Sáng nay tôi dậy hơi trễ và ngoài trời còn mưa lất phất. Tôi cũng chẳng cần vội vã, vì hôm nay tôi chỉ đạp tới Tp. Bến Tre mà thôi.
Tôi lại có dịp thăm quan một cơ sở làm mứt khác.
Nhờ trái dừa mà đã tạo nhiều công việc cho người dân Bến Tre.
Đây là giai đoạn cực nhất trong công việc chế biến mứt dừa.
Sản phẩm gần xong và vô bao.
Nơi đây họ sản xuất mứt dừa quanh năm.
Đúng là Bến Tre có biệt danh là xứ dừa. Nào là cơ sở mứt dừa, kẹo dừa, xơ dừa, than dừa, dừa sấy khô...
Nếu nói về mực độ an toàn vệ sinh thực phẩm, thì đất nước ta còn lạc hậu quá. Quày thịt này trông sạch sẽ thật, nhưng các bác có biết, trong môi trường ẩm thấp và nhiệt độ nóng, từ 1 con vi khuẩn có thể nảy nở thành 1 triệu con trong vòng 6-7 tiếng. Đó là tôi chưa đề cập vấn đề xông khói băng bụi bặm của xe cộ đấy.
Bánh bò nướng.
Với nhân dừa.
Tìm được phòng trọ tôi cũng chẳng biết đi đâu, khi ngoài trời còn mưa. Khoảng 2 giờ trưa tôi mới ra khỏi phòng và lúc này ngoài trời đã tạnh mưa. Tôi đạp xe ra khu chợ để tìm hiểu và không thấy gì lạ.
Tôi thấy chợ Bến Tre mới xây dựng rất khang trang, nhưng chỉ phía ngoài thôi. Bên khu hàng cá, thịt và rau thì phía trong chợ dơ lắm, họ không xây được đến cái nền nhà.
Gà ác.
Tôi nghe nói về món bún bì và tôi đã từng ăn món này qua do mẹ tôi làm, hôm nay tôi phải thử món này tại quê hương của món ăn này. Tôi thấy những nơi bán món này là những hàng ăn nho nhỏ, chứ không có một quán nào khang trang. Tôi ghé ăn tại một xe đẩy phía trước chợ.
Món này nói đúng ra thì cũng giống như món bún thịt nướng hay bún chả giò. Trước tiên bà bán hàng cho ít rau sống dưới đấy tô như: giá, dưa leo, xà lách va rau húng thơm. Phía bên trên là bún, rồi tiếp theo là bì (gọi là bì nhưng cũng có thịt nạc luộc sắt chỉ rồi trộn với thính). Cuối cùng là rắc thêm ít đậu phộng rang giã nhỏ và hành lá phi. Món này thì ăn với nước mắm chua ngọt và đồ chua. Tôi chỉ kêu tô nhỏ thôi, vì tôi còn để dành bụng ăn những món khác.
Ăn rồi tôi ra mé sông ngồi uống ly nước me. Tại đây có những tàu hàng chuyên vận chuyển hàng tuyến Bến Tre - Trà Vinh và ngang qua Mỏ Cày. Tôi hỏi ra thì mới biết họ xuất bến mỗi ngày vào lúc 8 giờ 30 sáng, hễ ai muốn phiêu du dọc theo bờ sông thì có thể thưong lượng với chủ ghe. Thật có lý, tôi cũng thích đi theo ghe dọc theo bờ sông lắm, có thể phải để lần tới thôi.
Đá Me.
Bánh ít lá cẩm với nhân dừa.
Muốn nhậu, chỉ cần ném chài là có cá.
Nhưng anh này xui quá, đã không bắt được cắ, mà còn bị vô nước cái điện thoại.
Bà bán hàng nước cho tôi biết là bá ta đã đứng bán nơi đây lâu năm lắm rối. Bá chỉ đủ kiếm sống qua ngày mà thôi.
2 ly chè thập cẩm bà ta mới làm, trông hấp dẫn quá.
Bò Đun, Bò Nướng Lá Lốt.
Rồi tôi đạp dạo phố tiếp, tôi thấy món Bò Đun. Món này tôi đã ăn qua ở Chấu Đốc rồi, nhưng hôm đó không có mang theo máy chụp hình. Vì thế mà tôi phải ăn lần này là để chia sẻ lại cho các bác. Món này tôi thấy cũng ít bán lắm, bởi thế cho đến hôm nay tôi mới gặp lại. Kiểu ăn của tô bún này là cũng y chang như lúc nãy tôi ăn tô bún bì.
Bò Đun là miếng bò mỏng có ướp gia vị, được cuộn một miếng mỡ heo bên trong, rồi đem nướng. Quán này họ không dùng chung với bún mà dùng chung với bánh hỏi. Tiện thể tôi kêu luôn một tô vừa bò đun và bò cuộn lá lốt (đúng gu là bò nướng lá lốt là ăn cùng với mắm nêm, nhưng bò đun thì lại ăn với nươc mắm pha).
Bò cuốn lá lốt là thịt nạc bằm ướp với gia vị và dùng lá lốt cuộn lại. Khi nướng là phải nướng lò than mới thơm và phải trét mỡ hay dầu ăn thường xuyên, để tránh bị khô.
Theo tôi thấy thì món Bò Đun là một phát minh không hay cho lắm, bởi vì để chờ cho miếng mỡ heo bên trong chín, thì miếng thịt bò mỏng dánh bên ngoài chuẩn bị thành bò khô.
Tôi thấy một món tương tự như món Bò Cuốn Mỡ Chài vừa dễ làm và ăn lại ngon hơn nhiều, có thể thay thế cho món Bò Đun.
Sông nước Miền Tây vẫn còn nhiều cá mắm, nhưng không có dồi dào như xưa.
Nhờ thiên nhiên ưu đãi, người dân ở đây không bao giờ sợ đói, trừ những kẻ lười biếng.
Tôi cũng chẳng nhớ món này tên gì nữa. Chuối ép mỏng, đem nướng và dùng với nước cốt dừa hơi mặn mặn.
Hành trình của tôi là chỉ lùng kiếm những món ăn lạ mà các địa phương khác không có. Nên ăn xong, tôi lại đạp tiếp theo những con đường mà tôi chưa từng ghé qua và lúc nào mắt tôi cũng quan sát các quán ăn dọc theo hai bên đường.
Rồi đạp mãi, tôi cũng phát hiện một món mới, Hủ Tíu Patê. Như tôi đã nhận xét là nước lèo của các loại hủ tíu đều phải dùng xương heo để hầm lấy nước ngọt. Còn tôm khô, cải bắp thảo muối, mực khô, sá sùng và thậm chí cá khô… đó là những phụ gia thêm tùy theo người thợ nấu. Quán hủ tiếu này thì có nhiều món lắm, nhưng chủ yếu là sản phẩm từ chú lợn, nào là bao tử, phèo, gan, xưong, thịt nac và đặc biệt là patê. Kiểu làm Patê ở đây cũng y chang người Bắc làm Giò Thủ, chỉ có khác là không có nấm mèo, không có tai heo và họ cũng không xào mà chỉ bó lại rồi mang hấp.
Tôi cho đây cũng là một phát minh kém cỏi, vì miếng patê cắt ra và bỏ vào trong tô hủ tíu nóng. Thì nó sẽ bị mềm và không ăn liền thì sẽ bị vữa ra. Bạn cứ thử bỏ miếng giò thủ vào tô phở nóng, thì bạn sẽ nghĩ sao?
Coi như hôm nay tôi thưởng thức được 2 món lạ, Bò Đun và Hủ Tíu Patê mà theo tôi nghĩ là họ đã làm sai theo kỹ thuật nấu nướng.
Hôm nay tôi sẽ đi thăm quan lãng rượu Phú Lễ ở Ba Tri và trên đường đi tôi sẽ ghé thăm quan làng Bánh Tráng Mỹ Lồng. Tôi đạp theo TL885 và khi tôi vừa vượt qua khỏi cầu Chệt Sậy là khi xuống dốc, 2 bên đường là làng nghề Mỹ Lồng. Vì ảnh hưởng bão và trời âm u, nên không ai làm bánh. Tôi ghé lai một quán ngay đầu dốc và được người chủ quán rất thân thiện trao đổi cho tôi ít bí quyết của làng nghề.
Để làm ra được một sản phẩm bánh này thật gian nan và họ cho biết thu nhập cũng không có khả quan cho lắm, nhưng dẫu sao họ tự làm chủ và không phải vất vả như là đi làm công. Ở làng có khoảng trên 50% hộ dân là gắn bó với nghề này và họ làm bánh suốt năm, chỉ vào dịp Tết là hàng bán chạy nhất. Nhưng công việc của họ còn ảnh hưởng vào thời tiết, nếu trời mưa, họ không thể phơi bánh được.
Họ bắt đầu công việc vào khoảng 11-12 giờ khuya, lúc này họ bắt đầu vo và ngâm gạo trong vòng 2 tiếng. Đến 1 giờ sáng họ bắt đầu xay gạo, ngâm tiếp gạo cho mẻ tới và nhóm lò bằng củi. Khi xay gạo họ dùng nước cốt dừa để xay chung, nước cốt dừa thì họ đã nấu trước chung với đường và muối từ chiều hôm qua. Mỗi lần xay 10 lít gạo là họ phải dùng 12 kg dừa nạo dể vắt lấy cốt. Trong bột họ trộn thêm ít mè và họ bắt đầu tráng bánh. Nếu người nào lẹ tay thì họ có thể tráng 2 lò một lúc, trung bình thì trong 3 tiếng đồng hồ họ có thể tráng khoảng 250 cái bánh. Tráng bánh xong họ xếp bánh lên liếp, cái liếp được đan bằng lá dừa và có thể tận dụng đến 1 năm. Khi liếp đầy bánh họ mang ra phơi. Tùy theo độ dày của bánh và ánh nắng, họ phơi bánh từ 3 đến 5 tiếng. Khoảng 11 giờ trưa là họ ngưng tráng bánh và đợt bánh sau cùng họ phơi xong là khoảng 1-2giờ trưa, vào lúc trưa nắng gắt, phơi bánh lẹ hơn. Nếu bành để lâu không phơi nắng, bánh sẽ đổ nhựa.
Khi bánh khô, họ phải mang vô nhà và chờ đến khoảng 5 giờ chiều khi nắng dịu, họ mang ra phơi tiếp khoảng 15 phút, gọi là phơi sương, nếu trời mưa thì không khí có độ ẩm thì họ khỏi phải thực hiện giai đoạn này. Quá trình phơi sương là giúp bánh cho dẻo lại, khi đó họ mới gỡ được bánh ra khỏi liếp, nếu bánh khô khi gỡ ra khỏi liếp bánh sẽ gãy. Phần cuối là chùi bánh cho sạch bụi, rồi sếp bánh mỗi sấp là 10 cái, xong còn phải cắt viền cho tròn chịa và mới cho vào bịch. Coi như sản phẩm hoàng tất và có thể bảo quản như thế là 3 tháng.
Ngoài sản phẩm bánh tráng dừa truyền thống hay là còn gọi bánh tráng béo, họ còn chế biến thêm những sản phẩm mới như bánh tráng sữa hột gà, bánh tráng gừng…
Họ cho tôi biết là nghề làm bánh có từ lúc nào họ không biết, nhưng bà nội của người tráng bánh mà tôi được trò chuyện, làm bánh này từ hồi bà còn trẻ và năm nay bà mà còn sống thì bà đã hơn 100 tuổi.
Lúc trò chuyện với họ thì ngoài trời bắt đầu đổ mưa và tôi cứ phải ngồi lại đây trò chuyện mãi. Chương trình ghé thăm quan làng rượu Phú lễ tôi đành hủy bỏ, cũng may ông chủ lò cho tôi biết làng rượu tại xã Bình Phú, nằm gần TP. Bến Tre. Theo ông ta nghĩ nới đó vẫn còn lãm rượu theo kiểu truyền thống và ngon hơn. Tôi đợi khi tạnh mưa, tôi sẽ tới đó thăm quan.
Đợi mãi mà mưa vẫn chưa tạnh, tôi đành phải mặc đồ mưa và lên đường tiếp thôi.
Tôi quay trở về lại Bến Tre trong lúc trời vẫn còn mưa lách tách. Tôi đạp ngang qua đường Đoàn Hoàng Minh và dừng lại một quán cơm gần khu bệnh viện. Quán cơm này vừa rẻ mà khách ăn cơm thêm là miễn phí. Tôi kêu một dĩa cơm đặc biệt với giá chỉ 15 ngàn mà thôi, cộng thêm ly nước đá. Trong khi đó họ tiếp khách rất lẹ làng và ân cần.
Sau bữa cơm trưa, tôi đạp tiếp sang xã Bình Phú để thăm quan lò rượu tại đây. Tôi hỏi thăm đường đến lò rượu, thì được người dân hỏi lại là tôi muốn ghé thăm lò rượu nào, họ sẽ chỉ. Tôi giải thích cho họ là tôi chỉ cần muốn ghé thăm một lò rượu truyền thống nho nhỏ, vì tôi biết, không giấy tờ giới thiệu và là kẻ vô danh, thì các lò rượu nổi tiếng sẽ không tiếp tôi đâu.
Tôi được hướng dẫn tới lò rượu của ông Hai Cô, chắc là ông này có 2 bà hay sao đây? Hihi mà có danh hiệu như thế này. Tôi đạp vòng vo theo lộ đan, rồi phải hỏi thăm và đạp tiếp trên một con đường mòn eo hẹp. Tiếp theo tôi phải hỏi thêm 2 lần nữa, tôi mới tìm thấy đến lò rượu Hai Cô.
Ông chủ lò rượu tiếp tôi một cách rất nhiệt tình. Ông ta cho tôi biết là ông hành nghề này trên 30 năm và được học lại từ ông cha truyền lại.
Ông cho tôi biết ông chẳng có bí quyết gì cả, men thì ông mua lại của lò men Tám Điệp, ở Sơn Đông, gần chân cầu Sân Bay. Nếp thì ông mua tấm nếp với giá thành rẻ và ông cũng bán sản phẩm giá bình dân cho người tiêu dùng. Loại rượu bình dân nhất ở tại lò ông bán với giá 14 ngàn một lít, còn loại mắc nhất với nồng độ cao hơn thì ông bán với giá 25 ngàn một lít.
Theo kinh nghiệm của ông, ông chỉ làm rượu dưới 40 độ cồn để người ta uống thôi. Còn rượu với nồng độ cao hơn thì các lò khác người ta làm. Loại rượu đó theo ông biết dùng để ngâm thuốc, dùng để ướp thịt hay dùng làm bánh trung thu….
Ông ta vẫn nấu rượu theo kiểu cổ truyền là nấu nếp cho chín, sau đó với trải ra nia cho nguội, rồi mới vô men. Thời gian ủ rượu là từ 5 đến 6 ngày còn tùy theo thời tiết. Giai đoạn cuối là cất rượu và sản phẩm coi như xong.
Cây Sơ Ri.
Ông Hai Cô cho tôi biết tại xã Bình Phú có khoảng 200 ha. cây Sơ Ri.
tôi đạp tiếp tục đến Tân An Thượng, vì tối hôm qua tôi tìm được một thông tin trên mạng về khu du lịch sinh thái Tân Phú. Mục đích mà tôi tím tới đây là để thưởng thức món cơm nấu trong trái dừa.
Tôi phải vất vả hỏi đường rất nhiều lần, có người thì không biết, có người thì chỉ tôi phải đạp ngược lại và cũng có người chỉ lộn tôi vào những khu du lịch khác. Xong tôi cũng tìm được tới nơi, hỏi ra tôi mới biết là họ chưa hề bán món này qua bao giờ. Không sao, tôi cũng đã mệt, tôi hỏi là họ còn phòng nghỉ cho tôi dêm nay, thì họ cho tôi biết rằng các phòng của họ, đều đã được đặt hết rồi. Ôi sao lại xui đến thế, tôi phải đạp tiếp qua Mỹ Tho thôi.
Cây đậu bắp.
Lần đầu tiên trong khu vực Miền Tây tôi thấy có một quầy hàng bán bánh gai.
Cô bé này mới bán xong đám vé số. Cô ta phải dùng chiếc xe đạp con nít để làm điểm tựa, chứ gia đình cô ta không đủ khả năng mua chiếc xe cho người khuyết tật.
Tôi mời cô ta cùng ăn chiếc bánh gai.
Tôi cứ đinh ninh là mình đi phà ngang qua cũng không sao. Nào ngờ bến phà đã đóng cửa từ ngày chiếc cầu Rạch Miễu được khánh thành. Rồi lại thêm một cú chock mới cho tôi, khi tôi hay là con đường dọc theo mé sông từ bến phà Rạch Miễu đến phía chân cầu không đi được, vì đang sửa chửa. Thế là tôi phải đạp ngược lại ngã tư Châu Thành, rồi rẽ phải qua TL 883 và sau đó mới có lối cho tôi lên cầu.
Đến Mỹ Tho thì trời vừa sụp tối, tôi tìm đến lại nhà trọ mà tôi đã nghỉ qua hồi năm ngoái, giờ này trở thành quán Karaoke khá tấp nập. Tôi lại phải mất thời gian để lùng mò chổ nghỉ qua đêm mới.
Tôi được người chủ khách sạn chỉ tôi tới một quán hủ tíu khá nổi tiếng nằm trên đường Phan Thanh Giản. Tuy là một quán lụp xụp và nhỏ bé núp dưới bóng của một cây bàng, nhưng quán lại rất đông khách. Họ làm cho tôi một tô đặc biệt chỉ với giá 27 ngàn mà ngon tuyệt, phải nói là quá ngon.
Nhưng một tô như thế không thể phục hồi đủ năng lượng mà tôi đã mất mát cho ngày hôm nay, tôi lại phải đạp qua bên khu dân cư Hùng Vương, vì bên ấy có quán Hủ Tíu Sa Tế ngon. Quán này có luôn cả thịt nai, tôi cũng chẳng biết rằng họ mua thịt ấy ở đâu. Tôi cũng tò mò gọi thử, thật tế là không ngon, họ chỉ xào một ít thịt nai, rồi để lên trên tô hủ tíu với ít nước sốt sa tế. Trong tô cũng có thêm nào là giá, khế lát, dưa leo lát, đậu phọng và húng quế.
Tô Bún Gỏi Già, đây là một món mà tôi đã được ăn thử tại Sóc trăng. Nươc lèo để chan lên bún cũng là từ nước hầm xương có nêm thêm vị chua của nước me. Nhưng trong tô bún ở Mỹ Tho, tôi thấy ngoài thịt heo thái mỏng, họ còn có thêm phèo, cuống họng heo va 2 con tôm. Nươc chấm ở đây họ không dùng tương ma lại dùng mấm nêm. Món ăn này không phải là món khoái khẩu của tôi, và theo cảm nhận của tôi, tôi vân thích tô bún tại Sóc Trăng hơn.
Tôi được nghe kể rằng, vì sao tô bún lại có tên ngộ nghĩnh đến thế. Thay vì người ta cuốn mọi thứ lại với bánh tráng như gỏi cuốn, người ta đã cho hết các hỗn hợp trên vào tô và chan nước lèo bằng xương hầm lên, rồi dễ dàng và vào miệng. Bởi sự phát âm của ngươi Nam, họ đọc trại món này thành Bún Gỏi Già và ở Sóc Trăng, họ lại phiên âm là Bún Gỏi Dà.
Ản xong tô bún, rồi tôi ghé lại một quán cà phê yên tĩnh tại công viên bên kia đường để suy nghĩ là mình nên đi đâu? Mãi một lúc, tôi mới quết định là hôm nay tôi phải tìm cho ra được chỗ bán món cơm nấu trong trái dừa, tôi mới hài lòng.
Tôi đạp qua bên cù lao Thái Sơn, nhưng rồi tôi mới biết là chỉ có bên Cồn Phụng, người ta mới có bán món này. Để khỏi phải vất vả tìm kiếm, tôi mua tour chỉ đi Cồn Phụng tại Phòng Điều Hành du Lịch Mỹ Tho.
Hôm nay sao mà tôi hên quá, tôi đươc một cô hướng dẫn viên du lịch xinh đẹp đưa tôi xuống đò để đi thăm quan ông Đạo Dừa bên Cồn Phụng.
Thật tình là cách đây 20 năm, tôi có ghé nơi này, nên tôi chẳng cần biết thêm về một anh chàng lừa đảo này, mà tôi rất hài lòng đã học hỏi được cách làm kẹo dừa và nấu cơm trong trái dừa.
2 cái thúng to nhất VN.
Ông Đạo Dừa cho rằng mình là con rồng đực ở giữa sân vườn.
Cô hướng dẫn viên xinh đẹp đang thuyết giải về lịch sử của Ông Đạo Dừa, nhưng tôi đâu có nghe gì đâu. Chiêm ngưỡng cô ta thú vị hơn.
Đây là cây chuối ngàn quả.
Ngoài ra tôi cũng được dịp ăn thử luôn món, Đuôn Lội Sông, có nghĩa là con đuôn thả vào chén nước mắm, bơi lòng vòng trong đó, sau đó thực khách gắp lấy con đuôn và cho nó vào mồm rồi nhai, nhớ là phải cắn bỏ 2 cái răng cứng trước nhá. Tôi chẳng thấy ngon lành gì cả, một chú đuôn nho nhỏ trị giá là 15 ngàn.
Khoảng 15 phút chờ đợi, là món Cơm nấu trong Trái Dừa và Cá Kèo Kho Tộ với Thịt Ba Chỉ đã nấu xong. Rất tiếc là tôi cố gắng mời mãi, mà cô hướng dẫn viên xinh đẹp vẫn từ chối dùng bữa cơm thật là ngon miệng cùng với tôi.
Dùng xong bữa cơm, tôi không có nhu cầu thăm quan các điểm du lịch khác. Chúng tôi xuống lại đò trở về lại Cù Lao Thái Sơn.
Rất tiếc là phải chào tạm biệt vói người đẹp Tiền Giang.
Tôi hăng hái một lần nữa đạp qua câu Rạch Miễu và vừa lúc trở lại Mỹ Tho thì trời sụp mưa tầm tã. Cũng may cho tôi là tôi vừa kịp trú mưa trong một quán cà phê ven đường. Cơn mưa kéo dài gần 2 tiếng mà vẫn chưa dất, lúc này mưa đã nhỏ lại dần và tôi phải tiếp tục lên đường, vì không thể đợi đến khi mưa tạnh được. Nếu tôi đạp về hướng Gò Công, thì tôi sẽ không đạp kịp tới nơi vào chiều tối nay. Tôi quyết định đạp về Tân An và sáng mai tôi sẽ đạp về Sài Gòn.
Tôi biết là vẫn còn nhiều điểm ẩm thực dân dã mà tôi vẫn chưa biết tới, nhưng chuyến đi đầy thú vị này tôi tạm ngưng vào ngày mai, và Miền Tây, tôi sẽ quay trở lại.
Từ Mỹ Tho tôi đạp theo con đường 828, tuy xa hơn nhưng cũng yên tĩnh hơn. Hôm nay tôi mới biết sử dụng hệ định vị trên máy Iphone mà anh bạn tôi mơi mua cho tôi. Có máy định vị cũng là một lợi điểm lớn cho tôi là tôi biết đươc mình đang ơ đâu. Nhưng lại có một yếu điểm là tôi lại sẽ không cần hỏi đường nữa, và như thế cơ hội trò chuyện với người dân địa phương cũng sẽ giảm đi.
Đến Tân An lúc này trời cũng vừa sập tối và vẫn còn mưa lí tý. Tôi tìm được một nơi nghỉ cho đêm nay cũng không mấy khó khăn, chỉ gặp một vấn đề nho nhỏ, là nhà nghỉ đầu tiên họ không chấp nhận cho chó vào phòng.
Tại một quán cà phê trên đường, thấy ông già này còn phong độ quá, nên xin ông ta làm kiểng một chút.
Tôi không thể tìm được một con lộ nào tiện lợi hơn ngoài QL1 để về lại SG nhanh chóng. Tôi chỉ đạp được một chút, là tôi đã thấy không khí quá bụi bặm, tôi phải tấp vào lề mua một cái khẩu trang. Khổ nổi lúc tôi đạp lên dốc cầu Bến Lức tôi không thể thở nổi. Tôi đành bỏ khẩu trang và hít khói còn hơn là ngộp trở. Cũng vào thỏi điểm này bên phía bên kia đường, có 2 vận động viên người Việt và một ông Tây đang chạy bộ ngược hương vơi tôi. Cùng tháp tùng họ nào là cảnh sát giao thông trên xe mô tô và có thêm cả 2 xe cứu thương nữa. Tôi nghĩ trong đầu, họ cứ chạy bộ tren QL1 như thế này, e rằng họ sẽ mau chết sớm vì phải hít toàn khí độc, không biết họ có thấy thế không?
Tôi chỉ muốn đạp cho lẹ để về lại SG, khi đạp qua khu Gò Đen, tôi cũng chẳng thiết dừng lại để tìm hiểu về loại rượu ở đây làm gì.
Đến quá trưa là tôi trở về SG và chiều nay trời lại đổ mưa.
Trở lại SG ồn ào và bụi bặm.
Tôi kết thúc chuyến đạp xe ngoạn mục của tôi gần 2 tháng trên các ngõ ngách của vùng Miền Tây đầy thú vị.
Tôi đã có thêm nhiều người bạn thân thiện mới và tôi cũng đã học hỏi rất nhiều về ẩm thực dân gian của vùng đất thật là ấn tượng này.
Cám ơn Phuongdiver rất nhiều về những thông tin chuyên về ăn uống mà chỉ có em đã cung cấp cho anh.
Tùng cũng cảm ơn BaoBao và anh Locanhoa thường xuyên gọi điện hỏi thăm.
Cám ơn mọi người về đêm giao lưu tại quán chị Mơ.
Cuộc hành trình tìm hiểu về cuộc sống và ẩm thực dân gian của tôi vẫn còn tiếp tục.
Đối với tôi một kẻ có bệnh ngứa cẳng như tôi, nên lúc nào cũng bày nhiều bữa tiệc khác để trị bệnh ngứa.
Mới về nhà được vài ngày chưa kịp nghỉ xả hơi, thì điện thoại reo lên.
Alô PhươngDiver đây, cuối tuần này anh đi lặn không? Mà phải đi xe gắn máy à nha, trên đường về tụi mình ghé Phan Rang đớp vài món lạ.
Okê, hẹn gặp Phương ngoài Nha Trang vào cuối tuần này.
Tôi phải đợi mãi tới hơn 4 giờ chiều mà trời vẫn chưa lặng gió. Sao hôm nay ông trời lại thổi lắm thế? Nhưng đã hẹn là phải cố gắng tới. Thế là từ Hòa Thắng - Đồi Cát Trắng vào lúc 5 giơ chiều, tôi phóng lên chiếc xe máy và xiết ga tới Nha Trang vào lúc gần 10 giờ tối.
Chuyến đi ngoài dự định này chỉ có mình tôi, con Mau thì đang bận tò te với 2 cô bạn gái của nó ở nhà, nên mấy ngày nay nó không còn thiết đến tôi nữa. Trò phản thầy, thế là thầy cho trò ở nhà, hihi.
Sáng thứ bảy Phương có mặt tại Nha Trang và sau cữ cà phê sáng chúng tôi mới xuống cảng.
Thuyền rời bến và chúng tôi phải mất 45 phút mới tới điểm lặn tại Hòn Mun.
Vẫn phải tươi cười trước ống kính, nhưng lòng tôi vẫn bồn chồn vì đã không lặn trong 7 năm qua.
Nhờ sự kiên nhẫn của Phuongdiver và một anh chàng thầy lặn người Úc. Sau hơn 15 phút hồi phục lại những kỹ năng khi lặn, và lấy lại sự bính tĩnh, tôi mới lặn xuống đấy sâu được. Hihi, nói là sâu nhung chỉ hơn 10 mét mà thôi và lặn khoảng 30 phút.
Tuy là tại điểm lặn cũng êm, nhưng dưới đấy biển hôm nay hơi đục.
Lúc lên lại trên boong thuyền lạnh lắm, mọi người đều tìm chỗ phơi nắng cho ấm, khi chờ thuyền di chuyển đến điểm lặn thứ 2.
Điểm lặn thứ 2, Orca Rock, Phương hướng dẫn tôi xuống độ sâu 17 mét. Lúc này tôi đã lấy lại sự bình tĩnh khi dưới nước và thoải mái chiêm ngưỡng cảnh đẹp của thủy cung.
Tuy là nhà bếp chật hẹp.
Nhưng anh đầu bếp điệu nghệ vẫn dọn ra một bữa ăn thịnh soạn cho khách lặn.
Cá thu tươi rói với sốt cà, bò xào dưa leo và hành tây, gà rút xương chiên mỏng, cải xào, canh khoai tây cà rốt hầm xương heo, tráng miệng là chuối vá dưa hấu, cà phê và trà miễn phí.
Nhờ Phương là khách quen, tôi được hưởng sái với giá mềm lắm.
Thuyền viên phục vụ tận tình, vui vẻ, chu đáo. Tôi quá hài lòng với chuyến đi lặn này.
Gần chiều 2 anh em lại đói, rủ nhau đi ăn bánh xèo đối diện Tháp Bà.
Thôi ăn nươc mắm nha, ăn mấm nêm hôi miệng lắm.
Bánh xèo Miền Trung nhỏ. Khi ăn, bỏ hết cái bánh xèo nóng vào chén nước mắm pha thật là loãng cùng với ít rau sống, thê là và vào mồm, rồi cắn thêm trái ớt hiểm, ôi suýt xoa là cay.
Thông cảm nha các bác, vì mới đi lặn về, nên hình bị chụp ngược, hihi.
2 anh em chúng tôi là khách mở hàng, hôm nay đông khách lắm đó, có bớt giá không người đẹp?
Hihi, chọc ghẹo thôi, quán này má đến trễ là chờ nóng mặt luôn, bị một lần rồi.
Robin Lọc hiếu khách lắm, chiều nay rủ chúng tôi lên sông nhậu.
Chiếc ca nô phóng vun vút về phía đàu dòng. Vừa đi vừa về máy nó chỉ nuốt có hơn 20 lít xăng àh.
Cá Tắc Kè. Đi chơi với dân lặn bắn cá nổi tiếng nhất của Nha Trang là chỉ có cá tươi.
Nhờ anh bếp nướng mọi.
Trong khi chờ đợi món cá, ủng hộ nhà hàng món chả giò tôm.
Và món tép đồng xào giá hẹ.
Ôi cảnh nỏi đây đẹp quá, tiếng ván cây đập lâch câch mõi khi xe chạy ngang qua chiếc cầu gỗ, làm nổi bật lên bàu không khí yên tĩnh nơi đây.
Lâu lâu nóc vào hớp rượu nếp của ông Hai Cô mà tôi sưu tầm được từ Bến Tre, thật là không có gì bằng.
Anh đầu bếp thấy cá tươi ngon, xin đóng thuế hết 1 con.
Tôi nhìn sơ qua 3 chú cá được nướng cháy gần như than mà lòng thấy ứa gan.
Với tài nghệ đờn ca của anh Lộc và anh Thi, làm lòng tôi vui nhộn lại. Tuy nhiên tôi vẫn không thể nuốt được miếng cá khô xuống họng.
Tôi là một fan bánh mì. Trong những nơi mà tôi từng đi qua, tôi không thấy nơi đâu bánh mì lại ngon như bánh mí Nha Trang. Sâng nay tôi phải ghé tới bánh mì Ba Lệ tai Ngã 7, và mua luôn vài ổ.
Chúng tôi ngòi uống cà phê gần nhà thờ. Chương trình hôm nay ra đảo săn bắn cá hủy bỏ vì nước đục quá.
Kế hoạch A bị hỏng, thì anh Robin Lộc liền có kế hoạch B.
Lên lại đầu dòng nhậu tiếp bằng jetski.
Anh Lộc mang theo lần này này một chú cá Gấy tươi.
Cùng với 2 buồng trứng cá thu tươi.
Anh bếp này lại làm tôi ứa gan nữa rồi, hôm qua nướng quá lửa, hôm nay lại chiên quá lửa.
Nếu biết cách làm, mà trứng cá này lăn qua bột xù, rồi đem chiên chín vàng thì ngon biết mấy.
Con cá chưng tương tuy thiếu cà chua ăn ngon lằm. Ít ra không biết nướng hay chiên thì anh bếp quán ăn này còn vớt vát được món hấp.
Chúng tôi chỉ uống ít thôi, vì trưa nay tôi và Phương sẽ chạy về Phan Rang có chuyện.
Phương đã ăn qua quán này rồi, nhưng lâu lắm rồi không còn nhớ chỗ. Chúng tôi phải hỏi đường mới mò tới quán Bánh Hỏi Quá.
Quá giờ rồi, họ đã ngưng khâu làm ra bánh hỏi. Lúc này họ chỉ bán sản phẩm họ tự làm từ trưa nay mà thôi và quán cũng khá đông khách.
Cho một phần 2 người ăn và một chai nước suối Vĩnh Hảo đi bà chủ.
Lần này tôi phải ăn thử mắm nêm. Món này là dùng bánh tráng dẻo, một đặc sản của Chợ Lầu (không cần nhúng nước), xong cuộn tất cả những gì mình thích rồi chấm vào loại nước chấm mình thích, tiếp theo là đưa vào mồm rồi cắn. Gu của người Trung là phải cắn thêm miếng ớt hiểm, ôi suýt xoa ngon quá trời.
3 loại nước chấm: nước mắm pha có đậu phọng, nước mắm pha và mắm nêm.
Sau đó chúng tôi ghé vào khu trung tâm Phan Rang và ăn thêm tô Bún Sứa tại quán Kiều trên đường Le Lợi.
Tô bún ở đây ngon lắm, chất lượng lắm. Nào là xương heo, gió heo, trứng cút, chả cá hấp, chả cá chiên nhà làm và sứa. Nêm thêm một ít mắm tôm, rồi muốn ngon là phải cắn thêm miếng ớt Phan Rang cay xé lưỡi.
Tôi thì xin miễn ớt, vì nếu cắn vào một miếng, là mồ hôi, nước mắt và nước mũi của tôi sẽ toan ra như là đi xông hơi đấy.
No căng bụng rôi Phương ơi, cả 10 bữa nay ngưng đạp xe rồi, tiếp tục ăn như ri chỉ có mà chết sớm.
Thôi chúng mình đi uống cà phê đã.
Cà kê với ly cà phê thơm ngon, chúng tôi tiếp tục phóng xe về lại Hòa Thắng vào lúc 11 giờ tối.
Thanks Phương, một chuyến đi ngoài dự định quá dzui.
Đến Phan Rang nhiều người sẽ biết thêm về món Cơm Gà tại đây. Tôi thấy chẳng hấp dẫn gì hết, chỉ đặc biệt là miếng gà được chặt và họ đưa ra cho tôi cả 1/2 con, ăn được bao nhiêu, tính tiền bấy nhiêu.
Nói chung là thua xa cơm gà Tam Kỳ hay là cơm gà Thượng Hải ở SG nhiều.
Phan Rang cũng là xứ sở của Dê và Cừu, ấy thế mà tôi lại không tìm được quán ăn nào, họ bán loại đặc sản này. Tôi chỉ thấy tại đây lại có nhiều quán Lẩu Bò mà thôi.
Mỗi lần ờ nhà không ngứa cẳng thì tôi dùng thời gian tìm hiểu về ẩm thực.
Tôi mới được một anh ngư dân chỉ dẫn, con cá Hanh có màu xám đen trên tay trái của tôi là con cá Hanh sống ở rạng, nó béo hơn con cá Hanh trắng kia và ăn cũng sẽ ngon hơn.
Gravad Laks, Cá Hồi Tái Chín, một món cá đặc sản của Bắc Âu, mà các nhà hàng Tây sang trọng trên khắp thế giới đều có trong thực đơn.
Tôi sẽ thí nghiệm làm món ấy với những nguyên liệu tươi, mà tôi có được trong tầm tay.
Con cá Gấy tươi rói.
Gia vị gồm có, cứ mỗi kg thịt cá, tôi dùng 100 gram muối, 75 gram đường, và ít hành tím, tỏi, xả, lá chanh, ớt băm nhuyễn.
Chú ý là muối có độ mặn khác nhau đấy nhé.
Trộn đều gia vị lại và thoa đều lên 2 miếng phi lê cá.
Úp 2 miếng phi lê cá vào nhau, cho vào trong hộp, đậy nắp lại cho kín. Để hộp vào tủ mát, cứ mỗi 12 tiếng trở mặt cá một lần.
Sau 48 tiếng là miếng cá chín tái và ăn được. Lấy miếng cá ra khỏi hộp đựng, bỏ nước, để miếng cá cho thật ráo, (có thể dùng khăn giấy thắm miếng cá cho khô). Sau đó phải dùng dao thật bén và lát từng miếng cá thật mỏng, bày lên dĩa. Dân Tây thì họ bỏ da, còn dân Việt mình thì có thể lấy miếng da đem chiên hay nướng. sẽ tốn thêm vài chai bia đấy.
Nước chấm: chanh, đường, bồ tạt, lá chanh băm nhuyễn (công thức gốc là lá thì là). Trộn đều tất cả lại, nêm sao cho hơi chua ngọt, miếng cá thì đã thừa độ mặn.
Ăn chung với xà lách trộn hay là rau sống rất ngon. Có thể ăn kèm với bánh mì.
Ỏ Hòa Thằng thì có đặc sản Dông. Con Dông ở đây to hơn các chủng loại của chúng ở những nơi khác nhiều. Con Dông này nặng hơn 700 gram.
Trước kia ở vùng này chỉ có người nghèo bắt dông về nhà để ăn mà thôi. Họ nấu canh chua, xào lăn, băm nhỏ để đổ bánh xèo, luộc lên xé phay bóp gỏi, nướng mọi ....
Bây giờ ngoài thiên nhiên chúng không còn nhiều nữa và trở thành món ăn khoái khẩu cho đại gia và câc quan lón nhỏ.
Tôi chỉ giúp anh bạn tôi làm món Xúc Xích Dông thôi, chứ tôi chẳng khoái khẩu món này. Con Dông ít thịt lắm.
Tôi thì rất quen thuộc vơi TP. Phan Thiết và nơi đây có vài món ăn rất lạ lùng. Món Bún Bò.
Món này cũng gần như món Bún Bò Cay của Bạc Liêu, chỉ có cái là không ngon bằng. Tôi ăn tại một quán đã có lâu năm và rất đông khách trên đường Trần Hưng Đạo. Bạn tôi cho biết là quán này trước kia có tên gọi là quán Bún Bò Dơ mà bây giờ vẫn còn dơ thiệt.
Tô bún mang ra trước mặt chỉ có loe ngoe vài miếng thịt bày nhày của bò và giá lại mắc nữa chứ. Tôi cũng không hiểu tại sao mà nhiều người lại khoái khấu món này thế.
Thêm một món quái: Mì Quảng
Các bác đừng có lộn với tô Mì Quảng của Quảng Nam nhé. Tô Mì Quảng tại đây nấu chung với gà hay vịt hoặc giò heo.
Ở đây họ dùng bánh phở và nước lèo thì lỏng bỏng, ngoài ra các bác mà không quen khẩu vị của người dân Phan Thiết, thì các bác sẽ tưởng là mình đang ăn tô chè.
Ngày nay với thời buổi kinh tế, ít còn quán Bánh Canh Chả Cá nào họ tự làm chả cá nữa mà chỉ mua ở những nơi khác và không có xương nấu nồi nước lèo, thì họ sẽ dùng bột nêm và đường. Bởi vì thế mà nhiều quán Bánh Canh ở Phan Thiết các bác có ghé vào ăn sẽ cũng tưởng là mình đang ăn tô chè.
Cũng hên là còn quán Bà Lý vẫn còn tự làm chả cá ở nhà, nhưng tại đây bà ta vẫn phải dùng thêm xương heo để làm cho nồi nước súp thêm ngọt theo kiểu tự nhiên.
Tại quán Bà Lý còn có thêm món Chả Cuốn, một món ăn vặt cũng khá phổ biến ở vùng Nam Miền Trung. Trong cuốn Chả Cuốn nào có trứng luộc, thịt nướng, ram chiên (một loại chả giò không nhân), chả hấp và rau sống. Nước chấm là nước mắm ngọt với đậu phọng giã. Cuốn Chả Cuốn to lắm, các bạn chỉ cần ăn 2 cuốn là no cằng hông rồi nhé.
Ở La Gi tôi cứ tưởng là không có món gì đặc biệt đẻ chia sẻ cùng câc bác, ai ngờ tôi cũng tìm được 2 món khá ấn tượng.
Chả Lụi Cô Ba là quán mà tôi thấy đông khách nhất, nên tôi ghé vào thử nghiệm ngay.
Quán ăn này là một cái chòi tạm dựng lên trên một lô đất đang chờ thời, gần khu trung tâm dậy nghề.
Họ mang ra cho tôi môt dĩa bánh tráng, một dĩa rau sống gồm có: xoài, dưa leo, dấp cá, ngò gai và húng cây.
Dĩa thứ ba là dĩa Chả Lụi mới nướng còn nóng hổi
Chén nước mắm là nước mắm pha hơi mặn mặn trong đó có đậu phộng xây. Thành phần của chả lụi là tý tôm và tý thịt, sau đó họ đem cuộn lại với bánh tráng như chả giò,nhưngr lại có hình thù dẹp dẹp. Kế tiếp họ xiên chả vào những chiếc đũa tre, phét lên một ít dầu ăn lên chả rồi êm nướng. Người nướng phải trở chả liên tục đẻ tránh bị cháy.
Khi ăn người ta dùng bánh tráng cuốn chả lụi lại cùng với ít rau sống, kế tiếp là nhúng vào chén nước chấm rồi đưa lên miệng táp. Món này cũng gần tương tự như món nem nướng, nhưng lại ít thịt hơn và giá cũng rát mềm mại.
Nơi đây chỉ bán vào buổi chiều thôi nhé.
Bánh Căn, một món ăn quá quen thuộc cúa thường dân ở khu vực Miền Trung. Tại La Gi, có lẽ cũng là điểm cuối cùng mà câc bác có thể thưởng thức món này trước khi tiến gần về tỉnh Đông Nai.
Tôi đã ăn món này nhiều nơi, nhưng trên đường Thống Nhất, tôi thấy quán bên lề đường này thật là ngon và ấn tượng.
Tôi kêu tô đặc biệt, trong tô nước mắm pha rất loãng (có thể húp được) gồm có: nửa trái trứng, xíu mại, và chả cá hấp nhà làm và ít hành lá. Tôi thầy anh bạn tôi dằm trứng và viên xíu mại, rồi mới gắp cặp bánh căn thả vào tô, gắp thêm ít đồ chua và xoài băm, và vào miệng, cằn thêm miếng ớt, ôi quá đã con cào cào.
Tôi gọi thêm một phần Cá Nục kho bằng nồi áp suất. Xương cá rục hết, tôi ăn tất tần tật, ngon quá.
Tôi thấy ăn món Bánh Căn này là phải đấm tĩnh, phải nữ tính một chút và có tích chất chia sẻ. Vì người đổ bánh chỉ đổ bánh khi có khách, nếu như khách đến đông cùng một lượt, thì mỗi người khách chỉ nhận được một cập bánh và phải chớ rất lâu, mới lại nhận thêm một cặp bánh nữa. Trong khi chờ đợi, các người khách lại bà 8 với nhau.
Nói đúng ra là tôi đã ăn tại đây hôm mới khởi hành chuyến du ngoạn này cách đây 2 tháng. Nhưng lúc ấy vừa mất cái máy chụp hình tại Phan Thiết, nên hôm nay phải ăn thêm một lần nữa và phải kiên nhẫn chờ đợi vui vẻ để chụp lấy tấm hình.
Theo tôi nghĩ thì món này khó trở thành món quà sáng khoái khẩu cúa dân SG lắm, hihi.
Chả Cá Hấp, nếu ăn thêm thì trả tiền thêm. Rất là vệ sinh khi được gói kín trong lá. Sản phẩm nhà làm chất lượng cao.
Trong lúc chuẩn bị cho chuyến đi tới, tôi cứ ngứa cẳng, thế là phải sẹc vòng vòng chúc cuối năm với những người bạn. Khi chạy ngang qua khu cửa Phan Rí theo lối biển, thì đập vào mắt tôi món này ngay ven đường.
Sò Huyết Nướng Sa Tế, thực ra là con sò lông các bác ạ, nhưng người dân ở đây họ lại gọi như thế.
Quá ngon, cho thêm một dĩa Sò Điệp nướng mỡ hành và lon bia nhé.
Tuy là quán lề đường, nhưng thức ăn được bảo quản trong hộp nhựa chu đáo.
Toàn là đồ tươi.
Còn nhiều món ngon khác, vì dạo này hết còn đạp xe đạp, ăn hết nổi rồi.
Hôm mùng một Tết, chia tay với một cao thủ lang bang người Pháp tại Hòa Thắng. Tôi gặp anh ta chỉ tình cờ thôi.
Anh ta đã đạp xe lòng vòng không biết là mấy vòng trái đất trong vòng 18 năm qua, chỉ lâu lâu về nhà 1-2 tháng là lại lên đường tiếp. Anh ta đã đạp qua VN cách đây 14 năm rồi và thấy rất nhiều thây đổi.
Đây là ngôi nhà di động của anh ta.
Tôi thấy anh này thuộc loại ngứa cẳng hạng nặng ah nha.
Mùng 2 Tết tôi lên cơn ngứa cẳng, nhưng trước tiên là phải chia sẻ bữa cơm đầu năm cùng vởi gia đình của anh bạn già, với những món ăn tôi mới thí nghiệm.
Cá Cờ xông khói xả 3 đêm, vì ban ngày ở Hòa Thắng nóng quá, sẽ làm hỏng cá.
Nhờ chuyến đi vừa qua, tôi thu nhập được một số thông tin về món Nem Chua Cá Cơm đồng của vùng Châu Đốc.
Mặc dù vẫn chưa được thử qua, nhưng tôi trước Tết có nhờ anh Robin Lộc mua dùng tôi 11 kg Cá Cờ để tôi thử nghiệm vài món mới đãi anh em nhậu chơi.
Món Nem Chua Cá này tôi làm khá thành công, ngon lắm, tôi làm theo công thức cũng như chả cá, tôi không bỏ mỡ heo, bột ngọt hay bì.
Tôi ủ 4 ngày là nem ăn được. Tôi cũng không bỏ muối diêm, muối diêm có tác dụng vừa là chất bảo quản cũng giúp cho nem hay các sản phẩm thịt có màu đỏ. Muối diêm nếu lạm dụng sẽ hại đến sức khỏe.
Thêm món Xúc Xích Cá, Lạp Xưởng Cá và Cá Phơi Gió Múa Lửa.Tất cả là làm từ 11 kg Cá Cờ.
Dùng xong bữa cơm với gia đình anh bạn, trưa mùng 2 Tết tôi lại lên đường đi Miền Tây. Chuyến đi này là để đón xuân cùng với những người bạn mộc mạc tôi mới quen trong 2 chuyến đi vừa qua và cũng để bổ xung thêm về những món ăn mà tôi vẫn chưa được biết.
Sáng nay anh Locanhoa gọi điện cho tôi biết là anh đang chuẩn bị lên đường đi phía Bắc và sẽ ghé Hòa Thắng thăm tôi.
Không được đâu, vì tôi cũng đang chuẩn bị lên đường về phía Nam và cũng muốn ghé thăm anh. Vậy thôi chúng mình gặp nhau ở Phan Thiết trong vòng 2 tiếng nữa nha.
Chuyến đi này tôi dự định sẽ đi từ 3-4 tuần, tôi đi bằng xe máy và người bạn đồng hành là chú chó con, Meo, con trai của con Mau.
Tôi và anh Locanhoa tại một quán cà phê ở Phan Thiết.
Chia tay với anh Lọc xong, lúc này đã gần 4 giờ chiều, tôi định đi La Gi, nhưng vì tôi trục trặc vài lý do kỹ thuật. Tôi đành phái chạy thẳng vế SG theo QL1.
Khi đi ngang qua ngã ba Dầu Giây được khoảng 1 km, tôi thấy bên phía tay phải tôi có tới khoảng 5 quán ăn, mà quán nào cũng có món đặc sản là Mì Quảng.
Tôi cứ lựa quán nào đông nhất là tôi xông vào. Sau này toi mới biết là mình vào đúng quán, quán ấy có một dẫy toilet nằm ở tầng dưới hầm.
Tôi còn nghe nói là những quán nơi đây họ tự cán bánh tại chỗ. Tôi có xin phép vào bếp coi giai đoạn cán bánh, nhưng họ cho tôi biết là lúc này muộn rồi, họ đã ngưng khâu làm bánh.
Thượng khách có thể chọn gà hay heo. Tôi thấy tô của tôi sao ít mì thế, ấy mà tôi ân cũng căn bụng và ngon tuyệt.
Tôi về tới SG vào lúc 9 giờ tối. Khi chạy ngang qua khu chợ hoa khúc góc đường Hàm Nghi và Tôn Đức Thắng, trên đường đi cứ chật cứng người. Ủa SG vào dịp Têt vắng người lắm mà, thì ra tôi nghe nói năm nay nhiều người không có tiền về quê ăn Tết, thật là buồn cho họ.
Sáng mùng 3 tôi chạy tiếp về Bình Minh, trên đường QL1 tôi ghé lại môt quán bình dân ăn sáng.
Cho trả tiền bà chủ.
Một tô hủ tíu 50 ngàn.
Dã man à nha.
Cậu không ủng hộ quán tôi, quán khác người ta cũng lấy như dzậy àh.
Vậy tôi lỡ ủng hộ bà lần cuối đó nha. Ah bà có báo tăng giá lên bên sở thuế chưa?
Ghé quán khác uống ly cà phê.
Được lòng trước mất lòng sau, oh quên, hay là được lòng sau mất lòng trước, cho tôi hỏi ly cà phê là bao nhiêu, bà chủ?
10 ngàn
OK, cho tôi xin môt ly nha.
Rồi qua trưa tôi lại dừng lại một quán cà phê khi chạy qua khu ngã ba Tham Lương, giá ly cà phê và cái khăn 20 ngàn. Măt tôi chai rồi không dùng khăn, ly cà phê 10 ngàn nha.
Bà chủ quán không chịu, thế là vọt.
Cảnh buôn bán và xả rác ngay giữa cầu Mỹ Thuận. Đúng là người VN mình làm kinh tế giỏi thật, bất cứ chỗ nào có người qua lại, là buôn bán được.
Từ Tân An cho tới gần Vĩnh Long, nơi đâu cũng có món Cháo Cá Lóc Rau Đắng.
Quán này họ quảng cáo là Cá Lóc Đồng, nên cảnh giác với những lời quảng cáo như thế nhá, cá lóc đồng hiếm hoi lắm.
Tôi ghé thăm một người bạn tại Bình Minh, gần bến đò đi qua Cần Thơ.
Chúng tôi thấy một anh nông dân mới thả lưới về. Bạn tôi thấy câ tươi quá, mua ủng hộ liền.
Mấy ngày nay là Tết à nha, tao không vào bếp đâu.
Không thích làm bếp, chúng tôi ra ngoài ăn món Sườn Bò Nướng. Trưa nay tôi thấy nhiều quán tại Bình Minh bán món này nên tôi phải ăn thử.
Sườn chặt khúc ướp chao rồi tự nướng tại bàn. Ăn kèm với rau sống và chấm với ớt chao. Thật là không ngon và dai nhách. Ai mà ăn mặc lộng lãy thì chớ ăn món này nhé, hỏng hết bộ đồ đấy.
Một món không đủ, anh bạn tôi gọi thêm nửa con vịt ướp chao nướng. Món này còn khủng hoảng nữa, mỡ vịt xì ra, khói bốc mịt mù. Vài miếng trở tây không kịp là cháy thành than. Cũng không ngon luôn.
Ngày mùng 4 Tết là qua cù lao Linh nhậu cả ngày.
Nhậu đến xỉn mới về.
6 Dởm dzui tính lắm.
Đồ đệ mới của tôi.
Hôm nay tôi sẽ lên đường đi đến Chàm Pha, gần bến phà An Hòa. Như vậy là tôi chạy theo QL 54 đến Vàm Cống, tiếp theo đi phà qua bên kia con kênh, rôi chạy theo Hương Lộ 01.
Trên đường, tôi ghé ăn tô Bánh Lọt, cũng tương tự nhu tô bánh canh thôi, chỉ khác biệt là sợi lọt không dài. Món ăn này cũng khá bình dân và rất là món ăn vặt quen thuộc của người Miền Tây.
Mới đến nhà là Nãng đã lôi tôi ra bờ ao giăng lưới bắt cá Lau Kính.
Sơn thì hăng hái hái rau lang.
Lưới hôm nay dính nhiều cá lắm.
Thế là có ngay môt nồi cá Lâu Kiếng Nấu Xả.
Bắp nhà trồng, đem nướng.
Nướng thêm mớ Lạp Xưởng và Xúc Xích Cá, tôi mang theo. Dzô, cạn ly nha, chúc mọi người năm mới.
Trong chuyến đi này tôi đã ghé Long Xuyên lần này là lần thứ 4, đã nghe nói nhiều về Lẩu Trâu Kiều Thu, chiều nay tôi mới rủ được anh em qua đó ăn thử cho biết. Hôm nay mùng 6 Tết mà quán vẫn còn đóng cửa. Sơn là dân thổ địa, đến lúc này anh ta mơi dám tiết lộ cho tôi biết là chủ quán thật, hình như đã bỏ xứ đi rồi, giờ thì có những người khác vô tài thừa kế thương hiệu. Vì thế mà bây giờ chồ ấy không còn ngon như xưa nữa. Rồi anh ta hướng dẫn đoàn chúng tôi đến môt khu bờ kè, nằm dưới chân cầu quay. Nơi đây tập trung nhiều quán, chuyên về Lấu Bò và Lấu Trâu.
Quán chúng tôi ghé vào đông khách lắm, mà tôi nhìn quanh thấy quán nào cũng đông khách hết. Cái lẩu nhanh chóng được mang ra, tôi thấy không có ấn tượng cho tôi lắm, lẩu thì ít nước, dĩa rau và dĩa thịt trông không bắt mắt chút nào. Ăn thử thì tôi thấy nước lẩu là mặn.
Tôi góp ý mọi người ăn thử cà pháo muối chua, dai nhách, mọi người chưa kịp nuốt đã phải phun ra. Gừng muối chua lại để luôn miếng lớn.
Nói chung là quá dở, chỉ được cái là bà chủ và nhân viên phục vụ tận tình, chu đáo và nhanh nhẹ. Giá cả thì mềm dã man luôn.
Ngồi bờ kè ăn uống tại một khu tập trung nhiều quán có một yếu điểm. Màn nhĩ của các bác sẽ bị tra tấn 24 trên 24 bởi những giọng ca ấn tượng, mà Thúy Nga Paris chưa biết tới.
Trưa nay Nãng mời tôi cùng tham gia bữa tiệc đầy tháng của một đứa bé trong gia đình.
Việc bếp núc là do phụ nữ đảm trách, họ đã loay hoay từ sáng sớm.
Các món ăn đã chuẩn bị xong.
Tôi chỉ thích nhất là món Vit Xiêm Nấu Cà Ri. Vịt Xiêm ăn ngon hơn vịt trắng nhiều. Ở miệt quê, thường người ta chỉ nuôi vài con vịt xiêm ở vườn, là chỉ dùng khi có tiệc tùng.
Trong khi chờ đợi các thượng khách đến, chỉ có tôi trong bàn là siêng năng đuổi những vị khách không mời mà tới, Ruồi, nhiều lắm, vì phía sau nhà là chuồng heo. Lâu lâu một làn gió thổi ngang qua là nín thở. Cứ dự tiệc đều đều như thế này, chắc đi lặn với Phuongdiver không cần bình hơi luôn.
Tại nhà tổ chức tiêc, lần đầu tiên tôi mới thấy cây Sầu Đâu. Cây này ít lá vì bị hái bán hết rồi.
Tôi thấy cây này cũng giống như cây Xoan mà tại nhà anh bạn tôi ở Hòa Thắng có nhiều lắm.
Gõi Sâu Đâu là môt đặc sản của vùng đất An Giang. Trong gỏi gồm có: lá sầu đâu non, vào mùa xuân có bông càng ngon, thịt ba chỉ, cá khô, dưa leo, xoài....
Bông Sầu Đâu.
Loại nhà này là đặc trưng của vùng nước lũ. Nhưng bây giờ nơi đây đã có bờ đê bao bọc xung quanh. Mùa nước lũ không còn nữa.
Chiều nay khi đã tỉnh rượu, tôi đi phà qua bên Long Xuyên ăn tô Bún Cá.
Bún Cá Long Xuyên đặc biệt là không hề có mắm, nhưng ngược lại thực khách tùy ý có thể đập thêm một hột vịt lộn vào tô bún. Trong tô bún vừa có thịt cá lóc, rau nhút, rau muống, bắp chuối, rau răm và rau húng cây. Ngoài ra còn có thêm nuoc mắm me và muối ớt để khách chấm thêm.
Sáng nay Nãng một hai mời tôi ở lại dùng bữa cơm cho chắc bụng rồi hãy đi. Tôi cứ tưởng anh ta mời tôi qua ăn cơm sáng. Ai ngờ tôi phải ngồi đợi anh ta cho đến gần 10 giở trưa anh ta mới xịt thuốc từ đồng về. Tôi bực mình quá và giải thích cho anh ta biết là tôi còn một đoạn đường dài hôm nay. Tôi không thế ngồi đợi bữa cơm mãi vì sẽ trễ việc của tôi.
Ai ngờ lúc này vợ anh ta mới bắt đầu nấu. Lỡ rồi thay vì tôi tưởng bũa sáng, giờ tôi lại phải ngồi đợi ăn bữa cơm trưa.
Bữa cơm trưa nào có, gõi Sầu Đâu, Cach Ổ Qua Cá Thác Lác và canh chua cá lóc.
Phài hơn 11 giờ trưa tôi mới lên đường.
Vì tôi không muốn đi theo những trục lộ chính, nên tôi chạy mọt đọan theo QL91 về hướng Cần Thơ, sau đó tôi rẽ phải đi theo QL80 về hướng Rạch Gía. Đến khi tôi rẽ trái đi về hướng Cờ Đỏ, lúc đó đường mới vắng xe và tôi mới cảm thấy thoải mái.
Chạy vòng vo và hỏi thăm vài lần, tôi cũng đến Vi Thanh.
Tại Chợ 2 Bà Trưng, tôi có dịp ăn tô Bún Mắm Cá Lóc. Tô bún ở đây không cầu kỳ, nhưng được cái là cá lóc đồng, nên thịt rát dai. Tôi thấy ở đây thực khách có thể nêm thêm xả xào.
Khi ăn xong, tôi lại chạy tiép ngang qua tt. Long Mỹ và tt. Ngã Năm đẻ ra đến Phú Lộc trên QL1.
Chạy theo đường làng đôi lúc cũng gặp đoạn ngắn như thế này.
Đến gần chiều tôi mới tới Bạc Liêu.
Gia đinìh anh Tráng ai nấy cũng rất vui vẻ khi gặp lại tôi.
Đám chó mới đẻ của anh bạn tôi. Con Meo nhỏ con quá, không dám chen vào dành cơm với chúng.
Sáng nay tôi và chị Tráng đi chợ.
Cá Hú, giờ đây cũng được nui trên bè.
Tép đất tươi quá, mua ít về chi chỉ cho em cách làm mắm chua.
Có tép bạc, mua luôn, em có nhiều bạn bè lắm. Em sẽ tặng họ những sản phẩm em mới học hỏi được.
Mua con mắm cá lóc ngoài chợ về đem chiên ăn trưa, nó thuộc loại hàng cỗ, nó ăn mặn chát như muối và còn bị chảy nước nữa.
Xong bữa cơm trưa là giờ học làm Mắm Tép Chua.
Tép đem lặt đầu.
Rửa sạch và để ráo nước.
Tráng qua bằng rượu mạnh và để cho ráo.
Trộn đều tép với tỏi bào mỏng, gừng xắt chỉ hay bào mỏng tùy ý, và ớt xăt khoanh hay xắt sợi (nhớ bỏ hột).
Cho tép vào keo, chỉ khoảng 3/4 keo thôi nhé. Keo thủy tinh là tốt nhất.
Đổ ngập nước mấm lên tép. Nước mắm nấu thao tỷ lệ: 1 lít nước mắm nấu chung với 300 gram đường cho tan, rồi để nguội. (Tôi thấy là hơi mặn, các bác có thể thử tăng lượng đường lên 350 gram, hay là thêm ít nước lã cho lạt bớt). Dùng nước mắm ngon thì sản phẩm mới ngon. Theo như kinh nghiêm mới trang trải cúa tôi, nước mắm ngon là phải ra tận Phú Quốc mới có. Còn không phải có người nhà gửi vào đất liền.
Đậy keo tép lại cho kín và mang phơi nắng từ 2-3 hôm. Sau đó để tiếp ở nơi mát, thêm 10 ngày là ăn được.
Lọ mắm đủ chua rồi bảo quản trong tủ mát để dành được vài tháng.
Ăn chung với rau sống và thịt ba rọi luộc hết sẩy luôn.
Con cá hú tôi mua sáng nay, giờ chị Tráng đã biến nó thành món Lẩu Cá Hú Nấu Chanh.
Thêm vào đó, tôi cũng mua thêm lọ Mắm Tiêu Xương Cá Sặc, đây là một đặc sản của vùng Bạc Liêu. Khi làm mắm, người ta có bỏ thêm men làm rượu, vì thế mà xương của cá tiêu rục luôn, ngoài ra loại mắm này còn có tên gọi, Mắm Chua Rủ Xương.
Mắm này ăn chung với bún, rau sống và thịt heo luộc. Mở hủ mắm ra tôi thấy thơm phức, ăn ngon lắm.
Chiều tối nay tôi , anh Tráng và 2 người bạn của anh ta đã có mọt bữa nhậu linh đình. Lẩu chua của chị Tráng cũng ngon lằm.
Rồi tôi phải chia tay với gia đình anh Tráng. Tôi còn phải tiếp tục đi thăm xuân những người bạn mộc mạc khác. Tôi hẹn dịp khác sẽ ghé ngang và học hỏi thêm tài nấu nướng của chị Tráng.
Tôi chạy dọc theo con đường Nam Sông Hậu. Khi tới tx. Vĩnh Châu, tôi mới dừng lại ăn sáng. Lạ nhỉ hôm nay là ngày gì mà họ chỉ bán món chay?
Không sao cả, đôi khi tôi cũng cần phải tậm tinh.
Bún Cà Ri Chay
Ông chủ quán chạy ngang chạy dọc để lấy tô về. Công nhận ớ Miền Tây họ phục vụ tận tình thật.
Chùa của người Hoa quá đẹp, chắc nơi đây có nhiều người Hoa ở.
Cũng nhiều chùa Miên lắm.
Đặc sản nơi đây là hánh tím.
Tiện thể mua 2 bó để làm quà.
Nơi đâu cũng hành.
Đường Nam Sông Hậu vắng lắm.
Xa xa là biển.
Qua bên này sông là người ta không còn trồng hành nừa, mà họ nuôi cá, nuôi tôm.
Nơi thu mua cua giống, mà ngư dân mới đánh bắt.
Con cua cỡ này có giá 2 ngàn. Người ta mua chúng về để thả đìa.
Đến tt. Trần Đề, tôi phải đi phà qua Sông Hậu. Trước tiên là phải đi phà Rạch Tráng qua Cù Lao Dung. Phục vụ ở đây tốt lắm, có người dắt xe xuống phà, lý do là tự lái nguy hiểm lắm.
Nơi đây cứ đầu giờ là phà rời bến.
Bác lái đò.
Cuộc hành trình trên phà mất hơn 45 phút. Khu này thuộc về phía nam của Cù Lao Dung. Tôi chạy vòng vo ngang qua cánh đồng mía cao vút, tôi mới ra đến con lộ chính của cù lao.
Uống nước mía ở đây rẻ lắm, có 3 ngàn 1 ly à.
Tôi chạy tiếp tới xã An Thạnh, có một lối cho tôi rẽ trái xuống bến phà Định An.
Phà này cũng xuất bến vào lúc đầu giờ.
Chùa Cỏ La.
Thấy ngôi chùa thanh tịnh, tôi dừng lại uống nước. Lúc này tôi đang chạy theo QL53 hướng TT. Trà Cú.
Cây mít trong chùa nhiều trái ghê.
Đến Trà Cú, tôi phát hiện có ít nhất là 4 quán, vào lúc gần chiều này họ chỉ bán Nem Nướng. Thế là tôi phải dừng lại ăn cho biết.
Thường thì món này người ta phải dùng bánh tráng để cuốn nem nướng chung với bún và rau sống, rồi mới chấm nước chấm. Tôi thì lại không thích cuốn, vì 2 bàn tay của tôi lúc nào cũng ôm chó, nên không được sạch cho lắm. tôi gọi một tô bún cho dễ.
Nước chấm ở đây khác với những nơi khác, họ dùng tương xay. Toi chỉ thấy thiếu đậu phọng, họ xin tôi là thông cảm, họ bận quá, rang đậu không kịp.
Họ cho tôi biết đây là món ăn quen thuộc của vùng này và thêm món Bún Nước Lèo nữa.
Tiếp theo tôi chạy ra đến QL54 để đi về hướng Tiẻu Cần. Đọan đường này tôi thấy rất ít xe và hình như mới được làm, còn láng lắm, chạy xe mà không bị nhảy tưng tưng, quá đã.
Trên đường tôi thấy một bà hơi đứng tuổi đang bán bánh ngay trên cầu và cũng nhiều người ghé mua lắm. Tôi ghé lại mua mọt bịch bánh lá, bánh lọt, bánh chuối, bánh ….
Bánh nào cũng ăn chung với nước dừa hết.
Lúc chạy ngang qua Tiều Cần, thấy quán Bún Nước Lèo bên đường đông khách, ghé lại liền.
Đúng theo gu của trà Vinh, Chả Giò ở đây được làm với nhân là củ mì. Tổn phí hết tần tật là 22 ngàn.
Bữa ăn trưa tại nhà anh Hai, nhờ có thùng ướp đá mang theo, mà gói thịt cá sông khói của tôi ăn vẫn còn ngon.
Đến chiều, chúng tôi đi lên Trà Vinh chơi, tiện thể chúng tôi ghé quán Bún Suông. Tuy anh Hai và Anh Năm là dân thổ địa, nhưng họ chưa bao giờ biết tới món này.
Ông chủ quán cho chúng tôi biết là ông đã bán món này lâu lắm rồi.
Suông là cọng màu vàng và dài như cọng bánh canh, có những nơi khác họ lại làm suông to như là ngón tay út. Suông cũng là một hình thức chả tôm. Nhưng tôi nghĩ làm đúng theo chả tôm thì giá thành mắc quá, cho nên tôi thấy cọng suông ở đây thành phần chính chủ yếu là bột. Làm suông mất rât nhiều thời gian, nên ông chủ quán cho tôi biết là họ chỉ bán vào buổi chiều mà thôi.
Dĩa rau sống ăn kèm với bún không mấy hấp dẫn, chỉ có giá, bắp cải bào và hành ngò. Chén nước chấm cũng đơn giản, chỉ có tương xây và ớt xay.
Tôi lại phải quay trở lại Bình Minh để thâm gia một buổi lễ đám giỗ của gia đình anh bạn. Lúc tôi tới là 11 giỡ trưa mà đã có vài quan khách lăn đùng trên nền nhà. Họ đã nhập bàn từ hồi 8 giờ sáng rồi.
Tôi cũng phải trải qua nghi lễ tự phạt và ngồi một ít lâu sau, tôi phải tìm đường vọt. Tôi lại tiếp tục chạy tới Sa Đéc.
Sau khi dùng xong bữa sáng tại Sa Đéc, dĩ nhiên là món hủ tíu, tôi sẽ đi Mỹ Hòa để tìm hiếu vê cách làm rượu từ sen của khu vực này. Trước tiên là tôi phải qua phà Miễu Trắng rồi tiếp theo là hỏi thăm đường đi tắt đến Mỹ An. Hầu như đoàn đuờng này mới đụoc làm, nên tôi không thế thấy trên google maps.
Khu vực chuyên nuôi cá Basa.
Tôi chạy tới Mỹ Hòa lúc 1 giờ trưa. Tôi ghé một quán bún gần chợ ăn tạm tô bún riêu và đồng thời hỏi thăm những lò rượu làm ra sản phẩm rượu sen.
Ngờ đâu chỉ có một công ty họ làm lọai rượu này mới trong vòng 2 năm nay thôi. Thật là thất vọng, tôi biết mọt người vô danh như tôi, không thể nào xin vào công ty để hỏi thăm cách thức họ làm rượu được.
Thế là tôi tiếp tục chạy về hướng Tam Nông, đọan đường này rất là hoang vắng, nếu xui mà xì lốp, thì dẫn bộ xịt khói luôn.
Họ mới thu hoạch xong vụ đầu mùa. Tôi mới biết thêm vào thời buổi này, ít có người nông dân nào dùng phân chuồng nữa, mà bây giờ họ dùng toàn là phân U Rê không à, vì đỡ tốn công và chi phí ít. Trong khi đó thì các nhà chăn nuôi lén lút thả phân trực tiếp ra sông.
Rồi đoạn đường từ Tam Nông cho tới Hồng Ngự, dân cư ở tấp nập hai bên đường.
Hội này sao nghèo thế?
Tôi chạy ngang qua một xã nhỏ ven đường, họ chuyên nghề phơi Cá Lóc Tẩm. Tôi nghe nói là cá lóc được mua từ Long An mang về đây chế biến.
Tôi đến Hồng Ngự vào lúc xế chiều, và tôi liền tranh thủ lùng xục các ngỏ ngách như một chú Tý để tìm cho ra một món gì đó mới lạ.
Món nướng bình thường quá, chỗ nào cũng có, phải cố nhịn đói, để tìm tiếp.
Khu vực chợ không có gì đăc biệt cả.
Ah, đây rồi, nhưng mình đâu có quen ai ở đây mà mua về làm nhỉ?
Tìm mãi cho tới tối, tôi cũng tìm được món Lẩu Cua Đồng. Món này tôi đã không ăn khi ở Sa Đéc, nên lúc này đói lắm rồi, phải thử thôi.
Cái lẩu ở đây ngon tuyệt vời, miếng riêu cua không biết họ làm thế nào mà trông tròn vo thật đập mắt, ăn vào thì rất mềm mại, tôi có cảm giác như miếng riêu tan trong miệng.
Dĩa thịt thì hơi nghèo nàn, chỉ có mực và ít thịt heo cùng cuống họng heo.
Trong dĩa rau có thêm 3 loại rau rừng, coi như là một loại thuốc, mà họ hái từ phía bên kia cồn: đọt nhãn,
lá the và lá diệu.
Cô chủ quán rất vui vẻ. Quán năm ngay bãi đất trống đang chờ thời tại khu phố mới. Cái lẩu 100 ngàn cộng thêm gói mì gói 5 ngàn, no căng bụng luôn.
Trước khi chào từ giã Hồng Ngự, tôi phải chạy ra khu chợ cũ để tìm cho được nơi bán Bún Cá mà cô Haianh có tiết lộ trong mục ẩm thực.
Mà tôi lại gặp xui rồi, không biết vì lý do gì mà sáng nay cô chủ quán lại không bán.
Đành phải tìm tạm món gì đó lót bụng.
Tôi đi phà qua Tân Châu.
TL 954 đông người qua lại quá.
Tôi thích chạy theo những con đường tiểu lộ, tôi chạy theo hướng Phú Long.
Đi theo đường tiểu lộ vừa mát, vắng và cảnh đồng quê đẹp lắm.
Đến chiều tôi chạy về tới Long Xuyên, trời mới tạnh mưa. Sơn dẫn tôi ghé ăn một quán Bún Cá ven đường Đậng Dung.
Tô bún cá hôm nay đúng là ngon hơn tô bún mà tôi ăn hôm truớc. Lần đầu tiên tôi thưởng thức một tô bún cá lại có thêm cả đậu đũa sống, ngoài ra trông tô còn có thêm nào là đậu phọng rang, bắp chuối, hẹ, gía, rau muống chẻ, rau răm, húng thơm và huyết.
Khi ăn khách có thể dùng thêm muối ớt và nước mắm me.
Bún Cá Long Xuyên không hề có mắm.
Thêm 2 ly nước sâm.
Chiều tôi chạy ra khu phố chợ đêm ven sông. Thấy vài quán cá lóc nướng trông hấp dẫn quá mà ăn không được.
Vì vọ chồng Sơn đã mời tôi về nhà họ dùng bữa cơm thần túy VN.
Tôi mới ra khỏi khách sạn và chuẩn bị đi về Tri Tôn, thì anh bạn của tôi bên Bình Minh gọi về bên ấy có chuyện.
Tôi quay đầu xe và chạy xuống bến phà Vàm Cống.
Xôi Lá Cẩm, chủ yếu chỉ vì màu tím mà thôi, ngoài ra không có hương vị gì cả.
Không biết cậu bé này đang nghĩ gì.
Vào mùa xuân, bến phà Vàm Cống đông xe lắm, xe hành hương đi cúng Chùa Bà Châu Đốc nối đuôi nhau chờ xuống phà dài cả cây số.
Nem Lai Vung, một đặc sản của vùng này.
Tôi chạy theo QL54.
Mấy bữa trước vào dịp Tết, đi ngang đường này tôi đâu có thấy làng làm chiếu này.
Bà cụ ngồi gần năm nay đã 75 tuổi, còn cụ kia là 72 tuổi. 2 cụ làm nghề thủ công này tù hồi còn con gái. Mỗi ngày 2 cụ dệt được 3 cập chiếu và chỉ kiếm được mỗi người 18 ngàn mà thôi. Thật không ngờ.
Kế tiếp là tôi thấy một cơ sở nhỏ làm Cốm.
Đây là cái lò rang Cốm.
Tưởng gì, lại ăn nhậu.
Tôi không dám nhậu nhiều. Tôi tìm cách trốn, và đi phà qua bên Cái Khế, thuộc Cần Thơ.
Rồi chạy theo TL923 về Vị Thanh.
Sáng tôi đi dạo 1 vòng chợ tại Vị Thanh.
Chè Bà Ba.
Bánh Lọt.
Lâu lắm rồi mới phát hiện một món lạ.
Bánh Cam Mặn.
Tôi chạy theo TL933 đến Giồng Riêng.
Rồi chạy tiếp đến QL80. Đường vắng, đẹp nhưng ít có quán nước.
QL80 thì đông xe qua lại và bụi bặm.
Chạy theo QL80 khoảng 10 km, đến tt. Tân Hiệp tôi rẽ trái đi theo một con đường làng dọc theo bờ kênh, để đi về An Giang.
Đường đi Óc Eo.
Tại tt. Óc Eo.
Bong bóng cá Ba Sa, người dân ở đây họ chỉ làm gia công thôi, chứ không biết bong bóng dùng đế làm gì.
Đường đến Tri Tôn bụi bặm lắm, tôi nghe bà bán quán nước cho biết năm nào bên cầu đường cũng sữa chữa, nhưng lúc nào đường cũng thế.
Tôi phải chạy đến Núi Cấm.
Để ăn cái bánh xèo mà lần trước tôi bỏ lỡ cơ hội.Thâtj không ngon như lời đồn.
Chỉ được cái là có nhiều loại rau rừng.Mùa này là mùa khô, nen không có nhiều loai rau rừng. Người ta tinh rằng, ăn rau rừng chúng ta sẽ trị được một số loại bệnh.
Tối nay tại Tri Tôn, tôi không thể tìm được món Ốc Húp Trứng. Tôi nghe nói làm món này, họ phải để Ốc Bưu đói vài ngày, sau đó bỏ chúng vào dĩa trứng, chúng sẽ húp sạch trứng.
Tiệp theo người ta mới lấy ốc đó đem chế biến món ăn.
Sáng hôm sau tại Tri Tôn, tôi lại có dịp thừ lại món Cháo Bò Tri Tôn. Tôi tím tới quán lụp sụp ngon nhất tại đây, nằm bên hông Nhà Văn Hóa, chỉ bán vào buổi sáng sớm thôi nhé và rất đông khách, , nên cần kiên nhẫn.
Tô cháo rất chất lượng, nào có ốc, huyết, tim, gan, phèo, phổi, thịt nạc bò....Chấm chung với nước mắm gừng ớt. Mùa này không trái trúc mắc thì họ dùng chanh.
Tôi thấy có những bác ăn khỏe, họ ăn chung luôn với bún và cả giò cháo quẩy nữa.
Vừa ăn mà tôi nghĩ tới bài viết về Trái Trúc với món Cháo Bò Tri Tôn của mấy bác nhà báo, mà tôi thấy rắm thối.
Tôi chạy theo N2 để ra Kiên Lương.
Gần tt. Kiên Lương trên QL80 có một nơi 2 ven đường tôi thấy vài hàng bán Đọt Choại và rau Kim Thách.
Tôi thấy là rau Kim Thách ở Chợ Châu Đốc hay tại Núi Cấm, mà tôi mới hôm qua, không giống như rau Kim Thách tại đây.
Mua thử mỗi loại 1 kg, loại nào cũng vói giá 20 ngàn 1 kg.
Gần công ty xi măng Hà Tiên rồi, bụi mịt mù, mà sao người ta lại cứ bám nơi đây sống nhỉ.
Tôi nghe nói trước đây nơi đây hoang vắng. Thấy nhân công làm việc tại công ty nhiều, thế là ai nấy cũng bám về nơi đây sinh sống chung với bụi bặm.
Gần tới Hà Tiên rồi.
Thấy nhiều người khen món Bún Cá Hà Tiên quá, phải tranh thủ ghé ăn thử.
Tô bún tại đây không có dùng mắm. Tôi thấy cũng giống như tô Bún tại Long Xuyên lắm, nhưng không thể so sánh bằng.
Tranh thủ uống ly nước sâm.
Chạy qua bến tàu cao tốc đi Phú Quốc, hết chuyến. Quát, mình qua kịp giờ mà. Thì ra sáng nay 10 giờ, có phái đoàn du khách họ bao nguyên chuyến rồi.
Có vài bác khách Tây cứ ngẩn ngơ, cứ chỉ vào cuốn sách du lịch của họ và cho rằng 1 giờ 30 sẽ có chuyến.
Tôi dùng ít thời gian giải thích mà chúng lại không tin. Tôi phải chạy qua bên kia sông tìm nhà trọ nghỉ trưa thôi.
Chiều trên đường chạy hóng mát ra Mũi Nai. Thấy một món lạ ven đường, Bóc Lò Hôn. Thì ra đây là món Gỏi Ba Khía của Thái Lan.
Trong thành phần gỏi gồm có, đu đủ, cà chua, dưa leo, đậu phọng rang, dấp cá, húng cây, rau muống, tôm khô, ớt, mắm ba khía, bắp cải, mắm ruốc xào đường và rất nhiều bột ngọt.
Cũng hên là tôi theo giõi gian đoạn trộn gỏi, nên ít ớt thôi nhá và miễn bột ngọt.
Không bột ngọt sao ngon anh?
Ăn thế là ngon rùi.
Đường ra Mũi Nai vắng thật.
Tôi hỏi ra thấy giá cá đối ở đây hơi bị mắc à nha.
Vùng du khách mà.
Tôi không ghé vào khu du lịch Mũi Nai vì phải tốn 5 ngàn. Chạy lòng vòng ngắm cảnh vui hơn. Ngay trên đồi của Mũi Nai có một ngôi chùa Miên.
Chiếc xe này có thể tải hàng đến 800 kg. Xe Miên, không bảng số, chuyên chở cua nhỏ từ bên Campuchia qua VN.
Cua này được lựa chọn, rồi sau đó chuyển về Long An. Tại đây họ nuôi như thế nào thì tôi không biết, khoảng 1 tuần sau sè trở thành cua lột. Cung cấp cho các nhà hàng trong SG.
Tại Hà Tiên có món Cháo Sò, Cháo Chả.
Cháo Sò ăn kèm với rau đắng, giá, chanh, ớt, nước mắm và gừng thái chỉ. Cô bán cháo chỉ tôi biết là trước khi nấu cháo, nên rang gạo sơ qua cho thơm. Nấu cháo phải có nước hầm xương heo mới ngon. Còn sò là Sò Huyết đem cậy ra sẵn, ướp gia vị để lạnh. Khi ăn chỉ cần múc cháo nóng đổ lên trên sò là xong.
Cháo Chả, có nghĩa là cháo với chả cá.
Ăn tô cháo vẫn không đủ đô, phải ăn thêm ổ Bánh Mì Thịt Bò Nướng mới ổn.
Xơi thêm miếng chè kiểu Lào. Nước cốt dừa khoáy chung với trứng, rồi đem hấp trong trái bí đỏ.
Đi lùng món quà sáng tại Hà Tiên.
Bánh Khoai Mỡ Chiên, cũng gần giống cái bánh mà hôm tôi ăn trưa trên đường đến Châu Đốc, nhưng không ngon bằng. Bánh ở đây phần nhân chỉ có một cái trứng cút.
Ah, Xôi Hà Tiên đây rồi.
Khách hàng khi ăn xôi, họ có thể chọn gói xôi nhỏ ăn chung với dừa nạo sên với đường và nước dừa, hay tôm khô và nước dừa, hay là đậu xanh xào khô cũng với nước dừa.
Mỗi gói 3 ngàn đồng.
Nhiều loại bánh quá, có ăn rồi mà cũng quên mất tên các loại bánh.
Tôi tìm tới quán Bún Kèn mà sao họ lại hết sớm quá. Thôi ăn đỡ tô Bún Gà Cà Ri vậy. Thật không ngon bằng Bánh Tầm Cà Ri Gà của Cà Mau.
Ăn sáng xong, vừa về lại nhà nghỉ, thì cô bán vé gọi điện thoại hối tôi qua bến tàu đi chuyến sáng nay.
Chờ cái đã, để tui mặc quần áo vào rồi mới đi được chứ. Tôi là người khách cuối cùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét