Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Săn lùng ẩm thực dân gian 6


Khi tôi chạy tới Đạ Rsal thì trời kéo mây mù mịt, hên quá tôi vừa tấp vào một quán nước là cơn mua ụp tới. Cơn mưa cũng khá lớn và kéo dài gần cả tiếng. Sau đó cơn mưa nhỏ đần và tôi tiếp tục cuộc hành trình. 


Khúc đường gần Lâm Hà tôi thấy hơi tệ, có nhiều hố gà lắm. 
Tôi quyết định không ghé Đà Lạt mà sẽ ghé tt. Liên Nghĩa. Ngày mai tôi sè chạy tiếp đến Liên Hương cho gần.


Bánh tráng nướng, có nguồn xuất xứ từ Phan Rang chỉ trong vòng chục năm nay mà giờ đây đã trở thành một món ăn vặt rất thịnh, thậm chí ngay cả Liên Nghĩa cũng có nhiều nơi bán món này. Thành phần khách mà ưa chuộng món ăn nàgioiwsioiws teens.


Trong bánh tráng gồm có hành phi, hành lá, tương ớt và trứng. Ngoài ra khách cũng có thể tự lựa chọn nào là, xúc xích, lạp xưởng, tôm khô vụn….


Tôi thấy có những nơi khác họ còn trét lên ít mắm tôm và cho luôn một ít đồ chua kẹp trong bánh.


Bánh Xôi Chiên, cũng từ Phan Rang Xôi được chẻ đôi và trứng chiên, hành phi, hành lá và ít thịt chà bong, nhét vào chính giữa. Loại bánh này thì họ làm sẵn, chí cần hơ nóng qua một chút là xong. 2 món ăn này đều được ăn chung với loại tương ớt rẻ tiền.


Chả Ram Bắp, món này có nguồn xuất phát từ Quảng Ngãi. Chả Ram là chả giò, được cuốn nhỏ và dài hơn ngón tây út thôi, nhân bên trong chỉ có: đậu xanh, bắp hạt và hành ngò. Dĩa rau thì chỉ có xà lách, ít hẹ và ít rau thơm. Bên cạnh đó thêm một dĩa dưa leo, cà rốt, củ cải và hành tím muối chua. Nước chấm thì làm bằng thịt, mè, đậu phộng. gạo nếp và thêm ít các gia vị khác. Tôi cố gắng tìm hiểu, nhưng cô bán hang dứt khoát không tiết lộ bí quyết gia tryền.
Món này tôi thấy họ bán vào buổi tối trên đường Thống Nhất, khúc gần chợ.


Ở Liên Nghĩa, vào buổi sáng còn có thêm một món lạ, đó là Phở Vịt. Trước khi lên đường đi tiếp, tôi cũng ăn thử cho biết. 


Sợi phở ở đây tôi thấy giống như sợi hủ tíu nhưng hơi nhỏ một chút, còn nước lèo chỉ đơn giản là nước luộc vịt và kèm thêm là nước chấm gừng. Tôi nhận xét là cũng như tô bún vịt mà thôi, nhưng gọi thành Phở Vịt đã làm cho khối người phải tò mò ăn thử cho biết.


Gần khu chợ Liên Nghĩa, và cuối tuần, có một nhóm người dân tộc, họ mang lan rừng ra bán. Tôi cũng thích bông hoa, mua một mớ về lại Hòa Thắng trồng thử.

Tại Phan Rí Cửa vào buổi chiều tôi thấy có nhiều nơi bán món này.
Xôi Vịt hay là Cháo Vịt.


Tôi không thích ăn cháo, nen mua ít xôi vịt về nhậu chung với một số anh bạn.


Trong bữa nhậu, cũng có nhiều món khác, Mực Một Nắng.


Thường thì lúc nhậu lại ít ăn. Nên tôi nay đói quá, phải mò ra quán cóc ăn.


Chị này bán bánh xèo kiểu Miền Trung và bán bánh bèo chén nữa.


Tôi thì ăn bánh bèo chén với cá Thiều kho.


Sáng 4 giờ 30 đến nhà anh bạn học hỏi cách làm bánh hỏi.
Lúc này tôi mới biết đây chỉ là một lò nhỏ, đủ cung cấp cho gia đình bán hàng vào buổi sáng mà thôi. Tuy nhiên công việc làm cũng khá bận rộn, 2 vợ chồng anh bạn tôi làm việc rất nhẹ nhàng. Chị vợ thì nhồi từng mẻ bột đem hấp. Khi bột chín khoảng hơn một phần nữa, chị ta đem bột ra nhồi lại tiếp và với kinh nghiệm, chị ta sẽ thêm một ít bột nếp, cho bánh có độ dẻo, thêm một ít nước, cho bánh vừa đủ mềm cho dễ ép. Tôi thấy giai đoạn này là giai đoạn giúp bột kết dính và cũng rất là quan trọng để làm ra một sản phẩm ngon.


Tôi thấy đến gần 6 giờ mẻ bánh đầu tiên được mang ra khỏi lò hấp. 


Cô con gái của anh bạn tôi lúc này đã thức và cô ta giúp cho việc gỡ bánh ra khỏi các vỉ tre. Anh bạn của tôi thì ngưng việc ép bánh và phụ giúp xếp bàn ghế, nồi cá kho, vỉ xíu mại, nồi nước mắm pha và mẻ bánh hỏi mới ra lò lên xe. Công việc tiếp theo là chị vợ anh ta đẩy xe ra đầu đường bán hàng sang. Và tại lò, anh bạn tôi và cô con gái, họ tiếp tục cho ra những mẻ bánh hỏi nóng hổi mới.
Học hỏi xong được một kỹ thuật làm bánh hỏi theo truyền thống thật là đáng quý giá. Trưa hôm ấy tôi chạy xe về lại Hòa Thắng, tiện thể vào dịp lễ, tôi có vài người bạn thân ghé thăm tôi.


Hội ngộ với bạn bè tại Hòa Thắng.


Dzui quá.


Tôi lại từ Mũi Né, tiếp tục cuộc hành trình chạy đến Nha Trang. 


Tạm biệt Hòa Thắng.


Vào mùa này khi chạy qua Cam Lâm, 2 bên đường bán nhiều xoài lắm. Xoài ở đây chủ yếu là bán ra phía ngoài Bắc.


Đây là tô Mì Quảng của Nha Trạng, có cả giò heo và chả cá.
Sợi mì ở đây là sợi hủ tíu dai có pha phẩm vàng.


Ăn sáng tại Hòn Rớ rẻ lắm. 
Dĩa bánh ướt, bánh hỏi và bánh xèo không nhân này trị giá có 5 ngàn thôi. Đúng theo gu như người dân địa phương, họ ăn chung với mắm nêm.


Cao cấp thêm một chút là thêm một cái chả lụa gói lá, tổng cộng là 8 ngàn.


Gỏi Óc Giác. Chỉ loe ngoe vài miếng ốc, chủ yếu là rau.


Bánh canh Bà Thừa chỉ bán vào buổi chiều, rất đông khách.


Tô bánh canh bé lắm, phải gọi là bát bánh canh thì đúng hơn. Bánh canh ở đây na ná như sọi phở, hơi dầy và hơi dai hơn. Trong tô bánh canh có ít cá dằm và chả cá hấp cùng ít hẹ và tiêu. Chả cá chiên thì họ để trong một dĩa riêng, có ít nước chấm kiểu Nha Trang ( đường, muối, ớt và bột ngọt), bên trên phủ kín với hành tây bào rất mỏng. Món này chỉ ăn kèm với chanh và nước mắm ớt.


Món này là tôi mới phát hiện ra, đó là Sôi Trắng với Cá Cơm Kho. Tôi chưa từng ăn món này bao giờ, nhưng thấy đông người ghé mua. Tôi cũng ráng quay đầu xe lại mua luôn một hộp. Đây là mọt quán bán rong ven đường, nằm phía trước cửa của một quán nhậu tren đường Ngô Sỹ Liên. 


Trước tiên bà bán hàng múc sôi vào hộp, trét một ít mỡ hành lên trên và sau cùng múc một ít cá cơm kho, đổ lên trên.
Tôi ăn thấy cũng ngon lắm.


Hôm nay tôi chỉ đi tới Ninh Hòa mà thôi. Tôi đã thu nhập một số thông tin của dân địa phương, nên tôi mới biết là nơi đó có nhiều món ngon, mà tôi cần phải thưởng thức.
Buổi trưa nay tôi ghé lại quán Nem Bà Năm ở đường số 50 Lê Lợi.


Họ bán một phần nem nướng trong đó có 3 cây nem được hơ nóng lại, một ít bánh tráng cuốn không rồi đem chiên. Trong dĩa rau thì tôi thấy gồm có: cà rốt, dưa leo, xoài, xà lách, lá tía tô, rau húng thơm, rau dấp cá, rau ngò và hẹ. Chén nước chấm thì tôi thấy trong đó có thịt heo xay, nếp, đậu phọng… Họ đưa cho tôi thêm một dĩa ớt xay xào với tỏi và đường, ai muốn ăn cay thế nào thì tự nêm. Ngoài ra thêm một dĩa bánh tráng, môt chén tương ớt để chấm chả lụa gói trong lá, một dĩa chả lụa và nem chua. Trên bàn còn có thêm tỏi Lý Sơn và ớt hiểm dành cho khách sành điệu. Nếu khách ăn thêm nem chua hay chả lụa, thì phải trả tiền thêm. Môt phần nem nướng của quán này là 30 ngàn đồng.
Thạt tình mà nói, tôi ăn món này ở nhiều nơi khác nhau rồi, va tôi cũng chưa đủ trình độ để phân tích, chỗ nào ngon hơn chỗ nào. Hôm nay tôi nhận định thấy là quán này có phần sạch sẽ, nhưng thái độ tiếp khách thì cọc lóc hay là không muốn khách làm phiền thì đúng hơn. Tôi hỏi thăm dò vài câu họ đều trả lời qua loa. Khi tôi hỏi nem lụi là gì, thì họ trả lời là nem chưa được nướng gọi là nem lụi. Ấy thế mà họ biết là nem chưa chua, nên làm nem lụi không được, vậy mà họ vẫn mang vài cái nem cho tôi xơi thêm. Tôi chỉ ăn một cái là đã biết là nem chưa chín.
Quán họ chỉ có 4 món: nem nướng, nem chua, nem lụi và chả lụa. Thật tế ra đó chỉ là một sản phẩm mà thôi. Thịt nạc heo khi quết cho dai với gia vị, nếu gói lại đem hấp, gọi là chả lụa. Nếu xiên vào cây tre đem nướng, gọi là nem nướng. Nếu gói kín lại với lá chùm ruột, rồi để lên men, gọi là nem chua. Nếu lấy nem chua nướng cho vàng, thế là gọi chả lụi.


Cứ gánh hàng rong nào, tôi thấy có nhiều người bu lại, là tôi cũng bắc chước theo.


Bánh nậm và bánh bèo.
Gánh hàng rong ngoài đường, không có địa chỉ. Trên đường tôi ra biển Dốc Lết.


Bánh Canh Cua Hồng Hạnh, nằm trên số 9, Trần Quốc Tuấn. Trước tiên cô chủ quán sẽ hỏi khách là họ dung bánh canh làm bằng bột năng hay bột gao.
Tôi chọn bột năng ăn cho lạ. Trong tô bánh canh của tôi có thịt ghẹ, chả cá và hành lá. 
Dĩa rau ăn kèm gồm có: cải trắng bào nhuyễn, xà lách, giá, lá hung thơm và rau tía tô.
Kèm thêm là một chén nước chấm làm từ muối, ớt, đường và bột ngọt. Trên bàn tôi còn thấy thêm hột hũ ớt muối chua, một hũ tỏi chua và một chén ớt hiểm. Tôi thấy những thứ ấy tôi nên dành cho dân sành điệu, tôi sợ cay lắm.


Cơm Vịt. 
Đây là một quán cóc, chỉ bán vào buổi chiều ngay phía trước hẻm 60 Nguyễn Huệ. Dĩa cơm gồm có ít cà rốt và củ cải chua ngọt, ít hành tây và vài lá rau răm, cơm được xào với nghệ và hột màu hay có người còn gọi là hột cà ri cho có màu vàng và nấu với nước luộc vịt cho có vị béo. Dĩa thịt vịt được để riêng, kèm theo chén nước mắm gừng. thêm vào dố dĩa rau ăn kèm gồm có: dưa leo, xoài, xà lách, rau răm và húng thơm.


Tại quán này ngoài món cơm ra thì còn có món cháo. Tôi nghe nói là vịt ở đây họ dùng toàn là vịt thả các ruộng lúa mới gặt, nên vịt vừa béo và ngon. Tôi thì thấy thịt vịt tại đây vừa mềm và ngọt. chỉ có một điều là nhiều long tơ quá.


Tôi đã có một giấc ngủ thật ngon. Sáng nay tôi thức dậy thật sớm. Tôi ghé quán bánh ướt số 1 mà tôi nghe được từ thông tin trên mạng. Quán bánh ướt này nằm ngay đầu bảng báo vào thị xã, nếu khách đi từ lối Dắk Lắk về. 
Tôi cũng bâng khuâng mà sao 2 quán số 1 lại nằm gần nhau nhỉ? Tôi bước đại vào một quán nằm kế bên một con hẻm. Lúc này còn sớm nên quán đang vắng khách, nên họ phục vụ tôi rất nhanh chóng. 
Thì ra món này tôi mới ăn cách đây 2 tuần trên Buôn Mê Thuột. Tôi hỏi người chủ quán thì họ cho tôi biết gia đình họ bán món này trước hồi 75 cơ. 


Cách bán ở đây rất đỏn giản, cú mỗi cái bánh họ xắn ra làm 2 và bỏ lên 2 cái dĩa, xong họ rắc ít tôm chà bông và hẹ phi hành lên trên bánh, rồi mang bánh ra cho khách. Trước đó họ đã bưng ra cho khách một dĩa xoài băm, môt chén nước mắm hay mắm nêm tùy theo sở thích của khách, và môt dĩa chả lụa gói trong lá chuối.
Thế là thượng khách tự cho vào bánh một ít xoài rồi đem cuộn bánh lại và chấm vào nước chấm rồi ăn kèm thêm chả lụa nếu thích. Khi ăn hết 2 cái bánh, người phục vụ bàn lại mang ra thêm 2 cái nữa và cứ như thế đến khi nào, thượng khách ra hiệu là không ăn được nữa, họ mới tha tội.
Sáng nay tôi ăn rất khiêm tốn và chỉ tiêu thụ có 5 cái bánh thôi, như thế mỗi cái bánh tại quán này trị giắ là 2 ngàn, hơi mắc à nha. Tôi ăn thêm 2 cái chả lụa và mỗi cái là 3 ngàn, họ tự quết ở nhà đấy. Tính tới tính lui tổng chi phí là 16 ngàn, rẻ chán.


Ăn xong, tôi rẽ trái vào cái hẻm kế bên quán. Tôi sẽ ghé ăn thêm bánh ướt tại một quán miệt quê, gần ngay nhà nghỉ Lê Khánh mà tôi nghỉ lại đêm qua. Quán này không có tên, nhưng người địa phương gọi đây là quán Bà Bảy. Tôi thấy quán này tấp nập hơn quán lúc nãy, và quán này hợp gu kiểu tôi với phong cảnh rất đồng quê (trước cửa quán, chỗ đậu xe còn y ngyên vài đống phân bò còn nóng hổi). 


Cô chủ quán tráng bánh bằng lò đúc theo kiểu xưa và đốt bằng trấu, thật là ấn tượng. Kiểu cách ăn thì cũng y chang quán lúc nãy, nhưng tôi chấm thêm nhiều điểm cho quán này là, trong chén nước mắm nêm, họ cho thêm ít hẹ băm.

Ngoài ra còn có thêm một chén tương ớt chấm dành riêng cho chả lụa, tôi thấy chả lụa quán này làm ăn vừa miệng, không có ngọt như là quán số 1. Tổng chi phí cho 5 cái bánh 5 ngàn, thêm 2 cái chả lụa 5 ngàn nữa, siêu bèo luôn. Hura, tôi mới phát hiện một quán bánh ướt ngon bổ rẻ của Ninh Hòa, mà đám nhà báo chưa phát hiện ra. Chỉ bán vào buổi sáng thôi nhé.
Tôi quay lại nhà nghỉ để lấy đồ lên đường. Lúc này bà 8 với bà chủ nhà nghỉ, tôi mới biết là lý do có 2 quán số 1 nằm gần nhau, đó là của 2 chị em. Quán mà tôi ăn lúc nãy nằm bên hông hẻm là kém ngon hơn quán kia.


Chạy trên QL26 một chút là tôi tới tt. Dục Mỹ. Tại đây, trước khi vượt qua một cái cầu, tôi thấy 2 quán Bún Cá nằm phía bên tay phải. Tôi phải ghé vào để làm cho nôt nhiêm vụ hôm nay, trước khi tôi vào địa phận Đắk Lắk, đó là ăn nốt tô Bún Cá Ninh Hòa. 
Tô bún và Ninh Hòa thật là đơn giản, chỉ có chả cá hấp và cá dầm thôi ( đa số thịt cá dằm của các quán bún cá của vùng Khánh Hòa đều dung cá cờ hết, trong khi đó nhiều người ra chợ gặp că cờ là biểu môi chê, là cá này ăn sẽ bị phong). Món này chỉ ăn kèm với chanh, ớt và nước mắm. Dĩa rau ăn kèm gồm có, xà lách thái sợi nhỏ, trông chung với ita giá, bắp chuối và húng thơm. 


Đang lúc lên đèo, oh núi gì trọc lóc thế kia???


ô hô, hết rừng rồi, khỏi cần bảo vệ nữa.


Tại tt. M'Drắk, không ngờ tại vùng tây nguyên, giờ đây cũng có nhiều dân tộc phía Bấc di cư vào đây. Y phuc này hình như là của người H'Mong.


Bông này cũng tương tự như bông Sim đấy.


Bông điều thỏa mùi thơm phức.


Mùa này chỉ còn lại một ít bông cà phê mà thôi.


Hên lắm mới thấy được những trái chín như thế này. Mùa thu hoạch cà phê thường là vào cuối năm.


Trên vùng này tôi thấy cũng có vài cây vải, chắc là giống ngoài Bắc mang vào trồng thử.


Tôi chạy tiếp đến tt. Ea Kar, tại đây tôi rẽ phải theo một con đường để tôi bọc qua QL29. Đoạn đầu ngay ngã 3 là đường đất đang được tu sửa và đoạn ấy chỉ dài hơn nửa cây số mà thôi. Tôi cứ đinh ninh chạy theo con đường nhựa sẽ đưa tôi tới ngã ba gần Phú Xuân, ngờ đâu tôi chạy miết và lọt tới ngã 3 khúc phía dưới. tôi cũng chẳng biết địa danh ấy tên gì nữa. Nhưng lúc này tôi đã ra tới QL29 và tôi rẽ trái đi về hướng Buôn Hồ.Cảnh thiên nhiên ở đây đẹp lắm. thoạt đầu là tôi chạy qua những ngon đồi trọc lóc và khu này họ trồng mía nhiều lắm. Rồi chạy chẳng bao lâu tôi lại đến một khu toàn là rãy cà phê. Tôi chạy qua một vườn cao su và rồi tôi tới tt. Krông Năng. 




Trái Mẵng Cầu.


Tôi theo giõi trên bản đồ là QL29 chạy thẳng tới Buôn Hồ, đâu có chạy ngang qua Krông Năng đâu?


Không sao cả tôi chạy long vòng quanh thị trấn để tìm một gì đó ăn cái đã. Tôi tìm thấy một món lạ mà đập mắt tôi, đó là món Xúp Lươn Bánh Ướt. Tôi ghé lại ăn thì họ đã hết bánh ướt, nên tôi chấp nhận ăn món ấy với bánh phở cũng được. 
Trong khi cô chủ quán vào trong làm món ấy cho tôi, thì tôi dung thòi gian chụp hình cái bảng có món ăn lạ này. Ấy thế mà có 3 bác đang nhậu bàn trong, thắc mắc là tôi quay phim gì lung tung vậy, bộ tôi là công an sao? Tôi thấy câu hỏi này quen quen à nha. Khi tôi giải thích là tôi chỉ chụp những hình ảnh có lien quan đến các món ăn mà thôi. 


Thế là có một bác mạnh miệng trong nhóm kêu tôi lại và hỏi tại sao tôi lại không quay dĩa lươn xào sả ớt mà họ đang nhậu. Tôi cũng chìu họ chụp cho vài tấm. Thế là bác lắm mồm lại muốn tôi ngồi lại cùng nhậu. Thoạt đầu tôi nói là tôi phải ăn cho no trước đã.
Lúc này cô chủ quán đang nấu một nồi nhỏ nước súp lươn cho tôi. Tôi ngó phớt qua, thì hỡi ơi mọt nhúm tô bột ngọt nằm bên trên tô lươn. Tôi yêu cầu cô chủ quán nên bỏ bột ngọt ra, nhưng cô ta một hai nói là đường và cùng lúc chan nước súp đã hâm nóng lên tô lươn.


Tôi thấy tô lươn cũng hấp dẫn thiệt, thấy nhiều lươn lắm. Nhưng khi tôi ăn thì tôi thấy phía dưới tô toàn là giá, hành, rau tía tô và rau răm. Lươn thì không có nhiều như tôi tưởng, dẫu sao cũng khá khá. Tôi hỏi cô chủ quán mới biết là món này xuất xứ từ Nghê An và cô chủ quán nhất định không cho tôi biết là cô ta dung những gia vị gì để làm cho nước súp có màu đỏ đặm đẹp như thế.
Món này là phải nêm thêm ít chanh và nước nghệ trước khi ăn, thêm vào đó là ít lá húng quế. Khi ăn thì nhúng ít bánh phở nguội ăn cùng, ăn kiểu này mau nguội nước súp quá. Tôi thấy ăn cũng ngon, đặc biệt thịt lươn đã được rút xương. 
Ăn xong mấy ông khách kia lại cứ ép tôi qua bàn họ để trao hỏi. Thôi lúc này trời đang mưa, qua xã giao một chút cũng không sao. Bác lắm miệng lúc này hù tôi là bác ta làm công an, bác ta đang nghi vấn, tại sao tôi lại quay phim? Tôi phải cho các bác ấy coi hình trong mấy ảnh của tôi. Tôi chỉ muốn chìu theo các bác ấy, tôi không muốn bị một lần nữa làm phiền như hôm tôi ở Cao Lãnh. Tôi cảm thấy bác lắm miệng hỏi chuyện tôi như tôi đang bị điều tra ấy. 
Khi cơn mưa đã qua tôi xin phép lên đường và thanh toán tiền tô súp của tôi. Lúc này bác lắm mồm tuôn ra một câu lãng nhách, sao tôi không trả tiền luôn cho dĩa lươn mà các bác ấy đang nhậu? Đâu có hù tôi dễ vậy Diễm, tôi chỉ trả lời là tôi được mời mà và tôi bước ra khỏi quán. Các bác ấy còn muốn xin số điện thoại của tôi, để liên lạc, hễ sau này gặp lại???


Lần đầu tiên tôi thấy loại cá nướng kiểu này tại chợ Buôn Hồ.Tôi thấy cũng hơi giống như cá xông khói, trông hấp dẫn lắm, chỉ có điều là tại chợ này ruồi nhiều quá ể. Chụp được tấm hình mà không dính con ruồi nào, cũng nhờ sụ hợp tác của cô bán hàng.


Một loại hẹ mà người dân tộc mang ra chợ bán.


Nhà thờ tại Buôn Hồ
Tại Buôn Hồ cũng như tại Bảo Lộc, tôi chẳng tìm được món ăn gì hấp dẫn cả. Thế là tôi mua đỡ một gói mì gói thủ thân cho bữa tối nay. Đồng thời tôi cũng có gần 2 kg Bơ mà tôi mua dọc đường chiều nay.
Trước khi về lại nhà nghỉ, tôi ghé lại một quán cà phê thuộc loại sang trọng. Quá bất ngờ, ly cà phê sữa thật là ngon chỉ trị giá có 10 ngàn.


Chẳng tìm được một quán ăn sáng nào hấp dẫn, tôi tình cờ thấy một xe bán bánh mì khá đông khách nằm ngay góc ngã 4 đường Ng Tất Thành và Hoàng Diệu, làm tôi cũng ghé lại mua thử một ổ. 
Tôi ghé lại quán cà phê, lúc đó tôi mới ăn thử ổ bánh mì. Quao, tôi cảm nhận ngay tôi cắn phải một vị ngon béo như phô mai từ miếng trứng kẹp trong ổ bánh mì, ngon quá. Làm tôi phải uống lẹ ly cà phê để quay lại chỗ xe bánh mì hỏi bí quyết. Bà chủ rât vui vẻ chỉ tôi là bà ta tự muối trứng lấy, còn vị béo kia là bà ta dung nước dừa để luộc trứng, thật là hay quá. 
Ngoài ra khi đảo vòng khu chợ, tôi thấy con cua đồng ở đây có hình thù lạ, làm tôi cũng phải ghé lại hơi thăm. Theo lời nói của bà bán hàng, thì loại cua này chỉ có vào mùa mưa, do người dân tộc bất trong suối mang ra bán. Theo bà nghĩ thì loại cua đòng này ngon và ngọt hơn laoij cua đòng dưới đòng bằng. Tôi hỏi dò giá và biết là hiện nay giá cua dồng này là 30 ngàn một ký.


Nhờ mới tham khảo một thông tin về một khu du lịch sinh thái tư nhân khá hấp dẫn với những bài viết về những món ăn của người E Đê, tôi quết định sẽ đi đến E Nuôl để thăm quan vườn Trohbư.
Tôi chạy theo QL14 ngược lại hướng Buôn Mê Thuột. Đoạn đường nay tôi thấy hơi xấu và nhiều xe tải qua lại. Đôi khi tôi phải vui vẻ lách xe xuống lề vì tôi kính trọng cách lái xe của các bác ấy. Thế mà tôi chứng kiên có một bác trai già chày trước mặt tôi lại quá cương quyết không thèm nhường đường. Cuối cùng bác ấy cũng phải nhào vào lề nhường đường cho bác tài trẻ oai hùng kia. Tôi thấy chỉ khoảng khắc một giây thôi, là sự va chạm không thể tránh được. Tôi cũng hú vía vì tôi chạy ngay sau lưng bác trai ấy.


Mùa này sao mà lắm bươm bướm quá.


Tôi chạy khoảng 20 km và tôi rẽ phải vào một con đường làng nhỏ. Tôi chảy khoảng chưa tới 1 km là con đường nhựa trước mặt tôi được thay thế bằng con đường đất đỏ. Tôi chạy theo con đường hoang vắng ấy băng qua những rừng cao su và vườn cà phê xanh mát. Tôi cũng bỡ ngỡ là con dường mòn này lại có nhiều ngã 3 và ngã tư lắm. Chỗ nào có người thì tôi hỏi đường, còn không tôi phải lôi mấy định vị ra. Tôi thì không thích xài GPS vì tôi không muốn trở thành cái mấy. Nhưng dẫu sao đi nữa, nhờ cái mấy ấy mà tôi biết, mình đi đậu phọng cũng vài lần. Có một lần tôi biết mình đi hớ,mà không hề biết phải rẻ lối nào. Cũng hên tôi thấy một xe máy cải tiếng quẹo ngay giữa lô cao su, thế là tôi bắt chước chạy theo. Nếu không có chiếc xe ấy tôi sẽ không tài nào phát hiện ra lối rẽ này. Rồi đôi khi con đường mòn có chỗ lại hẹp dần, có chỗ chỉ vừa lọt cho một chiếc xe mý mà thôi.


Tôi chạy khoảng 20 km và tôi rẽ phải vào một con đường làng nhỏ. Tôi chảy khoảng chưa tới 1 km là con đường nhựa trước mặt tôi được thay thế bằng con đường đất đỏ. Tôi chạy theo con đường hoang vắng ấy băng qua những rừng cao su và vườn cà phê xanh mát. Tôi cũng bỡ ngỡ là con dường mòn này lại có nhiều ngã 3 và ngã tư lắm. Chỗ nào có người thì tôi hỏi đường, còn không tôi phải lôi mấy định vị ra. Tôi thì không thích xài GPS vì tôi không muốn trở thành cái mấy. Nhưng dẫu sao đi nữa, nhờ cái mấy ấy mà tôi biết, mình đi đậu phọng cũng vài lần. Có một lần tôi biết mình đi hớ,mà không hề biết phải rẻ lối nào. Cũng hên tôi thấy một xe máy cải tiếng quẹo ngay giữa lô cao su, thế là tôi bắt chước chạy theo. Nếu không có chiếc xe ấy tôi sẽ không tài nào phát hiện ra lối rẽ này. Rồi đôi khi con đường mòn có chỗ lại hẹp dần, có chỗ chỉ vừa lọt cho một chiếc xe máy mà thôi. 
Đoạn đường này tôi thấy là đoạn đường thú vị nhất trong các chuyến đi phượt trước của tôi. Có nhiều đoạn rất gồ ghề, nếu mà gặp phải trời mưa, là tôi chắc chắn phhari đi chụp ếch ít nhất vài lần. Tôi phải mất đúng 1 tiếng đồng hồ tôi mới lần mò ra được lại con đường nhựa thuộc TT. Quảng Phú.


Lúc này là giữa trưa, tôi dừng lại ăn cơm khu gần chợ. 


Tôi không ngờ quán cơm có tên SG này, nằm tren đường Xô Viết Nghệ Tĩnh lại nấu ngon và đông khách ra vào lắm.


Ăn cơm trưa xong, tôi tìm một quán cà phê yên tình ngồi nghỉ mệt. Tại quán cà phê, nhờ trò chuyện với bác chủ quán, tôi hiểu thêm một ít về loại cây cà phê. Cây cà phê chỉ cho công xuất cho đến năm 25, sau đó người ta chặt đi và trông cây mới. Theo kinh nghiệm cho thấy, là những nơi đã từng trồng cây cà phê, nếu trồng lại sẽ không cho thu hoạch đáng kể, vì thế mà có thể trồng cây cao su là tốt nhất. Theo tôi thấy cây cà phê khi bị đốn, hiên nay chưa có ai tận dụng loại cây đẹp này để làm bàn ghế.


Tôi chay tiếp về Ea M’nang, đoan đường này là 2 bên là rãy cà phê và tiêu, nên chạy thoải mái lắm. Sau đó tôi chạy về hướng Ea Bar và rồi chạy đến Ea Nuol. Đoạn đường này đông dan cư ở 2 bên đường nên chạy không lẹ được. Khu vực này là khu thấp của vùng cao nguyên này, nen xung quanh đây tôi thấy họ lại làm lúa. 


Ra lại TL1, tôi rẽ trái đi theo hướng Buôn Mê Thuột. Tôi chạy khoảng 5 km là tôi tới nơi rẽ vào vườn Trohbư. Tôi thấy cái bảng hướng dẫn quá cũ kỹ và lại nằm thuận tiện cho khách đi đến từ phía Buôn Mê Thuột. Còn đi từ phía bên tôi, thì tôi đà chạy ngang qua mà không thấy bảng. Tôi đến trước cửa thì cổng đã bị khóa. Kỳ thế, sáng nay tôi đã cẩn thận gọi điên báo trước rồi mà. Tôi phải gọi điện lại theo số lúc sang, nhưng số máy đó hiện không hoạt động. Tôi phải gọi cửa va bóp còi mãi, sau đó mới có người ra tiếp tôi. Thì ra ông chủ đang ở Yên Tử, còn anh đang tiếp tôi là người giúp việc.


Anh ta cũng rất nhiệt tình hướng dẫn tôi đi tham quan khu vực vườn. Anh ta chỉ cho tôi biết nào là cây Mắc Mật, một loại gia vị quan trọng của vùng Cao Bằng. Giờ đây người ta cũng mang giống vào đây trồng thử và ở Ea Bar họ có bán cả cây giống và loại lá thơm này. Trong trang trai, họ có nuôi mọt ít heo rừng, heo mọi và gà để phục vụ cho du khách, chủ yếu là khách đoàn vào cuối tuần.


Đi thăm quan một vòng, tôi thấy nơi đây không có một điểm gì có thể lôi cuốn tôi ở lại. Tôi cám ơn người giúp việc và tranh thủ lên đường đi Ea Súp, trước khi trời chuẩn bị sụp tối. 


Đường đến Ea Súp là tương đối bằng phẳng. Chỉ rời Ea Nuol một đoạn là tôi thấy cảnh vật thay đổi. Vùng đất này họ trồng lúa, xoài và điều. Đoạn đường này cho tới Ban Đôn đông đúc người ở 2 mé ven đường. 
Đoạn từ Krông Na chạy cho tới Ea Súp tôi chạy ngang qua một cánh rừng hồi sinh hoang vắng thật là mát, có những đoạn tôi cứ kéo thẳng tay ga. Tiếng gió vi vút làm cảm giác tôi thật là sảng khoái, tôi chỉ ước gì mình cởi luôn cái mũ bảo hộ chắc còn thích hơn nữa.


Nhưng doạn đường này chỉ dài hơn 10 km thôi. Tôi nhớ là còn khoảng 8 km còn lại, thì hỗi ôi con đường này toàn là hố voi. Hổng lẽ đoàn voi của ông vua Amakong lại mới ghé thăm vùng này?
Tìm được nhà nghỉ tại Ea Súp không mấy khó, nhưng ông chủ nhà nghỉ đầu tiên không thích chó, nên bà chủ vui tính chỉ tôi lại nhà nghỉ kế bên.
Thị trấn này nhỏ lắm, du khách họ đến đây là chỉ hỏi mua lông voi, nghe nói là có tác dụng cua bồ gì đó, hay là họ hỏi mua các sản phẩm của thú quý hiếm…Tôi thì không quan tâm những thứ ấy, tôi chủ yếu tìm đại một cái gì đó ăn lót dạ và trở lại nhà nghỉ.


Sáng nay trời âm u và mát, tôi chạy theo hướng Ea Rôk, đoạn đường này cũng nhiều hố gà hố voi lắm, và nơi đây tôi có cảm tưởng như là mình đang ở vùng đồng bằng, 2 bên là ruộng lúa. Tại Ea Rôk tôi đã lỡ không phát hiện được lối quẹo theo đường đát đỏ bên tay trái, và làm tôi chạy hớ khoảng hơn 2 km. Con đường đát đỏ ấy đưa tôi ra một con đường nhựa và thẳng con đường này sẽ đưa tôi ra tới QL14C. Cũng như lúc chiều qua, tôi chạy chính giữa một khu rừng tái sinh hoang vắng. Đoạn đường này dài hơn đoạn hôm qua và cũng có những khúc khá nhiều hố gà.
Ra đến đầu đường QL14C là một khu làng dân tộc. Từ lúc rời khỏi Ea Rôk đến giờ, tôi không hề thấy một quán cà phê để nghỉ chân. Tôi tiếp tục chạy ra khỏi làng và con đường này chuyển qua là đường đất đỏ. Tuy là đường đất, nhưng dẫu sao tôi vẫn có thể chạy lẹ hơn là khúc đường nhựa vừa qua. Tôi nghĩ là mình chạy phải hơn 30 km trong khu rừng đất đỏ rất hoang vắng này, tôi mới gặp một ngã ba, để tôi quẹo phải qua con đường DT663, sẽ đưa tôi tới tt. Chư Prông. 
Đoạn đường này cũng là đường đất với 2 cánh rừng mặt tiền 2 bên. Còn khu rừng phía sau đã được dọn sạch và đang được trồng cao su. Tôi cũng khá mệt mỏi, sáng giờ chưa cữ cà phê nào, rồi tôi cũng cố gắng chạy thêm 32 km nữa tôi mới tới tt. Chư Prông.
Tôi phải đánh hết một vòng thị trấn, trước khi tôi mới tìm được một quán ăn vừa dở và lại hơi mắc. Tôi có chạy ngang qua một quán cơm đáng lôi cuốn tôi ghé lại, nhưng khi thấy bà chủ quán đang ngồi trước cửa, bận rộn thọt ngón tay lên ngoáy mũi, thế là tôi phải tăng ga.
Trong lúc ngồi ăn cơm, thì một cơn mưa rất lớn ập tới. Tôi phải đợi gần tiếng đồng hồ, cơn mưa ấy mới tạnh. 

Gần đến 3 giờ chiều, đám mây tối mịt đã đi qua, tôi lên xe đi tiếp. Lúc này trời chỉ mưa lâm râm. Tôi chỉ chay có một chút là con lộ trước mặt tôi hẹp lại không thể tưởng tượng. Chiếc xe vận tải trước mặt tôi đang khệ nệ lên dóc và che kín hết cả con đường. Tôi không tài nào mà qua mặt được. Nhưng hên quá, khi xuống dốc, xe vận tải kia phải thắng lại vì có một hố voi ngay giữa đường. Tôi chộp lấy cơ hội, phóng xe nhanh lên bên lề đường đất và vọt qua mặt. Không những đường đã hẹp mà lại còn nhiều ổ gà ổ vịt lắm. May thây chỉ chạy khoảng 2 km, con đường ấy được nở ra to gần gắp đôi và chạy thêm khoảng 2 km nữa, con đường kế tiếp được trải nhựa, chạy láng o.
Khi ra tới QL19 là tôi còn 20 km nữa thôi là tôi tới Pleiku. Con đường này rộng và khá tôt. Đến ngay bìa tp. thì trời lại mưa to tiếp. Tôi phải chạy một đoạn khá dài, tôi mới tìm được một quán cà phê để đúc đầu vào núp. Tôi chưa kịp uống ly cà phê mới gọi, thì ngoài trời tạnh mưa.
Tôi cũng phải mất công lắm, mới tìm được nhà nghỉ cho đêm nay. 2 nhà nghỉ đầu tôi hỏi thì họ ngó tôi từ trên đầu xuống chân, rôi mới trả lời là không còn phòng, chắc là họ nhìn thấy tôi dơ dấy qúa hay sao đó? Có nhiều nhà nghỉ thì giá hơi cao và có nơi họ không chấp nhận cho chó vào phòng.


Lúc tôi ra khỏi phòng để đi săn lùng ẩm thưc của tp. này thì trời lại mưa lâm râm. Tôi chạy vòng vo mãi, tôi chỉ thấy có mỗi quán Anh Chín với món Lẩu Bò Nấm là đáng chú ý nhất, nhưng có mình tôi, sao tôi ăn cho hết được cái lẩu. Tôi chạy ra góc phía sau chợ ăn thử tô Phỏ Khô tại một quán bụi ven đường, ngay phía trước ITM của BIDV. Thật là không ấn tượng gì hết. Sợi phở ở đây là sợi hủ tíu khô rất mịn. Trong tô phở khô họ trụng thêm giá và điểm lên trên là ít tóp mỡ trắng phếu, 2 vắt phở thì kết dính vào nhau cứ như 2 tổ chim. Tô nước lèo là của nước hầm xương heo với ít thịt bò tái trong đó và ít hành lá. Tôi hít một hơi và không nhận thấy một mùi phở gì cả. Kèm theo trong dĩa rau là có, xà lách, ngò gai, húng quế và cả rau răm nữa. 
Theo một thông tin của cẩm nang du lịch iVIVU nói: Phở khô là một đặc sản của Gia Lai. Đây là một trong 10 món ăn VN được xác nhận kỷ lục Châu Á. 
Phét, tôi nghĩ đạt kỷ lục trong các loại phở dở nhất, thì mới hợp lý. 
Tôi thấy món này chỉ đáng sách dép cho món Hủ Tíu Khô của người Hoa mà thôi.


Cũng xung quanh khu chợ, có 2 món mà tôi thấy xứng đáng nên thử là Bánh Mì Xíu Mại, ngay góc Sacom Bank. Tôi thấy ngon và bà ta chỉ bán vào buổi tối thôi. 


Món thứ 2 là mé phía trước chợ, 2 vợ chồng này bán bánh cam. Anh chồng tiết lộ cho tôi biết là có những tối, họ bán cả 1000 cái bánh. Tôi thấy vỏ bánh của họ rất giòn và ngon.
Tuy là chiều nay tôi uống 2 ly cà phê rất đạm đà, mà khi đi ăn về cặp mắt tôi cứ xụp lại. Chắc là buổi chạy đường rừng ngày hôm qua và cả ngày hôm nay đã làm tôi khá nhừ người.


Hôm nay tôi cũng không khẳng định là mình nên ở lại hay đi tiếp. Nhưng trước tiên tôi phải đi lùng một vòng coi tình hình có khả quan hơn tối hôm qua hay không. 
Chạy vong vo tôi phát hiện ra một quán phở khô khá đông khách. Tôi phải chạy vào đấy ăn thử, tôi biết nếu ăn chỉ một tô buổi tối hôm qua, tôi sẽ khó phân tích một cách chính đáng. 
Quán ăn này đông khách thật, hôm nay là chủ nhật, nên tôi thấy toàn là gia đình kéo nhau vào ăn. Tôi cũng tìm được một ghế trống và tôi phải đợi khá lâu, ông chủ quán mới có thời gian đến hỏi tôi ăn kiểu thế nào. Tôi thì không thích ăn bò tái cho lắm nên tôi kêu tô xương. Trong lúc tôi tiếp tục ngồi chờ đợi, thì ông khách ngồi cùng bàn với tôi tính tiền rồi đi, liền sau đó có 2 khách mới đến ngồi chung bàn với tôi. Người khách mới đó rất quen thuộc với quán này, nên bà ta thấy nhân viên phục vụ quá chậm chạp, thế là bà ta tự đi lấy 3 chén tương và 2 dĩa rau cho luôn cả phần của tôi. 
Một ít lâu sau, ông chủ bưng lại bàn chúng tôi 3 tô phở khô, hay nói cho đúng là 3 tô hủ tíu khô. Tôi thấy bà chủ quán chỉ trụng sơ 1 vắt bánh phở khô cùng chung một ít giá, thế là bà ta ụp thẳng phở đã trụng vào tô. Bà ta đâu có dùng đũa đánh tơi bánh ra như là mấy chú ba tàu đâu (tôi thích ngó mấy chú ba tàu mặc áo thun ba lỗ, cầm đôi đũa to chà bá, vừa trụng vừa đánh tơi sợi mì hay sợi hủ tíu, rồi gõ mạnh đôi đũa vào cái giá trụng bánh, thế là vắt mì hay vắt hủ tíu bay gọn vào trong tô). Sau đó bà ta chan lên mỗi tô một thìa lớn nước mỡ heo, tóp mỡ và ít tương ớt nhà làm. 
Trong khi chờ đợi tô canh mang ra, tôi được dịp trò chuyện với bà khách và bà ta cho tôi biết rất nhiều thông tin về món ăn cưa vùng núi này. Theo bà ta nhớ, là ông già người Hoa bán món này trong chợ chắc có hơn 25 năm nay rồi.

Nhưng quán Hạnh 333 này là của người con trai và chỉ mới có trong vòng 10 năm nay thôi. Bà thường xuyên đến đây ăn sang, nên bà biết luôn món này ngon là nhờ chén tương. Tương ở đây là do chủ quán tự làm, nên món này không thể kopi được, có nghĩa là các quán khác họ chỉ bắc chước thôi, nhưng họ không thể nào tự làm tương ngon như tại quán này. Ngồi trò chuyện mà chúng tôi vẫn kiên nhẫn ngồi đợi chén canh (cách gọi ở đây) mang ra. Bà ta chỉ tiếp cho tôi cách ăn món này là cho hết chén tương vào tô, nếu ăn mặn thì nêm thêm xì dầu. Xong rồi trộn đều lên và ăn. 
Chúng tôi đợi chắc phải hơn 5 phút, 3 tô canh mới được mang tới. Nước lèo trong tô canh là nước hầm xương heo, ít thịt bò tái thái mỏng (tôi thì ăn xương) và rắc lên trên là hành ngò. Dĩa rau ăn kèm nào có xà lách và húng quế thôi, tôi cũng không nhớ là có chanh hay không. Đợi từ nãy giờ lâu quá, nên khi ăn tôi cũng thấy là tương ở đây họ làm ngon. Khi biết món ăn này rồi, tôi xin lỗi là tối qua tôi hơi nạng lời. Nhưng nếu cho tôi sự lựa chọn, tôi chắc chắn sẽ lựa tô hủ tíu khô của người Hoa nấu.
Quán này nằm trong hẻm, địa chỉ là 14/1 Nguyễn Đình Chiểu.
2 mẹ con bà khách cũng là dân sành điệu ăn uống, nên họ mách cho tôi biết là tôinên ăn thử món gà nướng Tiên Sơn của chính người dân tộc làm và quán đó nằm gần khu biển hồ.


Tôi quay lại nhà trọ tối qua gần bên bến xe để trả phòng. Tôi sẽ ở lại đây thêm một hôm nữa và tôi đã tìm được một nhà nghỉ nằm gần khu trung tâm.










Trái Trâm, ăn có vị hơi chua và chát, nên người ta thường phải chấm thêm muối.


Bơ cũng có nhiều loại bơ, mà chỉ người buôn mới biết, chứ người mua khó phân biệt được lắm. Vùng đất Gia Lai hợp với laọi cây này, nên có trái to nặng cả kg.


Chanh dây Gia Lai, tôi nghe nói rất thơm mà chưa thử qua.


Chanh dây Đà Lạt.


Tôi để ý thấy trên vùng núi này, mỗi khi tôi kêu ly cà phê sữa, họ lại cho thêm đường.


Nơi đâu cũng cỏ văn hóa, ấy thế cây kiểng hay bất cứ cái gì, không xích là mất.


Tôi ra lại QL14 và chạy tiếp tới xã Nghĩa Hưng. Tôi dừng lại để thưởng thức ly cà phê trong ngày, thì hên quá, anh chủ quán biết về món Gà Nướng Tiên Sơn và chỉ tôi cách đi đến đó.


Tôi chạy qua một vùng thung lũng và xung quanh tôi là cánh đồng lúa xanh ngát và xa xa nhấp nhô những dãy nuối. Ôi đẹp quá. Tôi cũng phải hỏi đường tiếp vài lần, rồi tôi cũng tiềm được tới nơi.


Ông chủ quán này tên Dzũi, tôi không biết cách viết có đúng không.


Ông ta mới mở quán này chỉ hơn 2 năm thôi. Trong sân vườn nhà ông ta làm được 8 cái nhà sàn, cái nhà sàn nhỏ chưa ít nhất cũng cả 10 người. Cón mấy cái nhà sàn lớn, tôi không có vào nên không biết. Cây cảnh trong vườn không có nhiều cho lắm, nhưng cũng đủ tạo một không khí miệt quê. Tại quán này, tôi thấy nhà vệ sinh và bồn rửa tay cũng sạch.


Nhà bếp cũng gọn gàng và sạch.


Tôi được hưởng nguyên một cái nhà sàn cho mình tôi và con Meo. Tôi kêu một con gà quay, một xâu thịt heo mọi nướng, một ống nhỏ cơm lam và một bình Rượu Cần.

 Nước chấm dung cho 2 món nướng gồm có một chén nước tương, 1 chén muối tiêu chanh và chén kia là được đâm muối với lá é, lá ngò gai và ớt xanh.
Dĩa rau ăn kèm đơn giản chỉ có dưa leo, húng thơm, tía tô và rau é. Theo tôi ăn, thì tôi thấy là thịt ở đây ướp hơi lạt, nhưng chấm với lá é đâm muối ớt thì lại vừa miêng. Loại gà này là gà dân tộc họ nuôi thả vườn nên thịt ngọt và ngon, nhưng vì không có chất béo, lại bị anh đầu bếp nướng quá kỹ, thành ra thịt hơi bị khô.

 Tôi chỉ ăn có 2 cái đùi và một cái cánh, phần còn lại, con Meo được hưởng một bữa tiệc linh đình. Thịt heo mọi tôi thấy nương xiên cũng bị khô luôn. Cơm Lam thì đối với tôi không có gì đăc biệt cả.


Ngồi nhâm nhi với bình Rượu Cần và thưởng thức một món ăn tại một nhà sàn của người dân tộc, làm cho tôi có một cảm giác thật thoải mái. Thật là cả buổi công lao tìm kiếm đến quán này làm tôi thật hài lòng.


Tôi chỉ thấy có một điều là bình rượu cần tôi đang uống, ngon hơn cái bình mà hôm trước tôi mua từ Tây Nguyên về Bào Trắng đãi bạn bè, một điều nữa là tôi hơi cảm thấy nhức đầu, nhưng một ít lâu sau, thì cảm giác ấy mất dần.


Bà chủ quán và đứa cháu. Tôi thấy họ phục vụ rất chu đáo.


Mấy cái nhà sàn bên kia vườn cảnh vật xung quanh không đẹp cho lắm, nhưng lại rộng lớn.


Họ tự làm rượu cần.


Đây là cây Rau É, một loại rau thơm, một trong những nguyên liệu chính của chén muối chấm.


Trên đường về lại Pleiku tôi đi theo con đường Đào Duy Từ và chẳng mấy chốc đưa tôi ra con lộ 671. Tôi rẽ phải đi về hướng nhà máy nước Pleiku rồi sau đó đến một ngã tư lớn, tôi rẽ trái theo QL14.


Về lại Pleiku, tôi tìm đến một quán hàng rong bên vỉa hè gần ngã tư Quyết Tiến và Đồng Tiến. Nơi đây có quán Bún Cua ngon nhất cả vùng. Họ chỉ bán từ 2 giờ trưa, mà hôm nay mới có 4 giờ 30 họ đã bán hết sạch. Tôi đành phải chạy qua bên chọ nhỏ, trên đường Hùng Vương cũng có quán Bún Cua khá đông khách. Tôi được biết là món này có nguồn gốc từ Bình Định. Trong tô bún hay là phải gọi là bát thì đúng hơn, chỉ có ít nước riêu cua có màu đục gần như mấm nêm, ít bún, ít măng khô, ít bì khô chiên phồng và ít ớt xay. Dĩa rau kèm theo thì có giá, tía tô, xà lách, kinh giới và bắp chuối. Tô bún như thế chỉ trị giá có 8 ngàn mà thôi, nếu khách ăn sang, thì họ sẽ ăn thêm nem 2 ngàn một cái và chả lụa là 3 ngàn một cái.
Tôi thấy thành phố này có chai nước hiệu Robot uống ngon.


Sáng nay tôi cũng chẳng biết ăn gì, nên tôi ra khu vực chợ nhỏ trên đường Nguyễn Trãi lùng kiếm món ăn.


Tại đây tôi thấy một bà lớn tuổi bán một loại bánh Ú, mà hình thù thì không giống như bánh ú của người Nam. Thấy lạ tôi ăn thử thì thấy không có gì khác biệt cả, chỉ có mẫu mã là khác biệt.


Tôi ăn thêm một cái bánh gói nhân đậu xanh có rắc lên trên ít đậu phọng xay và hành tím phi. Món này ăn chung với nước mắm pha, còn đúng theo gu người Bình Định, thì họ ăn món này chung với mắm nêm.


Đây là cách đổ Bánh Xèo của người Bình Định, kiểu bánh xèo không người lái, cũng gần tương tự như bánh ướt. Họ ăn chung với mắm nêm.


Tôi quay lại nhà nghỉ và phải đợi gần đến 12 giờ trưa tôi mới trả phòng. Lý do là tôi phải đợi cho quán Bún Chi, nằm trên đường Phan Đình Phùng mở cửa. Tôi phải ăn cho được tô Bún Riêu Giò mà người dân ở đây đều ca ngợi, rồi tôi mới lên đường.
Hên quá, họ mới mở cửa và tôi là người khách đầu tiên của quán hôm nay. Tô bún trước mặt tôi có một viên thịt băm với tôm khô và miếng giò heo khá ấn tượng. thêm vào đó là một miếng huyết, một miếng giò lụa, một miếng cà chua và ít hành ngò. Dĩa rau ăn kèm là có giá, xà lách, bông chuối, tía tô và kinh giới. Tôi ăn thì thấy nước lèo ở đây có vị ngọt của xương và khá đậm đà, tôi không cần phải nêm thêm nước mắm hay mắm tôm gì cả.


Tôi chạy theo QL14 để tới Kon Tum vào chiều nay. Đoạn đường hôm nay không có ấn tượng gì cả, vì đang được sữa chữa, nên bụi mịt mù. Vì thế tôi không có la cà như mọi khi, mà tôi rang chạy cho mau tới. Tôi chỉ dừng lại quán nước chỉ có một lần.


Tại Kon Tum, tôi chỉ chạy lòng vòng Tp. khoảng 2 lần, là tôi đã thuộc được một phần nào đường. Trước tiên là tôi ghé lại quán Gỏi Lá Út Cưng, 45 Trần Cao Vân.
Lúc này trong quán không có khách, nên mọi người quay quần trò chuyện với tôi rất vui nhộn, vì họ tò mò là tôi lại đi long bong với con chó con và cái gùi sau xe. Tôi xin phép ra vườn sau chụp các loại lá họ trồng, nhưng tiếc quá, bây giờ là đầu mùa mưa, họ đang chuẩn bị trồng mớ rau mới.
Tôi được biết món này, là món ăn gia truyền của ông ba để lại, cô con gái tên Trâm kể cho tôi và theo cô nhớ lại, là quán đã có trên 30 năm. Ba cô ta trước kia cũng là một thầy thuốc nam, nên ông am hiểu về các loại rau lá.


Ooh trong ấn tượng quá, nguyên một khay rau rừng đươc đặt ngay trước mặt tôi. Kèm theo là một tô nước chấm làm bằng tôm, thịt heo xào cùng với ít gia vị và mẻ ( một loại mẻ mà họ làm gần như cơm rượu), một dĩa thịt luộc cùng với tép suối luộc (ở đây họ am hiểu về kỹ thuật nấu nướng, họ luộc thịt hồng đào, dĩa sau cùng là bì heo luộc trộn thính (thính thì họ rang chưa dược vàng cho lắm, làm mùi thơm không có thơm cho lắm). Thêm vào đó còn có thêm một dĩa nhỏ tiêu sọ, một dĩa nhỏ muối hột và một dĩa nhỏ ớt hiểm.


Cô Trâm chỉ tôi cách ăn, là trước tiên lấy một cái lá có kích thước lớn, sau đó cho các loại lá kia lên trên, cùng với thịt và tép, kế tiếp cuộn lại thật chặt như hình cái phễu. Chan ít nước sốt lên trên, 1 hay 2 miếng bì, 1 hạt tiêu, 1 hạt muối và tiếp theo là bỏ vào mồm nhai. Tôi tin rằng nếu tôi bỏ mỗi loại lá một lá, cuộn gỏi lá của tôi sẽ to đùng và tôi sẽ không thể nào cho hết vào miệng được. Những kẻ nào to gan, họ cắn thêm một miếng ớt hiểm nữa.


Quao, nước chấm ở đây ngon lắm. Bình rượu cần mà tôi uống còn dư hôm qua, tôi lại lôi ra và thưởng thức chung với Gỏi Lá Rừng, thật quá tuyệt vời. Bánh Tráng Trảng Bàng mau lên đây để sách dép thôi.
Lúc này tôi cũng học hỏi thêm là Rượu Cần có nhiều loại. Rượu mà tôi đang uống gọi là Rượu Gào làm từ khoai mì, là loại rẻ tiền nhất. Trong khoai mì có nhiều tạp chất vì thế mà tôi đã có chịu chứng nhức đầu khi uống hồi trưa qua. Các loại Rượu Cần khác là được làm bằng nếp than, nếp trắng hay là trái cây. Muốn thưởng thức rượu cần đúng ý, thì thực khách nên gọi điện thoại trước, để chủ quán chế nước suối vào bình ít nhất từ 3-4 tiếng, bình rượu mới ngon.
Tôi thì mê mẫn chụp hình các loại rau, để sau này tôi còn nhận diện. Cô Trâm đã rất nhiệt tình giúp tôi ghi chép lại tên tuối và cách sử dụng các loại rau đó trong việc điều trị bệnh.
Hôm nay tôi ăn gần đến 50 loại rau.


Thật là buồn một điều không tốt xảy ra trong lúc đó, là con Meo vì ham đùa giỡn với con chó nhà đối diện, đã lao ra ngoài đường, đâm thẳng vào chiếc xe SH. Làm 2 người trên xe bị té trày trụa, con chó kia bị què, còn nó thì ráng chạy đến núp dưới chân tôi và giẫy dụa trước khi tắt thở.


Tôi sẽ ở lại Kon Tum thêm một ngày. Trưa nay tôi có nhờ gia đình của quán Út Cưng, nếu có thể nấu giùm tôi món canh chua cá lăng và cá bóng tượng kho.
Vào buổi sáng nay tôi được hướng dẫn tới quán phở 54, nằm trên đường Phan Chu Trinh, tiếc thay quán ấy đóng cửa vài ngày và tôi không tìm được một chỗ ăn sáng nào khác hấp dẫn cả, tôi đi ăn thử Phở Khô thêm một lần nữa.
Tôi ghé lại một quán Phở Bắc, trên đường Nguyễn Huệ. Tô phở khô của quán này thì cũng giống y chang như là 2 tô phở khô mà tôi đã ăn qua, chỉ có cái đây là tiệm phở, nên tô canh của họ là nước lèo của phở. Tương thì họ không tự làm lấy, mà là tương từ chợ như các quán khác.
Thôi chỉ quá tam ba bận.




Tôi chạy tham quan khu cầu treo KonKlor và chạy qua bên kia sông.






Bên đó tôi thấy có rất nhiều làng người dân tộc.


Đến trưa như lời hẹn, tôi quay lại dung cơm trưa với gia đình quán Út Cưng. Họ cho tôi biết, là cá Lăng không có bán ngoài chợ, mà phải mua lại qua một người thâu mua, họ thấy quán mua có một con ít quá nên không có mang tới.
Khi tôi hỏi rõ, thì khu vực này ngoài thiên nhiên hiếm có cá lăng lắm. Các nhà hàng trong thành phố đều bán cá lăng nuôi có nguồn xuất xứ từ Măng Đen.


Cá bóng tượng thì họ mua ngoài chợ có, tôi thấy giá ở đây rẻ hơn nhiều lần giá ở Miền Tây, vì thế tôi mới muốn ăn thử. Bữa cơm cùng với gia đình chủ quán thật là quá ấn tượng. Họ chiên cho tôi một con cá bóng tượng chấm nước mắm chua ngọt. 2 con cá bóng tượng kia thì họ kho theo kiểu Miền Trung, hơi cay.


Món này người Miền Trung gọi là Thịt Thưng. Cũng gần tương tự như thịt khìa của người Nam.


Món canh thì rất đặc biệt, Hột Vịt Lộn nấu Chua với Rau Rừng. Quá ấn tượng đi mất.


Bữa cơm tôi cũng ăn với gia đình chủ quán Út Cưng. Họ sao nhiệt tình quá, họ nhất định không lấy tiền chợ của tôi.


Chiều nay tôi đi thăm quan nhà Thờ Gỗ


và nhà Giám Mục. Cả 2 nơi đều có kiến trúc khá độc đáo.


Tôi ghé ăn tại một quán bún cá Qui Nhơn, vì ở đây họ có món Bánh Cuốn Cá. Quán này họ cũng mới mở đây thôi. Món này cũng có nguồn góc từ Quy Nhơn.


Các bạn đừng có nghĩ lầm với bánh cuốn của người Bắc nhé. Bánh Cuốn của người Trung là họ dung bánh tráng dẻo. Họ cuốn trong đó chả ram, (có nghĩa là bánh tráng không cuộn lại như chả giò rồi đem chiên), rau sống và chả cá. Voilà Bánh Cuốn Cá chấm với nước mắm pha có ít đậu phọng xay.
Tôi thấy món này cũng gần như Nem Nướng, chỉ khác nhau ở chỗ là có người cuộn sẵn cho ăn.


Quán 100, địa chỉ 270 Trường Trinh. Quán chuyên bán đặc sản rừng như: heo, cheo, nai, đầ điểu, nhím, cá sấu. Ngoài ra có luôn một ít hải sản. Quán này bán giá rất bình dân. Thế là lỡ vào, tôi gọi luôn một thố Xương Heo Rừng Hầm Bí. Món này đơn giản ăn chung với bún va chấm nước mắm mặn.


Tôi thấy quán này nấu vừa miệng và họ cho tôi nhiều xương để gậm lắm. Làm tôi cứ phải nhớ tới con Meo. Theo tôi nghĩ thì xương thú rừng mà hầm với đu đủ, sẽ làm ngọt nước hơn.
Quán Bát Hồng, xố 101 Hùng Vương. Tôi thấy quán này là quán nhậu và chim trời cá biển gì họ cũng có. Quán rất tấp nập, nhưng tôi không tài nào ăn thêm được nữa.
Quán Lẩu vịt 77, xố 50 Lý Thường Kiệt. Lần đầu tiên tôi nghe qua món lẩy này, không biets họ nấu như thế nào nữa?


Bánh Xèo Phan Chu Trinh, quán không có tên và nằm trên đường Phan Chu Trinh. Tôi thấy nguyên một đống chảo họ sử dụng để chiên bánh là thấy ấn tượng rồi. Cả thành phố ai cũng biết tới quán này.
Lúc này tôi mới kết luận rằng ẩm thực của Tây Nguyên phần nhiều là do ảnh hưởng của các dân cư đến đây lập nghiệp từ vùng Miền Trung, vùng Miền Bắc.
Còn ẩm thực tây nguyên mà các quán trên vùng này họ bán, chủ yếu là thú rừng, mà giờ đây là đa số được nuôi hay săn bắt lậu.
Nếu tôi muốn tìm hiểu về ẩm thực của người dân tộc, thì tôi phải lùng mò vào những vùng sâu, nơi họ ở. Tôi phải có sự quen biết, phải có lời giới thiệu, phải có hướng dẫn, phải vào những dịp lễ hội của họ…. phiền toái lắm.


Trong những ngày qua trên vùng đất Tây Nguyên này, tôi chỉ chấm có mỗi món Gà Nướng Tiên Sơn với Cơm Lam. Và tôi hài lòng nhất là món Gỏi Lá Kon Tum.
Chai nước suối ở Kontum có ấn tượng với tôi về mặt design.
Chai màu xanh lá cây là chai ma. Tôi chưa có khui, chỉ chạy xốc có chút xíu là bị xì rồi, nước đục ngầu.


Tôi nghĩ là đoạn đường ngày hôm nay tôi sẽ đi qua có thể là hoang vắng, vì thế trước khi tôi rời khỏi Kon Tum, tôi ghé ngang chợ thủ sẵn một bịch bánh.

Tôi không ngờ là khu vực này lại đông đảo người ở, và những gì tôi thủ sẵn là không cần thiết.

tt. Plei Cần, tôi thấy giờ đây trên các vùng Cao Nguyên chỗ nào cũng có món heo mọi quay với lá mắc mật.


Tại khu vực chợ Plei Cần, lúc này la giữ trưa, mà tôi không tìm được quán ăn nào xung quanh khu chợ. ăn tạm ly chè.


Tôi nghĩ là đoạn đường ngày hôm nay tôi sẽ đi qua có thể là hoang vắng, vì thế trước khi tôi rời khỏi Kon Tum, tôi ghé ngang chợ thủ sẵn một bịch bánh. Tôi không ngờ là khu vực này lại đông đảo người ở, và những gì tôi thủ sẵn là không cần thiết. 
Từ khi tôi rời khỏi tt. Plei Cần, tôi bắt đầu chạy lên đèo và chỉ có trên đèo là vắng người ở thôi. Bất đàu từ khu vực này, tôi mới có cảm giác là mình chạy trên dãy núi Trường Sơn hung vĩ . Trên dây tôi thấy núi rừng còn nhiều cây xanh, vẫn còn phần nào đó nguyên sinh, Không có trọc lóc như những vùng mà tôi đã đi ngang trong những ngày qua. Lâu lâu tôi phải dừng xe để chiêm ngưỡng những cảnh đẹp như thế.


Có một đoạn từ Đăk Glei ( ở đây là vùng của dân tộc Dzẽ hay Giẽ gì đó), tôi hửi thấy mùi khét của bố thắng, làm tôi phải lo lắng. Nhưng một lúc sau thì tôi phát hiện chiếc xe đò chạy phía trước tôi là thủ phạm. Tôi không có bận rộn, tôi đành thắng lại nghỉ mệt một chút, để khỏi phải hít phải sự ô nhiễm đáy. Tôi thấy đoạn đường này có rất nhiều xe khách đi chuyến Miền Bắc sử dụng.




Chiều nay trên đường, khúc tôi vừa qua tt. Khâm Đức, tôi bị mắc mưa và lúc đó cũng ít có quán nước trên đường để tôi ghé lại. Dẫu sao đi nữa tôi thấy cơn mưa không có lớn nên tôi vẫn cứ chạy tiếp. 


Khi gần đến tt. Thạnh Mỹ, thì lúc này đã tạnh mưa, nhưng dấu vết vài cây đổ trên đường cho tôi thấy, là tôi quá hên thật.


TT. Thạnh Mỹ là địa phận của Quảng Nam và nhiều người từ Đà Nẵng lên đây lập nhiệp ,vì thế mà các món ăn cũng rặc vùng Quảng Nam mà thôi.
Tôi lần đầu tiên được thưởng thức Mì Cá. Cũng tương tự như Mì Quảng thôi, thay vì nấu với tôm, gà hay heo, thì ở đây họ nấu với cá trầu hay là còn được gọi là cá lóc. Dĩa rau ăn kém nào có thân chuối, xà lách, húng thơm và húng cây. Tôi chỉ thấy là họ không đưa cho tôi miếng bánh tráng mà thôi, nhưng vì ở đây họ ăn thế, cô chủ quán trẻ giải thích cho tôi biết. Ngoài ra quán ăn này còn có Mì Lươn nữa. Quán này tên là A Dũng và nằm trên đường xuống chợ.


Sáng nay trước khi lên đường tôi cũng thủ theo 2 cái bánh ú và sau khi thưởng thức ly cà phê cùng ổ bánh mì thịt, tôi mới lên đường.
Nơi đây người ta gọi đây là trái thơm, chỉ to hơn một nấm đấm một chút.


Vì chắc là thắng cảnh đồi, nùi và sông nước đẹp qúa, tôi chạy mà khỏi phải lo âu ngó bảng hướng dẫn đường. Đến một lúc sau tôi thấy sao mình lại chạy vào một vùng như đồng bằng và không thấy núi non sao nè? Ngờ đâu khi tôi phát hiện ra, thì mình đã bắn tới Túy Loan, gần Đà Nẵng. 


Tại đây có một ngã ba và tôi vội và rẽ trái theo con lộ ấy, QL14G, rồi tôi chạy ngược về phía núi. Con đường này đẹp thật và cũng đông đúc người ở 2 bên đường. 


Lên đến núi có nhiều làng dân tộc, Ka Tu. Tôi chạy cho tới quá trưa, tôi mới quay trở lại QL14 tại tt. Prao.


Nhà văn hóa tại Prao.


Tôi dùng bữa trưa tại đây, đoạn đường kế tiếp tôi chạy qua một khu rừng rú hoang vắng. Trên đường chỉ có vài khu thôn xã của người dân tộc. Tôi không tìm thấy quán nước nghỉ chân, đành dừng lại một nơi thuộc bộ đội biên phòng. Tại đó họ không bán cà phê mà chỉ bán nước giải khát cho khách qua đường thôi. Họ không có đá. Tôi uống tạm một chai nước suối và chào lên đường đi tiếp. Tôi được họ cảnh báo là có cơ hội hết phòng. Vì hôm nay tại A Lươi có tổ chức Lễ Hội Văn Hóa dành cho các đồng bào dân tộc thuộc vùng Cao Nguyên.












Khi tôi đã chạy qua khoảng 70 km đoạn đường hoang vắng, chạy ngang qua 2 cái đường hầm và tôi thả đèo xuống một thung lũng, thuộc xã A Roàng. Thắng cảnh ở đây đẹp lắm. Dưới đây là những đồng ruộng của đồng bào dân tộc.Tôi thấy họ đang cày bứa chuẩn bị cho vụ lúa mới. Tôi muốn dừng lại đây, nhưng hỏi thăm, thì các làng ở đây họ không có nhà nghĩ. Tôi tin rằng là tôi có thể xin phép móc võng tại một quán nước mà tôi nghỉ chân. Nhưng tôi không muốn làm phiền tới họ và ráng chạy thêm 30 cây số còn lại để đến A Lưới.


Cái bánh chưng tôi mua lúc sáng tại chợ Thạnh Mỹ, theo kiểu người Quảng Nam họ lại gói theo hình thù như thế này.


Tôi phải tìm mãi và cũng hên là cuối cùng có người chỉ tôi tới một nhà trọ. Họ còn mỗi một phòng hơi giống model thời 80. Không còn sự lựa chọn khác, có chỗ ngủ vẫn còn hơn không mà.
Giường chiếu còn lòi cả cây đinh lên. Nẹp giường thì có vài cây bị gãy.


Tại đây lại là khu vực của tỉnh Thừa Thiên Huế, nên các người mua bán tại đây phần nhiều cũng có nguồn góc từ Huế, và ẩm thực cũng rặc Huế.


Đây là lần đầu tiên toi có cơ hội ăn tô Bánh Canh Cá Lóc của người Huế. Tại quán này, họ có tất cả là 3 loại bánh canh. Bánh làm bằng bột mì thì họ làm sẵn, còn bánh làm bằng bột gạo hay bột năng, khi nào khách ăn họ mới bắt đầu cán bột. Sau đó họ cuộn miếng bột lên một ống nhựa. 


Tiếp theo với bàn tay điêu nghệ, họ cắt bột thành những sợi bánh canh đều bằng nhau rớt xuống nồi nước đang sôi.


Rồi đợi bánh chín mới vớt bánh lên tô. Bà chủ quán múc vào tô một ít cá lóc miếng nhỏ, được lóc xương rồi kho sẵn với gia vị, hành tỏi, hạt điều và ớt. 


Kế tiếp là bà chan lên một mui nước lèo nấu bằng xương cá có nêm thêm một ít gia vị chung với màu hạt điều và nêm thêm một ít mắm ruốc huế, thế là xong. 


Tô bánh canh cá lóc kiểu người huế là không có rau, chỉ cần vắt thêm chanh và nêm thêm nước mắm nếu cần thiết.


Ăn xong tô bánh canh làm bằng bột gạo ngon tuyệt vời, bà chủ quá nhiệt tình mời tôi ăn thêm tô bánh canh làm bằng bột mì. Để cho khách thấy hơi khác lạ, tô bánh canh với bột mì bà ta cắt cá lóc ra thành từng khoanh. Nói chung là 2 tô bánh canh không có gì khác biệt, tôi chỉ thấy là sợi bánh canh của bột mì ăn không mấy là ngon, vì nó hơi mềm và không có độ dai.


Rồi bà ta khuyến khích tôi ăn thêm món bánh khọt theo kiểu người Huế. Đến đây tôi xin thua, tôi không thể ăn tiếp nữa.
Tối nay tt. A Lưới thật là nhộn nhịp. Bà con ra vào khu hội đông nhân dân thật tấp nập. Các chú công an huyên và công an giao thông phải đứng ra giữ trật tự và không để cho bà con làm nghẹt tắt con lộ chính, chạy qua giữa thị trấn.
Tôi thì khổng thể chen chúc được giữ đám đông như thế, thôi đành phải quay lại căn nhà trọ u ám và ráng cố gắng ngủ sớm.


Sáng nay nhờ tiếng con chó điên sủa um xùm, tôi thức giấc dậy thật sớm. 
Quày bánh trong chợ.


Bánh ít nhân tôm.


Trước cổng chợ có một quày quà sáng đông khách, tôi ghé lại điều tra ngay. Tại đây họ bán Cơm Hến, Bún Hến và Bún Nghê. 


Tôi ăn tô bún hến, trong đó có bún, ít giá, bạc bà được xắt nhỏ như cây tăm xỉa răng, rau răm rau thơm xắt nhỏ, hến xào với hành lá, đậu phọng rang xào với hạt điều, một ít mắm ruốc huế, một ít bột ngọt và ít ớt xào. Thế là mọi thứ trộn đều lên và ăn. Tôi định ăn thêm tô Bún Nghệ nữa, nhưng thấy mọi người đang đứng đợi, nên tôi tạm ngừng. Tô bún tôi ăn chỉ có 5 ngàn thôi. Xong tôi vào trong chợ mua theo vài cái Bánh Ít mang theo thủ cho đoạn đường vang kế tiêp.



Thật ra đoạn đường này có vắng lắm đâu, chỗ nào cũng có người ở. Chỉ khi ra khỏi TT. khoảng 10 km, thì tôi lên đèo và khúc đó với vắng. 


Lúc xuống đèo, tôi thấy một ngã rã bên phải theo dường mòn đá chạy xuống suối. Lòng tò mò, tôi chạy xe xuống bên mé suối và thấy nơi đó lý tưởng quá, nên tôi không thể nào mà bỏ qua cơ hội nhảy xuống suối tắm. Vào mùa này nước vừa trong và không lạnh cho lắm.






Dân Người Nguồn, họ gọi đây là Cà Lào. ăn cũng có vị hơi đắng, mọc hoang dại ngoài thiên nhiên. Cây Cà Đắng là loại cây khác.


Khi tôi lên lại con lộ cái thì tôi mới phát hiện ra là mình đang ở gần chân cầu Pyhay, ngay đó có một ngôi làng dân tộc. Chỉ cách đó không xa là một cây cầu nhỏ, mà tôi thấy không tên và phía bên kia cầu là thuộc địa phận của Quảng Trị.




Tôi rời khỏi A Lưới khoảng 40 km , là tôi tới tt. Tà Rụt. Nơi đây là một tt trấn biên giới, nên ơ đây tôi thấy cũng có vài căn nhà nghỉ. 


Tôi chạy dọc theo một con suối mà tôi thấy đẹp vô cùng. Khi chạy qua cầu A Cho, tôi thấy một điểm dừng chân tại bên kia chân cầu, có một nét tư cách riêng, tôi phải quay xe lại để nghỉ chân. Nơi đây tôi phát hiện là một nơi nghỉ mát lý tưởng, vì bên con suối nhỏ, là nước từ rừng sâu chảy về lạnh buốt, còn bên con suối lớn là có vùng nước sâu, thích hợp cho việc đi lặn.


Tôi thấy người dân tộc đến quán bán các loại cá suối mà họ mới đi bất về được. Lúc đó tôi mới biêt là anh chủ quán vui tính ớ đây cũng có vài món Tây Nguyên, để thượng khách qua đường ghé lai rai. Tiện thể tôi thích không khí nơi đây và sẽ ở lại dùng bữa trưa.
Tôi gọi món Cá Trình Um Chuối Lùn và Nghệ. Anh chủ quán tận tay bắt con trình còn sống ra khỏi bể. Rồi cạo sạch nhớt cá bằng nước sôi. Sau đó anh ta mới móc cái mật ra để riêng, vì đây mới là thứ quý. Tiếp theo anh ta làm sạch ruột cá, chặc cá ra từng khúc nhỏ, ướp vào đó là tỏi, nghệ, xả, ớt, tiêu, đường, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn, đường, ít rượu và chuối săt miếng nhỏ đã được luộc sẵn. Rồi anh ta đảo đều các thứ lên và cho lên bếp nấu.
Khi cá chín anh ta với múc ra dĩa và rắc ngò gai lên trên. Lúc này anh ta mới cắt cái túi mật ra và hòa đêu với ít rượu rồi đưa tôi uống. Tôi chỉ cảm nhận một ít vị đắng mà thôi. Còn dĩa cá trình của tôi thì ngon tuyệt vời. thịt con cá trình nó chắc lắm.




Trên đường đến Khê Sanh, toi chạy qua một cái đập thủy điện nhỏ chưa hoạt động. 


Rồi tôi chạy qua khu bảo tồn rừng của Đa Krông. Vì thấy cái bảng khu du lịch sinh thái, nên tôi chạy vào để tham khảo họ có những dịch vụ gì? Thì ra nơi đó chỉ là nơi làm việc của các cán bộ bảo vệ bên lâm trường mà thôi, chứ không phải là điểm du lịch như bảng hướng dẫn. 


Theo lời chỉ bảo của anh chủ quán lúc trưa, tôi tìm nhà trọ tại Khê Sanh vì nơi đó mát mẻ. Rồi tôi tranh thủ chạy quan Lao Bảo thăm quan. Nơi đây là cửa khẩu Việt Lào, và tôi thấy chẳng có gì là đặc biệt cả.




Tôi thấy có 2 món lạ mà tôi ghé ăn thử, tuy là 2 món đó không phải là món ăn dân gian của Việt Nam. 
Món đầu tiên tôi ăn đó là món Cháo Bột Lào. Thì ra vùng Quảng Bình người ta gọi Cháo hay là Canh Cháo, có nghĩa là Bánh Canh. 


Bột Lào là một loại bánh canh làm từ bột gạo và có nguồn gốc từ bên Lào. Tô Cháo Bột Lào ở đây người ta nấu bằng thịt vịt. Tôi thấy trong tô chỉ có hành lá, hành phi và tỏi phi thôi. Ăn tô Bánh Canh này tại đây, họ chỉ nêm thêm chanh, ớt và nước mắm thôi. Không có thêm rau cỏ gì cả.


Món thứ hai tôi thử là Xôi Xụm, còn chán hơn cả món lúc nãy. Món này gồm có 1 dĩa xôi trắng, một dĩa rau sống trong đó có lá cải trắng, lá lốt, rau ngò gai và rau ngò rí. Dĩa thứ ba là xoài băm, cà chua đâm nát, ớt, tiêu, bột ngọt, chanh, nước mắm, mắm nêm, đường…, một loại gỏi như là gỏi truyền thống làm bằng mắm ba khía của Thai Lan, Bóc Lò Hôn.


Thêm món Lạp bò của người Lào. Món ăn này cay lắm. Tôi thấy bên Lào món này họ làm bằng thịt bò sống.


Mùa này hoa Bằng Lăng nở đẹp lắm.


Cả Hoa Phượng.

Nhà thờ tại Khê Sanh.

Tôi có mấy người bạn mà tôi làm quen trước đây trong chuyến đi xích lô hồi 2 năm về trước. Vì thế hôm nay tôi sẽ rời vùng núi và đi về phía vùng biển thăm họ. 

 
Tôi dự định sẽ chạy theo con đường HCM phía Tây, nhưng khi hỏi thăm, thì có người cho tôi biết đoạn đường đó rất là hoang vắng, thế là tôi chọn con đường an toàn là theo QL9 về tới Cam Lộ. 
Tình cờ Anh bạn tôi Đăng, hướng dẫn tôi nên chạy từ Cam Lộ theo con đường HCM Đông khoảng hơn 50 km là có lối rẽ bên tay trái, sẽ đưa tôi tới suối nước khoáng thiên nhiên Bang, thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, một điểm mà anh ta nghĩ tôi nên khám phá.


Con đường HCM vắng vẻ, tuy nhiên cũng phải chạy ngang qua một tt. nhỏ và vài làng xã. Cho nên cũng không là hoang vắng như là tôi tưởng. Chạy trên đoạn đường ấy, tôi cũng chẳng thấy gì gọi là cảnh đẹp, nên tôi không có la cà như những ngày trước và chẳng mấy chốc tôi dừng xe trước cửa một cái cống chào của khu suối nước khoáng Bang. 


Lúc này anh bạn tôi Đăng không ở đấy và giao nhiệm vụ cho anh Bảy, một nhân viên bảo vệ thay mặt anh ta tiếp đón tôi. 


Anh Bảy là một người dân địa phương, nên anh ta rất hiểu biết về khu vực này. Anh ta dẫn tôi qua khu mỏ nước nóng thăm quan trước, bên ấy chúng tôi có dịp luộc trứng và nấu mì gói cho bữa trưa. Tôi chưa bao giờ thấy một điểm nước sôi ùng ục như tại đây. Tôi nghe anh Bảy nói là ngay điểm miệng mỏ, họ đã đo tới 105 độ C. 


Tại ngay mỏ, tôi cũng có dịp trò chuyện với anh tài xế, chuyên lái xe đến đây lấy nước khoáng, mang về công ty xử lý. Đến ngày hôm nay tôi mới biết thêm tại Việt Nam ta có thêm chai nước khoáng Bang, tại tỉnh Quảng Bình. Trước kia thì tôi được biết đến 2 nguồn, đó là Vĩnh Hảo và Đảm Thạnh.


Nghỉ trưa cùng với anh Bảy và anh tài xế xe nước khoáng.


Đây là trái Mẵng Cầu của vùng đất này. Tôi nghe nói là loại này ăn hơi xốp mà không dai như loại mẵng cầu trong vùng phía Nam.


Bữa ăn trưa của tôi và anh Bảy.


Bên mạch nước khoáng sôi, tôi mất hơn 10 phút mà không cần đậy nấp, thế là nước trong nồi đủ nóng để cho tôi nấu mì gói.


Quá tuyệt vời.


Đặc biệt tại khu nước khoáng Bang, ngoài khu vực có mấy điểm nước phun lên sôi ùng ục, vậy mà kế đó vài mét thôi, lại có một con suối nước lạnh. Ăn xong bữa trưa khá ấn tượng. Anh Bảy đưa tôi qua bên khu suối nước lạnh tắm.


Lúc này anh ta mới chỉ cho tôi biết một hồ ngâm nước nóng, mà trước đây vào thời kỳ chiến tranh, nơi đây là nơi nghỉ dưỡng và điều trị cho bộ đội.
Tắm bên suối nước lạnh vào mùa này không mấy là lạnh cho lắm. Anh Bảy cho tôi biết là vào mùa nóng như mùa này, thì họ qua bên suối lạnh tắm, còn vào mùa đông thời tiết lạnh, họ lại qua bên suối nóng tắm. Trưa nay thì nóng quá, nên tôi chỉ đi ngang qua mà không dám nhảy vào hồ nước nóng thử.


Cây nhân trần khô, giúp trị bệnh gan và giảm tóc bạc.
Chiều nay tôi dự định sẽ đến Đồng Hới, nhưng Đăng lại muốn giữ chân tôi lại giữa chỗ rừng rú này và anh ta cùng một số người bạn từ Đồng Hới đang trên đường ra đây chơi với tôi. Trong lúc chờ đợi, anh Bảy dẫn tôi đi lòng vòng khu vực quanh láng trại và dạy cho tôi biết thêm một ít lá cây rừng mà chúng ta có thể ăn được hay là áp dụng trong việc điều trị bệnh.


Gần chiều tối nhóm của Đăng mới ra tới. Thì ra anh ta là người thay mặt chọ một công ty sẽ đứng ra, đưa khu vực này vào hoạt động lại. Tại đây trước kia đã là một điểm du lịch hot của tỉnh. Ý Đăng là muốn tôi cùng chia sẽ những khoảng khắc còn hoang dã với nhóm anh của anh ta vào đêm nay, trước khi khu này trong một thời gian ngắn sẽ trở thành một khu du lịch công nghiệp hóa.


Thế là tối nay tôi lại một lần nữa cùng với những người bạn mới quen, xuống bên mỏ phun nước nóng để hấp con gà 2,6 kg, luộc trứng gà và hột vịt lộn. 


Trong lúc chờ đợi Đăng chỉ tôi cách xông hơi trực tiếp ngay nơi mỏ phun nước nóng. 


Vào bưới chiều tối, không khí trời mát lại, nên ngồi xông hơi, tôi cảm thấy một cảm giác thật là dễ chịu. Tôi đang thưởng thức giây phút thoải mái quý hiếm này, thì mớ trứng đã chín và mọi người kêu tôi quay lại cái bàn tròn gần đó để nhậu. 
Chúng tôi nhậu xong mớ trứng, chỉ ít lâu sau, con gà to tướng trong bịch nylon, cũng được hấp chín khi được nhúng trong mỏ nước sôi chưa đầy 1 tiếng. Tôi phải công nhận là ăn theo kiểu mọi rợ này mà lại ngon thật, ai nấy cũng rầm rộ khen là con gà quá tuyệt vời. Cũng nhờ một công lao lớn của Đăng, là cách hấp gà là không nên thọc tiết, mà lại vặn cổ cho chết. Kiểu ăn của chúng tôi là không nên phí phạm, nên khi gặm xong hết thịt, thì mớ xương lại được ném lại nồi nước súp của gà. Tối nay chúng tôi còn có thêm một món mì gói nữa.
Dọn dẹp xong nơi ngồi nhậu nhẹt sạch sẽ trở lại. Chúng tôi kéo nhau xuống suối tắm trong ánh trăng lu mờ lất phất. Tôi đã không bỏ qua cơ hội ngâm người vào bể nước nóng hổi sau khi đã bơi lội tung tăng bên dòng suối nước lạnh.
Thoạt đầu lúc mới bước xuống, thì cảm giác của mọi người đều cảm thấy nóng, nhưng khi ngâm người trong bể nước khoáng nóng hơn 50 độ C, ai nấy cũng cảm thấy dễ chịu hơn. Theo tôi được biết là ngâm người vào bể nước nóng này sẽ giúp cho chúng ta điều trị một số loại bệnh, mà tôi thấy chắc hữu hiệu nhất là loại bệnh ghẻ. Ngoài ra ai muốn có cảm giác là được giảm cân trong chốc lát, thì cách ngâm mình trong nước nóng khoảng 30 phút, sẽ giúp chúng ta bốc hơi cả một ký nước.
Tắm rửa xong, quay trở lại khu láng trại (trước kia là một nhà hàng rộng lớn) và nhậu tiếp. Buổi tối nay chúng tôi còn thưởng thức thêm món mì gói nấu với xương gà gậm.
Tối hôm nay, tôi mới có cơ hội đầu tiên để móc võng, bữa ngủ bụi đàu tiên trong chuyến du ngoạn này. Tôi chọn cho tôi một mái hiên khá yên tĩnh phía sau nhà và tôi đã có một giấc ngủ quá ngon.
Thật là quá ấn tượng, cám ơn bác Đăng và nhóm bạn tôi mới quen rất nhiều.


Sáng sớm nay chúng tôi tranh thủ tắm suối thêm một lần nữa, trước khi cả nhóm kéo nhau về lại Đồng Hới.
Chúng tôi tập chung tại quán ăn Thiên Vĩnh tại bãi biển Quang Phú. Tôi đã đi ngang qua Đồng Hới 2 lần rồi, mà tôi lại không hề biết là ở đây lại có một bãi biển dài, đẹp và hoang vắng đến thế. 
Tôi vẫn còn thấy hơi mệt mỏi, nên tôi tranh thủ tìm một nơi có bóng mát dưới hàng dương để móc võng ngủ. Đăng đến đánh thức tôi dậy vào lúc gần trưa, khi các anh em từ Đồng Hới ra tham dự đông đủ. 


Trưa nay có một món ăn mà tôi thấy ấn tượng nhất, đó là tô súp chua cay nấu bằng con nhum. Tôi thấy thịt nhum ở đây lại dày thịt thật, món này là lần đầu tiên tôi được ăn nấu như thế này. Tôi thấy các món hải sản tại quán rất tươi và tại khu vực này, giá cả của họ cũng rất là bình dân.


Chiều nay lại nhậu tiếp.


Sinh nhật bé gái của Big Daddy.


Toàn là nhi đồng.


Trông thật hấp dẫn nhỉ.


Bà xã bác Big Daddy cũng khéo tay ra phết.


Cùng với các bác Đồng Hới.


Xong bữa tiệc, tôi quay lại bãi tắm Quảng Phú, và nơi đây tôi được phép móc võng ngủ dưới ánh trăng ngàn sao với tiếng sóng ầm ầm êm dịu.


Vào lúc 4 giờ sáng tôi giậc mình thức giấc bởi tiếng động của những người đi biển. Ông chủ quán cũng đi ra ngoài khơi kéo lưới.


Đến 6 giờ thì tôi mới thức dậy và tôi lại xuống biển tắm thêm một lần nữa. Trong lúc đó thì chiếc xuồng làm bằng tre nhỏ của ông chủ quán bắt đàu quay lại gần bờ. Tôi chạy ra phía họ và giúp họ đẩy chiếc xuồng lên bờ. Tôi thấy hôm nay họ đanh bắt không có bao nhiêu cả, chắc là không đủ để quán bán cho khách. Ông chủ quán trò chuyện với tôi là bình thường thì họ bắt cũng chỉ thế, nguồn hải sản gần bờ giờ đây đã bị cạn kiệt. Ông chủ quán muốn tôi ở lại nhậu chung con cá đuối mà ông ta mới đánh bắt được. Tôi phải từ chối khéo, 2 ngày qua nhậu liên tiếp, tôi thấy người uể oải quá. Tôi dùng chung bữa sáng cùng với họ, và tôi tranh thủ quay lại Đồng Hới chia tay với nhóm bạn, rồi tôi mới chạy lên núi.


Tôi chạy đén Chợ Ga, thì mé bên phía trước cổng chợ, tôi thấy có 3 bà ngồi ven đường cùng với cái thúng. Tôi ghé lại hơi họ bán gì, thì ra họ bán món Cơm Gà Châu Hóa. 


Họ múc cho tôi rất nhiều cơm vào hộp xốp, sau đó họ múc cho tôi một ít măng và đọt môn muối chua và cuối cùng là vài miếng thịt gà kho nghệ, trong đó có luôn một khoanh chả lụa có hình như trái tim. Tôi phải tìm một quán nước có bóng mát để dừng lại ăn thử món mới lạ này. Tôi thấy là không có ngon.




Tiếp theo tôi chạy ngang qua Động Phong Nha. 





Khi chay ngang qua một con đường bê tông thẳng tấp, (tôi nghe nói là trong trường hợp khẩn cấp bên bộ quốc phòng sẽ dùng khúc đường này làm sân đáp máy bay giã chiến), tôi bị một làn gió ngang từ vách núi văng ra, làm tay lái xe như bị nhấc hổng lên. Sợ qua, tôi phải chạy châm lại cho an toàn. Lên đến đèo Đá Đẽo tôi thấy gió thổi cũng lồng lộng. 
Qua xong đèo là một khu thung lũng trồng lúa. Tôi thấy đoạn đường hôm nay cũng không có hoang vắng cho lắm, chỉ có đoạn lên đèo là vắng thôi. Ngoài ra con đường nhựa nới đây tốt lắm.


Tôi chạy đến xã Hóa Tiến để nghỉ lại đêm nay. Anh bạn Thùy mà tôi mới quen tại Đồng Hới trong 2 ngày qua đã mời tôi ghé lại chốn này nếu tôi có dịp lên núi. Tình cờ vào lúc đó anh ta đang bận ngồi họp tại một nơi khác, thì tôi lại bắt chuyện với một anh bạn trẻ tên Tuệ, tại quán cà phê của gia đình anh ấy. Trò chuyên một hồi thì mọi người đều biết nhau cả. Rồi rất ngẫu nhiên Thùy lại không thể ở lại nhà đêm nay và thế là Tuệ không ngần ngại mời tôi về nhà anh ấy nghỉ lại.


Chiều tối tôi được gia đình Tuệ mời dùng chung bữa cơm cùng với họ. Bữa cơm quê thật đơn giản nhưng lại chứa chan một tấm lòng quá hiếu khách của gia chủ.
Thật là bất ngờ khi tôi biết thêm tuy họ hoàn toàn sinh hoạt giống người kinh, nhưng họ lại là dân tộc Nguồn, họ phần nhiều sống tập trung tại huyện Minh Hóa.


Sáng sớm, Tuệ dẫn tôi ra thăm quan khu chợ làng. Chúng tôi mua đồ về ăn sáng và dể nấu cho bữa trưa. Tuy là mới có hơn 6 giờ sáng mà coi như hàng thịt cá và rau cỏ họ dã bán gần hết rồi. Tôi cứ tiếc là hôm nay mình lại quên không mang thao máy chụp hình.
Tôi tìm hiểu và biết thêm người Nguồn họ có một ngôn ngữ riêng, nhưng lạ thay họ lại không có chữ viết. Họ không có tính ngưỡng của những tôn giáo ngoại nhập, trên bàn thờ của họ không có hình ảnh mà chỉ có bát hương, họ chỉ thờ ông bà và tổ tiên.
Tôi được biết thêm họ cũng có một văn hóa ẩm thực khá đặc trưng, mà hiện nay, hầu như người ngoài không hề biết tới. Quá hay, tôi sẽ ở lại thêm ngày mai để hiểu thêm về văn hóa này.


Chiều nay Thùy mới rảnh và anh ta rủ tôi chạy tới khu biên giới Chala. Thắng cảnh bên khu biên giới thật là đẹp.


Cửa khẩu Chala không có gì là đặc sắc cả, ngay khu trung tâm thương mại, các quay bán hàng đóng cửa gần hết. Tôi chỉ thấy khoảng 2-3 quày hàng còn lại mà họ chỉ bán có vài mặt hàng như, bia rượu, thuốc lá, kẹo bánh, xà bong..


Thùy chở tôi đến một quán ăn ven đường mà anh ta đã gọi điện đặc sẵn. Chỉ ở đây, họ có một loại rau rùng, một loại dây leo mà người ta gọi là rau đắng. Thông thường thì những loại rau rừng chỉ vào thời điểm đầu mùa mưa mới có đọt non và người dân họ chỉ có thưởng thức loại rau đó từ 2 đến 4 tuần trong một năm mà thôi.


Lá rau đắng này họ thường nấu với cá suối, nhưng người chủ quán họ không mua được, vì thế mà họ lại nấu với chồn. Nói chung tôi không thích ăn những gì có liên quan đến thú rừng quý hiếm và hôm nay Thùy đã không hiểu về quan điểm của tôi.


Tôi phải dây cho thật sớm, vì tôi muốn ra chợ coi có những gì lạ không. 


Tiếc thay cả đêm và cả lúc này trời vẫn còn mưa. Nên chợ hôm nay cũng vắng người bán. Tôi cũng chẳng thấy món gì đặc biệt cả. Tôi nghe vài người giớ thiệu cho tôi nên ăn thử cá Mát, và sáng nay tôi và Tuệ cũng không tìm được loại cá ấy cho tôi ăn thử.








Trưa nay Tuệ ra tay làm đầu bếp. Anh ta sẽ không dùng tới những tiện nghi của thời đại mà anh ta chỉ nấu bằng củi rừng mà thôi. Tôi chọc anh ta là làm thế chỉ khổ cho cô vợ lát nữa phải ngồi chà nồi mà thôi.
Tuệ đã từng nấu cơm cho đám em từ khi anh ta mới 6 tuổi. Lúc ấy gia đình anh nghèo khổ, bố me phải lội bộ vào rãy làm từ hồi sáng sớm.
Bữa cơm hôm nay là cơm nấu bằng bếp củi, cá đắng kho với lá chanh, sườn ram và canh ốc nấu chua với rau bún.


Món canh ốc là phải luộc ốc chín trước. Trên suối có 2 loại ốc, ốc đực mình dài và có màu đen. 


Ốc đực khi nấu là phải đợi nước cho sôi, rồi mới bỏ ốc vào nồi và khoáy đều, lâu lâu lấy một con lên cậy thử, nếu lấy thịt được ra hết là ốc đã chín. 


Loại ốc kia là ốc cái, có hình tròn và màu xám trắng. Ốc cái khi luộc là luộc chung với nước lạnh, đến khi nước sôi là ốc chín. Ốc cái vào thời điểm có trăng hay có trứng, phải bỏ phàn cuối.


Ốc chín, họ giữ lại nước luộc ốc và chỉ gạn lấy phần nước trong bên trên. Sau đó dùng để nấu canh chung với thịt ốc đã được khượi và rau bún muối chua (rau bún muối chua để nguyên cọng là dùng để xào, còn rau bún thái nhỏ muối chua là dùng để nấu canh).


Tôi ăn thấy cũng là lạ, tôi chỉ chê là rau bún muối chua mà chúng tôi mua hôm nay, không ngon bằng loại mà chúng tôi mua hôm qua, rau già quá, ăn toàn là sơ.




Đây là lá Bún, dùng để muối chua. Để nguyên lá thì họ dùng để xào. Nếu dùng để nấu canh, thì họ đem băm ra nhỏ rồi mới muối chua. Chỉ vào đầu mùa mưa, cây mới ra đọt non, họ mới hái về muối chua. Vì thế mà không phải lúc nào cũng coa món này.


Cá đắng là một loại cá nhỏ, chỉ cần rửa sạch và không cần làm vẩy hay móc ruột ra gì cả. Chỉ cần nêm nước mắm, gia vị, lá chanh, ít dầu ăn và ớt. Như thế là đảo đều lên và bắc lên bếp kho thôi.
Món kia là đọt môn muối chua.


Chiều nay thì Thùy đã phần nào hiểu được tính tôi. Thế là anh ta cùng Tuệ chở tôi đến một nhà anh bạn thầy giáo của anh ta, tên là Đời, ở Hội Hóa, cách đó khoảng 15 km. Trước khi đến, chúng tôi ghé ngang qua một nhà vườn và mua một con gà mái khá lớn. Khu nhà Đời ở cách sườn núi chỉ khoảng 100 mét, thắng cảnh nơi đây thật là thơ mộng. 


Chúng tôi cùng nhau ra đó kéo lưới và bắt cá suối. Anh Đời ghẹo tôi là chắc hôm nay vì có mặt tôi mà họ không đánh bắt được nhiều như những hôm khác.


Con này sẽ biến thành con chuồn chuồn, ăn luôn.


Về lại nhà anh Đời, anh ta trổ tài nấu vài món khá độc đáo của người Nguồn cho tôi thưởng thức. 


Món đầu tiên là món gà bản, (gà bản có nghĩa là gà của người dân tôc họ nuôi thả vườn, họ không cho chúng ăn gì hết, chúng tự đi tìm thức ăn quanh vườn và tối chúng ngủ trên cây, mỗi lúc muốn bất chúng để làm thịt, thì có khi phải gài bãy hay đợi tối chúng ngủ, mới lấy nỏ bắn chúng, hihi, không phải muốn ăn là có liền đâu), Anh ta nấu con gà với dọc mùng đen, một loại dọc mùng chỉ mọc tại vùng núi.


Trước hết con gà sau khi làm sạch lông, được chặt ra từng miếng nhỏ. Sau đó anh ta ướp vào gà là hành tâm (có người gọi là hành châm, một loại hành của vùng đất Nghệ An, có mùi rất thơm. Ở đây, họ dùng hành tâm, nên không cần dùng đến tỏi.), chỉ ít nước mắm thôi (anh ta giải thích, nếu kho gà mà nhiều nước mắm quá, nó lại ra vị chua), muối, đường, bột ngọt, ớt (đặc biệt vì tôi là khách quý, nên anh ta chỉ bỏ ít ớt thôi), và sau cùng là mắm tôm. Chén huyết của gà cũng được trộn tan chung vào nồi gà và để ướp qua bên khoảng nửa tiếng, trong khi đó thì dọc mùng được tước cho sạch vỏ và đem cắt khúc. Tất cả bỏ chung vào nồi gà và đậy nấp lại đem đun lên cho sôi. 


Lâu lâu phải dở nắp nồi lên để đảo cho đều, khi nào thấy gà chín là xong món Gà Bản nấu với Dọc Mùng Đen. 


Món thứ hai là mớ cá mới kéo dưới suối, lấy rửa sạch, không cần cạo vẩy hay làm ruột gì hết. Cho tất cả vào nồi và ướp vào trong đó, nào là hành, rất nhiều ớt rừng (trái nhỏ ly ty hơn cả trái ớt hiểm), lá ớt, muối, đường, bột ngọt và kho cá là phải cần nêm nhiều nước mắm. Thế là tất cả đun sôi lên cho thêm ít nước và hớt bọt. Thế là xong thêm món 


Cá Kho Xổi.


Món thứ ba là Cá Lóc Hang kho Măng, món này có sẵn, chỉ hâm lại thôi.


Món thứ tư là Dĩa Rau Tập Tàng Luộc ( rau tập tàng là 3-4 loại rau hỗn hợp, hôm nay có Rau Sam, Rau Muống và 2 loại Rau Dền), nước luộc rau dùng để húp. 


Khi dọn xong bữa cơm thịnh xoạn ra chiếu ngay giữa sân nhà. Chúng tôi mời thêm 2 người bạn hiền và dưới ánh trăng lu mờ cùng ngọn đèn nhà. Chúng tôi đã có một bữa giao lưu quá thân mật. 
Món Gà Nấu với Dọc Mùng Đen, thì tôi thấy dọc mùng khi nấu lên, ăn cũng gần giống như mướp, đặc biệt là nước gà sẽ có màu đục đen nhạt nhạt. Các món khác tôi cũng thấy ngon. Tôi thấy là họ đặc biệt chỉ dùng ớt rừng mà lại không dùng tiêu trong việc nấu nướng.
Bữa tối nay đã cho tôi thấy, một bữa ăn ngon không cần đầu bếp giỏi, mà quan trọng là vật liệu tươi sạch, tôi nhấn mạnh, theo kiểu thiên nhiên. Điều quan trọng nữa là bầu không khí xung quanh bạn. Tôi biết một bữa nhậu như thế này, để tôi thưởng thức giữa lòng Sài Gòn sẽ không bao giờ có. 
Cám ơn các người Nguồn nhé. Tôi sẽ quay lại vừa thưởng thức và học hỏi thêm nhiều về ẩm thực của các bạn.


Sáng nay tôi sẽ lên đường, nhưng khi mới dậy trời đã chuyển mưa. Vợ của Tuệ ra chợ mua cho tôi món Bổi để cho tôi ăn thử cùng với mật ong rừng. 
Bổi là thức ăn hàng ngày trước kia của người Nguồn, thời đó khi gạo lúa còn than hiếm. 
Để làm Bổi, họ giã hạt bắp và trộn thêm vào đó nào là đậu xanh cà vỏ, củ mì bào và nguyên cả hạt nếp. Xong họ nhồi chung với ít nước cho các hỗn hợp trên kết dính lại và cho vào một cái nồi đặc biệt rồi đem hấp. Khi Bổi chín, lúc đó có hình dạng như ổ bánh bông lan lớn, họ đem cắt ra thành từng miếng nhỏ. Sau đó Bổi có thể ăn chung với cá kho, muối ớt… cũng tương tự như món cơm nắm của người Bắc. 
Tôi thấy món Bổi này nếu cắt mỏng như lát bánh mì và để cho khô, sau đó đem nướng. Thì món Polenta của người Ý đã đụng phải một đàn anh rồi đấy.


Tôi phải đợi tới hơn 9 giờ sáng, khi đó trời tạnh mưa và tôi mới lên đường. Từ ngã 3 Khe Ve tôi chạy lên một đoạn đèo vắng khoảng 15 km là tôi tới xã Thanh Hóa. Vì thấy một ngôi nhà thờ trông khá cổ kính đặp vào mắt tôi từ phía xa, làm tôi tò mò phải dừng lại. 


Nhà thờ này hóa ra chỉ mới xây cách đây gần 10 năm thôi, mà cũng hơi lạ là đây cũng là một xã của người Nguồn mà giờ đây cũng có nhiều người Kinh cùng sống trà trộn.


Tôi chạy thêm một đoạn thì tôi đến Giáo Xứ Đá Nện thấy cái tên cũng khá thu hút, thế là chạy vào đấy coi thử. Hóa ra tôi lại chạy đến nơi một nhà thờ mới xay, còn nhà thờ cũ làm bằng cây, thì lại nằm phía bên kia sông. 


Nhà thờ Tân Hội.





Tôi thấy bắt đầu từ đoạn đường này, quán xá 2 bên đường cũng khá tấp nập, không có hoang vắng như là tôi nghĩ. Các quán xá trên đây đặc biệt là có món Gà Tắc, đây không phải là một giống gà mà là kiểu giết gà bằng cách vặn cổ, chứ không cắt tiết. Tôi được biết làm theo kiểu này là theo kiểu làm gà của đông bào dân tộc thuộc vùng Tây Bắc. Làm như thế máu sẽ còn tích lũy trong con gà và như thế thịt mới ngon ngọt hơn.
Tôi chạy đến đoạn ga La Khê tôi mới phát hiện rằng, tại khu vực nghệ An này, hệ đường sắt họ lại chạy trên vùng đất này mà lại không chạy theo dọc QL1 nữa. Cũng có thể tại vì khu này là khu đồng bằng, đường sắt chạy trên đây có thể là để tránh Đèo Ngang.


Nhà thờ Hà Mưng.


Đoạn đường này nhiều nhà thờ nhỉ, đó là tôi chỉ chụp có ít thôi.
Đến trưa tôi nghỉ chân tại tt. Hương Khê. Tôi thấy tt. này không có tấp nập cho lắm, nhưng ở đây lại là nhờ có nhà ga lớn, tạo điều kiện cho nghành vận chuyển, nên nơi đây tôi thấy cũng nhiều khách sạn khang trang lắm. Tôi chạy vòng quanh khu vực chợ và cũng không tìm được một quán ăn nào khả quan.


Tôi phải chạy xe vòng bờ hồ rồi tôi mới tìm được một quán ăn trưa.
Tại quán Bà Nữ, tôi ăn một phần cơm nào có cá Trắng Kho Nghệ, dĩa rau muống xào, cà pháo muối chua, canh và dĩa rau sống. Cơm thì họ nấu không ngon, nhưng cà pháo lại ngon thật. Phần cơm của tôi chỉ có 30 ngàn đồng thôi.


Tôi tìm một quán cà phê ngay bờ hồ để nghỉ trưa và tiện thể tôi cũng đợi Tuệ. Anh ta đang trên đường đi về quê vợ tại Hà Tĩnh và đoạn đường kế tiếp anh ta cùng muốn đi chung với tôi.
Khoảng hơn 3 giờ trưa thì Tuệ chạy tới Hương Khê và chúng tôi cùng nhau phi trên đường mòn HCM cho tới ngã tư Vũ Quang thì tôi phải rẽ phải đi về Đức Thọ, còn anh bạn trẻ tôi thì tiếp tục cuộc hành trình tới Thanh Thủy.
Đoạn đường đến Đức Thọ đang được tu bổ, nên nhiều đoạn vừa khá bụi và gồ ghề. Chạy đến Đức Thọ thì tôi thấy nơi đây toàn là đồng ruộng mà phố xá chỉ có loe ngoe vài đường thôi. Về ẩm thực thì tôi thấy có món Nộm Sách Bò là món đáng chú ý nhất.


Tôi quyết định chạy đến Phố Châu và nghỉ đêm tại đấy. Chưa ra khỏi tt. thì tôi đã bị một chú chó lớn đang chơi bên đường, bất thình lình chạy đâm thẳng vào bánh trước xe tôi, thế là tôi phải một phen đo đường. Cũng hên là tôi đã đề phòng và chạy rất châm, nên tôi chỉ bị chày chụa thôi. Tôi nghĩ rằng cũng có thể vì đám rơm phơi kín gần hết mặt đường đã làm cho xe tôi thắng không ăn.
Con chó tôi cán thì chạy đâu mất rồi, trong lúc đó có vài người hàng xóm xung quanh đó họ chứng kiến và đến hỏi thăm tôi có bị gì không? Họ giúp tôi đỡ chiếc xe lên còn tôi thì tìm đến đống rơm gần nhất, nằm ngả người nghỉ cho dịu lại hết cơn đau. Tôi nghĩ là tôi chỉ nằm trên đống rơm ấy khoảng 5 phút, sau đó tôi lấy lại tinh thần và leo lên xe chạy tiếp. Bàn tay trái của tôi thật là ê ẩm, tôi không thể cầm lấy tay lái mà phải dùng cổ tay để ghì tay lái. Quá may cho tôi là bàn tay bên phải của tôi chỉ bị đau sót ít, nên tôi cũng ráng lái cho tới Phố Châu, trong khi đoạn đường dài dưới 20 km còn lại vừa bụi bặm và nhiều hố gà.


Đến Phố Châu tôi cũng không màng đi hỏi thăm giá cả của các nhà nghỉ xung quanh. Vào được nhà nghỉ đầu tiên là tôi phải tranh thủ tắm một cái trước đã cho tỉnh táo. Khi bước ra khỏi phòng tắm thì cả người tôi run lên cầm cập, chắc là do ảnh hưởng của cú chock lúc nãy. Trong phòng tôi không thể tìm thấy cái điều khiển cho máy lanh, và tôi phải tìm chổ để tắt máy.
Một lát sau khi tôi cảm thấy hơi tỉnh táo lại, tôi ra khỏi phòng để đi ăn tối và tôi thấy tại đây quán ăn cũng rất ít và mới hơn 7 giờ tối mà nơi nào cũng vắng ngoe.


Cũng hên cho tôi là mấy vết chày chụa trên tay lại mau cầm máu, chỉ có cái là đến sáng là tay tôi bị xưng lên chù vù, nhưng lại không bị đâu nhức gì cả.
Tôi cũng chỉ lái xe với một tay, còn tay bên trái của tôi là không thế cầm lấy tay lái hay bấm được kèn. Tôi rời Phố Châu khoảng 30 km, thì tôi thấy có một lối rẽ bên tay phải đi về hướng Nam Đàn và tôi rẽ theo đi hướng ấy. Đi theo con lộ ấy tôi cảm thấy thú vị hơn là con đường Hồ Chí Minh hoang vắng. Chạy theo hết con đường ấy, tôi ra tới QL46, tôi rẽ trái đi về Đỗ Lương. 


Khi chay ngang qua tt Thanh Chương thì tôi thấy nơi đây họ có bán món đặc sản là Nhút Thanh Chương. Nhút là mít non họ luộc lên rồi bào ra muối chua cùng với ít xả. Tôi cùng tò mò mua cho một lọ mang về Hà Nội tặng cho người nhà.


Mỗi một địa danh có thể có từ ngữ khác nhau, nhưng trường hợp này, tôi phải hỏi nhiều người rồi mới biết Me là Bê


Trên đường tôi thấy nhiều nơi họ có món Bánh Mướt và Cháo Lươn, món ăn thần túy của người Nghệ An. Một tên rất lạ và tôi đã thử qua rồi, đó chỉ là bánh ướt ăn chung với Dò hay Ram. Dò là chả lụa được gói từng gói nhỏ với lá. Ram là chả giò. 


Món này thường họ hay bán vào buối sáng, trên đường tôi ghé lại nhiều quán và quán nào họ cũng vừa bán hết. Tôi phải chạy đến Đỗ Lương, tôi mới tìm được một quán để ăn thử lại món này. Nói chung Bánh Mướt tôi thấy họ tráng hơi bị dày và bột gạo ở đây không có ngon, bánh ăn dai không có mềm mại. Nước mắm thì họ pha hơi mặn mặn, không có đường, khi ăn chỉ nặn thêm tý chanh và cho thêm ít ớt lát. 


Tôi thấy là tôi ăn dĩa bánh ướt trong các tỉnh từ vùng Nha Trang cho tới Cà Mau đều ngon hơn dĩa Bánh Mướt thuần túy ở đây cả.


Hôm nay tôi dự định sẽ nghỉ lại tại tx Thái Hòa, nhưng khi tôi chạy vào ấy, tôi thấy nhiều nhà nghỉ ở đây lại không có wifi và giá mướn cũng hơi cao. Thế là tôi đổi ý, chạy lại ra đường HCM và tôi tìm được nhà nghỉ tại Nghĩa Đàn.
Chiều nay tôi mới phát hiện là cái khung cho thùng nước đá bị cong nên khi dắt xe hơi bị khó khăn, thế là tôi phải nhờ đến anh thợ rèn để gõ lại. Nhưng khi ráp lại tôi thấy lại càng khó bẻ tay lái hơn, nhưng vì lúc này tối rồi. Tôi để như thế chay có gì mai sẽ tính sau.
Bữa cơm tối, ram thì bị chiên quá cháy, nhưng mấy món khác thì ngon, đặc biệt cà pháo rất ngon. Tôi chỉ không dám ăn rau muống vì vết thương trên mới té


Sáng nay tôi chạy một mạch cho tới tt. Yên Cát, tôi mới ghé lại khu chợ đi tìm đồ ăn. 


Con Nhộng lá sắn, tại chợ Yên Cát.
Tôi thấy mới có hơn 9 giờ sáng mà các hàng ăn họ đã bán hết rồi. 


Tôi mua tạm một ổ bánh mì cùng ít chả và tôi quay lại ra ngoài lộ chính, nghỉ mệt lại môt quán cà phê ngay khúc ngã ba rẻ vào tt.


Cây Xanh Quán
Đây là lần đầu tiên tôi có ý đình đổ ly cà phê đó đi vì quá tệ, khi tính tiền thì tôi lại bị môt cú chock, 20 ngàn. Nghe thấy giá là mặt xanh rờn, quá đúng tên quán luôn.
Khi rời khỏi quán cà phê, trong lòng tôi cứ phân vân, không lẽ nơi đâu của Thanh Hóa cũng thế sao?


Có nhiều nơi họ phơi rơm gần kín cả đường.
An toàn giao thông là gì nhỉ? kiện tụng ai? 




Rất nhiều quán ăn trên đường, mà không dám ghé lại quán nào hết. Vẫn còn đang ám ảnh từ cú chock hồi sáng.


Ẩm thực Thanh Hóa không có mấy gì là ghê gớm cho lắm. Ấy thế mà các bảng quảng cáo của quán cứ to đùng, ngó vào trong quán, thì chỉ thấy nhân viên đang dài mõ ra ngồi đợi khách.


Gà Trèo Thang. 
Bác này có một ý nghĩ quá độc đáo, mấy bác kia chỉ khiêm nhường quảng bá là gà đồi.


Trưa nay tôi dừng lại Cẩm Thủy để ăn trưa, tại đây thì tôi thấy họ lại rất dễ thương và giá cả lại rất bình dân. Tôi thấy nơi đây và huyện Ngoc Lặc họ trồng rất nhiều tre, nên măng chua với ớt cũng là một món ăn đặc sản của vùng này. Lúc tôi ăn trưa, tôi thấy trên bàn nào họ cũng có hũ măng chua để cho khách ăn kèm theo với bún hay cơm. 
Tôi gọi tô bún vì thấy ruồi nhiều quá, không dám ăn cơm. Thế là bà chủ phối hợp nào là chả ế, của món bún chả và giò bì. Tôi có một tô bún không đụng hàng, hihi. Cũng không tệ cho lắm, đang đói mà.


Từ Cẩm Thủy, tôi phải chạy thêm 10 km, tôi mới tới Suối Cá Thần. Trước tiên là tôi phải chạy ngang qua một chiếc cầu treo với giá 10 ngàn đồng, rồi tôi phải chạy tiếp thêm khoảng hơn 1 km nừa. Vào suối cá thần tôi phải trả thêm 10 ngàn vé vào cổng. 


Xung quanh khu vực cổng có rất là nhiều quày bán đồ lưu niệm và những đặc sản của vùng rừng núi. 


Khu vực suối cá không có rộng cho lắm, cá chỉ tập trung sống trong một khúc suối ngắn, đến đêm thì chúng chui vào hang ngủ. Toi nghe nói là con lớn nhất nặng tới 8 kg. và thuộc dòng họ cá chép. Chúng chí ăn lá của cây rừng rớt xuống nước và đặc biệt chỉ tụ tập lại một khu vực. 


Vì cách sinh tồn lạ kỳ của loại cá này, mà dân địa phương cho chúng là cá thần và không ai dám ăn đến chúng. Tôi còn nghe những người bảo vệ mách thêm, là khu du khách bây giờ bị động, một số cá đã phải di chuyển lên đầu nguồn, được gọi là suối 2 và suối 3.


Rau Giớn, tôi thấy giống Đọt Choại trong Nam
Mấy người dân tộc bán hàng tại suối cá thần cũng nhiều người ma lắm. Thấy du khách hỏi mua rau rừng là hét lên trời.


Rau Xắng.
Mới đầu họ bảo tôi là 80 ngàn một ký, tôi chọc họ là không xứng đáng giá ấy, thế là họ tuột xuống còn 50 ngàn, vẫn không cần thiết phải ăn.


Đặc sản Thanh Hóa, Măng Muối Chua.


Hành Tâm, rất là thơm. Mấy người bạn tôi tại Hóa Tiến, khi họ nấu nướng, họ chỉ dùng hành này mà không cần dùng tỏi.
Tôi nghe nói đây là đặc sản của vùng Nghệ An.


Bánh Gai, đặc sản của Thanh Hóa. Tôi thấy ở đây họ gói vừa đẹp và ăn cũng ngon lắm.


Tôi thăm quan suối cá thần xong, tôi thấy vẫn còn sớm và tôi sẽ quết định sẽ chạy về Hà Nội vào tối nay, thế là tôi mua một mớ rau cỏ rừng để mang về Hà Nôi làm quà. 
Về lại gần Cẩm Thủy, tôi dừng lại một quán nước và tôi đã bị mọt thằng xỉn, nó cũng muốn chơi trò công an và đòi lục xoát coi tôi có gì trong cái gùi. Phiền thiệt, trong khi đó mình lại mới mua một mớ đồ, đã tìm cách xếp cho gọn lúc nãy, giờ lại bị thằng khỉ này lục bới cả lên.


Tôi chạy tiếp ngang qua khu vườn Cúc Phương, tình cờ tôi dừng lại một quán nước mía bên địa phận của Hòa Binh. Moi người ở đây, vừa chủ quán và các quan khách ai náy cũng vui tính và cứ lôi kéo tôi ở lại trò truyện mãi. Tôi phải giải thích là tôi cần về Hà Nội, thế là mấy bác ấy mới chịu cho tôi đi. Trong số đó một bác chuyên gia bán trứng còn tiễn tôi đi một đoạn và bác ta còn mời tôi về nhà bác nếu có dịp ghé ngang.


Tôi rời quán nước khi ấy trời còn nắng gất, vậy mà khi chạy tới Trần Phú là mây đen đã bao phủ kín một bầu trời. Tuy trời vẫn chưa mưa, nhưng tôi phải dừng lại để mặt áo mưa. Ngay khúc ấy tôi thấy có một ngã rẽ phải đi Chương Mỹ, nếu đi theo lối ấy tôi sẽ rút ngắn được đoạn đường còn lại về Hà Nôi. Khi hỏi thăm đường thì tôi nghe đoạn ấy xấu và tôi phải chạy bám theo đường HCM. 


Tôi vừa chạy ra khỏi khu dân cư là trận mưa ập tới. Có những cơn gió ập tới làm cho chiếc xe tôi phải đảo qua đảo lại. Tôi thấy trời kéo tối sao lẹ that, tôi khó quan sát được đoạn đường phía trước và tôi phải đành xin phép núp mưa tại một cây xăng. Khi cơn giông đã đi qua, tôi lại tiếp tục lên đường và chỉ chạy được một đoạn ngắn, một cơn giông khác lại ập tới. tôi thấy khu này cũng có vài quán nước cho tôi tấp vào, nhưng tôi phát hiện là nơi đây bị cúp điện, chỗ nào cũng tối mịt mù. Tôi tìm được một mái hiên ven đường để núp lại. Cơn giông này đi qua và bầu trời lại sáng lại một chút, cũng giúp cho tôi dễ quan sát đường hơn lúc nãy. Cũng có nhiều đoạn tôi chẳng thấy đường trước mặt mình đâu cả, mà thay vào đó là một cái vũng nước, tôi cứ phải lao đại vào. Cũng có nhiều nơi, nếu xe lớn họ chạy ngang qua, là nước bắn lên phủ kín cả mình tôi.
Tôi chạy cho tới tt. Xuân Mai là tôi phải rẽ theo QL6 hướng đi về Hà Nội.
Trong bóng tối và mưa rỉ rã tôi phải chạy cho tới gần Hà Nôi, khu vực này mới có điện. Vùng Ngoại ô của Hà Nội dạo này thay đổi ghê quá, tôi thấy chỗ nào cũng tấp nập người qua lại.


Tôi chạy về đến nhà thằng em họ ở khu phố hàng cổ lúc ấy trời vẫn còn mưa. Vì tôi đén hơi trễ bữa cơm, thé là bà mợ tôi phải mua cho thằng cháu một tô phở gà.
Phở gà theo kiểu người Hà Nội là chỉ có rắc hành, rau húng quế lên trên mà thôi, đặc biệt là phải có thêm ít lá chanh. Đây là lần đầu tiên tôi ăn tô phở gà mà có lá chanh, chắc là cũng có lẽ là tôi ít khi ăn phở gà, nên tôi không nhớ kỹ. Tôi thích sợi bánh phở của người Bắc là họ tráng rất mỏng, tôi ăn có cảm giác mềm mịn. Tôi cũng thấy là ở phía Bắc, họ nêm nếm hơi nhiều bột ngọt đấy.


Ăn xon tô phở, bà mợ tôi lại mời thằng cháu tách trà sen. Sao lại hên thế, chính tay bà mợ tôi mua sen từ hồ Hà Tây và bỏ trà vào ướp. Trước kia tôi nghe nói là người ta phải đợi vào sáng sớm, khi hoa sen mới nở, lúc đó người ta mới chèo xuồng ra ao sen, cho ít trà vào hoa sen, rồi đem cột hoa sen lại và cắt nó mang về. Làm như thế rất là tốn công hơn là kiểu mà bà mợ của tôi làm. 
Loại trà làm kiểu này chỉ sau một ngày là uống được. Vì có độ ẩm, trà này phải cất giữ trong tủ mát và nên tiêu thụ trong thời gian ngắn. Nếu muốn bảo quản lâu, thì phải qua giai đoạn xấy khô và giai đoạn này tốn khá nhiều công phu.
Tôi uống ly trà mà phải công nhận là thơm thiệt. 
Tôi choc bà mợ tôi là mình còn thiếu nước sương đọng trên lá sen nữa là tuyệt hảo luôn đó.


Hên quá, tôi phải ở lại đây làm phiền bà mợ và gia đình thằng em họ vài ngày nữa.


Sáng nay tôi và thằng em định đi ăn tô bún thang, nhưng hàng ấy đóng cửa nên chúng tôi chạy qua bên Bền Béo, 65 Phùng Hưng ăn Miến Ngan. Đây là một quán quen thuộc của những người dân trong phố cổ. Món này ở đây họ nấu chung với măng và khi ăn, khách chỉ nêm thêm nước tắc và ớt thôi. Tôi ăn thấy ngan ở đây họ làm sạch và độ nấu vừa chín tới, rất ngon, nhưng húp ít nước súp vào, tôi cảm nhận ngay vị nêm đậm đà của bột ngọt.



Quán này còn có món tiết canh ngan rất ngon, vì thế sáng nay trong quán, đã có 2 bác đầu trọc đang ngồi mình trần nhâm nhị rượu đế và thi nhau mém pháo tưng bừng hoa lá luôn.


Trưa nay tôi lại quá hên được đi nhậu ké bữa tiệc của vài bác doanh nghiệp đãi các bác bên sở thuế.
Món gà nướng, từ hôm bữa đến giờ ăn toàn là gà leo thang, gà chạy bộ. Hôm nay ăn phải chú gà thiếu thể thao này, làm tôi nuốt không nổi.


Đây là món Nem Chạo theo kiểu người Bắc. Mỡ heo và bì heo trộn với thính rồi đem gói lại với lá sung, cho có hình thức thôi, chứ không phải để cho lên men. Khi ăn cũng ăn chung với lá sung. Không ấn tượng.


Nem chua kiểu Bắc ăn với tương ớt và lá sung. Tôi thấy tương ớt ngoài Bắc ngon, không phải là loại tương toàn là phẩm mà tôi thường thấy trong các quán ăn ở miệt trong.


Nói về đi ăn uống ở Hà Nội tôi thấy mắc, phục vụ kém, chỗ ngồi thì chật chội. Chia sẻ cho các bác thôi, mình đi ăn ké mà, có phải trả tiền đâu mà quan tâm, hihi.


Thử nghĩ cho đến ngày nay tại một quán ăn kha khá như thế, mà họ còn dùng loại ly từ thời cổ?


Ăn uống tại phố đêm.


Sáng nay thằng em tôi đưa tôi đi ăn Bánh Cuốn Hà Nôi, trên đường Hàng Gà. 

Tôi thấy mẹ tôi làm món này thì bà ta hay dùng húng thơm, ở đây họ thì dùng húng cây. Ngoài ra họ còn phăng thêm cả thịt chà bông. Nhân bánh là gồm thịt heo băm xào chung với hành, nấm tai mèo và độn thêm củ đậu. Ngước mắm họ pha hơi lạt và có một lớp mỡ mỏng bên trên, hoàn toàn không có vị ngọt như trong Nam, nhưng vị bột ngọt thì lại quá quá nhiều. 
Khi khách ăn thì họ nêm thêm chanh và ớt lát. Tôi ăn thì thấy cũng không có gì đặc sắc cho lắm, chỉ thấy là hơi bị mắc.


Trưa nay thì chúng tôi mua Bún Chả về nhà ăn. Tôi thấy món bún chả vào thời kỳ này họ cũng phăng thêm rồi, nào có cả chả cuốn lá lốt. 
Chả Giò hay là Nem Rán là thằng em tôi mua thêm. Dĩa rau chỉ có xà lách, rau muống chẻ, tía tô, kinh giới và rau húng thơm. Nước mắm pha còn lạt hơn kiểu nước mắm của bánh cuốn tôi ăn lúc sáng. Ở đây nước mắm ăn như là một loại nước súp, trong đó có ít miếng đu đủ và ớt tỏi. 


Cũng hên là mấy ngày nay Hà Nội có mưa và trời âm u, nên bầu không khí không có nóng cho lắm. Bàn tay tôi tuy đã đỡ rất nhiều, nhưng tôi vẫn không thấy hứng thú ra đường để đi tìm hiểu.
Đến chiều nay thì tình cờ anh Du Già mà tôi mới được quen có sinh nhật. Thế là tôi có dịp gặp mặt các bác Phượt phía Bắc. Một đêm giao lưu thật nhộn nhịp.






Chúng tôi ngồi nhậu cho tới 3 giờ sáng, và ngày hôm sau, tôi phải ngủ nguyên ngày.
Sáng nay thằng em tôi đưa tôi đi ăn Bánh Cuốn Hà Nôi, trên đường Hàng Gà. 

Tôi thấy mẹ tôi làm món này thì bà ta hay dùng húng thơm, ở đây họ thì dùng húng cây. Ngoài ra họ còn phăng thêm cả thịt chà bông. Nhân bánh là gồm thịt heo băm xào chung với hành, nấm tai mèo và độn thêm củ đậu. Ngước mắm họ pha hơi lạt và có một lớp mỡ mỏng bên trên, hoàn toàn không có vị ngọt như trong Nam, nhưng vị bột ngọt thì lại quá quá nhiều. 
Khi khách ăn thì họ nêm thêm chanh và ớt lát. Tôi ăn thì thấy cũng không có gì đặc sắc cho lắm, chỉ thấy là hơi bị mắc.


Trưa nay thì chúng tôi mua Bún Chả về nhà ăn. Tôi thấy món bún chả vào thời kỳ này họ cũng phăng thêm rồi, nào có cả chả cuốn lá lốt. 
Chả Giò hay là Nem Rán là thằng em tôi mua thêm. Dĩa rau chỉ có xà lách, rau muống chẻ, tía tô, kinh giới và rau húng thơm. Nước mắm pha còn lạt hơn kiểu nước mắm của bánh cuốn tôi ăn lúc sáng. Ở đây nước mắm ăn như là một loại nước súp, trong đó có ít miếng đu đủ và ớt tỏi. 


Cũng hên là mấy ngày nay Hà Nội có mưa và trời âm u, nên bầu không khí không có nóng cho lắm. Bàn tay tôi tuy đã đỡ rất nhiều, nhưng tôi vẫn không thấy hứng thú ra đường để đi tìm hiểu.
Đến chiều nay thì tình cờ anh Du Già mà tôi mới được quen có sinh nhật. Thế là tôi có dịp gặp mặt các bác Phượt phía Bắc. Một đêm giao lưu thật nhộn nhịp.






Chúng tôi ngồi nhậu cho tới 3 giờ sáng, và ngày hôm sau, tôi phải ngủ nguyên ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét