Hàng phở này là nằm ngay góc Hàng Đường và Hàng Chiếu. Bình thường thì hàng phở này vào khoảng 7 giờ sáng là họ đã dọn về. Sáng nay nhờ trời mưa, nên ít khách ăn, vì thế mà tuy tôi dậy hơi trễ, tôi cũng có cơ hội thưởng thức.
Tại gánh hàng này tôi thấy họ lại nấu với thịt heo và xương heo. Chỉ khi khách gọi tái, thì mới có thịt bò tái. Tôi ăn chẳng thấy vị phở gì cả. Bà Mợ tôi cho biết là gánh hàng này cũng là con cháu của một ông chủ hàng phở nổi tiếng ngày xưa ở Hà Nội.
Buổi trưa nay tôi cùng bà Mợ tôi đi thăm quan khu vực chợ Đông Xuân và chợ Cầu Gỗ.
Đậu hũ ở Hà Nội ngon. |
Con Nhộng.
Châu Chấu.
Tôi thấy hàng chả có nhiều loại chả trông hấp dẫn quá, thế là bà Mợ tôi lại ghé mua cho tôi một ít chả bì.
Trưa nay bà Mợ tôi sẽ đãi cho tôi món Bún Đậu Rán , vì chợ Đông Xuân không có loại bún Đồng Xu, nên Mợ tôi nhất định phải đi bộ qua bên khu chợ Hàng Bè mua cho bằng được.
Trước kia khu vực chợ này họ họp trên phố Hàng Bè, giờ đây đã bị giải tỏa và chỉ còn lại loe nghoe vài hàng mà thôi.
Mợ tôi cón sợ là tôi ăn không đủ lại còn mua thêm nem rán nữa.
Đậu rán mắm tôm.
Bún nem rán, ăn với nước mắm pha chứ không phải với mắm tôm nhứ trên ảnh.
Sau bữa trưa tôi lại có hen với một anh bạn trẻ, Lâm, đã từng đi bộ xuyên việt tại một quán cà phê giừa lòng Hà Nội.
Chiều lại nhậu.
Bún Thang, ngay góc Phạm Hồng Thái và Hàng Bún. Chỉ bán vào buổi sáng và ngày chủ nhật họ nghỉ. Đây là một món bún mà tôi thấy giai đoạn nấu thật là cầu kỳ. Nước lèo là nước súp của xương heo và gà. Thịt gà bày trên tô là phải xé ra thật nhỏ sợi. trứng thì phải tráng thật mỏng và cuộn lại thái chỉ sợi nhỏ. Chả lụa cũng thái nhỏ như sợi chỉ. Củ cải muối thái nhỏ như sợi bún. Trong tô bún gồm có các thứ trên, vài viên mộc, hành ngò băm và ít rau răm thái rất nhuyễn. Khi khách ăn họ có thể cho thêm một ít mắm tôm và nêm thêm chanh ớt.
Gần chỗ tôi ở bên đường Hàng Chiếu có một bà cụ ngồi bên gốc cây bán món Sứa với Đậu Nướng và Mấm Tôm, tôi sẽ tới đó ăn thử. Tôi được bà cụ cho biết, bà bán món này từ năm 17 tuổi, bây giờ bà bao nhiêu tuổi thì tôi không dám hỏi. Món sứa này bà nói chỉ có trong 3 tháng mà thôi, cứ từ cuối tháng 2 cho tới tháng 5 âm lịch. Ở Hà Nội một phần ăn người ta gọi là một xuất.
Một xuất thì gồm có một chén mắm tôm có vắt ít chanh, nếu khách có cần nhạt bớt thì nêm thêm dấm gạo, nếu thích cay thì thêm ớt, một dĩa sứa đỏ mà bà cụ cắt nhỏ từng miếng bằng cây tre, một dĩa đậu hũ có ướp màu nghệ và nướng, thêm trong dĩa là một ít cùi dừa nạo lát mỏng. Phần rau ăn kèm chỉ có lá kinh giới và lá tía tô. Theo tôi thấy thì món ăn này có phần lạ, nhưng nếu nói ngon thì tôi không có cảm nhận điều đó.
Ăn xong món gỏi, tôi thấy chưa đủ mát. tôi ghé lại bên hông khu chợ ăn thử ly nước Trái Sấu.
Tôi thấy trái sấu nấu chua thì tôi thích thật, nhưng làm món nước uống này thì cũng gọi là tạm thôi.
Đến chiều tôi ghé bên hông Ô Quan Trưởng, ăn một cái bánh giò có thêm chả và tương ớt.
Bánh giò tôi thấy cùng gần giống bánh gói của người miền trung. Nhân của bánh giò là làm bằng thịt heo băm xào với hành và nấm mèo. Tôi thấy bột của bánh giò ăn mềm mại và ngon.
Với lòng tò mò, tôi ăn thêm một bát Bánh Đúc Nhâm. Đây là một món ăn lạ, chỉ ăn vào mùa hè và tôi tin rằng cũng nhiều người sẽ chỉ ăn món này một lần cho biết. thành phần chính của món này là bánh đúc được thái nhỏ như sợi bánh canh và bỏ trong chén. Cô chủ chan thêm một ít nước cốt nấu từ đậu phông, trong đó có giá và nồi nước lèo này là phải thật lạnh (nhờ bịch nước đá treo trong nồi). Món này chỉ ăn kèm thêm với ít rau: thân chuối, rau om, rau kinh giới.
Bún Ốc Nguội, hàng rong trên hè phố.
Tôi thấy ông bà nói đúng, lạt như nước ốc.
Tôi ăn hàng rong mà phải tốn 30 ngàn cho vài con ốc?
Sau vài ngày nghĩ dưỡng tại Hà Nội. Tôi sẽ đi vùng Đông Bắc. Chuyến đi này tôi có một cô bạn, Lilly cùng đi theo với tôi.
Chúng tôi rời Hà Nội vào lúc 9 giờ sáng. Tôi chạy dọc theo Hồ Tây và qua cầu Thăng Long để ra khỏi tp. Qua được bên kia sông tôi rẽ phải chay theo một con đường làng thật yên tĩnh, nhưng cũng khá bụi bặm. Con đường ấy không dài cho lắm và hướng tôi ra đến QL3. Từ đoạn đường này cho tới Thái Nguyên vừa đông đúc xe lớn nhỏ qua lại, rất bụi bặm và vài đoạn xấu. Ngoài ra tôi còn không nhớ nổi bao nhiêu làng, xã hay tt. mà tôi phải đi ngang qua và tôi cũng không hề tìm được một quán cà phê đế chúng tôi dừng chân.
Nếu tôi mà biết trước như thế, tôi sẽ chọn con đường vòng vo khác, để tránh đoạn đường không gì hấp dẫn này.
Dự định của tôi là sẽ dừng lại TP. Hòa Bình vào hôm nay, nhưng chúng tôi đến nơi ấy còn rất sớm và tôi thấy nơi đây không có một món ngon gì lôi cuốn tôi ở lại và tôi bàn với Lilly là tìm gì ăn tạm bữa trưa và sau đó chúng ta đi tiếp đến Băc Kạn.
Tôi cũng thấy rất là ngạc nhiên là lúc này là giữa trưa và tp. lớn thế này sao lại ít điểm ăn uống nào hấp dẫn hay đông khách cả?
Chúng tôi phải tìm mãi mới thấy được một quán có món Bún Cá.
Lilly ăn thử tô Bún Cua, thật tế thì tô ấy nấu y chang như tô Bún Bung và thay vì cho cua, thì họ lại cho Giò Tai vào.
Còn tô bún cá của tôi thì cũng đơn giản. Trong tô bún gồm có: bún, cá miếng chiên giòn, dọc mùng, đậu hũ chiên, hành lá và thì là.
Trong dĩa rau ăn kèm có: rau muống chẻ, bắp chuối, húng thơm, rau giấp cá, rau om và rau kinh giới. Khách có thể nêm bằng nước tắc và ớt.
Giá cả ở đây lại không mắc như tôi nghĩ, mà lại rẻ và phục vụ tốt hơn các bác ở Hà Nội.
Đoạn đường còn lại tôi thấy rất dễ chịu, không nhiều xe, không bụi bặm và cảnh đồng quê bất đầu hiên ra trước mặt tôi.
Tôi nhớ là tôi mói ra khỏi tp. Thái Nguyên, là một khu có truyền thống làm bánh chưng Bờ Đậu.
Chúng tôi mua ăn thử một cái và thấy ngon thật.
Cách Bắc Kạn khoảng 50 km, là một khu vực chuyên bán các sản phẩm của núi rừng như: chuối hột, mít. Măng chua với mắt mật, chè búp… nhờ dừng lại đây nghỉ uống nước, tôi mới am hiểu thêm nhiều về hạt mắt mật. Lá mắt mật thì có vị thơm thoang thoảng lá chanh, còn hạt mắc mật thì có vị thơm hơi giống hạt tiêu.
Rau Bồ Khai, một loại rau rừng ăn rất ngon.
Tôi thấy Trái Trám, có người muối chua, để kho cá.
Trái Sấu, ngay mùa. Sấu tươi nấu canh chua có vị ngọt ngon.
Tôi thấy tx. Bắc Kan cũng rộng lớn thật. Tôi chạy vòng khắp tx . và tôi không thể tìm thấy những món mà tôi thu nhập được trên mạng hay là một quán ăn nào hấp dẫn. chúng tôi để ý thấy có 2 quán có món Phở Vịt, nhưng mỗi khi chạy qua 2 quán này lại không bao giờ thấy khách. Cuối cùng chúng tôi ghé lại một quán bánh cuốn. Bánh cuốn ở đây họ bán dưới 2 dạng, canh hay chấm.
Bánh cuốn canh là ngoài dĩa bánh cuốn có ít nhân thịt heo băm xào hành, khách có thêm một bát nước súp nấu bắng xương, trong đó có ít hành lá và giò, khách có thể nêm thêm nước mắm mặn, nước tắc và ớt.
Bánh cuốn chấm là cũng dĩa bánh cuốn như trên ăn chung với giò và chấm với nước mắm được pha loãng.
Quán ở đây tôi thấy họ cũng phục vụ tận tình và giá cả lại rất bình dân.
Chúng tôi ra chợ để mua Bánh Gio và Mật Mía, mà tôi nghe nói là một dặc sản của vùng này. Nhờ thế mà tôi biết thêm bánh Dờm và Bánh Dày Gấc. Bánh Dờm cũng y chang như Bánh Giò, nhưng vỏ của bánh lại được làm bằng nếp.
Bánh Giò và Bánh Dờm.
Bánh Dày Gấc là bánh dày có thêm bột gấc.
Bánh Chưng chiên.
Chúng tôi chạy theo QL3 khoảng gần 20 km cho tới tt. Phú Thông, chúng tôi rẽ trái theo TL258. Chỉ có đoạn đầu ngay tt là con đường hơi xấu, nhưng đoạn đường còn lại là rất tôt, tôi nghe nói là mới làm xong khoảng 1 năm rồi. Vì lý do vài hôm trước có trân mưa lớn, nên đoạn đường này hôm nay vẫn còn nhiều dấu vết xạc lỡ, và xe cộ mới được thông qua lại.
Chỗ này khộng bị sạc lở mà bị sụp.
Nhìn xuống thung lũng cảnh cũng đẹp lắm. Hôm nay trời lại mát.
Dừng lại một quán cà phê. Chúng tôi lôi cái bánh giò mua hồi sáng ra ăn thử.
Và cả bánh gio với mật mía, một đặc sản của Bắc Kạn.
Người bạn đồng hành của tôi và bà cụ chủ quán.
Tại Chợ Rã vì tôi đã coi lộn bản hướng dẫn chỉ đường, làm tôi đã đi hớ khoảng 20 km cho tới Hà Hiệu, lúc đó tôi mới phác giác ra và phải chạy ngược lại.
Trở về lại Chợ Rã trời bất đầu đổ mưa. Tôi chỉ mới chạy qua bên kia mé núi, lạ thay bên ấy lại không mưa, nhưng gần đến hồ Ba Bể bên ấy lại mưa nhỏ.
Để vào được khu Hồ Ba Bể, chúng tôi phải trả một chí phí nhỏ.
Cá khô, cũng là một sản phẩm nơi đây.
Trưa nay tôi đã hưởng một bữa ăn thật ngon. Tôi được thưởng thức Tép Chua Ba Bể xào với thịt heo băm và gừng hành. Người dân tộc ở đây họ muối tép với gia vị, cơm và men của cây lá rừng. Họ để cho lên men và chỉ sau 4-5 ngày là ăn được. Tôi thấy họ lại không ăn Tép Chua sống mà phải xào nấu cho chín. Họ có thêm món Cá Chua, nhưng hôm nay họ lại không có. Lý do vì thông thường cứ 5 ngày họ mới họp chợ và Cá Chua làm khoảng 4-5 ngày là ăn được. Món này nếu để lâu sẽ bị chua thêm, nên họ chỉ canh làm đủ để bán vao ngày họp chợ mà thôi.
Tôi ham quá lỡ, mua giúp cho mấy người dân tộc 2 hũ Tép Chua, và tối nay tôi mới nhớ ra là cả tuần tới nữa tôi mới về lại Hà Nội. Không biết đến lúc đó hũ tép chua của tôi sẽ chua đến mức nào.
Rau Bồ Khai xào tỏi, đây là một loại rau rừng của vùng cao nguyên này. Loại rau này chỉ có vào khoảng cuối tháng 2 dương lịch và kéo dài cho tới tháng 6-7. Tôi thấy rau này xào ăn rất ngon, có vị hơi đắng và cùng lúc có vị ngọt. Ăn rất là giòn và đặc biệt màu xanh của rau trông rất đẹp.
Canh Rau Ngót Rừng, tôi thấy cũng gần như loại rau ngót thường nhưng hoàn toàn không có vị chát.
Khi ăn cơm xong tại bến xuồng, chúng tôi chạy qua thăm quan bên khu Pắc Ngòi.
Tại đây chúng tôi thấy rất nhiều nhà nghỉ theo kiểu nhà sàn của người dân tộc. Tôi thấy nơi đay đẹp và thơ mộng, nhưng tôi lại quyết định đi tiếp đến Cao Bằng.
Ra phía ngoài cổng, tôi hỏi thăm và tôi đã mua được một ít men lá của người dân tộc. tôi sẽ thí nghiệm làm các món ăn.
Nhờ đó mà tôi biết thêm Chè Tuyết là một loại chè người dân tộc hái từ một loại cây cao trên rừng về, thế là phải mua thêm một kg.
Lúc này đã gần 3 giờ trưa và bầu trời lại sáng lại. Khi ra lại QL3, tôi thấy mình cứ chạy lên đèo hoài, làm tôi phải lo lắng, vì mức bình xăng còn lại của xe tôi, nếu chạy đường bình thường thì đủ. Trong khi lúc này, tôi cứ phải lo là đường vắng, nếu mình không gặp được cây xăng trên đường thì chết mất. Ai ngờ đâu tôi thấy trên đường, tôi đi ngang qua 2 xã, họ đều có cây xăng, còn không? cây xăng lẻ cũng nằm rải rác trên đường nhiều lắm.
Bên trên đèo tôi cũng cảm thấy hơi lạnh.
Tôi ráng cố gắng chạy cho tới Cao Bằng trước khi trời tối, nên tôi ít khi dừng lại nghỉ mệt. Tôi cũng cảm thấy mệt mỏi vì chạy đường đèo khá căng thẳng, hôm nay tôi lại chạy lên xuống đèo quá nhiều.
Khi tới được tp. Cao Bằng tôi và cô bạn đồng hành ai cũng quá mệt mỏi. Chúng tôi tranh thủ ra ngoài để ăn món vịt quay 7 vị nổi tiếng tại đây. Thế mà tôi nghe nói điểm bán vịt nướng ngon nhất, họ chỉ bán mang về từ 5 giờ cho tới hơn 6 giờ chiều là hết.
Chúng tôi phải mua tạm một ít vịt nướng của quán nướng vịt khác gần đó, trên đường Phố Cũ và mang qua một quán cơm khác cũng gần đó để ăn cơm và kêu thêm ít đồ ăn.
Ở trong Miền Nam người ta bán theo con hay nửa con, còn ở đây thì ai muốn ăn phần nào, họ chặt phần ấy và bỏ lên cân rồi tính tiền.
Bà chủ quán rất vui vẻ phân tích cho tôi biết là ở đây vịt quay có nghĩa là vịt chiên trên chảo dầu, còn vịt nướng là nướng trên bếp than. Còn món vịt quay với 7 vị mà báo chí trên mạng quảng bá là không có. Tôi chẳng hiểu gì cả, làm bà chủ phải giải thích thêm. Mỗi một lò quay ở đây họ có bí quyết pha chế gia vị riêng và phải có hơn 7 gia vị trong đó, gia vị chính vẫn là lá mắt mật. trước kia món vịt quay này nổi tiếng là người ta quay vịt cỏ, vịt cỏ nhỏ con, nhưng thịt vừa dai và ngon. Vịt cỏ của vùng này thì không còn nữa, có thể vì lý do kinh tế, cho nên chỉ vào dịp cuối mùa hè ở đây mới có vịt cỏ mà thôi. Con vịt mà chúng tôi đang ăn, là giống vịt của Trung Quốc mang về đây nuôi, nên vịt có dáng rất to, béo, thịt nhão và không ngọt. Thêm một loại vịt nữa mà các lò quay họ thường sử dụng, đó là vịt Cởi Chuồng. Loại vịt này là vịt đông lạnh đã được làm sạch lông và cũng từ TQ mang qua đây.
Bà ta cho tôi biết rằng, nếu tôi không tin, thì vào lúc 5 giờ sáng mai, cứ qua phía dưới cầu thuộc đầu đường của Hoàng Đình Giong mà coi, xe đông lạnh từ TQ mang vịt về đây phân phối cho các lò quay .
Vào 7 gời sáng mà tôi thấy chợ búa ở Cao Bằng vẫn chưa họp mặt nhộn nhịp cho lắm. Tôi thấy chợ ở đây cũng như Bấc Kạn là khá sạch sẽ. Khu ăn uống ở chọ Xanh trông cũng ok lắm, nhưng vì chúng tôi không tìm được món ăn sáng nào hấp dẫn, nên chúng tôi đi ra ngoài ăn Phở Chua tại một quán rất nổi tiếng của tp. trên đường Phố Cũ.
Trái trám ngâm muối. Tôi nghe nói dùng để kho cá.
Quán này rất đông khách và ngoài món phở chua họ còn có phở vịt và phở nước, nồi nước lèo hầm bằng xương vịt.
Tô phở chua là một tô phở khô, trong tô gồm có, bánh phở (sợi bánh phở to như trong Miền Nam), vịt quay và heo quay chặt miếng, lỗ tai heo, gan, vài lát lạp xưởng, sợi mì bẻ gãy chiên giòn, đậu phọng rang, rau húng thơm, nước của vịt nướng và sau cùng họ chan lấp xấp một ít tương dấm.
Tôi ăn thấy cũng lạ miệng.
Buổi trưa hôm nay tôi tình cờ mua được 1 tô Khâu Nhục mang theo. Quán này nằm tại số 59 đường Minh Khai và họ chỉ bán thức ăn mang về nhà mà thôi.
Tôi thấy họ cũng có vài món ăn khá độc đáo, như món củ cài muối xào thịt heo (khác với kiểu trong Nam).
Canh chua nấu với xườn heo, thịt băm heo, cà chua và nho xanh.
món gà rang muối của họ trông cũng thât hấp dẫn.
Món Khâu Nhục là món ăn của người Hoa cũng là một món đặc trưng cho các vùng gần vùng ranh giới. Vậy mà từ hôm ở Bắc Kạn và Cao Bằng, tôi đã tham hỏi ở các quán cơm, và không có quán nào có món này, các quán cơm ở Lạng Sơn cũng thế.
Món ăn này làm rất công phu, vì thế mà hộ chỉ làm vào những dịp lễ. Trước tiên miếng thịt ba chỉ được luộc chín, xong đem ướp gia vị rồi đem chiên, sau cùng là đem hấp cách thủy với tàu xì, tỏi băm, xì dầu, húng lìu và Lá Tàu Soi , đem rửa cho hết sạn và độ mặn, băm nhỏ (một loại rau muối mặn của người Hoa ở Lạng Sơn). Họ phải chưng như thế từ 3-4 tiếng, thịt mới nhừ.
Chúng tôi được phép mang theo món này vào một quán cơm gần đó. Trên đường Minh Khai tôi thấy có rât nhiều quán cơm bình dân. Chúng tôi gọi thêm dĩa rau Bồ Khai xào (ít có dịp nào ăn rau xào mà ngon như thế này, (Tác dụng làm thuốc chữa các bệnh: viêm thận, viêm gan, viêm đường tiết liệu, tiểu tiện không thông. Đi xa mệt mỏi, nước tiểu vàng đục, chỉ cần ăn rau Bò khai 1-2 lần, nước tiểu trở lại bình thường. Đặc biệt cây rau Bò khai sắc lấy nước uống chữa bệnh viêm gan siêu vi trùng đạt kết quả rất tốt.) và tô canh đậu hũ. Món khâu nhục thì khỏi phải chê rồi, rau bồ khai cũng ngon và đậu hũ ở đây họ làm cũng ngon, vừa mềm mại và béo.
Tôi phải công nhận rằng, tôi chưa thấy một tp. nào mà họ lại bán nhiều quày heo, vịt, ngan quay và cả cầy quay như là ở đây.
Trình độ quay của họ phải gọi là cao thủ. Tôi thấy các loại thịt họ quay da trông vừa đẹp bóng và giòn tan. Ngoài ra tôi thấy cũng có rất nhiều hàng, họ bán dưa chua và cà pháo muối chua, chắc ở đây họ muối cà pháo ngon lắm nhỉ.
Chúng tôi cuối cùng quyết định mua thịt heo quay tại một quày trên đường Bắc Sơn, khu vực này tập trung nhiều quán quay heo vịt chuyên môn, ngay phía sau lưng của chợ Kỳ Lừa. Đặc biêt ở đây là họ không bán thêm các món ăn đi kèm như dưa chua, kim chi, bánh mì, bánh hỏi, dưa leo…. và chúng tôi phải đi mua bánh mì tại một lò bánh mì nằm ở chổ khác.
Cô bạn đồng hành khoái ăn đồ lòng.
Thịt heo quay ở đây họ ướp rất vừa ăn và quá ngon, chỉ có bánh mì là thật là tệ thôi.
Bánh cuốn trứng, tôi cũng không biết đó là một đặc sản của Cao Bằng hay là Lạng Sơn nữa, mà tôi thấy bên Cao Bằng vào buổi sáng, có nhiều hàng bán món này lắm. Nhưng sáng nay chúng tôi mới có cơ hội thử ăn món này tại 153 Trần Đăng Ninh, Lạng Sơn.
Bánh cuốn được tráng cũng như các loại bánh cuốn khác, nhưng đường kính của bánh thì hơi to hơn một chút và bánh cũng hơi dày hơn một chút. Một trái trứng gà được đập ngay giữa bánh, khi bánh đã chín.
Sau đo bánh được gấp lại thành hình vuông. Khách tự quyết định là họ ăn tái hay chín.
Tiếp theo bánh được cẩn thận lấy ra khỏi vải hấp và bỏ vào dĩa, một chút nhân thịt băm xào cho trên bánh, thế là xong.
Ngay tại bàn, khách sẽ tự cho thêm nào là rau mùi và đậu phọng rang.
Chén nước chấm cũng là nước và thịt của thịt băm xào, khách sẽ tự nêm thêm vào đó, nào là nước mắm pha hơi chua ngọt, hay là nước mắm mặn, xì dầu, mì chính, đường, tỏi ớt chua và ớt măng chua.
Tôi ăn thấy cũng lạ và ngon.
Tiếp theo là chúng tôi đến quán Hải Xồm, nằm trên đường Bà Triêu. Quán nay có món Phở Vịt ngon nhất tại Lạng Sơn. Quán này vừa rộng rãi và sạch sẽ.
Trước tiên tôi thấy họ trụng bánh phở, xong họ bỏ bánh phở nóng vào tô, sau đó là nguyên một thìa bột ngọt vào tô, trường hợp của tôi là tôi đã dăn trước là không bột ngọt.
Họ chặt vài miếng thịt vịt quay bày lên trên, khách muốn ăn thêm Lạp Xưởng thì họ thái thêm cho vài lát. Họ chan lên nước lèo nấu bằng xương heo và không có mùi vị gì cả. Sau cùng là cho một mớ hành là băm vào tô, thế là xong.
Khách có thể nêm thêm, chanh, ít ớt xào, ớt măng chua hay là ớt tỏi chua.
Dĩa rau ăn kèm gồm có: rau muống chẻ, xà lách, rau kinh giới và rau tía tô.
Theo tôi thấy thì không hấp dẫn gì cả. tôi thấy tô Bún Măng Vịt còn ngon hơn nhiều.
Tôi tìm ăn thêm món Cay Xằng, trước khi tôi phải đi tiếp. Tham khảo vài vòng, tôi mới biết là món này ở đây phần nhiều họ bán theo dạng hàng rong. Còn những nơi họ bán món này tại nhà, thì họ lại hay bán vào buổi chiều.
Ngay sau lưng chợ Kỳ Lừa có vài người dân tộc, họ bán bánh gio trên xe đạp.
Bánh gio của họ gói bằng lá chít và có hình thù dài như điếu Cigar. Món này ăn với mật đường.
Tôi chạy theo hướng Hòa Bình để ra khỏi thành phố, QL4B. Tôi chạy ngang qua lối rẽ lên Mẫu Sơn, nhưng tôi không có ý định lên đó và tôi chạy tiếp.
Tôi nhớ chỉ có đoạn từ Na Dương cho tới Đình Lập là đường xấu.
Tôi để ý thấy tại Na Dương tôi không thấy bảng vào thành phố, mà khi ra khỏi thành phố, tôi lại thấy tới 2 bảng, mà chỉ cách nhau có hơn 100 mét thôi. Tôi thấy là không phải chỉ nơi đây đâu, mà nhiều nơi như thế lắm. Thậm chí rất nhiều bảng thành phố, mà họ không biết ghi tên gì trên đó.
|
Hên quá khi dừng lại dùng bữa trưa tại chợ Tiên Yên, tôi tìm được món mà tôi muốn tìm, Cao Sằng.
Thì ra món này là một loại bánh đúc mà họ hấp chín thành nhiều lớp, cũng giống kỹ thuật hấp bánh da lợn, rồi trên cùng là một lớp thịt heo băm xào hành và nấm mèo. Sau đó là rắc thêm ít hành phi. Tại quán này, khách có thể chọn là dùng chung với nước mắm pha hay là xì dầu. Tôi thì thích ăn món này với xì dầu pha hơi chua ngọt chung với tương ớt. Món này là me tôi đã từng cố gắng học lóm lại của một bà bạn gốc Trà Cổ và tôi cũng đã từng phải ăn biết bao nhiêu lần bánh hư.
Tôi thăm hỏi về món gà Tiên Yên, thì ra tôi mới biết đó là gà đồi, và bà chủ quán nước cho tôi biết thêm. Để tìm một quán ăn đàng hoàng, chuyên bán gà đồi không phải là chuyện đơn giản, nếu khách không sành ăn, sẽ bị họ lừa ngay.
Gà đồi là gà mà người ta nuôi thả rong, tối về ngủ chuồng. Gà nuôi chỉ được cho ăn thêm hạt lúa hay hạt bắp thôi. Chính quyền địa phương khuyến khích người dân là không nên cho gà ăn cám tổng hợp để giữ danh hiệu gà Tiên Yên. Đó là trên lý thuyết thôi.
Nếu nói như thế là gà đồi không thể so sánh với con gà bản, vì gà bản người dân tộc nuôi, họ không có đóng chuồng, gà tối phải ngủ trên cành cây và họ cũng không cho chúng ăn. Chứng tỏ là mấy bác nhà báo ca ngợi món gà Tiên Yên hay thật. Làm tôi cũng cứ tưởng một giống gà từ một hành tinh nào khác ấy.
Ly chè bắp nấu với đậu đen tại chợ Tiên Yên.
|
Từ Tiên Yên vè tới Móng Cái, QL18 con đường phải gọi là tuyệt vời. tôi có thể xiết hết ga và phóng vù vù, mà không sợ hố gà hay chó phóng ra đường. Chúng tôi đến Móng Cái vào khoảng 2 giờ 30 trưa. Từ Tiên Yên vè tới Móng Cái, QL18 con đường phải gọi là tuyệt vời. tôi có thể xiết hết ga và phóng vù vù, mà không sợ hố gà hay chó phóng ra đường. Chúng tôi đến Móng Cái lúc đó m 2 giờ 30 trưa.
Tôi tranh thủ chạy đến Trà Cổ thăm quan và tôi cũng nghe nói là biển nơi đây đẹp.
Tôi chạy cho tới Tràng Vĩ và bọc ngược lại Mũi Ngọc. Tôi chắng thấy nơi đây đẹp như người ta khen ngợi.
Tại Trà Cổ, tôi ghé thăm quan nhà thờ cổ từ thời Pháp thuộc.
Trở về Móng Cái, không thấy món gì lạ. Toàn là những tòa nhà thương mại và khách sạn trống vắng. Tp. này cũng có rất là nhiều ks., nhưng tôi thấy sao lại ít khách thế.
Bữa cơm tối chỉ đơn giản thế thôi.
Đây là bánh ướt cuộn lai. Họ ăn như thế nào tôi không biết.
Sáng nay trời lại mưa, tuy nhiên chúng tôi cũng phải ra ngoài để thưởng thức tô Bún Cù Kỳ tại tp. này.
Tôi được hướng dẫn đến một quán Bún tên Cô Hậu, nằm tại số 8, Trần Quốc Toản. Trò chuyện với chủ quán, tôi mới biêt là quán này đã cóa trên 10 năm và đây là một món gia truyền của ông bà để lại.
Cù Ký là tên gọi của một loại cua, cúm. Càng của chúng rất to so với thân mình của chúng.
Cù Kỳ cái, nhỏ con hơn con đực.
Giai đoạn làm món này tốn kém khá nhiều thời gian. Tôi thấy họ luộc con cù kỳ trước, xong mới gỡ lấy thịt của càng, thịt trong mình cua và cậy gạch cua ra, mỗi thứ để riêng. Phần nước luộc họ dùng để nấu nước lèo chung với ít xương heo.
Khi khách đến ăn, họ có thể chọn là ăn chung với bún hay bánh đa.
Tô Bún Cù Kỳ trông thật đơn giản mà không có cầu kỳ, họ chỉ rải đều thịt cù kỳ, gạch cù kỳ và một cái càng cù kỳ lên tô, một ít hành lá băm và sau cùng chan nước lèo vào tô.
Ăn kèm với tô bún có dĩa rau, trong đó có: rau muống chẻ, họ dùng luôn lá (một cách tận dụng rất hay), lá tía tô, rau húng quế, xà lách và lá kinh giới. Họ cho thêm một chén nước mắm pha, tại đây họ pha nước mắm ngon, gần giống kiểu người Nam, chua chua ngọt ngọt. Khách có thể nêm thêm nào là chanh, tương ớt và một loại giống ớt xay xào tỏi.
Gia đình chủ quán ở đây rất vui vẻ và phục vụ chu đáo, ngoài ra quán còn có thêm món Bún Thập Cẩm, tto bún này cũng y chang tô bún cù Kỳ, nhưng lại có thêm tôm xấy khô và chả lá lốt.
Chúng tôi quay trở lại nhà nghỉ và hy vọng lát nừa trời tạnh mưa, chúng tôi sẽ lên đường đi tiếp.
Khoảng hơn 9 giờ trời mới mưa nhỏ dần và tôi quyết định lên đường đi Cẩm Phả. Từ hôm đi đến nay, tôi mới bị xì lốp, cũng hên quá, lúc đó là ngay một khu dân cư và tôi chỉ đẩy xe một chút là tôi tìm thấy được tiệm sửa xe. Tiện thể tôi thay luôn bố thắng mới chạy cho an toàn.
Sau đó chúng tôi phải ghé lại một quán nước gần tt. Đầm Hà vì lúc đó mưa trút xuống tầm tã.
Khoảng 12 giờ trưa, chúng tôi mới ghé tới Tiên Yên. Nhờ hôm qua ghé đây ăn trưa, nên tôi mới biết tại đây có một bà già bán món cơm gà Tiên Yên ngay tại chợ, nhưng khoảng 2 giờ trưa bà ta mới bắt đầu bán. Thế là chúng tôi đồng ý nghỉ chân lại tại một quán cà phê gần chợ và cố gắng đợi.
Trong lúc chờ đợi thì trời tạnh mưa. Chúng tôi quay lại khu vực chợ và tình cờ chúng tôi được biết thêm về món Bánh Gật Gù. Mà muốn ăn món này, chúng tôi phải tự tìm tới phố Lý Thường Kiệt và mua mang về.
Tôi thấy họ tráng bánh như là bánh ướt nhưng hơi dày một chút, sau đó bánh được cuốn lại to như ngón trỏ. Tôi thấy tại đây họ vẫn dùng cái cối xay tay bằng đá.
Họ cho tôi biết là họ đã xay bằng máy một lần rồi, nhưng vì bột không được mịn cho lắm, nên họ phải xay thêm một lần nữa bằng cối xay đá.
Họ chỉ cho tôi là lúc ăn, tôi chỉ cần chấm bánh với nước mắm chua ngọt thôi. Nếu mà có nước gà luộc để pha nước mắm là đúng gu nhất. Chúng tôi cầm bịch bánh và quay lại chợ, tại đây bà bán bánh Cao Sằng cho chúng tôi mượn chén dĩa, mà còn cho chúng tôi thêm nước mắm để chấm nữa.
Chúng tôi đã hiểu lầm về món cơm gà Tiên Yên, thì ra bà người dân tộc đó chỉ bán gà Tiên Yên ở dạng mới làm thịt thôi, chứ không phải là bán cơm gà.
Mà cũng không sao, bây giờ tôi đã hiểu nhiều về gà Tiên Yên.
Tôi rất thích chợ Tiên Yên, vì tôi thấy người dân ở đây họ rất thật tình, họ thấy tôi tìm hỏi một thứ gì, mà họ không có, là họ sẵn sàng dẫn tôi đến sạp đó mua cho đúng hàng và đúng giá. Ngoài ra tôi chứng kiến là ở đây chợ không có sạch sẽ như chợ trên cao nguyên, nhưng đồ của họ rất là tươi. Thí dụ nguyên một con heo được sẻ thịt ngay tại chợ.
Tôi thì mua đươc một ít trùng biển, con Bông Thùa. Con nay ăn cũng gần giống con Sá Sùng, nhưng giá lại rẻ hơn nhiều. Tôi đã không có dịp ăn lại con này đã 30 năm rồi. Hồi ấy mẹ tôi thường mua về xào chua ngọt với cà chua, thơm, hành tây và rau cần. Tuy lúc ấy tôi còn nhỏ, nhưng món ăn ấy lúc nào cũng nằm trong ký ức của tôi.
Tôi cũng mua được một ít Nấm Linh Chi khô tại chợ. Tôi nghe nói nấm này nấu lên rôi uống như trà, rất tốt cho người lớn tuổi. thế là tôi có một ít quà miệt quê cho bà mợ tôi rồi. Bà bán hàng tại đây còn tặng thêm cho tôi 2 cây giống mắc mật.
Con vạng.
Chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình trên QL18 để đi về Hạ Long. Tôi cũng không khẳng định được là mình nên ở lại Cẩm Phả hay Hạ Long đêm nay nữa. Khi chạy ngang qua Cẩm Phả, tôi cũng không ngờ tp này cũng tấp nập thiệt, nhưng tôi không tìm thấy một món ăn gì để lôi cuốn tôi ở lại trốn này. Nên tôi lại chạy tiếp cho tới Hạ Long.
Tại Hạ Long tôi cũng không tìm thấy một quán ăn nào hấp dẫn cả, vì đối với tôi, chế biến món hải sản là quá bình thường.
Nhưng cố gắng lùng mò mãi, tôi cũng tìm được một xe bán thức ăn làm sẵn tại ngay góc chợ thuộc đường Trần Hưng Đạo và Tô Hiến Thành.
Tại đây tôi thấy họ làm nhiều món hấp dẫn quá và rẻ lắm, nhưng họ lại không bán cơm. Thế là chúng tôi mua theo nào là món Giả Cầy,
món Chuối Ốc và Phèo xào Dưa Chua. Sau đó chúng tôi ghé lại một quán cơm trên đường Giếng Đồn để kêu cơm và canh. Cũng lâu lắm rôi tôi không ăn qua món Giả Cầy và Chuối Ốc. Đối với riêng tôi 2 món này thật ngon tuyệt chỉ có món Chuối Ốc là thiếu tỏi băm và lá tía tô.
Sáng nay tôi mới biết là tại Hạ Long và luôn cả Hải Phòng họ ăn bánh cuốn với cả rau thơm. Chúng tôi ăn Bánh Cuốn Chả Mực và dĩa rau trong đó gồm có: rau muống chẻ, lá kinh giới và xà lách. Nước mắm ở đây họ pha rất nhạt, có thể húp được, trong chén nước mắm còn có thêm vài miếng dưa leo và cà rốt. Tôi thấy bánh cuốn ó đây họ tráng rất mỏng, ăn rất mềm mại. Còn chả mực thì khỏi chê luôn, chỉ có điều là họ chiên lại, nên hơi bị mỡ một chút. Nước mắm cũng ngon, tôi thấy còn ngon hơn kiểu pha của người Hà Nội.
Chúng tôi đi thăm quan chợ Hạ Long và tôi chỉ thích mỗi khu vực bán hải sản mà thôi. Vì tôi thấy hải sản ở đây tươi thật. Cảnh mua bán trong chợ thật là nhộn nhịp.
Phần nhiều tôm cá ở đây tôi cũng thấy rất quen thuộc, chỉ có con Cù Kỳ và một số loại sò ốc là khá xa lạ với tôi.
Trái tai chua ở rừng. Dùng để nấu cho có vị chua.
Ở Hạ Long nổi tiếng với món Chả Mực.
Nhồi chả mực.
Xích lô Hạ Long, kiểu này chắc ngồi không thoải mái, mà nằm dài ra, là quá chuẩn luôn.
Chuyên dùng để chở hàng.
Phía sau lưng chợ Hạ Long.
Chúng tôi chuẩn bị lên đường trời lại chuyển mưa.
Cầu thang này là tôi không biết để du khách vào thăm quan hang, hay là để thu hoạch yến.
Tại Chợ Cọt, có bán Bánh Lá Ngải , một dạng bánh gai, nhưng lại dùng lá ngải cứu, tôi ăn thấy không ngon.
Khi chúng tôi chuẩn bị lên đường thì trời lại đổ mưa, cũng may sao cơn mưa ấy lại trôi qua rất lẹ. Tôi chạy lên cầu Bãi Cháy, tôi thấy cổ tay hơi bị lắc, vì trên cao gió thổi mạnh thật. Ngay phía dưới chân cầu, tôi ôm cua bên tay phải và chạy dọc theo bờ biển của Bãi Cháy. Con đường ấy một lúc sau lại nhập lại với QL18. Ngay khu vực này, dường đang trong thời kỳ sữa chữa, nên hơi bụi bặm và cũng đông xe.
Tôi chạy cho tới Làng Yên Lâp, tại đây có một con lộ đan bên tay trái, sẽ đưa tôi đến đảo Hoàng Tân và tiếp theo tôi có thể chạy tới tx. Quảng Yên.
Con đường này là một bờ đê, mà rất ít người sử dụng nên rất hoang vắng. Tôi cảm thấy rất thoải mái, vì thắng cảnh trên con lộ này đẹp tuyệt vời.
Đến Quảng Yên, ngay khúc gần trung tâm, có rât nhiêu nơi họ bán nem chua và nem chạo, nhưng tôi chạy lòng vòng và không nơi nào tôi có thể ngồi lại vừa ăn và uống một ly bia. Vì phần nhiều họ chỉ bán cho khách mua về nhà.
Tôi lỡ mua nem của lò nem này rồi. sau này tôi phác giác là gói bằng giấy nylon như thế này, nem ăn không ngon.
Tôi tìm được quày của Cô Nhật nằm ngay phía sau lưng bưu điện tp. Chị Nhật rất nhiệt tình gọi giúp cho chúng tôi 2 chai bia của quán nước kế bên. Vì thấy chúng tôi có mua trước ít nem chua, nên chị ta giải thích cho chúng tôi biết là cả tx., chỉ có vài lò là làm được nem chua thôi.
Nem chạo thì chị ta tự làm lấy, còn nem chua thì chị ta phải lấy lại của một lò khác. Chúng tôi thấy chiếc nem chua nơi chị ta bán, ngon hơn là mấy chiếc nem mà chúng tôi mua lúc nãy.
Món chạo là bì luộc chín và thái nhỏ như sọi chỉ, miếng thịt vai cũng luộc chín và xay ra (kiểu ở đây là thế, có nơi thì thái miếng). Xong đem trộn với thính và đậu phọng giã trước khi ăn.
Khách tự cuộn nem chạo chung với là sung, rau muống chẻ, rau om, lá tía tô và húng quế bằng bánh tráng. Tôi thấy nươc mắm ở đây họ pha có vị chua ngọt giống như trông Nam, nhưng lại nhạt hơn, vì nước mắm ở đây họ húp.
Chuyến đi phà qua sông làn đầu tiên tại Miền Bắc. Phà Rừng.
Ở Miền Bắc rất có nhiều tp. hay tt. bán món này, Sữa Chua Nếp Cẩm. Trưa nay tại chợ Núi Đèo tôi có dịp ăn thử.
Món này ăn như một loại chè, nếp thì được nấu chín nhừ như là một loại cháo đặc, trong đò có ít đường, nếu là cơm rượu lại càng tốt. Nếp cho vào khoảng đến khoảng nửa ly, kế tiếp là nửa hủ sữa chua, một ít sữa đặc, một ít nước cốt dừa lon và ít dừa nạo.
Chúng tôi tranh thủ chạy qua khu chơn An Dương, trên đường Tôn Đức Thắng. Nơi ấy có một quán Bánh Đa Cua rất nổi tiếng, nằm trong ngõ Lửa Hồng. Nhưng rất tiếc là vào lúc 5 giờ chiều là họ bán hết. Ở đó họ bất đầu bán vào lúc 1 giờ trưa, và đến khoảng 4 giờ chiều là họ bán hết.
Tôi ghé vào khu chợ Lam Sơn ăn thử món Banh Bèo tại một gánh bên vỉa hè. Đây là lần đầu tiên tôi ăn món này, tôi thấy ở tp. Cảng này, có rất nhiều gánh hàng, họ bán món này.
Theo tôi nhận xét, thì bánh bèo cũng gần tương tự như là bánh giò, hay là bánh nậm của người Trung. Có thể là bột bánh bèo có ngâm vôi, nên bột ăn hơi cứng, chứ không mềm mại như là bột của bánh giò. Nhân của bánh là thịt heo băm xào với hành và nấm mèo. Món này là ăn chung với nước mắm pha loãng, có thể húp, được giữ ấm trong bình phích. Khi ăn khách rắc thêm chút tiêu và cho thêm ít ớt.
Gần đó có một gánh khác bán Bánh Đa Cua, chúng tôi cũng ghé qua ăn luôn một tô. Tôi thấy nồi nước lèo trong vắt và không thấy miếng cua nào hết.
Trong tô nào có bánh đa, rau muống mới trung, một thìa lớn bột ngọt, ít tôm xào khô, chả cá chiên, chả lá lốt, hành thì là băm và hành phi. Khách có thể nêm thêm bằng tắc và ớt.
Tôi thấy tại khu trung tâm tp. Hải Phòng rất ít có quán ăn trong nhà, mà phần đông là bày bán ngoài vỉa hè.
Bánh Bột Chiên.
Kỹ thuật chiên bánh là phải dùng 2 chảo. Chảo đầu tiên là để tráng bánh. Chảo thứ 2 có nhiều đầu hơn là để chiên bánh cho giòn.
Bánh mì cay, một món ăn khoái khẩu của vùng đất ăn chơi. |
Bánh Mì Cay, trong ổ bánh mì chỉ có patê mà thôi, ăn chung với tương ớt. Bà già bán món bánh mì này khoảng 40 năm trên đường Lê Lợi. Bà cho tôi biết là bà học cách làm patê của mẹ bà, và bây giờ đứa con gái của bà đang nối nghiệp và đứa cháu gái cũng đang bước vào nghề. Ổ bánh mì nhỏ, nên tôi thấy hầu như khách nào họ đến đây ăn, cứ 2 người là họ phải kêu cả chục cái.
Họ còn có bán thêm vài món chè, đặc biệt là Chè Thái bằng Dừa tươi. Tôi thấy món chè này trong Nam họ gọi là Bánh Lọt và đám trẻ ngoài này, họ gọi là chè giun.
Tôi thấy nguyên một dãy phố họ bán Bánh Rán, lòng tò mò cũng phải mua ăn thử, quá tệ, thua xa cái bánh mà tôi ăn tại chợ Buôn Mê Thuộc.
Trong khu dân cư của chợ Đôn, tôi tìm được một hàng quà sáng khá đông khách và tấp vào tìm hiểu ngay.
Họ bán món Bún Cá Rô, tôi thấy ở đây họ ninh luôn giò heo trong nồi nước lèo. Cá rô thì họ luộc lên, gỡ lấy 2 miếng phi lê, đem tẩm gia vị rồi chiên lên, vì thế ăn hơi bị khô. Trong tô bún có thêm dọc mùng, hành lá băm và thì là. Dĩa rau ăn kèm trong đó có, xà lách, rau kinh giới và thân chuối bào. Khách có thể nêm thêm bằng tắc, nước me xanh và ớt.
Hôm nay tôi phải trở về Hà Nội. Tôi chạy theo tuyến đường về Hải Dương QL5. Con đường này rộng, tuy nhiên tôi thấy cũng nguy hiểm khi có rất là nhiều người phóng hiên ngang ngược chiều. Đoạn đường gần Hải Phòng thì đông rất là đông xe vận tải.
Đến Hải Dương, tôi muốn tìm đến một quán Bún Cá Rô ngon của tp này. Nhưng vào buổi trưa, thì các quán ngon họ đã nghỉ bán. Chúng tôi ghé lại các quày cơm trưa ngay khu chợ, để ăn thử. Lý đo tôi ghé lại những quán ấy ăn là vì tôi thấy một món có tên hơi lạ, Bún Sườn Sá. Thì ra món này là móng heo và sườn heo hầm. Ở đây tôi có thể chọn là ăn món này với bún hay bánh đa. Tôi thấy bánh đa là một loại phở khô, mà sao tôi không hiểu họ lại không ăn sợi phở tươi cho ngon?
Trong tô bún còn có thêm rau muống trụng, hành lá băm và thì là. Chúng tôi gọi thêm một tô Bánh Đa Cá và cô bán hàng cũng dùng loại nước lèo cho tô Sườn Sá. Nói chung là cả 2 tô ăn rất dở. Tôi đã lầm khi ăn tại một quày hàng, mà họ có rất nhiều món ăn, có nghĩa là không có món gì ngon cả.
Tôi chạy theo TL391 đến Tứ Kỳ, nơi đây họ có món mắm rươi, mắm cáy và mắm tép rất ngon. Theo tôi được biết nơi đây chỉ có ba lò làm ra món đặc sản này mà thôi. Lò Ngọc Khanh là lò lâu đời nhất. Ngày nay nhờ có tủ đá, nên họ có thể lưu giữ rươi để làm mắm hay bán rươi tươi suốt hết năm. Mùa thu hoạch rươi bất đầu vào cuối thu và kéo dài cho tới gấn dịp Tết mà thôi.
Lò Ngọc Khanh là lò lâu đời nhất. Ngày nay nhờ có tủ đá, nên họ có thể lưu giữ rươi để làm mắm hay bán rươi tươi (đông đá) suốt cả năm.
Mùa thu hoạch rươi bất đầu vào cuối thu và kéo dài cho tới gấn dịp Tết mà thôi.
Kế tiếp tôi chạy theo TL392 để qua Ninh Giang. Khi đến QL37, ngay chân cầu Ràm tôi đã thấy vài quày bán Bánh Gai. Ở đây họ có truyền thống gói bánh gai lâu đời và họ có thêm luôn bánh gấc.
Nhưng họ cho tôi biết là mùa này cây gấc không có trái, nên các lò họ phải dùng gấc đông lạnh. Gấc đông lạnh màu sẽ bị nhạt đi và mất hương vị.
Ngay tại Vạn Phúc tôi thấy có 2 lò bánh. Lò Tân Miền đã có trên 20 năm rồi.
Tôi vẫn chạy tiếp theo TL392 để ra lại QL5.
Chiều nay tại khu phố cổ, tôi đi nhậu bia hơi vói một anh bạn trẻ, Lâm, đã từng đi bộ xuyên việt.
Nem Phùng là nem nổi tiếng của vùng Hà Nội. Kiểu ăn nem chạo của người Hà Nội khác với Quảng Yên hay Hải Phòng. Ở Hà Nội họ chỉ cho nem chạo vào miếng lá sung và chấm vào tương ớt thôi. Trông khi đó ở Quảng Yên hay Hải Phòng, họ gói nem chạo chung với nhiều loại rau và chấm với nước mấm pha chua ngọt.
Nem chua rán.
Trong lúc chúng tôi đang ngồi nhâu, môt cơn mưa lớn ập tới và khu phố ấy chẳng mấy chốc trở thành một bể bơi cạn.
Khi cơn mưa trôi qua và mặt nước cũng nhanh chóng rút đi, mọi sinh hoạt nhộn nhịp trở lại.
Ở Miền Bắc, thì là luôn đi kèm theo với món cá.
Trưa chủ nhật, tôi cùng với một số bạn mới quen, cùng đi ăn tại quán Phúc Vịt.
Quán này hình như có tơi 30 món ăn từ vịt. Tôi không biết tên những món này.
3 món vịt này ăn cũng gần giống nhau.
Lặt Lày hấp, một loại mướp ngọt của người dân tộc trồng trên vùng Tây Nguyên. Loại mướp này không có loại côn trùng nào tấn công, nên không cần phải xịt thuốc.
Ngắm nhìn Hà Nội từ tầng 20.
Đến thăm nhà người em.
Món Bún Thang nấu tại nhà ăn ngon hơn ở ngoài quán nhiều.
Trưa nay thứ hai, tôi lên đường đi Hòa Bình.
Trước khi vào tới TP. Hòa Bình khoảng 5 km thì tôi thấy có 2 điểm của người Mông, họ bán món cá nướng, trông thật hấp dẫn. Ở đây họ chỉ bán cho khách mang theo mà thôi. Một con cá Măng nặng 3 kg, khi họ nướng xong, trị giá 300 ngàn đồng.
Con cá nhỏ này là cá Vền.
Cá Măng tươi.
Trời mới mưa xong, chạy trên đường mát lắm.
Tối nay, Kiên một người bạn trẻ mà tôi mới quen. Anh ta mới mở một viện bảo tàng về văn hóa của người Thái tại Mai Châu.
Anh ta mời tôi cùng chung bữa cơm tối với gd anh ta. Tôi thật là quá hân hạnh. Hôm nay tôi được ăn nào là:
Châu Chấu Rang với muối và bột nêm, rang lần thứ nhất, phần dính đáy chảo bỏ đi, rửa chảo, xong rang lại lần thứ hai với ít mỡ heo, thế là xong.
Nộm Hoa Đu Đủ, Hoa Chuối và Cà Rừng. Ba thứ đó phải luộc chín qua, xong hoa chuối thái nhỏ. Tiếp theo là trộn các thứ trên chung với ít muối, bột ngọt, rau thơm và đậu phọng rang. Lấy cái chày đem giã nộm cho hơi nát một chút là được. Theo người Thái, nộm có vị đắng thì không nên không cần dùng đến chanh.
Cà Rừng.
Hoa Đu Đủ.
Rau Guột luộc (rau này chỉ có vào mùa mưa, nước của rau uống rất mát).
Sườn Trâu nấu với lá Lồm hay cũng gọi là lá Chua. Ướp với gừng xào với ít mỡ heo, tiếp theo thêm ít nước và hầm cho thịt mềm. Khi gần ăn mới cho lá chua và mắc khén ( có thể dùng hạt dổi hay tiêu).
Mắc khén là một loại tiêu rừng rất thơm, còn gọi là tiêu thơm. Một loại gia vị mà người Thái thường sử dụng.
Mắc khén cũng là nhiên liệu chính cho loại muối chấm có tên Chẳm Chéo, thường được bán nhiều ở Môc Châu và Điện Biên. Loại muối chấm này là dùng để chấm rau, hoa quả hay các loại thịt luộc. Ngoài Mắc Khén, trong Chắm Chéo có thêm, muối, đường, sả, lá chanh khô, ớt và tỏi.
Hôm nay tôi ở lại Mai Châu thêm một ngày. Bữa ăn chiều tối hôm qua đã gay ấn tượng cho tôi thật nhiều. Tôi thấy ẩm thực của người Thái có nhiều món ngon mà tôi cần phải khám phá. Tôi rất là vui khi đôi vợ chồng Kiên đã mời tôi về nhà họ ở cho vui.
Trái Hồng Bì, ăn có vị chua, ít nhân và nhiều hạt lắm. Chủ yếu là chỉ để mút thôi.
Kiên rủ tôi cùng đi với anh ta đến Xóm Bước, nằm trên đường đi Cun Pheo, cách Mai Châu khoảng 20 km. Đây cũng là nơi du lịch sinh thái dưới dạng kiểu homestay như Bản Lác.
Tôi thấy nơi đây rất yên tĩnh, đẹp và có nhiều tìm năng để phát triển du lịch, nếu biết cách.
|
Hôm nay tôi mới thấy trái Lặt Lày mọc trên giàn.
Trưa nay khi về lại nhà, cô vợ của Kiên đã làm xong bữa cơm cho chúng tôi.
Măng Chua Nấu với Đầu Ruột Cá và Thì Là.
Lặc Lầy xào tỏi, ăn rất giòn và ngon, cũng gần giống như mướp, nhưng không có ra nước nhiều. Lặc lay cũng là một loại rau quả khá đặc biệt, vì chưa có loại côn trùng nào đục phá, nên đây là loại rau quả mà không cần xịt thuốc chống rày.
Cá Chám Cỏ Đồ. Đồ ở đây có nghĩa là chưng hay là hấp. Cá được ướp chung với mắc khén, riềng đâm nát, lá chua đâm nát (Lá Chua là một loại lá mọc trong rừng, có vị chua, cũng được gọi dưới tên là Lá Lồm). Xong đem gói kín lại bằng lá chuối, rồi đem chưng cách thủy. Từ trước tới giờ tôi không thích cá Chấm, mà ngày hôm nay tôi đã phải giở nón, quá tuyệt vời. Nguyên khúc cá lớn, tôi chén một mình hết 2 phần 3 luôn.
Nói về Bản Lác, chiều nay tôi có cơ hội ghé thăm quan, ấn tượng của tôi, công nghệ hóa một cách quá đáng. Nền văn hóa của người Thái, bạn sẽ không cảm nhận được tại nơi đây.
Nhà nước chỉ quy hoạch một khu đất nhỏ bé cho mỗi hộ đủ để xây một nhà sàn sạch đep, đủ tiêu chuẩn cho kiểu phục vụ Homestay. Tôi thấy các căn nhà sàn xinh đẹp ấy, cứ nằm chật chội khít vào nhau, như là một khu xóm của các thành thị. Không hề có một phần đất trống để canh tác hoa màu cho mỗi hộ.
Chiều tối nay, tôi còn thấy nhiều bạn trẻ tới đây sinh hoạt là để nhậu cá khô, mực khô từ vùng biển, và nhiều nhóm họ ngồi ngay phía bên ngoài đường. Họ còn đòi hỏi chủ quán bật nhạc sàn cho họ nghe?
Các quày hàng quà lưu niệm cũng mọc lên theo như nấm, và tôi được anh bạn tôi cho biết, là phần nhiều họ toàn bán những mặt hàng rẻ tiền từ phía Trung Quốc mà thôi.
Cây dọc mùng đen. Tôi đã được ăn loại rau này nấu với gà của người Nguồn tại Quảng Bình. Ăn cũng gần như mướp, rất ngon.
Thăm quan hồ Hòa Bình, gần Mộc Châu.
Bữa ăn tối nay, cô vợ siêng năng của Kiên làm thêm vài món ăn của người Thái cho tôi thưởng thức.
Rau Bướm luộc với gừng đâm nát, loại rau này ít khi bán ngoài chợ. Vì có hình dạng như cánh bướm, nên được đặt tên như thế. Rau này ăn rất ngon, đặc biệt là nước luộc rau húp vào mát. Nhưng không mát bằng rau Guột mà tôi được thưởng thức bữa cơm chiều tối qua.
Nộm Ốc Núi Đá với Xoài chua, một loại ốc chỉ bắt trên đỉnh núi, nên giá cả cũng hơi cao. Món này làm rất đơn giản. Ốc luộc chín, gỡ lấy thịt (lấy luôn phần ruột phía sau, vì trong đó toàn là cỏ cây rừng). Sau đó đem trộn chung với xoài băm, ít muối, ít bột ngọt và ít lá chanh thái chỉ (nếu có thêm là me non đâm nát, thì tuyệt vời). Vì loại ốc này có vị hơi ngọt, nên người Thái họ không cần dùng đến đường.
Vịt nấu canh Bon có cả đuôi heo. Một món đặc trưng của người Thái. Bon là một đọt của một loại khoai môn. Để thực hiện món này, họ chặc vịt ra thành từng miếng nhỏ và đem ướp với ít gia vị. Để cho vịt ngấm gia vị khoảng 30 phút họ mới xào vịt lên cho xăn thịt lại, xong với cho thêm nước vào hầm cho nhừ. Tiếp theo họ tước đọt Bon cho hết sơ, đem cắt từng khúc ngắn và cho vào nồi ninh chung với ít gạo tẽ đâm cho nát (giúp cho độ sệt của nước súp). Canh được múc ra tô, lúc ấy họ mới rắc lên trên một ít Mắc Khén. Tôi nghe nói nhiều thực khách nếu không quen, thì lần đầu tiên họ thưởng thức món này, họ sẽ tưởng tượng như là cám lợn. Đối với tôi, thì tôi ăn tất tần tật, chỉ có thịt vịt là tôi chê, vì thịt ăn rất bở (một giống vịt công nghiệp).
Tằm Lá Sắn rim với nước măng chua và lá chanh. Món này tôi ăn thấy hơi bị khô, không có béo như con nhộng. Tôi sau này mới được biết, là khi mua con tằm là phải mua con nào cứ mập căng ra mới ngon, còn con nào mà teo lại, nó chỉ còn vỏ không thôi, nên ăn sẽ bị khô và dai.
Thường vào buổi tối, bên Bản Lát người ta thường tổ chức ca múa Dân Tộc cho khách du lịch. Nhưng tiếc thay tối nay họ không có mục nào hết, thế là chúng tôi phải trở về nhà đi ngủ sớm.
Con Bọ Xít
Sáng nay cô vợ của Kiên sẽ giúp tôi ra chợ mua con gà Ri. Gà Ri là một loại gà đi bộ, với dáng nhỏ con, chỉ nặng độ 1 kg trở xuống. Loại gà ấy không phải là hàng có mỗi ngày, nên chúng tôi không mua được. Tôi nghĩ không biết các quán ngoài lộ, họ lấy đâu ra gà Ri để phục vụ khách nhỉ.
Ngoài ra tôi cũng muốn thử loại gạo Nương, để người ta nấu cơm Nương. Thứ gạo ấy bây giờ cũng khó mua lắm.
Châu Chấu.
Trái tai chua, được thái miếng mỏng, phơi khô. Dùng để nấu chua.
Ở chợ, tôi thấy món này, Giò Rút.
Mắc Khén, còn gọi là tiêu thơm, người Hoa chợ lớn biết dùng hạt tiêu này.
Tôi mua thêm ½ kg Tỏi Tía Noon Luông, một loại tỏi chỉ có ở 2 xã, nằm ở độ cao trên 1000 mét, thuộc huyện Mai Châu. Đó là xã Noon Luông và xã Pu Bin. Tỏi này đặc biệt rất thơm. Tôi mua là mang theo, khi về đến Quảng Ngải, tôi sẽ so sánh với tỏi Lý Sơn.
Dưa Mán, một loại dưa leo rất to. Mập gấp đôi trái dưa leo thường và chiều dài chỉ dài hơn có một chút. Dưa leo này trước khi cắt, là phải cắt 2 phía đầu, rồi cà mủ, làm y như cách làm quả su su vậy. Vỏ của loại dưa này cũng cứng, nên bình thường nhiều người thích gọt bỏ vỏ.
Tôi bổ dọc dưa mán ra làm bốn, cậy bỏ hạt và cắt từng miếng nhỏ, sau đó tôi đem bóp chúng đều với muối. Khoảng nửa tiếng sau, dưa leo sẽ chảy ra rất nhiều nước. Lúc đó tôi mới rửa lại vài lần bằng nước lạnh và để cho ráo nước. Sau đó tôi trộn dưa với chanh, đường, tỏi tía và ớt. Ăn giòn tan.
Tôi cũng mua thêm một ít Bò Xít đem rang. Món này khó ăn lắm, vì loại côn trùng này có mùi hăng khá mạnh.
Lặt lày và cà pháo luộc chấm cùng muối lạc rang, đâm với xả, củ kiệu tươi và ớt, ngon lắm.
Giò rút là giò heo rút xương, xong có người ướp thêm gia vị và đem bó chặt lại, rồi đem hấp. Tôi thấy món này ăn kềm với dưa mán muối chua của tôi hay là mắm tép thì quá tuyệt vời.
Nộm Măng Chua với lạc và rau thơm. Măng chua mua về phải luộc qua một lần nước trước. sau đó mới xé miếng nhỏ, rồi mới trộn nộm đươc.
Cá suối nướng, loại cá này tôi không biết tên, nhưng chúng đều có trứng, ăn rất béo và ngon.
Thêm món cuối cùng là món Pịa, một món đặc sản mà các bạn có thể ăn ngoài các quán. Món này là họ nấu với bộ đồ lòng, huyết, và mật của bò hay trâu. Trước khi ăn họ mới rắc lên tô một ít mắc khén. Món này ăn có vị đắng của mật.
Bữa cơm trưa nay quá nhiều món.
Nếu ai có muốn hiểu biết về văn hóa Thái thì có thể liên lạc theo địa chỉ sau đây: Vanhoathaimaichau@gmail.com
Anh bạn tôi, Kiên có thể tiếp khách đoàn. Anh ta là một người rất nhiệt tình, vui vẻ và am hiểu rất nhiều về văn hóa Thái.
Ăn bữa cơm trưa quá thịnh soạn, tôi lại lên đường đi Mộc Châu. Đoạn đường hôm nay chỉ khoảng 70 km mà thôi.
Tôi sẽ ghé lại Mộc Châu nghỉ.
Nơi đây là vùng cao nguyên, họ có nhiều loại trà ngon và kỹ nghệ nuôi bò sữa rất lâu năm.
|
Tôi dừng lại một quán nghỉ chân trước khi tôi vào tt. Nơi đây tôi thưởng thức một ly sữa chua thật là ngon. Tôi tìm hiểu, thấy nơi đây họ bán ra một lít sữa tươi là 30 ngàn đồng, theo giá công ty. Thật là mắc, mắc hơn cả giá sữa tươi ở Châu Âu.
Trong khi đó giá mua vào từ người nông dân chỉ có 17 ngàn một lít. Đúng là siêu lợi nhuận.
Tôi dự định sẽ vào Bản Áng nghỉ lại đêm nay. Bản Áng chỉ nằm cách tt. có 3 km, nhưng trong ấy, hôm nay không có một bóng du khách, tôi thấy có mình tôi nghỉ lại một mình, trong một nhà sàn to đùng. Nên tôi đổi ý quay lại tt.
Các nhà nghỉ nơi đây giá rẻ, vì ở trên độ cao, họ không cần thiết bị hệ máy lạnh. Thường thì các nhà nghỉ tại đây họ sẽ phục vụ các món ăn dân tộc theo yêu cầu, nhưng vì tôi đơn độc nên không ai muốn nấu. Tôi đành ra phía ngoài lộ tìm ăn món Bê Chao, một đặc sản có một không hai của tt. bò sữa này.
Bê Chao, có nghĩa là thịt bê, được căt miếng nhỏ, có luôn cả da, đem ướp gia vị, xong Chao vài phút trong chảo dầu đen thui. Trước khi bê chín, họ cho thêm vào ít sả đập dập, tỏi và ớt vào chảo dầu. Sau đó vớt ra dĩa mà khỏi cần sốc cho ráo dầu.
Thế là xong, chỉ cần ăn chung với ít rau: rau muống chẻ, húng quế, húng cay và ít bông chuối. Món này chỉ chấm với tương gừng và ớt. Cảm nhận, dở ẹt.
Anh chủ quán cho biết là món này theo anh ta nghĩ là phải có khoảng 40 năm, vì anh ta nhớ nghề nuôi bò sữa tại đây đã có hồi trước khi giải phóng (nhưng một thông tin sau này cho tôi biết, công nghệ nui bò là nhờ anh em ta, Cuba tài trợ). Thường những con bò sữa khi đẻ ra những chú Bê đực. Họ đợi khoảng 10 hôm sau, khi chú Bê có trọng lượng hơn 20 kg, lúc đó người nông dân mới bán cho chủ quán. Tôi hỏi thăm thì biết nguyên chú Bê ấy, họ chỉ chế biến ra mỗi món này. Tôi cũng không biết là phần nội tạng và xương Bê họ làm những món gì? Tôi thấy công nghệ nuôi bò sữa của Củ Chi mới có khoảng 20 năm nay thôi. Mà tay nghề chế biến ra các món Bò Tơ Củ Chi, thì họ đã vượt quá xa nơi đây mất rồi.
Tại Mộc châu vào buổi sáng tôi không thấy có món gì hấp dẫn cả, nên tôi thử lại món Pịa, ngay bên hông chợ.
Tôi thấy ở đây họ nấu món này là họ xay hết các thứ nội tạng, chứ không thái miếng theo kiểu ở Mai Châu. Tôi mới biết thêm, ở quán, họ ăn món này như là một món khai vị. Họ nhâm nhi món này trước với vài cốc rượu, sau đò họ mới ăn thêm cháo hay phở.
Nhà nghỉ tôi ở tối qua có một vườn hoa và nhà sàn sạch đẹp.
Hôm nay tôi sẽ đi Sơn La, khi đi nganng qua khu Yên Châu, 2 mé bên đường có rât nhiều quày bán xoài.
Loại xoài ở đây chỉ nhỏ bé như cái nấm đấm thôi. Tôi thấy có 2 loại, một loại thì u tròn còn loại kia thì có hình dáng dài, loại u tròn ăn ngọt và ngon hơn.
Sau này tôi được biết thêm, loại xoài Yên Châu mà báo chí ca ngợi, không có nhiều đâu. Hàng này không bán tràn lan ngoài đường và thường dân như chúng ta cũng đừng mơ tới.
Tôi rất thích hàng đan tre của người dân tộc, nhưng cái giỏ này ông già đan cho đứa cháu, và không bán cho tôi được.
Trên đường, nếu tôi thấy chợ to hay chợ nhỏ, tôi cũng phải ghé lại thăm quan. Cố gắng tìm một thứ gì đó mới lạ.
Đọt Su Su.
Chè Ngô.
Qua khu Yên Châu là một khu bán tỏi. Loại tỏi này cũng được người dân tộc trồng, uty không thơm bằng tỏi tía tôi mua ở Mai Châu, nhưng vẫn thơm hơn tỏi Trung Quốc.
Tỏi này có người gọi là Mẫu Đơn hay là Cô Đơn.
Tôi đến Sơn La cũng khá sớm. Tôi nghe theo một anh bạn già, nên tôi chạy đến suối nước nóng tắm và an trưa ở đấy. Suối nước nóng nằm chỉ cách tp. có 5 km và nằm tại một làng của người dân tộc Thái.
Trưa nay tôi được thưởng thức cơm nếp nương chấm muối lạc, ăn cùng với thịt trâu và thịt heo gác bếp. Tôi là kẻ ăn khô, mà tôi phải công nhận, cơm nếp nương khô lắm. Còn 2 loại thịt kia hễ ai mà yếu răng thì chớ giỡn mặt, ăn vào mắc công lại tốn tiền nha sỹ.
Thịt gác bếp kia, tôi nghe giai đoạn làm cũng rất là đơn giẩn. Thịt trâu, bò hay heo họ cắt ra từng miếng, ướp gia vị và treo gác bếp 2 ngày 2 đêm là ăn được. Khi ăn họ đem hấp sơ qua cho miếng thịt mềm lại, xong họ đem nướng và đập cho mềm cũng như là nướng mực ấy.
Sau khi ăn xong, tôi vào phòng riêng ngâm mình trong nước suối nóng. Vào mùa này nước không có dược ấm cho lắm, tôi nghĩ chắc chỉ hơn 30 độ mà thôi. Tôi được biết vào mùa đông, vì ít mưa, nên độ nóng củ nguồn nước cũng cao hơn. Vì hơi mệt nên tôi đã thiếp đi được một giấc ngắn.
Sáng nay khi thức dậy, tôi phát giác là vết thương chưa lành bên đầu gối trái của tôi giờ bị bưng mủ và hơi bị nhức nhối một chút. Tôi nghi rằng cũng có lẽ mấy ngày qua, tôi đã ăn nào là nếp, nào là trâu, bò, và cá. Chắc vì thế mà tôi mới bị đến nông nổi này. Hay là cũng có thể bởi ngâm mình vào bể tắm, không biết là có bị nhiễm độc vì hồ nước không sạch hay không?
Người Thái họ thổi xôi rất ngon, mà chân tôi đang bị bưng mủ, nên không dám ăn.
Trước khi tìm gì ăn sáng, tôi phải tìm đến tiệm thuốc để mua vài viên Ambi uống đã. Vào buổi sáng, tôi thấy nghành ẩm thực nơi đây cũng như nhiều tp. núi khác, đếu bị ảnh hưởng của nền văn hóa ẩm thực của vùng đồng bằng.
Tôi không tìm thấy món gì lạ cả, nhưng tôi tìm được một nơi vỉa hè, thuộc khu chọ ven đường Lê Lợi. Tôi thấy nơi đây có 2 quày hàng của người Thái, họ chỉ chuyên bán có món cá nướng và thịt heo bằm nướng. 2 món ăn này họ chỉ bán cho khách mang theo mà thôi.
Tôi ghé lại quày thức ăn làm sẵn này mua thử ít xúc xích kẹp bánh mì ăn tạm cho buổi sáng. Xúc xích này cũng gần như lạp xưởng, ăn dở ẹt.
Thế là tôi phải đợi đến gần 10 giờ, tôi mới lên đường, vì món thịt nướng ấy 10 giờ mới chín.
Món ăn này gọi là Nhứa Phò.
Mới ra khỏi khu vực trung tâm tp. Tôi lại phải tạp vào lề. để mua thêm món cá suối muối chua vơi ớt, Mặm.
Thêm một món nừa là hũ tương làm theo lối người Thái, gọi là Thổ.
Ra khỏi Sơn La một chút là tôi đến một khu vực chuyên bán trái Lê.
Lên đến đỉnh đèo Pha Đin, tôi tìm được một quán cà phê để dừng chân lại. Tôi xin bà chủ một chén cơm nguội, để tôi ăn chung với gói thịt nướng, nhưng xui ghê, nhà bà ta đã hết cơm, nhưng bà ta chỉ có cơm nếp. Bà ta qua nhà hàng xóm xin giùm tôi, và bên đó cũng hết cơm. Không có cơm tôi ăn thịt không cũng được, chứ ăn thêm nếp vào thì tôi không dám.
Xướng quá, lần đầu tiên từ hôm tôi ra phía Bắc tới giờ, tôi mới thấy được một cái võng kế bên tôi.
Nhưng mấy đứa nhỏ con chủ quán lại quá nhiệt tình trò chuyện luyên thuyên với tôi. Một lúc sau chúng với tha cho tôi, để tôi có một giấc ngủ yên tĩnh. Chỉ 5 phút sau, một đám khách ghé lại làm tôi phải âm thầm rút lui, nhường chỗ cho họ.
Theo tôi nhớ, thì tôi chưa bao giờ thả dốc dài như đoạn đường này.
Qua khỏi Tuấn Giáo, tôi lại phải lên đèo. Tôi thấy nắng trưa ở đây nóng và trạng trái trong người tôi không khỏe cho lắm, tôi đã bắt đầu đi khập khễnh. Tôi tìm được một bóng râm của vách núi, để ghé lại nghỉ mệt. Tôi lấy cái áo gió tôi ra trải trên thảm cỏ ven đường và dự định sẽ thả hồn theo mây gió.
Rồi chuyện không may lại đến với tôi. Chưa kịp nhấm mắt được nửa giây, thì có một xe máy bỗng dưng cũng dừng lại ngay phía trên đầu tôi. Tôi không thế quan sát được họ làm gì? Sao tôi có thể ngủ yên giấc được? Nằm đắng đo một hồi cũng khá lâu. Tôi quyết ngồi dây để coi họ có ý đồ gì không? Tôi thấy một anh thanh niên đang ngồi nghỉ hút thuốc lá, chắc có lẽ anh ta thấy chỗ tôi dừng chân lý tưởng, nên anh ta muốn tham gia thư giản như tôi thôi mà. Tôi cảm thấy yên tâm, và tôi tiếp tục nằm xuống nghỉ mệt đôi chút.
Đến tp. Điện Biên, tôi nhanh chóng tìm được một nhà nghỉ với giá hữu nghị.
Tôi đã phải cố gắng lết lên phòng vì đầu gối tôi lúc này rất ê ẩm. Tôi cũng ráng tắm cho người mát mẻ và tôi nằm nghỉ một giấc dài cho tới khi trời gần xụp tối.
Đoạn đường hôm nay thật là quá gian nan đối với tôi, vì tinh thần tôi đã bị suy giảm nhiều, nào là đầu gối bị bưng mủ, thêm cả phần mông bên trái của tôi lại nảy nở ra một cái mụn nhọt. Cái mụn nhọt ấy cũng làm cho tôi ngồi trên xe có phần không được thoải mái, nhưng cũng không đến nỗi đâu đớn cho lắm. Trong khi đó tôi phải vượt qua một chặn đường dài khoảng 200 km.
Tôi chạy theo QL12, ngang qua tt. Mường Chà và Mường Lày thì tôi thấy đoạn đương này cũng khá tốt. Nhưng sao lại khó kiếm được môt quán nước lý tưởng để tôi dừng chân lại. Tôi phải dừng tạm dọc đường để ăn tạm cái bánh giò còn lại từ đêm qua.
Khi đến xã Chăn Nưa, tôi ghé lại một quán tạp hóa ven đường nghỉ uống nước và tôi đã thiếp đi một giấc thật ngon.
Tôi tỉnh dậy và hỏi đường đi tiếp đến Lai Châu. Người dân địa phương cho tôi biết là tôi nên đi theo QL12, mà không nên đi theo TL128. Họ khuyên tôi là nên đi liền vì vào giờ trưa, đoạn đường ấy mới thông, còn đi trễ một chút là đoạn đường ấy bị tắc.
Tôi cứ tưởng rằng, chắc là do bị sạc lỡ, quá lắm nếu chỗ nào bị tắc thì mình tìm bóng mát nằm nghỉ. Nào ngờ tôi chỉ chạy qua khỏi Chăn Nưa chỉ vài cây số, là đoạn đường đang được tu bổ và bị hư hỏng rất nặng nề, toàn là ổ gà ổ trâu không ah. Đoạn này kéo dài 40 km cho tới Phong Thổ mới hết. Vào giữa trưa, khí hậu rất nóng, trong khi đó tôi phải vất vả chạy với tốc độ chỉ 20-30 cây số một giờ. Có những đoạn nào mà hơi láng một chút, nếu xui gặp xe lớn chạy ngược chìu phóng nhanh, là hỗi ôi như là gặp phải sương mù. Rồi có những nơi, nước từ trên vách núi chảy xuống lên láng cả đường, thế là chỗ ấy trở thành đầm lầy.
Mà chuyên xui lại cứ đến với tôi, cái rổ sắt phía sau xe nhảy Lambada quá, nên bỉ gãy. Làm tôi phải buộc tạm các thứ lên phía yên xe. Nhưng khổ nổi là cái gùi của tôi chiếm quá nhiều chỗ. Vừa mệt, vừa buồn ngủ, đau đầu gối, nhức mông trái, và giờ này là đau mỏi luôn cả lưng và 2 cổ vai vì thế ngồi không thoải mái. Ôi sao lại khổ thế này.
Tôi cũng bị tắc ở 2 đoạn, cũng hên là đoạn bị tăt lần đầu, tôi phải chạy khoảng nửa cây số ngược lại để tìm được môt lùm cây trú mát. Còn đoạn tắc thứ 2 là gần ấy hoàn toàn là trống, rồi tôi cũng tìm được một bóng râm nho nhỏ của cái mấy nổ đế nép mình vào ấy.
Cả 2 đoạn bị tắc trên tôi chỉ bị ngồi đợi mỗi nơi có khoảng 15 phút thôi. Tôi cũng gặp 2 đoạn, họ cho phép chạy qua, với điều kiện tự thận trọng, vì xe múc đang xúc đất từ bên vách núi đế đổ qua phía bên kia sông. Tôi cứ phải canh cần xe xúc đất vừa xoay vào phía vách núi, thế là mau mà vọt.
Chỉ còn cách Phong Thổ khoảng 12 km, tôi chạy ngang qua một xã nhỏ. Tôi tìm thấy một tiệm hàn sắt, tôi liền ghé vào cho anh thợ hàn, hàn lại cái rổ. Tôi cũng thấy tội nghiệp cho người dân ở nơi đây, họ phải chịu đựng cảnh bụi bặm này cả năm rồi, không biết bao giờ đoạn đường này mới làm xong?
Khi tôi chạy ra tới Phong Thổ, tôi thấy một quán nước ven đường núp bóng dưới bóng mát của tàn cây. Tôi ghé lại đấy uống nước mía và ngủ gục được một giấc. Khi tính tiền, ly nước mía và ly trà đá 14 ngàn đồng. Tôi biết là tôi không bị chặt chém, nhưng giá một ly nước mía sao nhiều người lại chấp nhận với giá 10 ngàn nhỉ? Trong khi đó ở ngoài Bắc này thiếu gì vùng họ trồng mía? Ah, hay là mùa đông họ không buôn bán được? nên phải tính giá gấp đôi?
Cả ngày hôm nay tôi không gặp nhiều may mắn, nhưng sao hên quá, chiều nay lại gặp hên rồi. Xe tôi lại bị xi và chỉ cách tiệm vá xe có vài chục mét, khi vào đến tx. Lai Châu.
Xong tôi tìm được một phòng nghỉ giá 80 ngàn (môt chuyện rẻ bất ngờ ở vùng phía Bắc này). Tuy phòng tắm và nhà vệ sinh nằm ở phía ngoài, nhưng từ trong phòng ngủ hay là phòng tắm, nơi đâu cũng sạch.
Tôi tìm thấy một nơi vât lý trị liệu. Nhưng hôm nay tôi không dám ngâm thuốc vì sợ bị nhiễm trùng. Tôi chỉ tắm xông hơi thuốc và tẩm quốc thôi. Ở đây họ làm tốt và tôi cảm thấy dễ chịu hơn lúc nãy nhiều. Chỉ có cái, tôi đã phải trả theo bảng giá 90 phút mà thời gian tôi được phục vụ chỉ có 60 phút mà thôi.
Tôi thấy khỏe khoắn lại và tôi cũng cố gắng lùng tìm món mới. Co một quán lúc nãy họ chuyên bán các món ăn dân tộc để mang theo, nhưng giờ này mới hơn 8 giờ tối, họ đã đóng cửa rồi. Tôi đành phải ăn tạm một ổ bánh mì khô khan và mua thêm 2 hũ sữa chua, như thế là xong bữa chiều tối nay.
Tôi thức dậy và thấy bên đầu gối trái của tôi đã bớt nhức nhiều, nhưng lạ thay, lòng bàn chân bên phải của tôi bây giờ lại bị nhức. Chiều hôm qua tôi đã có cảm giác tê mỏi, và tôi đã nhờ người thợ massage giùm chỗ ấy, mà sáng nay tôi cảm giác phần cơ lòng bàn chân như bị đơ. Tôi đi đứng thật khó khăn, và cũng hên là không có cảm giác đau nhức.
Bữa sáng nay, tôi ăn bánh cuốn. Quán bánh cuốn tại đây là ăn kèm thêm chả. Có vài gười khách khác tôi thấy họ còn đề ba bằng vài trứng vịt lộn (kiểu ăn ngoài Bắc là thế).
Trên đường đến Sapa, tôi thấy một bà người Dao bán Bánh Đúc Dông (nơi đây cũng có nhiều lò sản xuất Miến Dong), tôi ghé lại ăn thử.
Bánh Đúc Dông vừa trong và dẻo, bà ta cắt ra thành từng miếng như cỡ miếng khoai tây chiên và cho vào bát, sau đó bà ta chan một chút nước muối dưa chua vào và thêm một ít rau húng thơm. Khi khách ăn, họ có thể nêm thêm nào là muối, ớt khô và mì chính.
Ăn theo kiểu này tôi không thấy là thích cho lắm, nhưng tôi thích bánh đúc dong, ăn cũng gần như là thạch, ăn vào có cảm giác mát.
Củ của cây bông chuối này sẽ làm thành sản phẩm Miến Dong. Gần Sapa có một khu vực họ chuyên làm loại miến này.
Đèo lên Sapa đẹp, mà tôi cũng không biết ngọn núi Phan Xi Păng nằm ở đâu nữa.
Khu vực phía dưới đèo là một con suối trong vắt, nơi đó họ đang nuôi cá Tầm và cá Hồi, một loại đặc sản ở đây đấy. Con cá họ nuôi tại đây, không phải là cá hồi để ăn sống đâu, nó chỉ chung dòng họ với cá hồi thôi. Các bác ca ngợi món này, chẳng khác gì mấy bác đang chê con gà bản mà lại khen con gà nông nghiệp là ngon đấy. hihi, thế là người ta gọi, chê tôm ăn cá lù **.
Sapa cũng nổi tiếng với các món rau sạch, như su su chẳng hạn. Theo tôi biết là người dân tộc họ không trồng rau quả, mà toàn là người kinh thôi. Vậy các bác có dám nghĩ là rau sạch không? haha.
Tôi chạy ngang qua thác tình yêu, mà chỉ ngồi ngoài uống nước thôi. 2 chân tôi đang cà thọt đâu có mò vào đó làm gì.
Tới Sapa tôi thấy một tt. ooh tư bản hóa. Sapa thơ mộng là thế này sao? Chợ tình đâu?
Quá thất vong, tôi lập tức gọi điện cho anh Du Gia, một chuyên gia vùng Tây Bắc.
Anh Du Gia liền hướng tôi đến nhà anh Tình, ở gần khu Đá Cổ.
Nhưng trước tiên, tôi ghé vào chợ Sapa coi có gì hay không đã. Tôi vào khu ăn uống mà cũng chẳng thấy có món gì lạ cả, toàn là quày phở.
Cuối cùng tôi ghé lại một quày ăn đại tô Phở Sốt Vang. Tôi ngồi trò chuyện với anh chủ của quày phở, thì anh ta cho tôi hay. Trước kia người buôn bán trong chợ là những người Dân Tộc.
Rồi từ từ người Kinh mua lại sạp với giá lên cao mỗi ngày, và bây giờ trong chợ là coi nhưcủa người Kinh100%.
Người Dân Tộc giờ phải ngồi ngoài lề đường bán và lâu lâu còn bị đánh đuổi bởi những người quản lý chợ. Chính anh chủ quày phở còn thấy sao xã hội lại bất công cho người Dân Tộc quá.
Lúc nãy mới ngó bề ngoài, tôi đã đánh giá được một phần nào về giá trị văn hóa nơi đây. Giờ nghe thêm câu chuyên này nữa. Sapa đây chỉ là nơi tôi lỡ chạy qua thôi.
Đường suống khu Đá Cổ vừa hẹp, xấu, bụi bặm và nhiều xe công trình qua lại. Nhưng vào mùa này, nhìn xuống thung lũng thì đẹp thật. Một trong những thung lũng mà tôi thấy đẹp nhất tới nay.
Chỗ anh Tình ở cách xa tt. khoảng 11 km và nằm ngay ngã 3 Sở Tán. Anh Tình đón tôi xuống nhà và nhợ chị vọ tiếp tôi. Còn anh ta phải bận một cái đám ma của nhà hàng xóm.
Ngồi trò chuyện với người nhà anh Tình một chút, Tôi xin phép ra ngoài để tôi tìm một bóng mát móc võng. Nơi đây thật là yên tĩnh quá và tôi nhanh chóng thả hồn theo mây gió.
Chiều đến anh Tình mới dự đám ma về và anh ta cũng khá mệt mỏi. (theo phong tục của người Dao, các người thân đến dự đám ma là 2 đêm một ngày, họ cứ ngồi tại nhà người quá cố, trò chuyện, rượu chè với nhau cả đêm dài. Có nhiều người ngủ lại tại đố luôn)
Lúc này anh ta mới thấy cái đầu gối xưng đỏ hồng của tôi. Anh ta mời tôi vào trong nhà và tìm một cây gậy cho tôi chống. A ta chỉ chỗ cho tôi ngủ đêm nay và khuyên tôi hãy nằm ngủ lấy sức đã, chút nữa anh ta sẽ kêu tôi dậy ăn cơm và sẽ nấu nước tắm thuốc cho tôi. Anh Tình là người Dao, và anh ta chuyên nghề gia truyền về cách đi lấy lá rừng về để xông tắm trị bệnh.
Tôi cũng ngủ được một chút, thì anh Tình đến bên giường gọi tôi dậy ăn cơm. Bữa cơm thật đơn giản thôi, chỉ thịt kho và canh rau luộc, nước chấm là muối ớt chan với ít nước canh. Gia đình anh Tình tiếp tôi rất nồng hậu, họ kho riêng một chén thịt cho tôi, vì chén thịt của họ là có gừng, ăn vào sẽ không tốt cho vết thương của tôi. Ngoài ra tôi cũng không được ăn bí, họ lại luộc riêng cho tôi một bát canh cải, một loại rau cải của vùng này. Trước khi ăn, tôi và vợ chồng anh Tình nhâm nhi vài chén rượu thóc do nhà làm và sau đó được ngâm với rễ cây rừng. Tôi lúc này đã mất đi vị giác, nên không cảm nhận được rượu ngon hay dở nữa. Tôi chỉ xin phép cùng tham gia vài chén thôi.
|
Anh Tình kể lại cho tôi đối với người dân tộc, chợ tình ngày xưa vui lắm, nơi đó không phải chỉ là nơi tình tứ cho các đôi bạn trẻ, mà là nơi vui chơi cho mọi lứa tuổi.
Cứ mỗi sáng sớm thứ bảy, ai cũng mong đợi trời hừng sáng là rủ nhau lên đường đi về hướng Sapa. Cũng có những người nôn nóng quá, họ còn phải cầm đuốc đi trước khi trời hừng sáng. Thời đó họ còn dùng ngựa để nài đồ và có khi đi băng rừng băng suối, họ sướt luôn cả móng chân.
Ai cũng cố gắng đến Sapa trước khi trời tối. Họ có những láng trại lớn để tụ họp, rượu chè và ca hát, không khí rất vui nhộn. Đây là dịp chó các đôi bạn trẻ liếc mắt đưa ghèn với nhau và họ không có phân biệt chủng tộc. Chi phí cho cuộc vui, họ chỉ cần mang theo 3 chén gạo để trả tiền cho chủ láng trại.
Bây giờ những láng trại đó không còn nữa và họ phải tụ tập, ngủ ngoài đường và làm trò vui cho du khách. Tôi nghe sao thấy tiếc cho văn hóa của họ quá.
Sau bữa cơm, thì bồn nước tấm của tôi đã xong và anh Tình ra hiệu cho tôi vào buồng ngâm mình vào trong đó. Cái bồn làm bằng cây chỉ vừa vặn cho tôi ngồi lọt vào trong đó. Ai mà cao lớn hay to con hơn tôi thì e rằng chắc không lọt vào.
Ngâm mình xong tôi có cảm giác dễ chịu. Anh Tình đang đợi tôi phía ngoài và hướng dẫn tôi ngồi xuống, dế anh ta rửa chổ vết thương cho tôi bằng một nồi cây lá khác. Tuy cũng bị nóng và hơi đâu, tôi cũng ráng chịu đựng.
Anh Tình muốn tôi vào nhà trong ngủ, vì anh ta phát hiên là bày vịt quá to mồm, anh ta sợ tôi không ngủ được. Tôi cám ơn và giải thích cho anh ta là không sao đâu.
Công nhận đám vịt vào đêm hôm mà chúng cũng quạy thật, chúng cứ thay phiên nhau la ó ỏm tỏi cả đêm. Còn tôi thì không bận tâm, tôi thiếp đi một giấc sâu cho tới lúc trời hừng sáng.
Tôi phải nói thật là diệu kỳ. Tôi thức dậy với một trạng thái thật là tỉnh táo. Các hội viên trong nhà đã thức dậy trước tôi lâu rồi. Tôi chào buổi sáng với mọi người và tôi không cần chống gậy nữa, tôi đi ra ngoài phía ruộng bực thang trước nhà và chiêm ngưỡng cảnh đẹp buổi sáng nơi đây.
Anh Tình kêu tôi vào nhà và mời tôi dùng bữa sáng. Sau đó anh ta rửa lại vết thương cho tôi một lần nữa và đưa thêm cho tôi 2 bịch thuốc to đùng. Mỗi bịch là đủ để ngâm mình tấm cho một lần.
Đêm qua tôi tá túc tại đây.
Hoa bí.
|
Tôi xin chào tạm biệt mọi người trong gd và tôi lại tiếp tục lên đường. Anh Tình có khuyên tôi là nên ở lại đây để điều trị cho người khỏe hẳn rồi hãy đi. Tôi thấy ngày hôm qua tuy đã dự đám ma về mệt mỏi mà anh ta lại lo cho tôi quá chu đáo. Tôi thì không muốn làm phiền gd anh ta nữa. Tôi thấy sức khỏe của tôi đã khắc phục nhiều lắm rồi.
Tôi chạy ngược lại về phía Sapa, sáng nay trời có nhiều mây, nên không khí mát.
Tạm biệt Sapa, nơi đây chỉ là ngã cho ta đi qua mà thôi.
Khi tôi bắt đầu rời khỏi tt. khoảng 5 km, bên kia đường tôi phát hiện ra một dị nhân đang dừng xe. Tôi vội quay lại chào hỏi sư phụ liền. Sư phụ cũng là người Sài Gòn, tên là Ngọc, và năm nay mới tròn 84 tuổi thôi, cư ngụ gần gốc ngã tư Đinh Bộ Lĩnh và Chu Văn An. Ối giời ơi, mình lỡ chào hỏi bằng anh rồi, phạm tội, phạm tội, vậy là mình đã gặp phải sư tổ phượt rồi.
Cuộc trò chuyện vời tiên sinh chỉ ngắn gọn đôi phút, vì tiên sinh còn đi Sapa và sẽ quay về lại Lào Cai chiều nay.
Chiếc dép này đã gắn bó với tiên sinh khắp mọi phương trời trong 15 năm qua. Lý do đơn giản là tiên sinh không muốn một kẻ gian nào cầm nhầm đồ quý của mình.
Mấy ngày qua tôi rất ấy nấy, khi không giúp được gì cho ai, khị họ bị xì lốp trên đường. Đến Lào Cai, lúc này mới gần trưa mà trời nóng oi bứa lắm, tôi chạy lòng vòng mà cũng không tìm thấy được một tiệm xe đạp, để mua bộ đò nghề vá xe.
Tôi chạy theo QL70 và sau đó tôi rẽ trái theo TL153 để lên Bắc Hà. Khi lên đèo tôi cảm nhận ngay không khí dễ chịu hẳn. Gần tới Bắc Hà, tôi thấy một anh thanh niên đang cực khổ đẩy xe lên dốc một mình. Cha, mình có thể ra tay nghĩa hiệp. Tôi dừng xe lại và lấy sợi dây trong cốp ra và tôi giải thích là tôi sẽ giúp anh ta kéo xe lên núi. Anh ta lo sợ sẽ không có tiền trả cho tôi, tôi chỉ mỉm cười và trấn an là tôi chỉ muốn giúp thôi. Nhưng chuyện kéo xe lên dốc không dễ như tôi tưởng. Chiếc xe tôi cứ đảo qua đảo lại, tôi không thể kềm tay lái và tôi cũng không thể vào số 2. Tôi kéo chỉ mới 50 mét thôi, là xe tôi té nằm ngang bên đường, cũng hên là không sao cả. Tôi phải xin lỗi là tôi đã cố gắng, và tôi không làm gì được nữa. Anh ta cũng hơi thất vọng, nhưng vẫn cám ơn tôi, và tiếp tục đẩy thêm hơn cây số nữa, mới có tiệm sửa xe.
Lâu lắm rồi với giá tiền tôi thương lượng là 150 ngàn đồng, tôi hưởng được một cái phòng khá khang trang.
Anh quản lý trẻ tuổi hướng dẫn tôi chu đáo những thắng cảnh xung quanh tt nhỏ bé này.
Tôi chạy xe thấy có vài tiếng khua, tôi phát hiện ra cái giỏ tôi chế phía trước bị rơi mất con ốc, còn cái rổ phía sau thì vết hàn bị gãy. Tôi phải chạy ra tiệm sửa xe để hàn và bắt ốc lại. Tại tiệm sửa xe hên quá, tôi mua được 1 hộp keo và miếng vá xe, còn 2 cây nậy vành xe tôi phải mua thêm. Vậy là bây giờ xe tôi có trang bị đầy đủ rồi.
Tt Bắc hà khá yên tĩnh và nhẹ nhàng.
Chợ ở đây vẫn còn có nhiều màu sắc của người dân tộc lắm. Mỗi chủ nhật phiên họp ở đây rất vui nhôn, nhiều người dân tộc gần xa đổ về chợ này buôn bán và trao đổi hàng hóa.
Ở đây có món Thắng Cố mới chính xác là thuộc đặc sản của vùng này vì xung quanh đây tôi thấy có rất nhiều ngựa. Trong khi đó tại Sapa, tôi không thấy đến một con.
Nếu bạn muốn thưởng thức món này đúng theo gu người dân tộc. Bạn hãy ghé lại chợ vào ngày chủ nhật, họ mới có bán món này. Các nhà hàng và quán ăn lớn, họ cũng bán món này, nhưng đó chỉ là những bản sao mà thôi.
Thêm một món nữa, đó là gà đen hay Gà Ác. Tôi nghe nói loại gà này xương chúng cũng đen. Giá mua chợ thì gà này mắc hơn gà bản vào khoảng 50 ngàn đồng một cân. Gà này ăn thịt ngọt, ngon và có tính chất điều trị bệnh. Loại gà này chỉ nặng khoảng 1,2 – 1,3 kg mà thôi.
Vì chân tôi vẫn chưa lành, nên cần phải kiêng cử rất nhiều món, nên tôi phải ngậm ngùi trở lại nhà nghỉ với món Khâu Nhục mà tôi mua được phía đối diện cổng Đền Bắc Hà.
Khâu nhục ăn trong phòng chung với bánh mì, cũng ngon lắm. Giá một phần ở đây họ bán rẻ hơn bên Lạng Sơn nhiều.
|
Sáng nay trời lại mưa lâm râm. Tôi đảo một vòng chợ và thấy vắng người lắm. Tôi hỏi ra thì mới biết là phong tục ở đây, họ đi làm rãy rất sớm. Khi làm rãy xong vào lúc gần trưa, họ mới ra chợ để mua bán.
Tại đây họ cũng có món Phở Chua. Tô phở chua ở đây khác xa tô phở chua của Cao Bằng và cũng dở hơn nhiều. Tô phở chua ở đây họ ăn nguội, hay đúng ra là hơi lạnh. Trong tô gồm có bánh phở nguội, cà rốt, đu đủ muối chua, dưa chua, đậu phọng rang, chả nướng, ngò rí và một chút nước lèo chua chua ngọt ngọt. Rổ rau ăn kèm chỉ có húng cay và lá kinh giới. Khách có thể nêm thêm chanh và ớt.
Món này tôi thấy bên Cao Bằng họ bán ngon hơn ở đây nhiều.
Khu ăn uống của chợ Bắc Hà sạch sẽ.
Phong tục của người Bắc lằn xong, có bàn riêng để ngồi uống trà hay rít một hơi thuốc lào. Trà nóng thì khách tự rót lấy và uống thoải mải. Nếu bạn vào quán mà kêu riêng ly trà đá, thì nhiều nơi họ sẽ tính bạn với giá 5 ngàn đồng 1 ly.
Tôi về lại nhà nghỉ và phải đợi hơn 10 giờ, trời mới tạnh mưa và tôi tiếp tục lên đường. Nhờ có sự hướng dẫn chu đáo, tôi không cần phải đị ngược lại mà tôi chỉ cần đi tiếp tới Lùng Phìn, nơi đó sẽ có đường để tôi đi tiếp qua Hà Giang.
Nơi đâu cũng trồng ngô. Vùng này người dân tộc làm rượu ngô có tiếng.
Đoạn đường này đẹp lắm, nhưng đến chọ Lùng Phìn con đường nhựa kết thúc và tôi phải rẽ phải chạy theo mọt con đường đá lổm chổm và gồ ghề.
Nơi đây cũng rất đẹp và không hoang vắng cho lắm.
Tôi cũng gặp nhiều ngã 3, môt là tôi đi theo con đường mà tôi nghĩ là đường chính, còn nếu gặp người là tôi phải dừng lại hỏi. Thế mà tôi đã không phát hiện một cái ngã ba và tôi chạy đậu phộng cả cây số.
Tôi gặp 3 đứa nhóc đang chơi bên đường phía trước cửa nhà. Chúng gặp tôi mà cứ chỉ lên phỉa trên núi, mấy đứa ấy chỉ khoảng độ 5-6 tuổi đổ xuống. Tôi chưa kịp hiểu gì, là ba của chúng trong nhà bước ra, bảo tôi đã đi lộn đường rồi. Hihi, chắc nhiều người cũng đã lộn như tôi, nên chúng mới biết là mình đi đậu phộng. Về lại ngã ba, lúc này để ý tôi mới thấy đường rẽ. Ôi đoạn đường nay dốc thẳng đứng, có 2 đoạn, tôi phải kéo số 1, bỏ 2 túi đồ phái trước xuống, và đẩy xe. Tôi mới qua nổi đoạn dốc này. Có những chỗ đất đỏ lòi ra, bánh xe mà cán vào chỗ ấy, sẽ bị văng qua một bên, vì không có độ bám. Tôi cũng xém té 1-2 lần. May cho tôi là cập chân tôi hôm nay đã bình phục lại nhiều, nếu không là lúc này chắc tôi chỉ ngồi khóc. Lên hết đỉnh cao ấy là một ngã ba đường nhựa, ôi sung sướng quá, cung đường gian nan đã qua, tôi cũng hết lo sợ việc xăng cộ. Coi như đoạn đường ấy dài khoẳng 20 km, tôi phải mất gần 3 tiếng để vượt qua, và tốn rất nhiều xăng. Tôi rẽ trái và chạy đổ dốc thêm hơn 15 km gì đó là tôi tới tt. Cốc Pài. Tt. Vinh Quang. Chiều tối nay, đôi bạn trẻ tôi mới quen bên Bắc Hà, họ cũng dừng lại tt. nhỏ bé này. Thế là chúng tôi rủ nhau đi ăn cơm buổi chiều tối. Chúng tôi gọi thức ăn, để ăn chung với cơm (cơm trắng). Thức ăn ra hết trơn, đợi mãi không thấy cơm. Gần nữa tiếng sau họ mang ra 3 dĩa cơm chiên. Đúng là ngôn ngữ và văn hóa bất đồng. Đây là quán nhậu, họ không bán cơm trắng, thường thì phong tục ở đây, khách nhậu hết thức ăn, họ mới mang cơm chiên ra, anh chủ quán giải thích cho chúng tôi biết. Chúng tôi có gọi cơm chiên đâu??? Người dân tộc mang rượu ngô ra chợ bán vào buổi sáng. Tôi chạy khoảng 15 km, tại xã Nậm Dịch, có môt ngã ba tôi rẽ trái. Tôi lên dốc chắc khoảng 3-4 cây số gì đó, là nơi đây gọi là cổng trời. Tôi thấy có một lò sản xuất trà Shan Tuyết theo kiểu gia đình. Tôi ghé lại ấy thăm dò. Trà Shan Tuyết cũng có nhiều loại. Trà mà được hái trên vùng Hoàng Su Phì là thuộc loại ngon nhất. Còn loại trà mà trồng dưới vùng thấp, loại cây ấy bé, họ vẫn xịt thuốc, loại tra ấy không ngon. Vì thế muốn mua được trà ngon, là chỉ tin tưởng vào nơi nó được sản xuất thôi. Có khi vào đến tận lò mà ta vẫn mua lầm ấy. Tôi sau này tìm hiểu sâu, thì những cây trà cổ Shan Tuyết của vùng Hoàng Su Phì không có nhiều đâu. Loại trà đó hầu như các chủ tịch xã giành nhau mua để biếu quan hết rồi. Không đến phiên thường dân đâu. Đoạn đường ra tới QL2 vừa hẹp, rất vòng vo và đẹp lắm. Tôi phải mất 3 tiếng để vượt qua 60 km ấy. Nói chung là tôi cũng chạy thông thả và cũng dừng nghỉ chân vài lần. Trái Ngão rừng, tôi mới mua sáng nay tại chợ Vinh Quang. Cùng giồng họ với trái sung hay còn gọi là quả Vã, ăn không có ngon cho lắm, nhưng nhai hột thấy giòn giòn. Có thể ăn trộn chung với những loại trái cây khác sẽ ngon hơn. Chiều nay tại tp. Hà Giang, tôi vẫn còn phải ăn chay, mà không dấm đụng đến những món ăn khác. Mà nói đúng ra là ở Hà Giang cũng chẳng có món ăn gì lạ hết. Thịt heo kho vơi quả Trám (hay là còn gọi Cà Na, gần giống như quả Ôliu của vùng Địa Trung Hải). Ăn không ngon cho lắm, có vị béo béo, nếu muối chua rồi với kho, chắc sẽ ngon hơn nhiều. Nhờ cơn mưa lớn tối qua mà sáng nay ngoài trời vừa mát và vẫn còn nhiều tàng mây u ám. Tôi ghé vào ăn thử, thì tôi mới biết ở đây họ ăn bánh cuốn chung với một chén nước súp ninh bằng xương heo, bên trên có rắc ít rau thơm và ngò gai thái nhỏ như sợi chỉ. Nếu khách muốn ăn giò, thì tự cắt giò vào chén súp. Tôi thấy ở đây có vẻ họ ăn cay, trên bàn có nào là một chai tương ớt, một hũ ớt chua với măng và một hũ ớt xào tỏi. Ngoài ra còn có thêm một hũ bột ngọt mà tôi thấy hầu như ai cũng hăng hái nêm thêm vào cả thìa. Ở Hà Giang có rất nhiều nơi bán món này, vừa ngon, bổ và rẻ hơn ly nước mía đến mấy lần. Kinh nghiệm của tôi, là không bao giờ uống nước mía xứ Bắc, giá từ 8-10K. Mắc gấp đôi tính từ Đèo Ngang đổ lại vào Nam. Ngoài ra ở phía Bắc tìm quán bia hơi trên các ngõ ngách dễ hơn là tìm quán cà phê. Trước khi lên đường tôi ghé chợ mua được một ít nấm hương rừng, vì tôi thấy loại nấm này thơm. Tôi ghé một lò rượu mua thêm 2 chai Rượu Ngô, một đặc sản của người dân tộc vùng Tây Nguyên. Mua xong rồi mới thấy được lò rượu phía sau nhà, họ cho tôi nếm thử tôi thấy không ngon, chắc có lẽ là họ làm trong tp. nên nguồn nước không được sạch và sẽ ảnh hưởng đến hương vị của rượu. Lẽ ra tôi phải mua sản phẩm này của mấy bà dân tộc tại chợ Ving Quang mới đúng. Thôi mình lỡ ngu rồi, đành phải chịu vậy. Gần phía ngoài bìa của tp., tôi ghé lại đấy mua một cái bánh bao để thủ ăn trưa, và được bà chủ quán mời vào nhà uống nước. Bà cũng khoe tôi một cái gùi của vùng đất này, tôi muốn mua lại, nhưng khổ nổi hết chỗ để rồi, tiếc quá. Bà chủ cứ muốn trò chuyện với tôi mãi. Tôi chạy về tới gần tt. Tân Yên thì đoạn đường cuối cho tới gần Tuyên Quang rất là tồi tệ, nào là hố gà, hố trâu và cả hố voi. Xe chạy xốc quá làm tôi rớt mất luôn 2 túi thuốc xông của tôi (2 túi thuốc mà anh Tình người Dao trao cho tôi để trị bệnh) và cả đôi dép. Bánh Giò tại chơ Tuyên Quang. Mỗi một vùng có kiểu ăn bánh giò khác nhau. Như ở đây là ăn chung với nước mắm pha lạt cùng với đu đủ muối chua và giò. Ăn tối tại Tuyên Quang, một cây thịt nướng chỉ có 12k và thêm ổ bánh mì 5k, thế là no căng bụng. Hầu như ở bất kỳ thành phố hay thị trấn nào ngoài Bắc, món bánh cuốn là món khoái khẩu nhất. Đặc biệt là mỗi nơi lại có kiểu ăn khác nhau. Bánh cuốn ở Tuyên Quang cũng dùng chung với nước hầm xương, nhưng lại ăn kèm với nào là chả nướng, chả cuốn lá hay là chả quế.
Tôi chạy theo đường QL37 về hướng Sơn Dương để trở lại Hà Nội. Đường này vừa vắng xe và đỡ bụi bặm. Chỉ có vài đoạn ngắn đường hơi xấu một chút và từ khi về tới Vĩnh Yên đường ở đây rộng và tốt. Tp. Vĩnh Yên vào buổi trưa vắng người lắm. Ở phía ngoài Bắc quán nào cũng trang bị ít nhất là 2 bảng hiệu. Họ để bảng lấn ra cả ngoài đường, mà hầu như quán nào cũng vắng hay là không có khách hết. Những quán như thế này tôi không bao giờ bước chân vào. Về tới cầu Thăng Long, tôi thấy bảng hướng dẫn cho xe 2 bánh không rõ ràng cho lắm, làm tôi chạy hớ qua khúc quẹo. Tại đấy mấy chú công an giao thông đang đứng rình. Tôi là kẻ chuyên để ý bảng mà cái bảng này tôi thấy nằm quá gần lối quẹo, mà lại ghi bằng dòng chữ. Ôi mà hơi đâu than vãn, có ai nghe mình đâu, gặp thứ đói bụng, mình bố thí một chút là giải quyết hết mọi vấn đề. Về lại Hà Nội rồi, phải tìm chỗ rửa xe. Sợ dẫn xe dơ vào nhà bà Mợ, bà la cho thì điếc tai lắm, hihi. Vào thời đại tư bản hóa. Bảng hướng dẫn giao thông chỉ đi theo hướng KS, mà không phải là địa danh của một khu vực nữa??? Tôi hoang mang quá, tôi 2 lúa mất rồi. Alo, Mợ ơi, nhà của Mợ ở gần KS nào ấy? |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét