nói là bên đó là quán ăn chuyên đón khách đoàn của bạn anh ta. Tôi từ chối ngay, tôi giải thích là tôi chỉ muốn về nhà vườn ngồi nhậu những món đồng quê mà thôi.


Thế là chúng tôi vội vã nhảy ra lại khỏi phà và chạy qua phà An Hòa để qua phía bên kia bờ.


Qua bên kia bờ, chúng tôi ghé ngang một chợ nhỏ để mua phụ gia về nấu canh chua. Trong khi đó bạn của Sơn, tên Nãng đang ở nhà mò ao bắt cá. Chợ búa xong, chúng tôi chạy đến nhà của Nẵng ở khu rạch Chàm Pha. Ôi cảnh đồng quê thật đẹp, rất thiên nhiên, một ngôi làng nhỏ uốn ẹo dọc theo bờ kênh. Đây mới là nơi tôi muốn.
Ít có khi nào con Mau được chạy giỡn thoải mái.


Chúng tôi phải đợi Nẵng làm cá, trong khi đó, tôi có cơ hội dạo vòng khu làng nhỏ để săn vài tắm hình.








Người đẹp rửa chén bên sông


Kẻ kia xả rác mà không ngại ngùng


Làm chả cá rô đồng, giá chỉ 30 ngàn đồng 1 kg thôi. 4 người họ làm nguyên ngày mới được 100 kg.


Đan nón lá.


Lúc Nẵng làm xong các món ăn, chúng tôi đi vòng vo trong ngôi làng nhỏ, để ra tới ao cá của Nẵng để ngồi nhậu.


Cảnh ngoài này còn thiên nhiên nữa, gần đồng ruộng, gần ao cá, gần đám cây sao cao vun vút.


Bữa nhậu hôm nay chỉ có 1 con cá lóc nướng, một con cá trê nướng và dĩa nước mắm me.


Các anh bạn mới quen trong chiếu nhậu thật là vui vẻ và dễ thương.


Chúng tôi đã có được một cuộc giao lưu rất ấn tượng, thật đáng công chờ đợi 2 tiếng trưa nay của tôi.


Canh chua cá lóc. Cá lóc mà muốn ăn ruột, bạn cần phải rọng ít nhất 2 ngày cho ruột sạch. Nhiều người không biết cách làm, cứ nhai phân cá mà lại khen ngon, hihi.


Món Tung Lò Mò tôi mua theo từ Giang Châu. Hôm nay ăn hơi có vị chua, nhưng vẫn ngon ra phết.


Mồi ngon quá, bạn bè vui quá, nhậu cho tới sụp tối.
Nẵng muốn tôi ở lại, ngày mai anh ta sẽ phục vụ cho tôi những món lạ đồng quê khác. Như món chuột luộc, ốc soắn bóp gỏi, hến cuộn bánh tráng, hến phơi nắng…Tôi tiếc rằng là tôi có hẹn ở Châu Đốc vào ngày mai. Tôi đành hẹn anh ta trong tháng tới, lúc đó trên đường trở lại SG, tôi sẽ ghé lại nơi đây nghỉ vài ngày.


Giàn mướp trên hồ cá của Nãng.


Về tới Long Xuyên
Chỉ phục vụ miễn phí cho sinh viên và người nghèo thôi.
Tôi lưỡng lự mà ngại bước vào quá.


Tôi cần phải thử dĩa Cơm Tấm tại quán Hướng Dương mà rất nhiều người ca ngợi. Tuy vẫn còn no, nhưng tôi cần phải thử, tôi cảm nhận thấy miếng sườn lớn và dày, nhưng nướng hơi bị lâu, đã bị khô. Miếng chả thì họ làm bằng thịt băm, chứ không phải là thịt xay, có chất lượng, nhưng vẫn khô. Cơm và bì thì ngon.


Tôi không thể khen quán này được, vì họ không chuyên về một món, mà họ còn bán rất nhiều món khác.
Nhưng thức ăn của họ phải nói là rất đạt về chất lượng và sạch.


Quán tuy rộng, nhưng vẫn lấn chiếm lề đường.
Một nét văn hóa mới.
Một kiểu thu nhập béo bở khỏi thuế, cho các bác công an đô thị, phường............


Ông này lịch sự đứng phía ngoài quán bán vé số, nhưng nhiều người khác bất chấp khách đang ăn, cứ xòe cọc vé số ngay trước mặt.


Trước khi trở về lại Châu Đốc, tôi dạo dọc bờ sông thư giãn một chút.


Lá sầu đâu, ăn có vị đắng. Người An Giang ai ai cũng thích món gỏi sầu đâu trộn với thịt ba chỉ, cá lóc khô, xoài, dưa leo...
Chiều nay tôi chỉ lòng vòng chợ, tìm kiếm một món gì lạ để hiểu biết thêm. Tôi tìm thấy lá sầu đâu tại chợ, rồi tôi tìm thấy một loại rau mới mà tôi chưa bao giờ biết tới, đó là rau Kim Thách còn gọi là rau Tàu Bay, một loại rau rừng từ Núi Cấm.


Thường thì tôi luôn gặp nhiều người tốt và tận tình giải thích những điều thắc mắc của tôi.




Bông điển điển là món ăn được ca ngợi của dân vùng nước nổi, nhưng những khu như Cà Mau, Bạc Liêu hay Trà Vinh, cây bông điên điển cũng mọc đầy, mà người ta có thèm ăn đâu.


Bắp chuối hột là loại cao cấp nhất trong cá loại bắp chuối. Vừa trắng, ngọt và giòn.


Rau rút, một món rau không thể thiếu trong tô bún nước lèo ngày xưa của Châu Đốc. Nhưng bây giờ người ta mới phát hiện ra trong rau rút có rất nhiều trứng sán, nên việc ăn sống là không tốt. Nếu dùng nấu canh, rau rút chín ăn không sao cả.


Rau Kim Thách còn gọi là rau Tàu Bay.


Chỉ có hôm nay tôi gặp một bà chợ giỡn những trò nhảm nhí, làm tôi vội vã rút quân cho được việc.


Một nồi bánh canh mặn, nồi kia là bánh canh ngọt.


Bánh canh ngọt


Tôi cũng có dịp thử được món chè bắp kiểu người Nam. Họ nấu với bắp tươi được bào nhỏ, nồi bắp gần sệt sệt như chè, rồi bà bán rưới thêm một ít nước cốt dừa, ít mè rang và ít hành lá phi.


Ra khỏi khu vực chợ.


Không thấy món nào lạ. Thôi thử tiếp món bún cá và học hỏi thêm cách nấu của quán này.


Ai ăn bánh mì không? Cô này mà rao bán ở SG, chắc là tôi phải ăn giúp cho vài ổ.


Bao tử cá ba sa chiên giòn, tôi chỉ thấy ở Châu Đốc phía mé sông mới có món này, chủ yếu là phục vụ cho teens.
Ăn món này thì uống nước mía, nếu mà có bia thì ngon hơn, hihi.


Món ăn sáng hôm nay là cơm nị và càri dê. Quán này là một quán càfê, chủ quán là người Chăm, vì thế mà món này ăn khác hẳn món càri dê nổi tiếng mà tôi từng ăn ở SG.


Sau bữa ăn, tôi chào tạm biệt với anh Hoài và cám ơn những thời gian quý báu và những thông tin hiếm có mà anh ta đã giúp tôi.


Trước khi tới Núi Cấm, tôi phải đạp ngang qua Núi Sam.


Tôi đạp xe ngang qua Núi Sam khoảng 2-3 km, thì tôi phát hiện một số phụ nữ và đám trẻ, đang ngồi làm cá bên lề đường. Dừng lại để tìm hiểu, tôi được biết là họ chỉ làm công cho những nhà làm mắm tại Núi Sam. Hôm nay là chủ nhật, mà nhìn thấy mấy em bé ngồi phụ mẹ cắt ruột đám cá chốt bé ly ty, làm tôi cũng cảm thấy buồn cho số phận các em.


Vì nhà chật chội quá, mà họ phải làm cá bên lề đường.




Qua cuộc trò chuyện với chủ quán, tôi cũng biết thêm một ít về cách làm mắm. Họ rất là nhiệt tình và vui vẻ.





Tôi lại lên xe tiếp tục đạp. Đoạn đường mà tôi đạp cho tới Nhà Bàn rất mộc mạc. Con đường được làm rất cao, 2 bên đường là nhà sàn xát tới mặt đường. Tuy con đường hơi chật hẹp, nhưng trước cửa nhà họ, hầu như ai cũng trồng cây, vì thế con đường có nhiều bóng mát.


Xa xa là Núi gì tôi không biết, nhưng còn xa lắm mới tới Núi Cấm.




Quày bán nước thốt nốt mang về nhà. Tôi mua 2 chai nhỏ mang theo.


Thấy quán nước thốt nốt đầu tiên là ghé vào uống thử liền. Anh bạn Phongdiver mới cho tôi biết, nếu thấy cách người Khmer đi lấy nước, thì bạn sẽ không uống nổi. Lúc này thì tôi chưa biết, tu một mạch là hết ly.


Đến Nhà Bàn, tôi rẽ trái, liền ngay khúc đó là một cái dốc dài.


Ngay tại chân dốc tôi thấy họ bán Bột Quyền, được dùng để làm bánh in, làm bột bánh canh, hay là có thể khuấy với nước sôi uống, giúp cho mát ruột. Đây là một loại bột lạ đối với tôi.


Dẫn xe lên dốc cũng chẳng lâu, là con đường lại xuống dốc, nhưng đoạn đường khúc này lại xuống dốc rất lâu. Tôi đạp ngang qua Núi Két, Đình Thái Sơn, thì tôi thấy 2 bên dường có rất nhiều nhà trọ và quán nước.


Xa xa là Núi gì tôi không biết, nhưng còn xa lắm mới tới Núi Cấm.




Quày bán nước thốt nốt mang về nhà. Tôi mua 2 chai nhỏ mang theo.


Thấy quán nước thốt nốt đầu tiên là ghé vào uống thử liền. Anh bạn Phongdiver mới cho tôi biết, nếu thấy cách người Khmer đi lấy nước, thì bạn sẽ không uống nổi. Lúc này thì tôi chưa biết, tu một mạch là hết ly.


Đến Nhà Bàn, tôi rẽ trái, liền ngay khúc đó là một cái dốc dài.


Ngay tại chân dốc tôi thấy họ bán Bột Quyền, được dùng để làm bánh in, làm bột bánh canh, hay là có thể khuấy với nước sôi uống, giúp cho mát ruột. Đây là một loại bột lạ đối với tôi.


Dẫn xe lên dốc cũng chẳng lâu, là con đường lại xuống dốc, nhưng đoạn đường khúc này lại xuống dốc rất lâu. Tôi đạp ngang qua Núi Két, Đình Thái Sơn, thì tôi thấy 2 bên dường có rất nhiều nhà trọ và quán nước.


Thấy quán nước thốt nốt tôi lại dừng lại tiếp. Ngày hôm nay tôi nốc hết tổng cộng 3 ly thốt nốt và 1 lít nước thốt nốt tôi mua mang theo ủ trong thùng đá.


Đang vào mùa gặt lúa.


Người Khmer còn nghèo, đi xe bò.


Đây là vùng có nhiều cây thốt nốt nhất VN.


Mặt phải ngầu như thế này, mới giữ được đồ chứ.
Tôi thăm hỏi về món Canh Chua Kiến, một món ăn của người Khmer, tôi được hướng dẫn đến một nhà chuyên đi bắt trứng kiến, ở xã Văn Giáo. Rất tiếc họ không biết nấu món này. Họ chỉ biết là mùa trứng kiến là từ Tết, và kéo dài 4-5 tháng, họ chỉ đi thọc trứng kiến mang về bán. Thường thì người ta mua về là để xào. Canh Chua Kiến là dùng kiến con để nấu với cá để có vị chua, chứ không phải là nấu với trứng kiến, như các thông tin mà tôi đọc trên mạng. Họ nói là chỉ có người Khmer bên Campuchia mới biết nấu món này, còn họ thì không biết ai có thể giúp tôi nấu món này.








Đạp tiếp đến Vĩnh Trung, thì nơi đây tôi thấy có nhiều món độc đáo mà tôi phải thử. Đầu tiên tôi thử món Bánh Canh, rất đơn giản, nhưng sợi bánh canh ở đây nhỏ mịn, hơi dẹp dẹp như sợi phở, ăn hơi dẻo dẻo. Tôi thấy là ngon hơn sợi bánh canh Trảng Bàng. Còn nước lèo thì cũng như nhau, đó cũng là nước hầm của xương heo. Nhưng ở đây thì mỗi tô lại có thêm 2 viên bò viên, bánh canh ở đây chỉ ăn chung với giá và hẹ.


Rồi cách chỗ bánh canh có 100 mét, tôi lại thấy một bà Khmer bán món gà nướng khói bay thơm phứt cả đường. Tôi thắng gấp lại và hên qúa, học được 3 món mới. Ếch nhồi thịt nướng, nhân gồm có: thịt heo băm, xả, tỏi, củ nghệ, củ gừng, lá trúc và lá nghệ, không có muối đường gì cả. Tất cả bằm nhuyễn và trộn đều rồi nhét vào bụng ếch. Ếch thì ướp gia vị sơ sơ, thế là nướng cho chín vàng.


Nước chấm là hỗn hợp: me xanh, xả, gừng, tỏi, muối, đường và bột ngọt.




Chỉ thiếu chai bia lạnh nữa thôi.


Ngoài ra bà còn cho tôi thử một món miễn phí, Canh chua Lòng Bò Với Lá Giang. Ở đây Bà chỉ bán cho người ta mang về, Bà không có tô chén, Bà múc một ít cach chua cho tôi ăn thử vào cái bịch nhựa. Gai vị gồm có: xả, nghệ ,tỏi, nước cốt dừa, đường, muối, bột ngọt và sau cùng là lá giang.


Ở đây tôi cũng hỏi một ít thông tin về món Canh Chua Kiến, nhưng rất tiếc là những người Khmer ở đây, cũng không ai biết món này.


Chạy chưa được 100 mét nữa, tôi lại gặp thêm món lạp xưởng bò, gần giống Tung Lò Mò. Nhưng hỏi kỹ thì món này mới có cách đây hơn 10 năm thôi. Trước kia chỉ có một người làm được món này, bây giờ trong xã có tới 2 gia đình biết làm, bà bán lạp xưởng thật tình nói lại. Bà ta cũng khoe là đài tryền hình An Giang có đến đây tìm hiểu về món này.


Công thức mà bà ta chỉ lại cho tôi cũng giống Tung Lò Mò, nhưng ở đây họ lại dùng thêm tỏi và phẩm màu quá nhiều, nhìn lạp xưởng cứ đỏ âu. Bà ta nướng cho tôi ăn thử vài miếng, cảm nhận là không ngon bằng Tung Lò Mò. Một kg lạp xưởng bò ở đây chỉ có 80 ngàn, mà nửa ký Tung Lò Mò, tôi đã phải mua với giá 75 ngàn. Đúng là tiền nào của nấy.




Nặng bụng quá, mà tôi cũng ráng đạp tới Núi Cấm, chỉ còn vài km nữa thôi. Tại dưới chân núi, tôi phải mua vé vào cổng, xong tôi đạp tiếp vài trăm mét và gửi xe tại đó. Rồi tôi phải nhờ anh xe thồ chở tôi lên núi. Tôi có một người bạn trong Phượt, giới thiệu tôi ghé thăm một ngôi chùa nhỏ của Hòa Thượng Thiện Huệ. Lên tới đây, một bầu không khí tươi mát, rất dễ chịu và ngôi chùa nằm giữa những đám cây lớn cứ như là khu rừng rậm.
Hòa thượng năm nay đã lớn tuổi, nên những việc nôi trợ troong chùa, có 2 sư cô đảm nhiệm. Thầy hiện đang có 4 đệ tử nhí, đang được thầy truyền bá lại kinh phật. Ngoài ra cũng còn một số người đến chùa để làm việc công quả.
Tôi vừa tắm xong, là bên ngoài 2 sư cô và những cô bé giúp công quả đã dọn xong bữa cơm. Thế là chiều nay tôi lại được thưởng thức những món chay. Chú chó đồng hành của tôi không hài lòng thực đơn chay cho lắm, nhưng mãi lâu sau, vì không có sự lựa chọn khác, chú ta cũng xơi tất tần tật.


Tiếng chuông chùa vào lúc 3 giờ 30 sáng làm tôi giật mình thức giấc Tiếng chuông báo cho các chú tiểu dậy và chuẩn bị cho buổi đọc kinh sáng. Vào lúc 5 giờ, khi mọi người đọc kinh xong, tôi cũng phải thức giấc, chứ nằm nướng thì kỳ quá.
Lúc này tôi thấy 2 cô bé lên làm công quả, họ rửa đám chén bát từ chiều tối hôm qua. 2 sư cô thì đang dọn dẹp và chuẩn bị cho bữa ăn sáng. Khi ăn sáng xong, thì 2 anh bạn trẻ đến giờ đi học. còn tôi cũng xin chào tạm biệt. 2 sư cô ngõ ý muốn tôi ở lại lâu hơn, nhưng rất tiếc, tôi không có tâm tu luyện.


Quanh chùa rất nhiều cây cối, nên việc nấu nướng trong chùa không sợ thiếu củi.


Sáng ra tôi muốn chụp một ít cảnh quanh chùa, nhưng tiếc rằng tượng Phật Bà được tạc quá tệ, thôi đành chụp hoa.


Đêm qua tôi ngủ lại ở láng trại bên hông chùa.


Hiếu một anh bạn trẻ làm việc công quả đã tình nguyện chở tôi xuống núi. Trước tiên anh bạn trẻ chở tôi đến bên bờ hồ trên đỉnh núi để tôi ngắm cảnh nơi đây. Tôi được biết hồ này là hồ nhân tạo, mới làm chỉ có cách đây vài năm. Ngoài cái hồ không đẹp đẽ này và những ngôi chùa xung quanh, đối với tôi, đây không phải là điểm để tôi lưu luyến ghé lại.
Vào thời kỳ kinh tế, hầu như ông Phật Di Lạc được trú trọng hơn là Phật Bà Quan Âm. Được tọa lạc ngay trên đỉnh núi.


Du khách không được tự ý lái xe lên Núi Cấm, mà phải gửi xe phía dưới chạn núi. Du khách phải mua vé xe vận chuyển lên, xuống núi hay là đi xe ôm.


Muc đích chính của tôi đến Núi Cấm là ghé thăm quan gd anh Út Bông. Cách đây hơn một năm tình cờ tôi đọc trên mạng một bài viết vế tấm lòng phúc đức của người đàng ông này. Tuy hoàng cảnh khó khăn và cùng sống với một bà mẹ già trú trên đỉnh núi hoang vắng, nhưng anh ta vẫn xòe rộng 2 cánh tây, để ôm vào lòng 12 đứa trẻ bất hạnh. Cũng nhờ bài viết trên mạng, mà một cô vk Thụy Sỹ đã giúp ông xây một con đường nhỏ từ đường chính lên tới khu rãy của ông, tạo điều kiện thuận lợi cho các em đến trường ăn học. Sau đó ít lâu một anh vk Canada, trước đây cũng từng là một đứa trẻ bất hạnh. Anh ta giúp ông Bông một số tiền đáng kể, để ông có thể mua một miếng đất, xây một mái ấm cho các em ngay dưới chân núi. Lúc thăm ông Bông, thì các em nhỏ đã đi học, trong đó có 3 em lớn nhất, giờ đang học lớp 5. Ở nhà chỉ có mình anh, bà mẹ già và đứa con út 3 tuổi, vừa bị câm điếc và suy yếu thần kinh. Hiện nay ông và các cháu sống trong một căn nhà khá tươm tất và rộng rãi. Tuy nhiên việc lo cho các em ăn học hàng ngày thì chỉ có ông và bà mẹ già đảm nhận.


Bà mẹ già của anh ta trong khi đó lại trong dạng sức khỏe yếu kém. Bà chỉ có thời gian tiếp tôi một chút, là bà đã phải lăn lộn vào bếp, để chuẩn bị bữa trưa cho các em.
Trong thời gian qua anh Bông cũng đã trải qua rất nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên là thiếu sự hợp tác từ chính quyền địa phương. Việc làm của anh ta được nhiều đồng bào hảo tâm nghe tới, nhưng khi họ tìm đến thăm mẹ con anh, thì chính quyền địa phương lại trả lời là không biết đến mẹ con anh?
Nhờ có sự thăm viếng của ông chủ tịch hội bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Mà ngày nay anh Út không còn bị các chú công an xã làm phiền nữa.


Chỉ ghé thăm gd anh Út Bông đôi phút, là tôi lại tiếp tục lên đường để sao mà tìm được món Kiến Nấu Canh Chua. Trước tiên tôi muốn ăn thử món Bánh Xèo với lá rừng của Núi Cấm, nhưng rất tiếc, đoạn đường từ nhà anh Út Bông hướng về phía Tri Tôn lại không có quán bánh xèo nào cả. trong khi đó bên phía mà tôi đạp ngang hồi chiều hôm qua, lại có rất nhiều quán.
Nhưng tôi không muốn đạp ngược lại để ăn thử cái bánh, khi một bà bán hàng giải thích cho tôi biết là, lá rừng sao ăn ngon bằng rau cải nhà trồng. Rau rừng chỉ mang tính cách thiên nhiên, không phân bón, nên được nhiều người tò mò tìm ăn, thực tế là chỉ có vị hơi chát chát, còn bánh xèo thì cũng tương tự như bánh xèo những nơi khác.


Khu này có nhiều chùa Khmer đẹp.


Thế là không có cơ hội nhai rau rừng, thì tôi vẫn còn món cháo bò Tri Tôn để tôi thử. Món này chủ yếu chỉ bán vào buổi sáng. Những quán ngon, chỉ bán tới 8-9 giờ là hết sạch nồi cháo. Lúc tôi đến Tri Tôn đã gần vào trưa, thôi tìm đại quán nào ăn cũng được.


Món cháo bò này là nấu bằng huyết và lòng bò, vì thế mà nồi cháo trông thấy đục đen nhưng ăn lại rất ngon. Ăn kèm với cháo chỉ có giá, rau húng, nước mắm tỏi ớt và đặc biệt nặn thêm ít nước trúc. Cây trúc cũng là cùng một dòng họ với cây chanh, cây trúc là có nguồn góc từ đất Campuchia. Hiện nay chỉ có huyện Tri Tôn mới có loại cây này. Trên thị trường 1 kg trái trúc trị giá đến 50 ngàn.


Ăn xong tô cháo, nhiệm vụ kế tiếp của tôi là tìm cho ra nơi bán món Canh Chua Kiến mà tôi cố tìm kiếm từ ngày hôm qua mà không thấy. Tôi rẽ qua trái đi theo TL955B, vì tôi được biết khu vực này có rất nhiều người Khmer sinh sống, và tôi ghé ngang rất nhiều xã, ấp để hỏi thăm về món ăn lạ này. Nhưng mọi người đều lắc đầu là không biết nấu và cũng không biết nơi đâu bán món này nữa.












Đường vào một chùa Miên có nhiều cây to lớn đẹp.


Thôi đành đạp tiếp và tôi tới Ba Chúc vào lúc 2 giờ trưa, tại khu vực này họ trồng cây tằm vong rất nhiều. Ngồi nghỉ mệt hơn 1 tiếng tại quán cà phê, tôi quyết định sẽ đạp tiếp dọc theo con kênh Vĩnh Tế, rồi sẽ tìm một quán trọ dọc đường nghỉ tạm qua đêm.
Vừa ra khỏi tt. Ba Chúc tôi thấy có 2 người phụ nữ đang ngồi đan chiếu. Dừng lại tôi hỏi ra mới biết là họ đan tấm đêm. Những nơi mà người ta không dẫn nước lên ruộng được, nước bị phèn, nên có một loại cỏ cói, họ cắt mang về phơi khô, sau đó cán mỏng thành những sợi, gọi là bàn. Cứ mỗi tấm đêm với khổ 1,8m x 2m, thì mỗi người phải còng lưng mất 3 ngày và kiếm được 180 ngàn, trừ tiền mua bàn, thì họ còn lại là 150 ngàn. Họ mời tôi ở lại uống nước, nhưng tôi từ chối vì tôi còn phải đạp một đoạn đường xa trước khi trời ngã tối.
Chưa bao giờ tôi thấy một cây xoài lại trổ nhiều bông như thế này.




Dọc theo kênh Vĩnh Tế con đường khá vắng xe và cũng ít quán xá ven đường. Chỗ nào tôi cũng thấy tiếng máy nổ lạch bạch, đó là tiếng máy bơm nước đưa lên ruộng. Tôi mới hiểu tầm cỡ quan trọng cho nghành trồng lúa của khu vực này, nhờ con kênh Vĩnh Tế. Tìm được một quán ăn trên đoạn đường này cũng không đơn giản cho lắm, chủ yếu là nhiều nơi bán món bún cá và vài quán cơm ế ẩm. Tôi tạm ghé lại một quán bún cá ăn cho dịu cơn đói.
Đến xã Vĩnh Gia tôi đạp qua một nhà trọ nằm ngoài bìa phố, vào đến khu trung tâm tôi mới biết tại đây chỉ có một nhà trọ đó mà thôi. Tôi thì không thích đạp ngược lại và tôi nghĩ, dọc đường chắc thế nào cũng có nhiều nhà trọ khác.
Gần xế chiều tôi mới đạp tới xã Vĩnh Điền, tại đây tôi được hướng dẫn tới một nhà trọ duy nhất nằm phía sau chợ. Ô trời ơi kinh khủng quá, nơi đây tôi không thể nghỉ được. Trong khi đó tôi thì không thích đạp vào buổi tối. Tôi quay lại ra đường và tìm phương tiện vận chuyển tôi đến một phòng trọ nào nằm gần nhất. Nhưng giờ này các bác xe ôm đã về nhà, tôi chỉ có một sự lựa chọn là đạp tiếp.
Tôi đạp khoảng nửa tiếng thì tôi thấy một nhà trọ ven đường. Mừng quá, tôi ghé lại coi thử phòng. Ở đây thì sạch sẽ, nhưng bình hạ thế mới bị nổ, không biết được sẽ bao giờ có điện lại. Thôi lại đạp tiếp, chứ ngủ lại mà không bật được quạt máy cũng như không.


Lúc này trời đã xụp tối. Tôi có chuẩn bị trước cây đèn pin và đây là lần đầu tiên mà tôi phải dùng đến nó. Tôi cảm thấy đoạn đường sao cứ dài thăm thẳm và nhiều khúc rất hoang vắng, không hề thấy nhà cửa 2 ven đường. Đôi khi tôi thấy một ánh đèn từ xa, mà cứ đạp mãi một lúc sau mới thấy chiếc xe đó chạy ngang và sau đó chỉ còn tôi và bóng tối xung quanh. Tuy cũng đã mệt mỏi nhưng tôi cũng ráng đạp, có vài lần tôi bị các chú chó dzí theo và sủa um xùm. Chỉ một lần có 2 chú chó phóng theo tôi mà không sủa, lúc đó tôi mới đáng sợ và phải cong đít lên đạp cho nhanh.
Tôi có ghé lại 2 quán nước ven đường để nghỉ mệt và tiện thể tôi ăn tạm 2 cái bánh bao, mà tôi đã mua thủ sẵn lúc chiều. Tại những quán này tôi nghĩ việc xin ngủ lại trên võng của quán không mấy khó khăn, đâu đâu họ cũng hỏi han rất nhiệt tình. Nhưng tôi đã quết định đạp bằng được cho tới Hà Tiên mới được.
Mãi cho tới khi tôi gặp một ngã ba để rẽ phải, lúc này tôi mới cảm thấy nhẹ nhõm, vì đoạn đường này có dân cư sống ven hai bên đường và đèn đường thấp sáng cho tới tận Hà Tiên.
Các phòng trọ và khách sạn tại Hà Tiên nằm khích nhau ngay khu vực chợ. Tôi tìm được một phòng trọ gần dưới chân cầu, và họ đã vui vẻ cho tôi ở 1 cái phòng to đùng với 3 chiếc giường đôi trên lầu một. Vì tôi than là đã hết sức, không thể leo lên đến tầng 3 được.
Tắm rửa sạch sẽ xong, lúc đó đã là gần 9 giờ 30 tối. Tôi mò ra khu chợ tìm xem có món gì lạ tại đây không? Rất tiếc là chẳng thấy gì là lạ cả. Tôi ghé lại một quán bún bò cũng khá đông khách ăn thử, và cũng lạ lắm, vì ăn chẳng giống con giáp nào hết.


Sáng nay tôi tranh thủ sang bên Campuchia, vì visa tôi gần hết hạn. Sau bữa càfê sáng, tôi đạp xe đến cửa ranh giới Xà Xía. Đoạn đường tuy không dài, nhưng khoảng nửa đoạn, khúc gần ranh giới thì rất bụi vì còn đang thi công, nhưng không biết bao giờ xong, kinh phí vừa rỗng tuếch.


Tôi không hề thấy một bóng nhân viên cầu đường nào hết. Hỏi ra thì tôi được biết là đoạn đường này chỉ dài khoảng 2 km mà thôi và họ đã khởi đầu từ hồi Tết, cách đây 10 tháng rồi. Với tốc độ này tôi tin chắc họ sẽ được ghi nhận vào cuốn Guiness thôi.


Tôi gửi xe tại một quán càfê (họ chỉ giữ giùm mà không cần lấy tiền) gần ngay cửa khẩu và đi bộ qua cho đỡ rắc rối. Cửa khẩu này không có nhiều người qua lại, tôi không cần phải chen chúc. Tôi chỉ mất gần 45 phút để ra khỏi nước, lấy visa để nhập vào Campuchia, ra khỏi lại Campuchia và nhập ngược lại VN. Làm như thế, tôi được đóng một cái mộc nhập cảnh mới, cho phép tôi ở tiếp VN 90 ngày.
Tôi cũng có thể gia hạn lại visa trong nước, nhưng tôi phải có giấy chứng nhận cư trú tại địa phương, đồng thời phải có người nhà đứng ra bảo lảnh, rườm rà lắm. Từ hôm bữa giờ, tôi phiêu bạt khắp mọi nơi, tôi cũng không biết là phải chứng nhận cư trú ở đâu nữa?


Người dân ở đây vẫn còn gặt lúa theo thời tiền sử.






Chắc ông này là một nạn nhân của chiến tranh.


Sáng giờ tôi chưa ăn gì hết, thôi lot21 bụng với cái bánh chuối nướng.


Khóm rừng.


Một loại thuốc, uống vô giúp cho việc gì thì tôi không biết.


Về lại Hà Tiên, tôi kịp thời gian trả lại phòng và ra chợ tìm một thứ gì đó ăn tạm trước khi lên tàu đi Phú Quốc vào lúc 1 giờ 30 trưa nay.


Hải sản tươi sống. Tôi thấy đây là một trong những chợ hải sản sạch nhất mà tôi thấy từ hồi đến khu vực Miền Tây đến giờ.


Cù nèo ăn xốp cũng gần như bạc hà và có vị hơi đắng. Một loại khác cũng giống, nhưng lá xòe ra to, gọi là tai tượng, ăn có vị ngọt.


Bông điên điển muối chua.


Vựa chuối.


Các nhà trọ, khách sạn tai Hà Tiên nằm tập chung gần khu chợ.


Tôi phải đạp qua cầu và qua bên kia sông để đến bến tàu.


Tôi mất thêm tổng cộng 50 ngàn cho tiền bốc vác và tiền gửi chiếc xe đạp, mà không có biên lai. Vé tàu thì tôi chỉ mất 200 ngàn mà thôi, thây vì là giá 220 ngàn, cũng không biết vì lý do gì mà cô bán vé lại bớt giá cho tôi nữa. Con Mau tôi phải cột nó phía sau tàu cùng với chiếc xe đạp, vì phía trong tàu là phòng lạnh, họ không cho mang thú vật vào đó, nó thì được đi theo miễn phí.


Hôm nay trên biển rất lặng, tôi đã thiếp ngủ đi một giấc và chẳng mấy chốc, tàu đã cập bến vào Hàm Ninh.


Chuyến tàu cao tốc hôm nay có rất nhiều khách tây. Dòm mặt ngáo của anh Tây này chắc là dân Nga.


Hàm Ninh chỉ là một xã nhỏ. Khách qua lại đây chỉ nhờ bến phà. Bãi biển ở đây rất cạn, từ chỗ phà cập bến. Du khách phải đi bộ khoảng 700 mét với vào tới bờ. Hầu hết du khách đi đến đây, họ đều đón xe đi tiếp đến Dương Đông, ít có ai muốn ở lại bãi biển nông cạn này.
Bác nào lười đi bộ thì có xe ôm đấy.


Tôi có quen một anh bạn tại Phú Quốc, hiện lúc này thì anh ta đang ở Hòn Thơm và anh ta muốn tôi ra đó liền, có thể ngày hôm sau là anh ta phải đi biển. Nếu tôi mà đạp xe từ Hàm Ninh tới An Thới, thì tôi sẽ trễ chuyến đò cuối cùng vào lúc 5 giờ chiều từ An Thới ra đến Hòn Thơm. Tôi đã phải nhờ tới nhà nghỉ Hải Anh giữ giùm tôi chiếc xe đạp vài ngày và sau đó tôi đi xe ôm tới An Thới. Tôi để ý thấy trên Phú Quốc người dân sống không có bon chen. Tôi hỏi hết 3 người và ai cũng đều nói có 1 giá. Anh xe ôm của tôi hôm nay tên là Nam. Anh ta đã từng làm kỹ sư hải sản và cũng đã từng làm việc tại Khánh Hòa, Ninh thuận và Bình Thuận. Nhưng vì hoàn cảnh éo le, giờ phải chạy xe ôm. Chúng tôi đến tới bến cảng An Thới vào lúc 4 giờ 30 chiều, tôi phải đợi thêm nửa tiếng nửa chiếc phà mới rời bến. Chiều nay trên phà không có đông khách cho lắm, vé phà tốn có 30 ngàn thôi. Phà chạy khoảng 30 phút là chúng tôi đến Hòn Thơm. Tại đây không có cảng, phà phải đậu bên ngoài, và mỗi người phải tốn thêm 5 ngàn để đi đò vào tới bờ.


Mấy đứa bé trên đò đến Hòn Thơm.


Cảnh chiều hoàng hôn trên biển sao thơ mộng thế.


Hòn Thơm. Chiếc đò lớn neo lại phía ngoài biển và các con đò nhỏ sẽ vận chuyển khách vào bờ với giá là 5 ngàn.


Cô lái đò sao đẹp ghê. Tôi sẽ ở lại đây vài ngày quá.




Ấn tượng đầu tiên, một cuộc sống thật an nhàn.


Cảnh quá thơ mộng, không một bóng du khách.







Chiều tối nay chúng tôi nhậu một bữa ghẹ tươi no nê, đến nỗi con Mau ăn còn phát chán. Đối với người dân trên hòn, họ mua loại ghẹ nhất này chỉ với giá 100 ngàn mà thoi. Nếu tôi mua loại ghẹ này bên đão Phú Quốc thì giá sẽ mắc hơn nhiều. Gd Sơn, người anh họ của Sự tuy mới biết tôi nhưng rất niềm nở và hiếu khách. 


Nhậu xong, tôi và Sự ghé vào nhà bà con của Sự để nghỉ. Trên hòn này vào khoảng 11 giờ tối là họ ngưng máy phát điện. cũng hên là vào dịp này, thời tiết vào đêm mát, ngủ không quạt cũng không sao. Lâu lắm rồi tôi mới có dịp ngủ lại giường chiếu và phải móc mùng nữa.
Đêm qua tôi và Sự cùng tá túc tại mái chòi này. 


Trên hòn vẫn còn hoang dã. Từ rãy nhà bà con của Sự ra lại biển khoảng 1 km.


Cảnh sống trên hòn vẫn chưa bị ảnh hưởng của xã hội bên đất liền. Tôi nghĩ cũng may là thế giới đang rơi vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Còn không e rằng mấy người dân ở đây lại phải nhường đất cho các quan lớn.


Quá mộc mạc, yên tĩnh, trong lành...


Ý thức về vệ sinh môi trường của người dân ta còn kém lắm.


Biển ở đây vào mùa này êm lắm và trong vắt.


Ai ăn sáng không? Trên hòn cũng văn minh lắm, có nhiều dịch vụ phục vụ đến tận răng, quá đã.


Anh chàng đang đứng trước sạp hàng của mình, đó là Sơn.


Trước khi ăn sáng là tắm một cái đã.


Đò máy, đò chèo tay ra vào tấp nập. Các anh ngư dân cũng phải dùng đò để ra ngoài ghe lớn, neo ở bên ngoài. Ngành ghe đò trên hòn họ kiếm tiền cũng khá lắm.


Sạp bán hàng của Sơn nằm ngay khu vực các đò nhỏ đưa khách ra vào bờ.


Gần đây cũng có một cái chợ nhỏ để chúng tôi ghé ăn sáng. Còn các quán cà phê thì miễn bàn, họ vặn loa âm thanh lên hết cỡ luôn. Tôi phải mua mang về để tránh bị tra tấn màn nhĩ.
Sau bữa sáng Sơn dẫn tôi đi thăm quan đảo. Con đường bê tông chính trên hòn là từ phía Nam sang phía Bắc. Còn bên phía Đông và Tây của Hòn là rừng rú rất thưa người ở. Chúng tôi đi bộ khoảng 10 phút là đã đi qua đến bên phía Bắc. Vào mùa gió Bắc, phía bên đây bị động, mọi sinh hoạt từ ghe cộ đến các sạp buôn bán đều dọn về phía Nam. Nơi đây trở nên hoang vắng và bãi tắm rất dơ bẩn bởi nào là lục bình và rác rưới từ phía Rạch Giá trôi về đây. Đến mùa gió Nam, thì người dân ở đây lại dọn ngược về phía Bắc để ở, và đến khi đó mọi người phụ nhau tổng vệ sinh khu biển.


Nhìn cứ như là xóm ma.


Nhà trọ duy nhất trên hòn, không phải là để đám ứng cho du khách mà chỉ dành cho các bạn trẻ, lớn và già mà thôi. Hiện giờ thì bên phía đối diện, họ đang xay cất thêm một nhà nghỉ.


Bông so đũa đỏ, cũng ăn được luôn, nếu trình bày lên dĩa rau hay dĩa xà lách trộn, thì đẹp phải biết.


Trên hòn cũng có vài xe gắn máy, chỉ cấn đổ mốt lít xăng là chắc chạy nguyên một tuần quá.


Gà trống nuôi con.


Dậy con từ thuở còn thơ.
Nơi đây nhiều cá lắm, chỉ cần bước vài bước ra cách bờ, là có thể bắt được nhiều cá rồi.


Con lộ đan phía trước là lộ chính của hòn đấy. Ở trên hòn không có ăn xin, không có bán vé số, nên tôi thích quá. Chứ ngồi uống cà phê hay ngồi ăn mà cứ lắc đầu hoài thì mỏi cổ lắm.


Gần trưa, chúng tôi về lại sạp của anh Sơn để dùng bữa trưa. Ăn xong, chúng tôi leo lên xuồng mà anh Sơn mượn lại của một người bạn, và chúng tôi cùng nhau cuộc hành trình sang Hòn May Rút. Trên xuồng anh Sơn rất chu đáo, nào là gọi thêm 2 người thợ lặn, cô vợ của anh thợ lặn trẻ cũng đi theo với vai trò chị nuôi. Thêm đó anh ta thủ theo 2 lít rượu và 5 ngàn nước đá cùng với 1 bịch trà đá. 




Lên trên hòn, anh Sơn có một cái chòi, hồi nhỏ anh ta ở đây làm rãy, nhưng bây giờ thì anh ta chỉ 2-3 hôm mới qua lại bên này để coi nhà và cho 3 con chó to lớn ăn. Chúng tôi không dám dẫn con Mau qua đây, cũng vì sợ 3 con chó hung dữ này. Miếng đất của anh ta ngày nay đã hóa thành vàng và nhiều người muốn mua lại lắm, nhưng anh ta chưa có nhu cầu bán. Hihi làm bạn với đại gia sướng quá, bất cứ lúc nào, nếu tôi muốn làm Robinson Crusoe, thì anh Sơn sẵng sàn cho tôi mượn túp lều lý tưởng của anh ta.


Hai anh thợ lặn liền chuẩn bị lặn hụp dưới biển để săn tìm mồi nhậu. Anh Sơn thì câu cá. Chẳng mấy chốc anh thợ lặn trẻ đẵ bắt lên một thúng nhum.




Thôi đủ rồi, đừng bắt nữa, nhậu không hết đâu.


Làm nhum cung phu lắm. Trước tiên là phải dùng kéo cắt hết đám gai. Đừng để gai đâm vào tay, nó sẽ vỡ nát và khó gắp ra lắm. Sau đó là cắt bỏ gần một nửa vỏ bên phía phần miệng. Rồi phải nạo và rửa cho sạch phân. Xong vắt chanh, ít muối tiêu và đớp.


Anh Bảy, thợ lặn bắt được mớ ốc. Anh Sơn thì không câu dính con cá nào hết.


Bào ngư.




Làm sạch hết đám nhum cũng lâu ghê.


Cây nhà lá vườn. Quá đã.


Chúng tôi không ai dám ăn hay thích ăn tái. Nhum đem nướng chín tới thấy dễ nuốt hơn.


Nước chấm xong chưa anh Bảy. Rượu pha xong rồi nha.


Nhum nướng, ốc nướng


Bào ngư tái chanh.


không có gì tuyệt bằng.


Dứa rừng, một loại thuốc.


Reng reng. Chúng tôi định trốn mà không được. Bên Hòn Thơm gọi về ăn tiệc.




Bè nuôi cá bóp.









Tắm sạch sẽ rồi, chuẩn bị đi dự tiệc.


Bữa tiệc được tổ chức bến phía bắc của hòn.




Những món ăn không có gì là ấn tượng cả.


Bữa tiệc cho đứa cháu đít tôn đầy tháng.


Từ hồi trưa đên giờ họ đã tiếp nhiều bàn rồi. Lúc chiều tối nay chỉ còn lại vài bàn, trong đó có bàn chúng tôi muốn trốn mà không được.


Đây là bà nội trẻ.


Anh em chúng tôi lại phải chiến đấu thêm một vòmg oanh liệt, cho đến khi ông nội của cu tý quay đùng ra đường. Lúc đó anh em chúng tôi mới có lý do rút lui nhẹ nhàng.


Nhờ các ghe từ đất liền đến Hòn Thơm thu mua cá, nên họ vận chuyển thêm trái cây, rau cỏ và hàng hóa trên đường ra đây. Vì thế mà mọi sinh hoạt trên hòn rẻ hơn bên đảo Phú Quốc nhiều.


Sáng nay tôi phải để đồng hồ để dậy vào lúc 6 giờ. Khi quay lại sạp hàng của anh Sơn, thì chúng tôi chưa kịp ăn sáng, thì đám thợ lặn cũng vừa xuống tới bến. Tôi vội mua theo hộp cơm và bịch cà phê để mang theo, thế là tôi phóng lên đò theo họ đi ra ghe lớn.
Sáng nay trời rất đẹp, ghe chỉ chạy lòng vòng các điểm gần Hòn Thơm mà thôi. Thường thường thì mỗi lần đi đánh bắt kiểu này họ cần từ 8-10 người. Hôm nay trên ghe chỉ có 7 người thôi, vì anh chủ ghe vắng mặt. Bữa tiệc được làm ông nội của anh ta hôm qua đã làm cho anh ta mỏi mệt. 


Hai điểm đầu anh thợ lặn, anh Bảy nhảy xuống quan sát đáy biển thì không có cá. Mổi khi ghe dừng lại cho anh thợ lặn nhảy xuống, là lúc đó tôi cùng 2 anh thợ lặn trẻ khác tranh thủ câu cá. Những người thợ khác thì lo vá lưới, nấu cơm và chuẩn bị những thiết bị cho việc đánh bắt. Chúng tôi chỉ câu bằng ống lon, mà chỉ cần vứt xuống là có cá đến rỉa liền. Có những lúc vì thiếu kinh nghiệm, tôi câu được những chú cá mú to, mà không kéo lên cho lẹ, là chúng chui vào hang liền, thế là đứt cước. Chúng tôi câu dính nào là, cá múa đen, cá mú cọp, cá mú đỏ, cá hồng đào hay còn gọi cá mắc lộn (có một sọc đỏ), cá góc lửa (đuôi vàng và vi vàng), cá rô, cá chàm trắng (đuôi vàng, mắt xanh), cá chàm chuột (một sọc vàng), cá ba gà (mặt quỉ), rồi cá hiếu. Anh Bảy trong lúc lặn cũng bắt được vài con sò ngọc nữ. Thế là anh nuôi có cá tươi kho cho một nồi, thêm vài con sò và bữa cơm đã xong, ai đói thì ăn.





Sò ngọc nữ.


Đến điểm thứ ba anh Bảy phát hiện được một bày cá, ở gần chỗ mà chúng tôi ngồi nhậu trưa qua. Để đánh dấu điểm cá đang đứng, anh ta dùng những chiếc đũa mà anh ta mang theo, anh ta ghim chúng vào đá và cột sợi dây có buộc phao vào chiếc đũa. Cái phao sẽ nổi lên mặt nước. Nhưng vì lúc đó nước chảy quá siết, họ quyết định thả neo và ngồi chờ cho lát nữa nước sẽ ngưng chảy.


Con mú đỏ này vào nhà hàng ăn thì mắc lắm.


Ai đói thì ăn, muốn ăn cá gì thêm thì tự chiên. Bữa ăn anh nuôi nấu đơn giản thôi nhưng sao ngon thế.


Trên ghe lúc này mọi người rãnh rỗi, người thì ngủ, người thì câu cá, người thì đánh bài và người thì ăn cơm. Vì ghe neo lại tại chỗ, nên chúng tôi câu không lâu thì cũng hết cá ngay khu vực đó.


Cho đến lúc gần trưa, họ nhìn phao thấy nước đã bớt chảy. việc đầu tiên là người tài công lái ghe vào vị trí để ném neo. Khi neo được thả, thì một anh thợ lặn khác nhảy xuống giữ dây neo. Tài công bắt đầu lái ghe bọc vòng các cái phao dánh dấu, trong khi đó những người thợ khác thả lưới. Lưới được bọc hết một vòng thì họ ném một cái neo nhỏ để giữ lưới, còn sợi dây cho cái neo lớn lúc này được buột để giữ ghe. Xong tất cả 5 thợ lặn, mỗi người ngặm một ống hơi nhảy xuống đấy biển. Họ cũng mang theo khoảng 16 cái thùng phi không bằng nhựa xuống dưới đấy biển. Tiếp theo họ gôm đáy lưới lại và cũng dùng những chiếc đũa để cài đấy lưới dính khép lại nhau. Rồi họ bơm hơi vào những thùng phi nhựa, những thùng phi nhựa sẽ kéo đáy lưới nổi lên trên. Thế là bày cá bị tóm gọn.
Các thợ lặn lại bơi trở về ghe và phụ việc gôm lưới lại. Tôi tiếc rằng máy tôi đã hết pin, vì lý do tối qua tôi đã ỉ y không sạc. Rảnh rỗi, tôi giúp họ cuộn lại các đường ống hơi, mỗi một cuộn ống dài vài trăm mét, tôi cuộn mà mỏi cả tay.





Vào mùa gió bắc, khu Hòn Thơm biển êm, nên các du khách đi câu cá hay đi lặn từ Dương Đông, đều phải đến đây.
Và xui quá, máy hết pin rồi, tối qua xỉn nên không xạc pin, xin các bác thông cảm là thiếu hình ảnh lúc bắt cá. Nhưng tôi sẽ ráng trường thuật lại bằng lời văn thô sơ của tôi nhé

Vòng lưới gôm nhỏ lại dần và tôi bây giờ mới thấy bày cá nằm gọn trong lưới. Họ dùng một cái vợt và phối hợp nhịp nhàng để xúc cá lên boong tàu. Cuối cùng họ kéo hết 2 cái neo lên và tiếp tục tìm một điểm mới. Tôi để ý thấy quá trình thả lưới của họ mất khoảng 1 tiếng thôi. Anh tài công lái ghe qua điểm mới. Tôi nghe họ nói là bày cá bị thoát ra khá nhiều, vì vài chỗ lưới bị lủng. Mấy anh thợ phụ thì phải có nhiệm vụ vá lưới. Còn anh Bảy lựa một con cá hiếu to lớn, đem móc ruột, rồi chặt đôi, xong đem chiên và rủ tôi ăn chung. Anh ta ăn chẳng bao nhiêu, nhưng anh ta muốn cho tôi ăn hết con cá to lớn phải nặng từ 7-8 lạng. Những người thợ lặn khác muốn ăn gì thì họ tự làm, anh ta giải thích cho tôi biết.
Tôi không biết họ bàn tán thế nào, mà họ bỏ điểm mới phát hiện bày cá và chạy ghe vào bè cân cá trước. mọi người trên ghe giúp nhau phân chia cá ra từng loại. Cân cá xong, họ lại chạy ghe ra một điểm mới. Anh Bảy nhảy ùm xuống và một ít sau thấy phao dấu hiệu nổi lên. Mọi người bắt đầu vào vị trí và chuẩn bị cho mẻ lưới thứ hai.
Lần này thì họ đụng phải sự cố khi họ chuẩn bị kéo lưới lên. Lúc này nước bắt đầu chảy lại và sức ép của nước làm cho lưới bị xé. Anh tài công nhanh tay thả sợi dây neo ghe, để ghe trôi theo lưới, chứ không là lưới sẽ bị rách. Họ vừa thả ghe cho trôi và vừa tranh thủ gôm lưới lại. Khi vớt cá xong xuôi thì tôi thấy chiếc ghe đã bị trôi qua điểm neo cũng khá xa.
Họ lái ghe quay lại để vớt neo thì một sự cố khác xảy ra, cái bơm nước làm cho nguội máy không bơm nước lên nữa. Làm anh tài công chỉ chạy với ga nhỏ thôi. Vớt xong neo, họ lai trở lại bè cá để cân. Trời lúc này ngã chiều, và tôi thầy bè cũng nằm không xa bờ cho mấy, nên tôi nhảy xuống bơi trước vào bờ.
Khi nhảy xuống, chiếc vòng cổ của tôi bị bung ra, tôi thì khong biết gì hết, nhưng nhờ anh tài công đứng gần đó trông thấy. Làm tội nghiệp anh thợ lặn trẻ, đã nhiệt tình nhảy ùm xuống, để tìm lại sợi dây cho tôi. Còn tôi thì chẳng làm gì được, đành tiếp tục lội vào bờ. Mọi người trên ghe khuyên tôi là nên chờ, vì họ nghĩ là còn xa bờ, sợ tôi bơi vào không được.


Bữa ăn tối nay, canh chua chả cá và ốc giác luộc.


Cá hiếu nướng.


Tôi bơi vào bờ tắm rửa xong, khoảng 30 phút sau đám thợ lặn mới vào bờ. Hên quá họ đã tìm lại cho tôi sợi dây đeo cổ. Đây là lần thứ hai mà tôi xém bị mất sợi dây này. Anh Bảy mang về bờ những con cá ngon để cho chúng tôi lai rai. Tối nay tôi được thưởng thức cá bò rạng va cá hiếu nướng thật ngon. Con Mau cũng được ăn cá no nê mà không cần đến ăn cơm.
Anh bạn tôi, Sự, tối nay phải đi theo ghe ra Thổ Châu để đánh cá. Thổ Châu là một nhóm quần đảo của VN, nằm cách Phú Quốc 60 hải lý về phía Nam. Nếu muốn thăm quan nhóm đảo này, du khách có thể đi phà ra đảo từ Bãi Vòng và mỗi tuần chỉ có một chuyến, với điều kiện là thời tiết tốt.
Thiếu mặt anh Sự, tôi ngại đến nhà bà con của anh ta để ngủ lại. Còn cái chòi tạp hóa của anh Son thì lại chật chội, nên anh Bảy rủ tôi ra ghe ngủ cho thoải mái.
Tối nay trời chuyển gío làm chiếc ghe bé nhỏ lắc qua lắc lại. Nhiều lúc giấc ngủ của tôi bị dán đoạn vì 2 chiếc võng cứ đánh vào nhau. Dù sao đi nữa, tôi cũng thiếp ngủ tiếp


Tôi chuẩn bị leo lên đò để ra phà thì một cơn mưa lớn ập tới. Cũng hên là cơn mưa mau tạnh, tôi hên quá, kịp đi đò ra phà mà không bị ướt.


Các người lái đò chạy núp mưa.




Sáng nay trên phà ngoài hành khách, trên phà họ cũng vận chuyển thêm cá vào An Thới. Tôi không hề hưởi được mùi tanh, vì mực cá ở đây tươi lắm.




Ở An Thới không có những món ăn lạ. Tôi ăn sáng với món bún xào rất dở mà phải trả giá 30 ngàn. Con Mau chỉ hửi thôi mà không thèm ăn.
Đến An Thới, tôi ghé thăm mẹ của Sự. Bà biết tôi muốn tìm hiểu về cách làm nước mắm trên đảo, nên bà dẫn tôi đến những lò nước mắm mà bà quen, để tôi tìm hiểu. Chúng tôi phải ghé đến lò thứ 4, lúc đó người chủ lò mới có ở nhà. Bà ta đang bận rộn công việc, nhưng bà ta vẫn dành thời gian đón tiếp tôi rất nhiệt tình.


Bà ta cho tôi biết kỹ thuật làm nước mắm của gd bà là, họ ướp cá với muối ngay trên tàu, cứ 3 cá 1 muối. Muối là từ Bà Rịa- Vũng Tàu. Cá sau đó được ủ trong những bồn chứa làm bằng cây, mỗi bồn như thế có sức chứa là 12000 lít. Họ ủ trong bóng mát trong vòng 12 tháng. Kế tiếp họ rút hết nước mắm ra, làm vệ sinh nắp và vỉ cho sạch. Các lớp muổi đóng bên trên họ đem bỏ. Rồi họ cài vỉ lại vào bồn, và đổ nước mắm vào lại. Xong họ cho nước mắm chảy ra một thau hứng, đồng thời dùng máy bơm nước mắm lại lên bồn. Họ cho nước mắm chảy như thế trong 1 tuần đến 10 ngày là nước mắm trong. Lúc này nước mắm có độ đạm từ 32-40 và đã thành sản phẩm. Tùy thuộc theo chất lượng của cá, mỗi bồn họ có thể rút được từ 2000 – 3000 lít nước mắm loại 1, hay gọi là nước mắm nhỉ. Mùa cá cơm chất lượng nhất là từ tháng 4- 7 âm lịch, sẽ làm được nước mắm ngon.


Tiếp theo họ pha nước muối với độ mặn là 25 độ, rồi họ cho chảy từ bồn này qua bồn kia. Theo kinh nghiệm thì họ cảm thấy khi nào nước mắm đó đạt, họ gọi đó là long 1. Rồi họ chạy tiếp một đợt lớp muối nữa gọi là long 2.
Loại nước mắm này họ bán cho ai tôi không biết, nhưng sau này có người cho tôi biết là nhiều lò nước mắm lớn ở Dương Đông, họ bán nước mắm này về SG với giá chỉ 30 ngàn cho mỗi can 20 lít.


Lò nước mắm này tôi thấy rất sạch và không hề có mùi hôi thối, như tôi đã quen thuộc từ những làng nước mắm tại Phan Thiết. Ở đây có quy định là nơi ủ nước mắm là phải bằng nền xi măng và bồn nước mắm phải kê lên cao, để cho việc giữ vệ sinh dễ dàng hơn. Đúng là nghề nước mắm ở đây cao cấp hơn là Phan Thiết rất nhiều lần.


Xong cuộc phỏng vấn về nước mắm, tôi thấy bà chủ quá bận rộn, tôi không dám hỏi thêm về món mắm cá cơm tại đây, và tôi cám ơn ra về.
Mẹ Sự bắt tôi ghé về nhà bà dùng bữa trưa, bà mới cho tôi đi tiếp. Trước tiên tôi gọi điện cho Nam, anh bạn chạy xe ôm từ Hàm Ninh đến đón tôi tại An Thới. Nam đến đón tôi rất đúng giờ, và chở tôi về lại nhà trọ, nơi tôi gửi xe tại Hàm Ninh.




Chiều nay, tôi thấy Nam mua về một con cá ngoáp thật to mà anh ta mới mua được từ ghe đánh cá. Tôi sẽ đóng góp phần phụ gia để nấu món lẩu chua. Trước khi đi chợ, tôi dạo một vòng xuống bến phà. Hôm nay cũng có ít du khách ghé thăm nơi đây để mua hải sản.


Khu sân vườn của nhà nghỉ Hải Anh.


Anh Hải, ông chủ nhà nghỉ nuôi vài loại thú hiếm trong vườn cứ như là một sở thú mini.


Mỗi lần tàu cặp bến, xe ra vô tấp nập.


Anh có phải Xích Lô không? Một anh bạn Phượt từ SG nhận ra tôi nhờ cái mái che nắng và thùng đá. Anh ta đang đi cùng với đoàn, nên không có thời gian để ngồi nhâm nhi ly nước mía cùng với tôi.


Bãi biển Hàm Ninh cạn lắm, nên không trở thành khu du lịch được.


Du khách chỉ ghé thăm quan Hàm Ninh thôi, chứ không nghỉ lại đây.


Ốc nhảy. coi chừng chúng nhảy hết ra ngoài rồi kìa!


Sò tô.


Ghẹ, nhiều loại ghẹ lắm, tôi vẫn chưa nhớ nổi hết các tên của các loại ghẹ


Tôi thấy một chị đang phơi một loại rễ cây, hỏi thăm thì tôi được biết đây là một loại rể của cây Mật Nhân. Loại rễ này ngâm rượu uống sẽ trị bá bệnh. Mẹ của Sự uống 2 ly nhỏ một ngày và bà nói cả 2 năm nay, bà không cần phải đi thăm bác sỹ.


Ở đây cứ mỗi một bịch 1 kg rễ Mật Nhân họ bán với giá 50 ngàn mà thôi, một mặt hàng rất được nhiều du khách việt yêu chuộng.


Chắc là hải sản tươi và khô ở đây vẫn rẻ hơn là bên Dương Đông.


Tại nhà trọ gồm có nhiều người tham gia bữa nhậu chiều nay, gồm có ông chủ nhà nghỉ, Nam, anh thợ hàn trước cửa, anh thợ mộc, ông bán hàng rong từ Long Xuyên, tôi và vài người khác. Không khí thật là bình đẳng, với món canh chua mà mọi người cùng tham gia để nấu.


Bình thường thì mọi người ở đây chiều nào cũng hội tụ tại đây và chỉ nhậu lai rai thôi. Nhưng hôm nay ngoại lệ vì mọi người đều vui, nên bình rượu cứ được đông đầy nhiều lần, cho đến khi vài người ngưng chiến.
Sau bữa nhậu, Nam rủ tôi về nhà anh ta dùng bữa cơm. Vợ chồng anh ta mướn một phòng trọ bé nhỏ và chung sống cùng 2 cô bé gái nhỏ. Tuy sống trong một hoàng cảnh eo hẹp mà vẫn phục vụ tôi bữa cơm tối ấn tượng (ruốc tẩm bột chiên, ngon bổ rẻ), đã làm cho tôi rất cảm động về lối sống hiếu khách của người dân Miền Tây Nam Bộ.


Hoa sim.


Trái sim.


Rượu Sim là một loại đặc sản trên đảo, nên tôi rất muốn tìm hiểu về loại cây này. Nam cho tôi biết đây là một loại cây rừng. Hiện bây giờ là cây đang trổ bông và trong vài tuần nữa, người dân trên đảo đi vào rừng hái trái Sim. Mùa Sim kéo dai mấy tháng thì anh ta không biết, nhưng Sim không chín cùng một lúc, nên việc hái Sim cũng khá vất vả, vì mỗi cây họ chỉ hái được vài trái. Trên thị trường, 1 kg Sim chín trị giá 40 ngàn đồng. Nam cho tôi biết thêm là trên Long Sơn Tự, những cây Sim gần chùa thật kỳ lạ có trái quanh năm. Chúng tôi chạy xe lên đó và Nam cũng đã cố gắng hái được cho tôi vài trái. Trái Sim chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay út và lớn lắm là cỡ đầu ngón tay trỏ. Sim chỉ có một vị thơm không đặc biệt cho lắm và cũng hơi nhạt nhẽo. Màu trái Sim có màu đỏ tím đỏ, rực rỡ hơn trái nho đỏ, màu bordeaux.
Để làm rượu Sim theo công thức của người địa phương, thì cứ mỗi ký Sim, người ta dùng nửa ký đường và ủ từ 2 đến 3 tháng cho rượu lên men theo kiểu thiên nhiên. Đây là một loại rượu ngọt, chỉ uống kiểu giải khát thôi. Còn kiểu làm thứ 2 là người ta đem ngâm cứ 5 kg Sim cùng với 1 lít rượu đế loại một, một thời gian cho có ít hương vị và màu sắc của Sim. Sau đó người ta mang ra pha loãng với rượu thường để lai rai.
Theo tôi nghĩ, nếu một loại trái cây mà không có đủ đô ngọt mà phải dùng đến đường, giúp cho việc lên men, thì sao được gọi là đặc sản được? Còn nếu trái sim ngâm rượu để lấy màu và ít hương vị, thì đó gọi là rượu ngâm mà không phải là rượu sim. Ở đây tôi muốn nói là người tiêu dùng ở VN, thường hay bị những công ty này nọ lừa gạt, mà không có một bộ phận nào đứng ra bảo vệ cho người tiêu dùng cả.





Điện thoại tôi reng lên vào lúc 5 giờ sáng. Nam mới tập thể dục sáng xong và rủ tôi ra bến phà ngồi uống cà phê. Sau trận mưa tối qua, giờ này bầu trời vẫn còn u ám, nên sáng nay tôi không chiêm ngưỡng được cảnh mặt trời mọc.
Trở lại nhà nghỉ, tôi cảm thấy trong người vẫn còn hơi mệt, nên tôi lại lên giường ngủ tiếp. Đến 10 giờ sáng, tôi quyết định phải dậy, hôm nay tôi sẽ đi thăm quan một vòng đảo.
Giá mướn xe honda ở đây một ngày, cũng bằng giá một người xe ôm chở tôi đi thăm quan đảo. Thế là tôi gọi cho Nam, để anh ta làm người hướng dẫn viên cho tôi. Trên đường ghé tới Dương Đông, Nam dừng lại Suối Tranh để tôi ghé thăm quan. Đây là một diểm du lịch của đảo. Để đi dọc theo suối trên một còn đường mòn đá, du khách phải trả một lệ phí nho nhỏ. Vào mùa này suối không có nước chảy, mà tôi chỉ thấy có vài vũng nước thôi. Tôi thấy đi trên con đường mòn đá hơi trơn trượt, nên mới đi khoảng 100 mét là tôi quay ra lại.


Chúng tôi vừa ra lại bãi đậu xe, thì một cơn mưa lớn vừa ập tới. Sao linh tính tôi lại hên thế, nếu tôi không leo xuống, giờ thì tôi đã bị ướt nhèm nhẹp.




Khoảng nửa tiếng sau, cơn mưa bắt đầu nhỏ dần và chúng tôi tiếp tục lên đường. Đoạn đường kế tiếp rất là tệ hại, sau cơn mưa, nhiều đoạn đường trở nên sình lầy và đã có vài người đi chụp ếch. Con đường này đang trong thời kỳ thi công, nhưng lúc này kinh phí bị rỗng, nên tạm thời các thường dân phải chịu đựng. Con đường cũ thì bị các xe nặng tải của công trình làm hư hại nặng nề.




Xung quanh Hùng Sơn Tự, các cây sim tại đây lạ thây có trái quanh năm.


Tiếp theo chúng tôi ghé thăm một công ty làm nước mắm gần Dương Đông. Nơi đây có rất nhiều cong ty nước mắm tằm cỡ lớn. Du khách được vào thăm quan thoải mái, nhưng vì thấy họ chuẩn bị ăn trưa, nên tôi không muốn làm phiền, để học hỏi cách làm nước mắm tại đây. Nhưng tôi vẫn thấy nơi làm nước mắm tại đây vẫn có mùi, không có sạch sẽ bằng nhà làm nước mắm tư nhân tại An Thới.


Cũng như món bún riêu từ đất liền của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, bún riêu ở đây có luôn cả giò heo và huyết.


Ăn xong Nam chở tôi đi một vòng khu trung tâm Dương Đông và sau đó chúng tôi ghé lại một quán cà phê gần Dinh Cậu để nghỉ trưa, vì lúc này trời nắng lại và rất nóng. 


Chiếc cầu qua bên kia chợ. Trong ngày có những giờ ghe cộ ra vào sông, xe không thể chạy qua chợ được.


Cửa sông.






Khu vực Dinh Cậu chỉ là một gành đá nằm lòi ra biển, nhưng cũng khá đẹp. Leo lên trên Dinh, tôi nhìn xa xa tôi chỉ thấy khu vực rừng thuộc Bãi Dài, nằm về phía bắc của đảo và nhìn về phía Nam là An Thới.


Phái trên Dinh Cậu ngó xuống.








Kiểu đánh bắt này gọi là đi te, chủ yếu bắt tôm tép.


Dinh Bà nằm cũng gần bên Dinh Cậu.




Tôi cũng không nhớ tên cây này gọi là cây gì? chỉ biết là người ta dùng để thắng màu gạch cua.


Sau đó chúng tôi chạy dọc theo bờ biển về phía nam. Chúng tôi chạy ngang qua khu vực tập trung của du khách trên đảo. Tại đây dọc theo bờ biển nào là quán ăn, khách sạn và resort. Tôi thấy khu vực này họ làm không có đẹp bằng khu ressort tại Mũi Né. Đoạn đường này mới làm xong cách đây vài ngày, để kết nối phi trường mới và tt. Dương Đông. Vì lý do là gần sắp có đoàn quan lớn từ trung ương ra tham dự cho dịp lễ khánh thành, nên con đường này gần như được hoàn tất trong vòng 10 ngày. Chạy qua khỏi khu vực phi trường, con đường khang trang bỗng dưng chấm dứt và trước mặt chúng tôi là con đường đất đỏ, gồ ghề, kéo dài tận tới An Thới. 
Tôi phải đóng vai một du khách để cho Nam chở tôi ghé thăm quan 2 cơ sở sản xuất nữ công từ sản phẩm ngọc trai, mà họ tự nuôi trên đảo. Cừ mỗi một điểm, Nam lại được thưởng một ít tiền túi từ hai điểm trên. 


Nhiều người đẹp vào đây thăm quan quá. Máy anh có mang theo thẻ nhựa không?


Nữ trang làm bằng vỏ con trai.


Tôi thấy những sản phẩm ở đây bán giá hơi cao. Tôi chẳng biết gì về ngọc trai, nhưng thí dụ như cặp bông tai làm từ vỏ sò, ở đây họ bán với giá 400 ngàn là bèo nhất. Trong khi đó tôi thấy những sản phẩm tương tự này họ chỉ bán với giá 20-30 ngàn đồng tại Nha Trang.


Những nơi bán ngọc trai như thế này chỉ dành cho đại gia mà thôi.


Tôi đã hoàng tất đóng vai du khách, cô bé chào hàng không thể thuyết phục tôi mua được quà tặng cho vợ. Hihi, có đâu mà mua.


Ghé thăm quan xong 2 điểm trên, chúng tôi tiếp tục chạy theo con đường gồ ghề này. 


Tôi có cảm giác là mình đang được cỡi ngựa. Cũng hên là hôm nay có mưa ít, nên đoạn đường này ít bụi và không bị sình lầy. 
Cách An Thới khoảng 5 km, chúng tôi rẽ trái để ra lại con lộ chính, TL46. 


Nam chở tôi đến bãi Khem, một khu vực của quân sự. Trong thời buổi kinh tế, họ cho thường dân ở đây mướn, để phát triển thêm nghành du lịch. Từ đường lộ đi xuống tới bãi dài chắc hơn 1 km và phải chạy theo một con đường mòn bằng đất rất hẹp, chỉ có xe 2 bánh mới vào được khu vực này. 


Trước khi xuống tới bãi, chúng tôi chạy qua một làng ngư dân. 



Dưới bãi xuất hiện nhiều quán lụp xụp, Nam chỉ tôi đến quán Huy Chương, người đầu tiên bán món Gỏi Cá Trích, mà giờ đây đã trở thành một món khá nổi tiếng tại đây. Ngoài món cá trích ra, du khách còn có thể thưởng thức các món ăn hải sản khác rất tươi với giá cũng rất là bình dân. Tuy là quán lá lụp xụp, nhưng được quét dọn sạch và khu toilet cũng ok lắm (đi vệ sinh xong, ra ăn tiếp được, hihi), cho 9 điểm. 


Bãi biển êm, sạch và vắng, có thể tắm tiên.


Tôi gọi món cá trích to đùng chỉ với giá 75 ngàn cùng thêm bình trà đá và lon nước ngọt, bởi vì tại quán họ không có rượu Sim. 


Anh chủ quán không hề ngại ngùng khi tôi tham khảo món Gỏi Cá Trích này. Trước tiên là anh ta làm sạch cá và lạng lấy 2 miếng phi lê cá ra, rồi lạng sạch xương theo lường bụng cá. Xong anh ta đem rửa sạch cá bằng nước dấm. Kế tiếp anh ta xắt cá thành những miếng nhỏ hơn ngón tay út. Anh ta đem ngâm cá đã sắt trong nước chanh khoảng 2 phút thôi. Kế tiếp anh ta vắt nhẹ cho ráo cá. Sau cùng anh ta bỏ cá vào thau và trộn đều chung với dừa nạo, hành tây sắt mỏng, đậu phọng rang giã nhỏ, ớt, rau thơm sắt nhỏ và ít hành tím phi. Thế là anh ta gắp hỗn hợp trên cho vào đĩa và trang trí thêm vài cọng ngò và ít ớt.


Món này là phải dùng bánh tráng dẻo, một loại bánh tráng khỏi cần nhúng nước. Khi ăn, người ta gắp ít rau lên miếng bánh tráng, như: rau dấp cá, đọt xoài, đọt xộp, cần chẻ, xà lách, rau răm, rau húng quế, rau om, dưa leo và cuối cùng là gỏi cá. Kế tiếp phải cuộn bánh lại cho gọn và chấm nước mắm chua ngọt, trong đó có thêm đậu phọng rang, giã nhỏ.


Hôm nay hình như là thứ Bảy, nên gia đình thường dân họ đến đây ăn rất đông.


Lúc nãy còn vắng khách, giờ thì họ dọn bàn ra tận mé biển ngồi nhậu.


Chúng tôi chỉ ăn chưa đầy nữa dĩa là no quá, phần còn lại tôi mang về cho con Mau. Mấy bữa nay có đạp xe đâu mà ăn nổi, hihi.
Rồi kế tiếp Nam chạy đến An Thới để mua ít thịt cầy mang về chiều nay nhóm anh ta họp mặt.


Kế bên chỗ anh bán thịt chó dơ ơi là dơ. Nơi đây cũng được gọi là khu văn hóa đấy!


Rồi anh ta chở tôi đến điểm thăm quan cuối cùng, đó là bãi Sao. Đây là một bãi tắm rất êm, vì thế khách tắm biển thích tắm bãi này. Bãi này có nhiều quán khang trang sạch đẹp, chuyên phục vụ cho thượng gia. 




Trời có nắng đâu, mà mấy em đeo kính râm cứ như là xã hội đen.


Mấy bà masage ngay bãi biển, được bà Tây mời ly chè.


Chúng tôi trở về lại nhà trọ lúc trời đã xế chiều. Các cao thủ từ buổi hôm qua đã họp mặt đông đủ. Họ cứ hối tôi mau ra cùng chiến đấu, họ không cho tôi đủ thời gian để đi tắm nữa. 
Bữa nhậu hôm nay chỉ vài con cá khô, còn miếng thịt cầy mà Nam mới mang về không có thời gian để chế biến, nên chỉ luộc và chấm muối tiêu chanh. 
Tôi thì mới thây đối quan niệm sẽ không nhậu thịt chó nữa, vì những ngày qua, đi tới đâu, người dân cũng cảnh báo tôi về tệ nạn bắt chó. Tôi hy vọng nếu ai cũng cấm vận món nhậu hấp dẫn này, thì cũng không ai sẽ bắt chó làm gì.
Cứ mỗi lần chai rượu được đông đầy là 10 ngàn và mọi người cứ hăng hái thay phiên nhau đóng góp, cho tới lúc không ai còn ngồi vững được nữa.
Tôi đã nói là nhà anh Hải cứ như là sở thú mini đấy.


Chuyến đò đi từ Bãi Vòng về lại Rạch Giá xuất bến vào lúc 1 giờ trưa. Tôi chẳng có gì vội vã nên tôi cũng nằm nướng cho tới 9 giờ sáng. Khi ra ngoài, tôi thấy anh Hải chủ nhà vẫn chưa dậy, phía ngoài cổng anh thợ hàn cũng không thấy đâu, khu trại mộc cũng không thấy ai làm việc. Không biết hôm nay là ngày chủ nhật, hay là các chiến sỹ sau trận đấu tối qua đều quá đã?
Nam đến chào tôi và chỉ tôi lối đạp qua Bãi Vòng. Trong nhóm nhậu tối qua, chỉ co anh ta là sáng nay vẫn dậy tập thể dục từ lúc 4 giờ 30 sáng như thường lệ. 
Tôi vừa qua khỏi cây cầu bên hông chợ, mới đạp được một chút là con đường đất đỏ hiện ra trước mặt và nhà cửa rất thưa thớt. Từ hôm lên đảo đến giờ, tôi mới phải đạp lại. Đoạn đường này chỉ dài có 4 km mà thôi. Tôi còn dư rất nhiều thời giờ, nên tôi cứ từ từ cỡi ngựa. Đạp khoảng nửa đường, thì tôi thấy anh Hải chạy qua, thì ra anh ta cũng tỉnh rượu rồi. một chút sau, đến phiên Nam vượt qua tôi. Họ tranh thủ đến bến để đón khách từ đất liền vào lúc 10 giờ 30. 



Tôi gần đạp tới bến phà, thì trời bắt đầu mưa tý tách. Cũng hên cho tôi là khi tôi tới nơi cũng là lúc trời đổ mưa tầm tã. Tôi dự dịnh là ra đây sẽ được ít giây phút yên tĩnh ngồi viết lại bài. Từ ngày lên đảo đến giờ, hôm nào cũng lu bu đi chơi, đi nhậu.. , nên đâu có thời gian viết bài. Ai ngờ ông trời không cho phép tôi làm như ý muốn. Vì Nam không đón được khách, nên anh ta ngồi lại trò chuyện với tôi. Còn một chuyến phà nữa sẽ cặp bến trong vòng một tiếng nữa, nên anh ta phải ở lại để canh khách. Chúng tôi ngồi trò chuyện một lúc thì trời lại tạnh mưa.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét