Bánh Cuốn Thanh Trì với Cà Cuống, mua về ăn tại nhà.
Bà Mợ tôi đang cắt con cà cuống vào tô nước mắm.
Dầu cá cuống rất thơm, nhưng bây giờ ruộng đất bị thu hẹp dần, đồng thời với việc lạm dụng thuốc xịt ngoài đồng. Cà cuống không còn nhiều nữa. Theo thông tin một chuyên gia đã từng ăn cà cuống từ nhỏ, chia sẻ cho tôi. Anh ta tin rằng một số nơi họ tim cả tinh dầu cà cuống vào con cà cuống, vì không phải con nào cũng tiết ra mùi thơm này. |
Tôi đi ăn sáng tại quán Thủy, trên đường Hòe Nhai, quán này cóa món Bún Ốc Riêu Bò, nghe khá lạ đấy và cũng đông khách lắm.
Tôi chỉ ăn Bún Ốc thôi. Trong tô bún của tôi chỉ có bún, ốc và đậu hũ chiên. Dĩa rau ăn kèm nào có rau muống chẻ, tía tô, kinh giới, xà lách, ngò và rau răm. Tắc và ớt là để nêm thêm vào tô bún. Tôi ăn thấy nước lèo ở đây nấu cũng được, nhưng khá nhiều bột ngọt đấy. Giá cả thì rất bình dân, còn rẻ hơn là ăn của mấy bà bán gánh ngoài đường.
Trưa đến thì tôi lại có dịp cùng đi ăn với 2 người bạn. Chúng tôi đến phố Nguyễn Siêu ăn Bún Đậu Mắm Tôm, nhưng vào thời đại tân kỳ quán còn có thêm nào là : Chả Cốm, Thịt Luộc và Giả Cầy.
Tôi cảm nhận thấy miếng đậu ở ngoài Bắc họ làm ngon và mấm tôm cũng tuyệt vời. Món chả cốm tôi ăn không thấy ngon cho lắm và tô giả cầy lại quá nhiều nạc.
Chiều nay em tôi đi Lạng Sơn về, thế là có một món vịt quay.
Hạt Dổi, rất thơm, có thể là một loại gia vị mắc nhất ở VN, 1 kg= 1,5 triệu đồng. Họ bán lẽ cứ mỗi 1 hột là 1 ngàn.
Hạt Mắt Mật khô, cũng là một gia vị của vùng Tây Bắc. Có vị thơm thoảng thoảng như tiêu.
Củ Ấu Tấu, một gia vị quan trọng trong món cháo ẩu tấu tại Hà Giang, hầu như chỉ bán vào buổi tối.
Củ ấu tấu có chứa một hàm lượn chất độc. Nhưng biết cách, người Hà Giang nấu củ ấu này trong cháo, để thành một loại cháo giải cảm, giúp ngủ ngon vào ban đêm và giảm stress.
Tôi có một cuộc giao lưu với anh bạn trẻ, tên Tùng, đạp xe xuyên việt từ Hà Giang đến Cà Mau.
Anh kia cũng là một kỳ cựu Phượt xe máy để săn ảnh, Đoan, người đã cho tôi các thông tin cần thiết về Mộc Châu.
Tôi đến nhà anh ấy chơi và tôi nấu món Tép Chua Hồ Ba Bể với thịt heo băm, món này dùng để chấm với hoa thiên lý luộc.
Lá Tàu Soi, một loại cải muối, nhiên liệu chính của món Khâu Nhục. Tôi mang xào nhừ chung với thịt heo và khi gần xong mới cho hành tây.
Chai rượu ngô tôi mua mang về từ Hà Giang phải nói là uống tệ, không có vị thơm mà lại nhạt phèo.
Bánh Khúc, nhiều người cứ gọi nhầm là Xôi Khúc, trong Nam họ còn gọi là xôi cúc.
Tôi vừa ra khỏi nhà thì trời bắt đầu mưa nho nhỏ. Rồi một ít lâu sau mưa cứ lớn dần. Tôi chạy tới Chợ Nhổn, Từ Liêm, tôi thấy một quán cà phê và tấp vô đó núp mưa. Gần hơn một tiếng sau cơn mưa mới ngất và tôi lại tiếp cuộc hành trình tới làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây.
Nơi đây có món thịt quay đòn rất ngon mà không có nơi nào có, tôi cũng muốn thử. Món này thường họ chỉ làm vào dịp có cỗ hay là vào dịp lễ.
Họ không nướng để bán ngoài chợ, muốn ăn là phải đặt họ trước, và phải đặt ít nhất là một đòn (khi quay xong, một đòn nặng khoảng 3 kg, trị giá trên 700K).
Tiếc quá, tôi không thể ăn được món này hôm nay. Nhưng bà chủ quán nước đã cho tôi số điện thoại và mời tôi lần tới có ghé ngang. Gia đình bà sẽ mời tôi về nhà nghỉ chơi vài hôm nếu tôi muốn.
Ngoài ra tôi thấy nơi đây còn có thêm bánh tẻ, một loại bánh cũng gần tương tự như bánh giò. Nhưng ở đây họ lại gói bằng lá dông và gói có hình thù dài và to như điếu cigar. Thường loại bánh này họ chỉ bán vào buổi sáng, bánh bán và buổi chiều là bánh ế đấy. Khi ăn là chấm chung với nước mấm mặn, nếu ai thích cay thì thêm ít tương ớt.
Đây cũng là những đặc sản ngọt của làng.
Tôi cứ chạy theo QL32 cho tới Thanh Sơn.
Tại tt. này có một món ăn đặc sản của vùng Phú Thọ, đó là thịt chua. Từ khi rời Sơn Tây cho tới đây, tôi thấy nơi nào cũng bán món ăn này trên đường và tôi thấy cũng không biết chọn lò nào để mua nữa. Tôi mua đại 2 lọ và sau này tôi mới biết lò Duy Lợi là lò ngon, trước đây đã từng thắng giải ở lễ hội gì đó trên Sapa thì phải.
Tối nay tôi dừng chân tại một xã nhỏ, Thu Cúc. Bữa ăn tối tôi tự nấu gói mì gói mà tôi mua cách đây có hơn một tháng. Tôi thử ăn chung với món Thịt Chua, thì tôi cảm nhận thấy món này cũng gần như nem chạo thôi. Chỉ khác là được ủ lên men vài ngày, nên có vị chua. Cũng ăn chung với tương ớt và lá sung.
Cái rổ phía trước cho thùng đá của tôi, từ hôm bị ngã xe tới giờ, nó gay cho tôi nhiều phiền toái quá. Anh chàng thợ làm cái rổ ấy cũng làm không có đạt, nên mỗi khi đi đường có hố gà, là không nơi này thì cũng chỗ khác bị gảy. Chiều hôm qua tôi mới nhờ anh thợ hàn tốt bụng tại Thanh Sơn chấm cho vài cái, thế mà sáng nay mối hàn chỗ khác lại bung. Tôi quyết định gỡ vứt nó đi cho xong việc. Tôi buộc cái thùng đá phía sau lưng tôi, không ngờ phía đầu tay lái xe nhẹ nhàng hẳn và phía sau lưng tôi lại có chỗ dựa, thật là thoải mái quá. Tôi đự định chạy tới Mù Cang Chải hôm nay, nơi đó có thung lũng ruông bậc thang đẹp nhất VN, cũng là nơi mà các nhà nhíp ảnh hay ghé tới. |
Tại tx. Nghĩa Lộ vào buổi trưa sao mà cũng giống nhiều nơi khác tại các vùng Miền Tây Bắc, sao mà khó tìm được một quán cơm bình dân thiệt (Tôi thấy chỉ có Cao Bằng, Lạng Sơn và các thành phố, tt. của Quảng Ninh là có nhiều quán ăn trưa cho giới thường dân thôi).
Tôi chỉ thấy có một quán ăn gọi là nhà hàng, nơi ấy lại đông khách, nhưng vì tôi phải tự trả, nên tôi ngại ghé vào chỗ ấy lắm. Thôi đành mua một ít thịt heo nướng lá mắt mật, tý nữa núp dưới bóng cây, kẹp ăn chung với bánh mì cũng ổn thôi.
Ngon quá chừng ngon mà lại rẻ nữa.
Rời tx. Nghĩa Lộ, tôi gọi điện cho anh Du Gia, một chuyên gia về các vùng, từ Cao Nguyên cho tới Tây Nguyên. Trước đây tôi đã làm phiền anh ta 3 lần rồi, và lần nào anh ta cũng hướng dẫn tôi rất chu đáo và tôi luôn hài lòng. Nhưng trưa nay chắc sếp còn xỉn sao chưa nghe máy ta.
Cách tx. chỉ vài cây, có bảng hướng dẫn rẽ trái, chạy khoảng 2 km nữa là tới suối nước nóng. Tôi lưỡng lự một hồi, nhưng rút cuộc, tôi sợ có thể bị nhiễm trùng như đợt trước thì phiền lắm, nên tôi không dám ghé vào nơi đấy.
Tôi chạy một mạch cho tới Tú Lệ, tôi nghỉ mệt uống nước và gọi lại cho bác chuyên gia. Bác Du Gia khuyên tôi nên ở lại Tú Lệ đêm nay, đừng nên đi Mù Cang Chải, vì nơi đó không có gì đặc biệt hết. Nhưng bây giờ tôi có nhiều thời gian, bác ấy hướng dẫn tôi chạy tới bản Lìm Mông, rồi chiều hãy ghé suối nước nóng ngay Tú Lệ mà tắm.
Vụ này họ đang gặt hái.
Vụ thứ hai họ mới trồng nếp.
Nếp Tú Lệ là loại giống nếp ngon nhất ở Miền Bắc.
Tôi nghe theo sự hướng dẫn của anh Du Gia và tôi chạy vào thăm quan khu bản Lìm Mông.
Dân làng đang hăng hái gặt lúa.
Cảnh đẹp như một bức tranh. Chỉ thấy tiếc sao họ không trồng một ít cây gần nhà cho có bống mát nhỉ?
Chỗ nào gặt xong là họ cày,.
Cùng nhau cấy lúa.
Nơi đây thật là đẹp và thanh tịnh.
Tôi chạy lên gần đỉnh đồi và ngồi chiêm ngưỡng cảnh thung lũng rất lâu.
Họ vác khỏe thật.
vào làm quen với người dân trong bản.
Họ rất nhiệt tình và mời tôi vào nhà ngồi uống nước.
Cô chủ nhà này mới bán cho tôi cái ghế kiểu dân tộc.
Tôi cũng hỏi mú luôn cái giỏ tre này. Cái giỏ này mà nếu bạn gái tôi đeo ở SG, chắc ngó còn oai hơn là cái túi LV đấy nhỉ.
Nhìn măng khô của họ làm chất lượng quá, mua luôn một ít mang về là để tặng cho mẹ tôi.
Cảnh đẹp quá, nhưng tôi không thể ở lại đây mãi được. Một chút nữa là phải về lại Tú Lệ để rình mấy nàng Thái xuống suối tắm tiên.
Anh trai này chắc trông con.
Để mẹ nó cấy lúa.
Gần chiều, tôi quay lại Tú Lệ và tôi ghé lại nhà nghỉ Hoàng Quân, rẻ nhất tại đây, mà phòng cũng tương đối sạch.
Từ nhà trọ tôi đi bộ xuống suối nước nóng. Kế bên bờ suối chảy, có một cái bể, nơi đó có nguồn nước nóng phun lên, thoang thoảng mùi lưu quỳnh. Tôi thấy vài đứa bé nhỏ, một cô bé Thái và vài cậu thanh niên đang ngâm mình trong bể, tôi cũng đi xuống bể cùng tham gia. Bể nước này chỉ rộng khoảng 10 mét vuông thôi, dưới đấy lổm chốm đá to nhỏ, rất là nhiều rong rêu, nên hơi trơn.
Nước trong bể vào mùa này cũng ấm lắm. Tôi ngâm mình một thời gian, tôi mới đi lên. Lúc này mới có nhiều cô gái dân tộc tới đây tắm. Tôi phát hiện gần đó có thêm một cái bể nữa, bên ấy lại có 2 cô gái đang tấm tiên. Ôi tiếc quá, biết thế lúc nãy mình tắm bên đấy.
Về lại nhà nghỉ, thì tôi thấy ông bà chủ nhà mới làm xong con Gà Ác cho tôi, trước khi đi tắm, tôi đã dặn họ làm cho tôi nửa con. Đây là một loại gà đặc sản của vùng miền núi này.
Tôi ăn món gà nướng này chung với xôi, vì nếp Tú Lệ cũng là đặc sản của vùng này. Tôi thấy thịt gà vừa mềm, ngọt và ướp rất ngon.
Họ biết cách nướng, còn hôm tôi ăn gà leo thang nướng bên Buôn Mê Thuật, thì họ nướng quá khô.
Tôi chỉ chê là họ cho tôi chấm tương. Nếu có muối ớt và ít gia vị rừng mà chấm gà là hết xảy luôn. Còn ăn với nếp mà không có muối vừng hay muối lạc coi như là hỏng.
Tôi ăn gà nướng làm tôi lại nhớ đến con Meo. Dĩa này là để phần cho mày đây.
KS này treo bảng khủng bố luôn, mà thấy có mà nào vào ăn đâu.
Sau khi ăn dĩa bánh cuốn chả, tôi sẽ lên đường đi ngược về Nghĩa Lộ ( từ hôm ra phía Bắc tới giờ, không biết tôi đã ăn bao nhiêu lần bánh cuốn rồi nhỉ?). Hôm nay tôi muốn đi đến Suối Giàng, để tìm hiểu về cây chè Tuyết cổ thụ.
Sáng nay tôi đã làm được một việc tốt, đó là giúp 2 anh bạn trẻ khỏi phải đẩy xe. 2 cậu thanh niên trẻ từ Nghìa Lộ đang trên đường đến Tú Lệ làm việc, thì họ bị xì lốp ngay khúc lên đèo. Tôi cho họ mượn đồ nghề vá xe, và tôi thấy họ biết cách làm, nên tôi không cần thiết ra tay.
Trước khi gần tới Nghĩa Lộ, tôi quyết định phải vào tới suối nước nóng cho biết, vì hôm qua tôi đã bỏ lỡ cơ hội, mà chắc hôm qua tôi có vào đây, lúc trưa nắng chang chang ai mà tăm cho nổi.
Suối nước nóng nằm cách Nghĩa Lộ khoảng 4 km, về hướng bắc, tại xã Sơn A và có bảng hướng dẫn rõ ràng. Từ phía đầu đường, tôi phải chạy theo một con đường mòn đá rất gồ ghề, tôi chỉ chạy với vận tốc chung bình khoảng 20 km một giờ. Tôi chạy khoảng 1,5 km, tôi gặp một ngã 3, tôi rẽ trái chạy thêm 200 mét là tới khu tắm nước nóng.
Ngay góc ngã 3, có một tiệm tập hóa nhỏ. Tôi thấy nơi đấy bán khăn lông và tôi nghĩ, chắc chỗ ấy cũng là nơi mà du khách có thể mướn phòng tấm cá nhân, nếu mắc cỡ.
Tôi thì tắm khu tập thể, miễn phí. Bể tập thể ở đây làm rất bài bản hơn là ở Tú Lệ nhiều và cũng khá sạch sẽ. Chính giữa là hồ tròn chứa mạch nước nóng và được phân ra xung quanh là 7 bể cá nhân, không ai nhìn thấy ai, và có thể tắm tiên.
Tại mỗi bể khách tự chặn nút thoát nước, nằm phía dưới đấy của bể mình, nước từ hồ chính sẽ tràn qua và từ từ sẽ tràn ngập bể. Nước ở đây nóng lắm, tôi nghĩ chắc phải hơn 40 độ C, tôi mất phải vài phút, tôi mới đủ can đảm ngâm ngập mình vào bể nước.
Sáng nay trời lại mát, nằm ngâm mình trong bể suối nóng thật là sảng khoái. Nếu như trưa qua tôi mà ghé nơi đây, lúc ấy trời nắng chang chang, chắc là tôi cũng chẳng tắm được. Trong lúc tôi tắm cũng có vài người khách địa phương, họ cũng đến tắm như tôi.
Khi tắm xong, tôi phải nhớ rút cái nút dưới đấy bể ra, để nước dơ trong bể chảy ra. Tôi thấy họ làm hệ thống như thế rất là hay và rất là vệ sinh.
Tôi ghé thăm quan chợ Mường Lò, tại nghĩa L
Cứ mỗi chú lợn như thế này là giá 300K.
Bánh dày nhân đỗ, bánh gai, bánh rán..., thứ nào cũng làm bằng nếp, tôi vẫn còn sợ vết thương nếu nó lại loét ra thì mệt lắm. Tôi hôm qua cũng đã xâm mình ăn ít nếp Tú Lệ rôi.
Măng non ghê.
Người dân tộc họ chỉ là những tiểu thuông thôi, họ không có truyền thống buôn bán.
Tôi chạy qua Nghĩa Lộ khoảng hơn 10 cây số, tôi rẽ trái đi Suối Giàng.
Tôi nghe nói đoạn đường dài 12 km này nhà nước đã làm cách đây 10 năm rồi. Đường tuy hẹp nhưng rất còn tốt và hoang vắng. Đường cứ lên dốc cho tới xã Suối Giàng.
Ngay trung tâm xã, tôi thấy có vài điểm bán chè Shan Tuyết, nhưng tôi nghi ngờ về chất lượng, vì nơi ấy là của người Kinh,
nên tôi rẽ vào bản Pang Cáng để tìm tòi. Hên quá tôi lại gặp môt anh bạn trẻ người Hmông, và anh ta mời tôi về nhà anh ấy thăm quan cách anh ấy làm chè.
Lúc ấy, những người hái chè chưa về, anh ta dẫn tôi ra phía sau vườn chè,
để tôi tận mắt nhìn thấy những cây chè cổ khoảng 200-300 năm. Những cây chè cỗ ở đây, được người Hmông thường xuyên chặt ngọn, không cho chúng phát triển lên cao tự do như là cây chè Tuyết ở Hoàng Su Phì, Hà Giang. Cây chè ở đây hoàn toàn là mọc thiên nhiên, không hề có phân bón hay thuốc kích thích gì cả.
Những cây chè to như thế này không có nhiều đâu.
Người ta chỉ hái lá và đọt non, đế làm ra loại trà ngon. Còn lá chè già chỉ làm chè xanh thôi.
Tại xã Suối Giàng chỉ có người sấy chè hay còn gọi là sao chè, mới biết được lá chè hái từ vườn nào.
Tôi nghe họ phân tích, là chỉ có chè thuộc bản Pang Cáng và bản Mới, coi như là chè ngon nhất của vùng này, và khu vực này nằm ở độ cao khoảng 1000 mét mà thôi.
Khu trên đỉnh mới cao tới 1400 mét và trên đó cây chè cho một sản phẩm chát hơn.
Anh bạn trẻ, tên Của đã nhiệt tình mời tôi ở lại đẻ giám sát những giai đoạn mà anh ta làm ra sản phẩm. Còn chứ nếu tôi mà lên đây mua chè mà mang về, tôi sẽ chẳng hiểu gì cả. Tôi không cần lưỡng lự và chấp nhận lời mời của anh ấy ngay.
Người dân Hmông chỉ đi hái lá chè non vào lúc buổi sáng và buổi chiều. Nếu lá chè mà để lâu hay để trong bọc kín sẽ bị ủng và coi như là không thể sấy chè được. Vào khoảng giữa trưa, những người hái mà anh ta biết, họ đến giao lá chè mới hái về. Thường là chè tổng hợp, loại này giá thấp nhất.
Nếu có nhu cầu riêng của khách thì có loại gọi là một búp 2 lá. Cao cấp hơn tý nữa là 1 búp một lá. Cao cấp nhất là chỉ búp không, 1 kg búp non tươi trị giá là 200 ngàn 1 kg, làm xong sản phẩm trị giá tại lò Của là 1,5 triệu đồng 1 kg.
Loại trà này được khách Trung Quốc yêu chuộng và chỉ có những lò lớn mới làm sản phẩm này thôi.
Của cho tôi biết là nếu hái búp không thôi, thì những lá non sẽ bị héo theo, và phải mất đến gần 2 tuần sau cành chè mới nẩy được búp mới. Coi như người dân vì đồng tiền béo bở trước mắt, họ tự làm hại đến bản thân của mình. Đồng thời họ cũng nảy ra những tật xấu, mà người dân tộc trước kia không biết, đó là hái trộm búp chè lẫn nhau.
Khi nhận được mớ lá chè tươi, là Của liền phải đốt lò lên cho nóng. Sau đó anh ta cân đủ một trọng lượng lá nhất định, và ném vào lò. Lò lúc này đang nóng và có moteur tự quay. (Nếu nói sao chè bằng chảo với tay trần như các cụ hồi xưa, đó chỉ là dĩ vãng mà thôi.)
Giai đoạn sấy héo đợt đầu rất vất vả, Của cứ phải dút củi vào lò liên tục, rồi lâu lâu anh ta phải thọt tay vào lò để rờ và vo lá chè. Với kinh ngiệm, anh ta biết lúc nào sẽ lấy ra. Lúc đó anh ta bật công tắc cho moteur chạy ngược lại và vòng xoáy bên trong sẽ làm cho lá chè đẩy hết ra ngoài.
Anh ta sẽ hốt mớ chè ấy (lúc này lá chè chỉ bị héo thôi và độ ẩm của lá vẫn còn) và cho chúng vào một máy se lá. Máy ấy sẽ giúp cho lá chè se tròn lại. Trong lúc đó anh ta lại tiếp tục cho mẻ thứ hai vào lò sấy thứ nhất.
Khi chè được se xong, Của cho chúng vào mấy sấy thứ hai, giai đoạn này sẽ sấy cho chè đã được se lại thật khô. Khi xong, anh ta cho chè lên một cái lưới và rải đều chè lên mặt lưới cho mau nguội. Đồng thời những cái cám chè sẽ lọt xuống dưới, đó là sản phẩm rẻ tiền. Khoảng một tiếng sau chè nguội, coi như là xong, sản phẩm có thể bỏ vào bịch.
Mùa chè chỉ có từ tháng 4 cho tới tháng 11 dương lịch. Trong thời gian đó anh bạn trẻ Của, sẽ phải sao chè từ 12 giờ trưa và có nhiều ngày đến 12 giờ tối anh ta mới xong việc. Vào mùa đông coi như anh ta không có làm nghề sao trà nữa. Mà phải làm các nghề khác.
Hôm nay lại rất đặc biệt vì có một anh khách hàng từ Sơn Thịnh lên đây, và anh ta tận đến một vườn chè mà anh ta quen biết. Anh ta và 4 người khác tự hái chè lấy. Họ hái một buổi mà chỉ được có 28 cân. Sau đó anh ta mang mớ chè mới hái đến, nhờ Của sao dùng. Anh ta đợi cho sản phẩm sao xong, và cầm về xuống núi. Trung bình để được 1 kg chè khô, họ cần phải sấy 5 kg lá tươi.
Anh ta cũng cho tôi biết là ở dưới núi, gia đình anh ta cũng có một vườn chè và anh ta chỉ thu hoạch và bán lá tươi cho các công ty sao chè. Chính bản thân anh ta cũng chưa bao giờ uống loại chè đó.
Ngày hôm qua, tôi không thèm ghé mua chè Tuyết, khi chạy ngang qua Sơn Thịnh. Sáng nay tôi đã nghi ngờ đám bán chè người Kinh mình, ngay khu trung tâm Suối Giàng, giờ thì tôi không còn thắc mắc gì nữa, tôi đã chứng kiến từ đầu cho tới cuối. Đúng là chiều tối nay, tôi ở lại núi, đã giúp cho tôi mở mang trí tuệ về chè thật nhiều.
Chiều nay cũng vì dành thời gian tiếp tôi, nên Của không nhận sao chè cho đợt hái buổi chiều. Anh ta đã giết một con gà đen đãi tôi, và còn mời thêm một anh bạn trẻ tên Sụa đến để trò chuyện với tôi.
Trò chuyện với họ, tôi cũng kể cho họ biết là tôi đã thấy bao nhiêu nền văn hóa của người dân tộc bị người Kinh hủy hoại. Giờ đây tôi lại chứng kiến những người Hmông nơi đây cũng đang bị người Kinh đến phá rối một sản phẩm thật quý giá của họ.
Gà Ác leo núi xào gừng.
Bữa cơm thanh đạm chiều tối nạy tại Suối Giàng.
Tôi thật là quý mến lòng hiếu khách của 2 anh bạn trẻ. Đợt tới tôi ghé, họ hứa sẽ chỉ cho tôi biết thêm một vài món ăn truyền thống của họ.
Tôi đóng góp thêm món thịt chua, mà tôi mua tại Phú Thọ 2 hôm về trước, hên quá, vẫn chưa bị chua cho lắm.
Ở vùng miền núi này, người dân họ dậy thật là sớm. Mới khoảng 5 giờ 30 sáng, là tôi cũng không thể nằm nướng được và phải bước ra ngoài chào buổi sáng với mọi người.
Lúc tôi dậy ngoài trời chỉ là sương mù thôi, nhưng một lúc sau trời lại chuyển qua mưa phùn.
Của làm vài gói mì để chúng tôi ăn sáng. Tôi trò chuyện mãi cho tới hơn 7 giờ mà cơn mưa vẫn chưa ngưng. Thôi tôi cũng phải lên đường thôi.
Tôi chạy về tới Cát Thịnh thì lúc ấy trời mới tạnh mưa. Tai đây tôi rẽ trái đi theo QL37, để tới tp. Yên Bái. Tôi thấy đoạn đường này không sấu, nhưng có nhiều đoạn rất dơ, chắc là do xe công trình họ để đất đổ trên đường mà không dọn dẹp.
Tại Yên bái tôi tìm thấy một món lạ, đó là món phở Cuốn Sỏi. Thật ra đó là món phở chua, có nguồn gốc của người Trung Quốc. Vì tôi là khách cuối cùng trong ngày, nên khi tôi gọi Phở, bà chủ không còn bánh phở và tự quyết định cho tôi ăn bún. Bà ta giải thích người dân ở đây là thế. Tôi nói cho bà ta biết, tôi là dân SG, nếu tôi biết bà ta không còn bánh phở, là tôi đã bước ra rồi.
Trong tô phở có thêm giá trụng, lạc rang, hành lá thái nhỏ, sợi bún và khoai lang thái chỉ chiên giòn (bị để lâu, nên không giòn mà còn bị yểu, mùi dầu chiên thì quá khủng khiếp), thịt xá xíu thái chỉ, và dĩ nhiên là một thìa bột ngọt, nhưng tôi quá kinh nghiệm, nên đã ngăn cản trước. Nước lèo cho món phở là nấu từ xương heo, cho thêm ít phấm đỏ, nêm bằng giấm và quạy ít bột cho nước sánh lại.
Tô rau gồm có húng quế, húng chua và húng cay. Khách có thể nêm thêm ớt muối măng chua và chanh.
Tôi cảm nhận là không ngon chút nào. Tô phở chua tại Cao Bằng mới gọi là ngon.
Tôi chạy theo TL314 để đến Hạ Hào, rồi tôi chạy tiếp đến tx Phú Thọ. Tôi rất vui là tôi chọn con đường này. Chỉ có đoạn đầu từ Yên Bái là đường hơi xấu, đoạn từ Hạ Hòa vừa rộng, vắng xe và đường rất tốt.
Tôi mò ra được đến khu bệnh viện gần chợ, tại đây có những quán cơm phục vụ tốt mà giá lại rất bình dân.
Từ Phú Thọ, tôi cũng lần mò theo những con đường làng và tôi chạy tiếp qua Việt Trì. Rồi sau đó tôi chạy đến tt. Vĩnh Tường, đi phà Vĩnh Thịnh qua Sông Hồng để trở về Đường Lâm.
Chiều hôm qua tôi có gọi điện cho chị Hương, và nhờ chị ta đặt giùm cho tôi một đòn heo quay. Vì thế mà tôi phải về lại Đường Lâm chiều nay.
Anh chồng chị Hương đảm nhận công việc gói bánh tẻ vào mỗi chiều.
Chợ Mía vào buổi sáng thật là nhộn nhịp.
Tôi ghé quán nước của chị Hương trước cửa Chùa Mía để ăn sáng. Chị ta lấy cho tôi 2 cái bánh tẻ nhà gói
và một ít Măng Ớt, hộp măng mà tôi mua hôm tôi ghé ngang Nghĩa Lộ, để làm quà tặng cho chị ta chiều hôm qua.
Lần đầu tiên tôi ăn loại măng này và tôi thấy họ muối hơi mặn
|
Lâu lắm rồi tôi mới ăn lại món này. Bánh đúc chấm với tương bần.
Ăn sáng xong, chị Hương dẫn tôi đến tận lò của người thợ mà đang quay một đòn thịt cho tôi.
Tôi cũng hên là anh ta kiếm thêm được một người khách khác, còn không nếu có mình tôi đặt, thì anh ta cũng chẳng bỏ công quay chỉ một đòn cho tôi đâu.
Để quay được một đòn, ít nhất là miếng thịt phải nặng khoảng 5 kg. Khi quay xong, miếng thịt sẽ mất đi khoảng 40 %, và sẽ còn lại khoảng 3 kg. Thường thì quay thịt ba chỉ là ngon nhất, nhưng cũng có nhiều người khách lại sợ mỡ, nên họ sẽ chọn thịt đùi, và sản phẩm sẽ bị khô đi và không ngon.
Lúc tôi đến thì anh ta đã quay gần 2 tiếng, và theo thỏa thuận, là khoảng 11 giờ anh ta mới giao đòn thịt cho tôi. Quá trình anh ta quay là 5 tiếng, trong thời gian đó, anh ta ngồi quay và canh lửa liên tục.
Trước khi quay, anh ta phải ướp thịt từ hồi đêm. Gia vị mà anh ta dùng là: lá ổi, hành tím, húng lìu (một loại gia vị trộn, gần giống ngũ vị hương), tiêu, đường và bột ngọt. Bên phần thịt anh ta phải khứa thật nhiều vết dao, đẻ khi ướp, gia vị thấm đều vào trong. Sau đó anh ta đem cuộn thịt tròn vào mọt đòn tre to và lấy cây kim nhọn xâm phần da.
Kỹ thuật quay thì mỗi người có một cách quay khác nhau. Tôi nghe nói có người họ bất đầu quay cách mặt than cả 1 mét và hạ xuống thấp từ từ. Có người lại cho rằng là phải quay 8- 9 tiếng mới ngon.
Tại đây thì tôi thấy anh này quay khoảng trên 50 phân cách mặt than, nhưng với kinh nghiệm, anh ta có thể cho than nhiều hay ít là theo cảm nhận.
Tôi cắt một miếng nhỏ ăn thử và tôi cảm nhận thấy phần da rất giòn, phần thịt ba chỉ thì hơi nhiều mỡ một chút. Phần thịt thì gia vị rất vừa ăn và mềm thật là mềm. Tôi thấy lá ổi không có giúp được việc gì hết, không có vị thơm, chỉ hơi chát chát mà thôi.
Tôi muốn biếu lại cho chị Hương 1 ít, nhưng chị ta lại nhất định không lấy.
Tôi có gọi điện cho anh chàng em tôi, là 12 giờ trưa nay tôi về lại Hà Nội với đòn thịt 3 kg, để cả nhà ăn trưa.
20 km đầu tôi chạy trên bờ đê, vì đi đường đó vắng. 30 km cuối là tôi phải đi theo QL32 đông đảo người. Tôi về đến Hà Nội chỉ trễ hơn giờ hẹn là 15 phút. Trong gia đình của bà Mợ tôi, thì chưa ai biết qua món thịt quay này, và tiếc thật, một phần nửa số người trong gia đình lại đi chơi xa rồi.
Tôi cứ tưởng là tôi đã truy lùng được món thịt quay ngon nhất từ trước tới nay. Nào ngờ trong bữa ăn, cậu em tôi mới tiết lộ cho tôi biết, là bên làng Vàng, quê của bà Nội tôi bên Gia Lâm, họ có món thịt quay đòn, ướp còn ngon hơn cả đòn thịt tôi mới mua về.
Hay quá, tôi tranh thủ nghỉ một giấc trưa, và chiều nay tôi sẽ qua bên làng Vàng thăm góc gác bên bà Nội tôi và tiện thể tôi tìm hiểu thêm được một món thịt quay mới.
|
Chú Hà là cháu ruột của bà nội tôi, ra đón tôi phía trước đầu làng. Chú ta biết nhiều về tôi, nhưng hôm nay tôi mới gặp mặt chú ấy. Thật tế ra tôi biết rất ít về dòng họ tôi.
Chú Thím Hà đón tiếp tôi rất nồng hậu.
Chú Hà biết tôi muốn tìm hiểu về món thịt quay và chú liền dẫn tôi qua nhà một người cháu, cũng bên dòng họ bà nội tôi, để tôi tìm hiểu.
Tôi thấy kỹ thuật quay ở Làng Vàng, họ cũng quay gần như bên Đường Lâm, nhưng họ quay hấp tấp hơn, miếng thịt không có mềm tan và bên phần da cũng không giòn cho lắm. Tuy nhiên ở đây họ ướp thịt bằng giềng vàng và lá chanh, 2 gia vị chính của món thịt quay này, thêm vào đó, họ chỉ ướp thêm ít bột ngọt đường và muối.Tôi thấy gia vị ở đây họ ướp ngon.
Vào buổi sáng ngay chợ Làng Vàng họ có bán món này và giá thành ở đây rẻ hơn bên Đường Lâm nhiều. Còn vào buổi chiều, chỉ có 2 nhà trong xóm của chú tôi, là có bán món này thôi.
Tối nay tôi ngủ lại nhà chú tôi, và được dịp hiểu biết thêm về gia tộc bên phía bà nội tôi. Thêm nữa chú Hà còn dạy thêm cho tôi cách ướp trà sen theo lối xưa của gia đình.
Chú Hà tôi kỹ lưỡng lắm, năm nay đã gần 80 tuổi mà vẫn còn hăng hái như thanh niên. Đi tập thể dục xong, Chú trổ tài nấu ăn sáng tại nhà, rồi chú mới cho tôi lên đường.
Ảnh 2 cụ trên bàn thờ là ông bà cố của tôi.
Hy vọng lần sau, tôi sẽ dành nhiều thời gian để tìm hiểu bên dòng họ của ông nội tôi.
Tôi ra khỏi làng Vàng, tôi chỉ đi theo con đường QL1 qua bên kia sông. Sau đó tôi rẽ phải và đi lòn phía dưới cầu và tôi chạy tiếp theo con đường đê, đưa tôi tới Yên Viên. Ra đến con lộ chính bụi bặm, tôi rẽ phải chạy tiếp đến Từ Sơn.
Tôi thấy có món Bánh Cuốn Chả Lá Xương, tôi ghé lại hỏi ăn, thì tiếc quá, lúc làn họ bán hết rồi.
|
Chỉ còn bánh cuốn trứng nhân thịt thôi.
Tôi lại chạy tiếp tới tp. Bắc Ninh. Tôi ghé uống ly cà phê tại một quán đông khách khá sang trọng, và đã cho tôi rút ra một kinh nghiệm. Mấy ngày qua tôi ghé quán sang trọng (chỉ có trong than phô hay thị trấn thôi), tôi được tiếp đãi chu đáo, uống ly cà phê ngon, lên mạng theo giõi thông tin…, vậy mà khi tính tiền chỉ có 15-20 ngàn đồng thôi. Trong khi đó những quán cóc trên đường, họ cũng lấy chừng ấy giá, mà cà phê của họ gọi lạ quá tệ. Thế là tôi thay đổi chuyến thuật, không ủng hộ người nghèo dọc đường nữa.
Đây cũng là đặc sản của Bắc Ninh, một đặc sản mà trên nhãn hiệu không cho biết là chè tên gì?
Tôi cũng quên luôn. Tôi ăn thì thấy có nếp, đậu xanh và ít gừng. Ăn không thì hơi ngọt, nếu dùng chung với trà thì sẽ vừa miệng.
Tôi đọc thông tin trên mạng, tôi mới biết tới rượu Làng Vân, thuộc xã Vân Hà. Tôi lần mò đì về hướng phía Tây Bắc của thành phố, tôi chạy ra đến một con đường đê. Gần chỗ ấy có một con đò đưa tôi qua sông, thế là tôi đã tới Làng Vân. Như thế là tôi đã không cần phải đi vòng vo.
Tình cờ tôi hỏi thăm một anh ven đường về những lò gia đình làm rượu thủ công tại đây. Thì anh ta mời tôi vào nhà uống nước và hỏi tôi cần mua bao nhiêu? Tôi mới biết anh ta chỉ làm theo kiểu nghệ sỹ thôi, ai hỏi thì anh ta mới bán. Bình rượu anh ta đưa cho tôi là anh ta đã lưu cất 2 năm, cho tôi tự đong. Tôi công nhận là rượu ngon thật, mà anh ta chỉ lấy tôi 20 ngàn một lít thôi.
Bí quyết nấu rượu ngon ở làng này, là họ biết cách làm men rượu từ các vị thuốc bắc. Khi làm rượu, họ ủ cho lên men đến 10 ngày, lúc trời lạnh, họ phải trùng mền cho bình rượu giữ được độ ấm. Cất rượu xong, họ còn ủ rượu thêm một thời gian cho dịu lại. Bao nhiêu yếu tố ấy, đủ làm cho rượu ngon rồi.
Để chạy ra khỏi làng Vân, tôi phải lần mò chạy hết đường làng, lại theo đường đất, tôi mới ra đến TP. Bắc Giang.
Tại đây vào lúc trễ trưa, tôi không thấy có quán ăn bình dân nào hấp dẫn. Tôi lôi cái bánh giò mà sáng nay tôi mua tại chợ nhỏ của Yên Viên ra ăn, đơn giản mà xong một bữa. Rồi tôi ghé lại một quán cà phê, ngồi nghỉ trưa cho bớt nắng, tôi sẽ chạy tiếp tới Hải Dương nghỉ đêm tại đó.
Chiều nay trước khi ghé tới tp. Hải Dương, xe tôi mới gặp một sự cố nho nhỏ. Dây kilomet của tôi bị đứt. Tôi không khó khăn tìm tiệm sửa xe để thay sợi dây mới.
Vào chiều tối tôi thấy ngay bùng binh góc phố Tuy Hòa và phố Ngân Sơn có một hàng bánh cuốn đông khách, và tôi ghé lại đấy ăn.
Bánh cuốn chả ở đây có thêm dĩa rau: kinh giới, ngò, xà lách, tía tô, húng quế và rau muống chẻ.
Quày hàng kế bên, tôi thấy bán bánh mì kẹp thịt cũng đông khách. Tôi cũng ghé ăn vá lần đầu tiên ở vùng miền Bắc, tôi ăn được một ổ bánh mì ngon (riêng ở Hà Nội tôi chưa có dịp thử).
Tô Canh Cá Rô Đồng, thuộc quán Loan, nằm trên đường Lý Thường Kiệt, tôi thấy thật là xứng đáng với danh hiệu của quán.
Sáng nay trời hơi mưa lâm râm, nhưng trong quán, lúc naò cũng tấp nập khách.
Trong tô bún chỉ có đơn giản 4 thứ, bún, cá rô, thì là và rau muống trần. Tôi chọn ăn chung với bánh đa và tôi thấy sợi bánh đa ở đây vừa mỏng và mềm mại cũng chẳng khác gì sợi phở tươi.
Cá rô thì họ làm khỏi phải chê vào đâu được, nêm vừa ăn và không bị khô. Cá rô họ hấp chín, đêm gỡ lấy thịt nguyên cả miếng, không còn cái xương nào cả. Xong họ cẩn thận xếp cá vào một cái tô lớn, nêm nếm gia vị và đem kho. Lúc khách ăn, họ khéo léo gắp nguyên miếng cá để lên trên bún mới trụng, rồi mới chan nước lèo vào tô bún cá. Nước lèo cá muốn ngon, ngoài xương cá ra, họ còn phải hầm thêm xương heo, như thế nước súp mới ngọt được.
Tại quán này tôi thấy có nhiều loại ớt cho khách tự nêm thêm vào tô bún của mình: ớt xào tỏi dầu, ớt tỏi chua, ớt tươi.
Ngoài ra họ có thêm nào là cá lóc rán (tôi thấy cá rán ăn sẽ bị khô), và trứng cá kho.
Tôi rời Hải Dương lúc ấy trời đã tạnh mưa. Tôi chạy theo QL39B đi Thanh Miện. Sau đó tôi rẽ trái theo 20B, rồi lại tiếp theo rẽ trái đi the TL396. Hỏi đường qua cầu Hiệp và có bảng hướng dẫn dến Quỳnh Côi.
|
Tôi rất thích chạy vòng vo theo những con đường làng, vì tôi sẽ chứng kiến được nhiều cảnh sinh hoạt nông thôn.
Khác với món Canh Cá Rô Đồng tại Hải Dương, họ chỉ bán vào buổi sáng, thì tại Quỳnh Côi có vài quán họ bán luôn cả ngày.
Tôi ghé lại quán của bà Huê, nằm phía bên trong ngỏ, gần rạp hát 19/5. Ở đây họ chỉ gọi ngắn gọn là canh cá thôi, nhưng vẫn là cá rô đồng. Trong tô canh cá nào có bánh đa loại sợi nhỏ, mỏng và trắng trong. Cá rô thì họ cũng gỡ lấy thịt và kho, không trọn vẹn nguyên miếng như tôi mới ăn hồi sáng. Thêm đó là một ít trứng cá kho, cải xanh, thì là, hành lá và hành phi. Tôi thấy nước lèo ở đây ngon, vì có thêm ít trứng cá kho hay cũng có lẽ vì tôi quên dặn đừng bỏ thêm bột ngọt. Tô bún ấy tôi chỉ tốn có 15 ngàn thôi, một tô bún vừa ngon và giá rẻ nhất từ hồi tôi ở miền Bắc cho tới nay.
Tiếp tục tôi chạy theo những con đường làng để ra tới Hưng Hà và tiếp theo tôi đi QL 39 về Hưng Yên. Lúc tôi mới ra khỏi Quỳnh Côi, tôi rẽ phải sang tỉnh lộ 216. tôi thấy phia trước cổng một nhà máy giầy da rất lớn. Nơi ấy một số công nhân, họ đang tụ tập ăn trưa và mua bán. Tôi ghé lại quan sat, tôi thấy ở đây họ ăn một xuất cơm chỉ có 10 ngàn thôi, còn các bịch nước sấu, nước sữa đậu hay nước thạch, họ chỉ bán với giá 2 ngàn. Tiếc quá tôi vừa mới ăn no, chứ không tôi cũng muốn ăn thử một xuất cơm công nhân cho biết.
Tôi để ý thấy các khu vực phía Đông Bắc có rất nhiều nhà thờ, mà chùa thì hiếm thấy lắm.
Buổi trưa nóng nực, thật may là trên đường phố gần các khu đô thị có nhiều chỗ gội đầu cho mát. Mình thì tìm cà phê võng nhưng không có.
Tại Hưng Yên cũng như nhiều Tp. ngoài Bắc tôi ghé ngang, phần nhiều là mới được hình thành và phát triển trong những năm gần đây, vì thế tôi chỉ thấy đường phố rộng, nhà cửa mới xây khá khang trang, quán xá nhiều, nhưng người mua lại ít. Buổi trưa, tại những tp. như thế, tôi phải khó khăn lắm mới tìm được quán cơm bình dân. Còn nhà hàng máy lạnh cho các quan thì tôi thấy nhiều vô kể.
Hưng Yên không có gì đặc biệt, tôi lại chạy tiếp qua Phủ Lý. Qua khỏi cầu Yên Lịch, tôi rẽ trái chạy theo Đê Sông Hồng và mần mò theo đường làng đến tt. Vĩnh Trụ. Tại đây tôi mua được cái áo sida mới, còn cái áo tôi đang mặc đã rách tả tưa rồi.
Có 2 món mà người ta thường ghé ăn tại Phủ Lý, đó là món Bánh Cuốn Chả và Bánh Đa Cá Rô. Tôi muốn ghé ăn tại một quán mà người địa phương thường ghé ăn, làm tôi phải vất vả chạy hết các nẻo đường, và tôi không tìm được một quán nào hết. Bên ngoài QL1 và Trần Phú, tôi thấy nhiều quán họ bán những món ấy, nằm tập trung gần bên nhau, và quán nào cũng ngồi mong mỏi đợi chờ khách. Tôi đánh vòng qua khu ấy 2 lần và cuối cùng tôi phải đành rời thành phố với bụng đói.
Ngoài bìa thành phố có nhiều lò bánh mì, nên thôi đành phải ăn tạm ổ bánh mì nóng, vừa rẻ mà lại ngon. Tôi chạy về hướng Nam Định vì tôi thấy trên bản đồ có một đường chạy song song từ Phủ Lý đến Ninh Bình. Thì ra con đường ấy là đường cao tốc, thế là tôi phải vòng qua bên QL1 để chạy về Ninh Bình.
Lúc này tôi gặp phải một cơn mưa lớn, nhưng tôi cũng ráng chạy về Ninh Bình vì trời gần tối. Khi gần đến Ninh Bình thì hên qúa, khu ấy lại không mưa, nhưng khúc đường này có nhiều đoạn xấu, đang trong thời gian tu bổ, nên khói bụi mịt mù.
Lý do mà tôi ghé Ninh Bình chiều tối nay, là vì tôi thấy nơi ấy có nhiều du khách, chắc họ có dịch vụ gia hạn visa. Visa của tôi thì 3 ngày nữa cũng hết hạn. Nào ngờ nhân viên nhà nghỉ tại đây cho tôi biết là họ không có những dịch vụ ấy, và hướng dẫn tôi phải quay về Hà Nội.
Bánh Cáy, một đặc sản của Thái Bình. Tôi ráng ăn lắm mới được nửa cái, ngọt quá là ngọt.
Lùng mò một vòng các hàng ăn sáng, thì tôi thấy phần nhiều ở đây vào buổi sáng, các hàng bánh ướt chả lại rất đông khách. Món ấy lại không có gì là xa lạ với tôi, nên tôi ghé lại quán Bánh Đa Cá Rô, Khánh Linh, nằm trong ngõ 28, Phạm Hồng Thái.
Trong tô bánh đa có là cải thái nhỏ, cá rô thì họ chiên và xé thành nhiều miếng nhỏ, có thêm trứng cá kho, hành và thì là. Ngoài ra còn có thêm tô rau, trong đó có: giá, thân chuối, tía tô, húng cay, húng quế và lá kinh giới. Trên bàn ăn tôi thấy còn có thêm nào là dầu ớt, ớt tỏi ngâm giấm, quả vả muối chua và chanh để khách tự nêm thêm.
Tôi ăn thấy rất ngon, không phải là vì bà chủ quán o bế cho tôi thêm một ít trứng cá kho đâu nhé.
Ngoài ra thêm một món ăn thu hút rất nhiều khách, đó là món Bún Chả Quạt. Các quán này phần nhiều nằm tập trung trên đường Phạm Hồng Thái và trong các ngõ. Chỉ có 2 năm trước đây, tôi đã tò mò ăn thử món này và tôi thấy thời ấy họ nướng thịt, khói bay mịt mù cả khu phố. Ngày nay tôi thấy đã có nhiều tiến bộ, là quán nào họ cũng làm lò nướng với ông khói cao vun vút.
Bún Chả Quạt thật ra là món bún chả, vì khi nướng chả, họ phải quạt liên tục cho than hồng (giờ đây thì họ dùng quạt máy), vì thế trở thành tên gọi khá mộc mạc của món bún này. Món này chỉ khác với món Bún Chả của Hà Nội là ở đây họ chỉ dùng thịt băm thôi, mà không dùng thịt miếng. Trong dĩa rau họ có, giá, tía tô, kinh giới và rau muống chẻ. Nước chấm là nước mắm pha loãng, khách nêm thêm đu đủ chua và tỏi ớt xay.
Tính ra thợ làm bảng hiệu cho quán ở khu vực phía Bắc kiếm ăn ngon nhỉ.
Tôi chạy theo QL10 để đến Nam Định. Tuy là mới ăn sáng no căng bụng với 2 cả 2 món, nhưng tôi phải ăn thử tô Phở ở ngay Nam Định coi mùi vị như thế nào. Tôi phải hỏi thăm vài nơi, để tôi tìm đến một quán phở khá đông người biết tới tại TP. này. Tôi thấy trong tô phở họ chỉ có rắc thêm chỉ mỗi có hành lá mà thôi. Tôi thấy nước phở họ nấu trong có vị thanh nhưng hương vị của phở lại không có.
Ăn xong tô phở không mấy ấn tượng, tôi ghé ăn bát sấu dằm. Bà cụ này đã hơn 80 tuổi và chỉ bán món ăn mát lạnh này vào mùa hè thôi. Mùa đông thì bà nghỉ, chỉ ở nhà lo việc chùa chiềng thôi.
Chè Kho, một loại chè nấu bằng đậu xanh cà vỏ. Chè này nấu rất cung phu là người nấu chè cử phải ngồi khoáy cả tiếng đồng hồ. Làm như thế hạt đậu xanh mới vữa ra và đồng thời không bị khét dưới đấy nồi. Khi nồi đậu đã đi bốc nhiều hơi nước và đạt được độ khô. Người ta mới múc vào dĩa sâu và rắc mè rang lên trên. Khi chè nguội, đậu xanh sẽ đong lại như là thạch và chỉ cần cắt ra và ăn. Tôi nhớ bà nội tôi thường nấu ché này mỗi khi có giỗ ông bà và thường là ăn chung với sôi vò.
Tôi thấy loại chè này nhiều làng cổ xung quanh Hà Nội đều có, mà sao nơi đây dám gọi là đặc sản nhỉ. Miếng chè kho ở đây tôi thấy khô và không có độ dẻo.
Tôi nhận xét thấy thành phố này, phải nói có nhiều đặc điểm khác biệt với những tp mới được lên cấp. Phố xá buôn bán tấp nập và đặc biệt có nhiều quán cà phê, có nhiều quán ăn bình dân để cho tôi khám phá.
Rất tiếc là tôi không có thời gian ở lại đây đêm nay. Tôi đã ra kế hoạch là chiều tối nay tôi phải lên Mai Châu.
Trước khi rời TP. tôi ghé uống thử ly đậu nành tại đây. Ly sữa đậu nành tại đây có phần đặc biệt là có thêm cả tàu hủ trong đó. Tôi thấy ngoài sữa đậu nành, các quày hàng rong này họ còn bán thêm chè và một điều khác lạ, tại đây họ lại ăn kèm chung với bánh ngọt, như bánh su, bánh quảy…
và đặc biệt là bánh Xíu Bao. Vỏ bánh thì giống vỏ bánh pía, nhân của bánh là thịt xá xíu thái chỉ, hành phi và lòng đỏ trứng. bánh này là phải ăn ấm ấm.
Bánh Gai, ở Thanh Hóa có, ở Ninh Giang thuộc Hải Dương có, nơi nào cũng là đặc sản. Hôm nay tôi phát hiện ở Nam Định cũng có luôn, cũng là đặc sản.
Kẹo Sìu Châu, tôi đã phạm một sai lầm lớn, mua thử một hộp ngay quán ven đường, ngày sản xuất cách đây 3 tháng, nhưng vì chắc bị tắm nắng quá nhiều ngày, nên bị lên dầu. Kinh nghiệm, không bao giờ mua bất cứ hàng gì bên đường nữa, cơ hội bị bực tức rất cao.
Tôi lại phải chạy theo QL21 ngang qua Phủ Lý và tiếp theo là đến Chi Nê. Rồi từ Chi Nê ra tới Phú Thành là đường xấu.
Tôi quá hên là lúc này ngồi nghỉ cữ cà phê tại Chi Nê cơn mưa đã đi ngang bây giờ chạy xe qua đoạn đường xấu không bị bụi, nhưng nhiều nơi trơn lắm.
Tại Phú Thành là tôi ra tới đường mòn Hồ Chí Minh, tôi rẽ trái chạy thêm một đoạn là một cơn giông lớn ập tới.
Cũng may cho tôi là nơi đó có nhiều quán nước để tôi ghé núp mưa.
Khi cơn giông lớn đã đi qua, tôi lại tiếp tục lên đường tuy trời còn mưa. Tôi chạy đến ngã 3 của QL12B, tôi rẽ phải chạy về hướng Lạc Sơn.
Đoạn đường 40 km này không phải là đồi núi, nhưng tôi phải khá vất vả mới vượt qua được, đường này xấu lắm và nhiều năm nay vẫn thế. Đoạn 10 cây số còn lại để đến Tân Lạc trời vừa tạnh mưa và đường khúc này thuộc về Huyên Tân Lạc, con đường khác hẳn, tốt.
Khi chạy ngang qua Lạc Sơn có món thịt chua, phải ghé lại mua thử 2 gói.
Tôi đến Mai Châu trời vừa sụp tối.
Gia Đình Kiên vừa lo xong bữa cơm chiều và họ đang chờ tôi.
Trong bữa ăn ngoài món thịt chua tôi mới mua (tôi thấy na ná món thịt chua của Phú Thọ và cũng hơi giống món nem chạo của các vùng khác ở Miền Bắc), cô vợ của Kiên còn làm nào là món thịt heo xiên lá chanh nướng, thịt giò luộc, su su luộc và đặc biệt món thuần túy của người Thái.
Bông chuối bào, trộn thịt băm, ít gia vị và gạo giã. Xong gói kín lại bằng lá chuối và đem hấp cho chín nhừ. Món này ăn cũng gần như Patê đấy. Hôm nay tôi đã học được một món mới. Nếu như tôi không bỏ thịt mà bỏ những loại rau quả khác, tôi đã có được một món patê chay. Người Thái, đôi khi có cá suối nhỏ, thì họ dùng cá suối thay cho thịt để làm món này.
Tuy là vết thương của đầu gối tôi chưa lành, nhưng tôi cũng ráng mua cho được hộp xôi nhỏ, để mang theo lên trên đèo ăn. Người Thái họ biết cách nấu xôi rất ngon.
Hôm nay tôi sẽ chạy đến Mộc Châu, và cách đó hơn 30 km là cửa khẩu Lóng Sập. Tôi sẽ dùng cửa khẩu ấy để qua bên Lào và về lại VN, như thế tôi lại được ở thêm 90 ngày nữa.
Tôi để hết hành lý ở lại nhà Kiên. Hôm nay trời vừa đẹp và đường lại tốt, chẳng mấy chốc tôi đã phóng tới Lóng Sâp.
Tại đây anh cán bộ biên phòng vui vẻ giải thích cho tôi biết, cửa khẩu này chỉ dành cho nhân dân Lào và Việt Nam qua lại mà thôi. Anh ta hướng dẫn tôi cửa khẩu quốc tế gần nhất là ở bên Thang Hóa, cửa khẩu Na Mèo.
Ôi buồn thật, quá phí công rồi, phải chạy về thôi. Cũng may là ngày mai tôi mới hết hạn.
Buổi ăn trưa ghé quán cơm bên hông chợ Mộc Châu. Ở đây lạ lắm, họ cứ múc một phần xương heo hầm lá lồm (sau này tôi mới khẳng định được, lá lồm là lá giang hay nói chung là lá chua), là một tô lớn với giá 50 ngàn. Còn vài món khác, họ chỉ bán ít nhất là 100 gram. Có nghĩa là múc mỗi thứ cho tôi một ít, họ sẽ không biết tính giá làm sao cả. Sau một lúc thương lượng, họ múc ra cho tôi mỗi một tô xương heo với là lồm cùng một tô cơm và tính tôi giá là 40 ngàn đồng. Tôi thấy món này ở đây họ không có rắc mắc khén vào, nên ăn không ngon cho lắm.
Chiều nay tôi lại được thưởng thức vài món ăn độc đáo.
Đuông của cây cọ, cũng giống y chang như đuông chà là. Nhưng ở đây ít người ăn, nên rẻ lắm, không phải lúc nào cũng có, lâu lâu hên lắm ra chợ Mai Châu mới gặp. Hôm nay cô vọ của Kiên xào khô với nước măng chua, như món Tầm Sắn lần trước, đuông làm theo kiểu này hơi bị khô. Tôi thấy đuông chỉ làm món chiên bơ, tẳm bột chiên hay cho đuông lội sông là ấn tượng nh. (đuông lội sông là đuông bơi trong chén nước mắm, gắp lên bỏ tọt vào miệng rồi nhai, nhớ là phải cắn cái mỏ cứng của nó bỏ đi nhé. Một con như thế tôi ăn tại Cồn Phụng, Tiền Giang, mất 50 ngàn đồng. Một rổ này cũng trị giá có 50 ngàn đồng).
Trứng cá sốt cà chua để chấm với rau tập tàng luộc.
Rau ngót tây, rau bướm, rau ngót, lá bí.
Canh măng chua nấu với cá chấm cỏ.
Sáng nay tôi phải dậy sớm đẻ đi Na Mèo, vì đoạn đường dài và Kiên cho tôi biết cũng có vài đoạn xấu. Tôi đoán là đoạn đường ấy phải dài gần 150 km, như thế có thể chiều tối nay tôi sẽ quay lại Mai Châu kịp.
Vì tại Mai Châu không có ATM để tôi rút tiền, nên tôi cũng hơi loi lắng, là số tiền của tôi còn lại chỉ vừa đủ, nếu bên phía cửa khẩu Lào họ tính khấu xuất đúng thị trường. Còn nếu họ tính nhẩm tiền Đô sang tiền Việt như đám bên Campuchia, thì chắc tôi không đủ quá.
Tôi chạy theo QL15 và rẽ phải theo QL15A đến Hồi Xuân. Đền tt. Quan Hóa tôi cũng không tìm thấy ATM nào hết, tôi ghé lại đây ăn sáng.
Tôi ăn bánh cuốn chả ở đây và phát hiện ra, họ lại dùng nước mắm mặn, như thế là nới đây là địa phận Thanh Hóa rồi.
Kiên chỉ tôi chạy tiếp theo đến ngã 3 Đồng Tâm, mới rẽ phải đi theo QL217 đến Na Mèo. Lúc mới quẹo chạy một đoạn không xa cho lắm, tôi thấy bên tay trái có bảng hướng dẫn tới suối cá thần, cách đó 6 km, nhưng tôi không có thời gian ghé nơi đấy. Tôi phải xong công việc của tôi trước đã, tôi mới yên tâm đi chơi được.
Đoạn đường lên tời Na Mèo cũng khá vất vả, vì có nhiều đoạn xấu. Khi chạy ngang qua huyện Quan Sơn, nơi ấy tôi cũng được biết là chẳng có ATM nào cả.
Tôi đến cửa khẩu Na Mèo là hơn 12 giờ trưa. Các nhân viên văn phòng họ đã đi nghỉ trưa, anh gác cổng giải thích cho tôi hãy nên tìm quán ăn trưa gần đó và quay lại vào lúc 1 giờ 30 trưa, họ mới làm việc lại.
Tôi chạy ra phía khu vực ngoài, mà chỉ ghé quán nước thôi, chứ không dám ăn cơm, sợ tý nữa mà thiếu tiền thì làm sao đây?
Mấy anh chàng bộ đội biên phòng làm việc rất là lịch sự, chỉ có việc là hơi lâu một chút.
Qua bên phía Lào, trước tiên tôi phải làm thủ tục xin visa. Nhân viên ở đây họ làm việc cũng vui vẻ và tận tình. Hên quá, khi xong thủ tục, đến lúc thanh toán tiền, họ tính giá đô ra tiền VN theo giá trị thị trường, tôi vừa đủ tiền. Trong người tôi chỉ còn dư khoảng 100 ngàn đồng, đủ cho tôi đổ xăng để mò về lại Mai Châu.
Xong khâu thủ tục visa và có dấu đóng mọc du lịch vào nước Lào, tôi qua bên kia cửa xuất cảnh. Anh sỹ quan bên đó không hiểu tại sao tôi lại không đi vào Lào, mà lại nhất định quay trở lại VN. Anh ta phải dò hỏi tôi có tới 5 lần, coi tôi có chắc chắn không? lúc ấy anh ta mới chịu đóng cho tôi cái mộc xuất cảnh ra khỏi Lào.
Bên cửa khẩu VN, tôi có giải thích cho họ vấn đề của tôi, nên họ đã làm trước thủ tục cho tôi nhập lại vào VN, bây giờ họ chỉ cần đóng mọc và ghi thời hạn tôi được phép ở lại VN lần này.
Tính ra thời gian, tôi mất đúng 1 tiếng cho 2 bên cửa khẩu. Tôi rời nơi đó thì trời lại đổ mưa. Lúc mưa lớn quá, tôi phải tấp vào một nhà ven đường để trú mưa. Sau 15 phút cơn mưa ấy đi qua, tôi tiếp tục cuộc hành trình. Lúc này đã hơn 3 giờ chiều, tôi sẽ cố gắng về lại Mai Châu trước khi trời tối.
Ở Thanh Hóa và Hòa Bình tôi thấy nhiều nơi họ trồng tre. Tôi rất thích các sản phẩm làm từ tre, cây tre phát triển rất nhanh.
Măng tre
Mưa vẫn tiếp tục rơi lất phất, trên đường lâu lâu cũng có vài cành cây mới bị gãy, nằm ngỗn ngang. Tôi chạy khoảng hơn 20 km, thì tôi tới Mường Mìn, nơi ấy có một ngã 3 cho tôi rẽ trái đi tới TL520. Lúc nãy mấy anh chàng biên phòng có chỉ tôi đi theo con đường này, vừa rút ngắn đi gần 20 km và đường bên này tốt hơn 1 chút.
Tôi thấy đoạn đường 20 km tiếp theo của cuộc hành trình, tôi chạy qua một con đường nhựa, hẹp, và hoang vắng. Nơi đây rất là đẹp, còn nhiều cây cối xanh xao um tùm. Cảm giác tôi thật sản khoái, visa lo xong rồi, giờ thì đã tạnh mưa và cảnh vật xung quanh tôi thật là thiên nhiên. Tuy nhiên tôi đã bỏ hết đồ ở nhà, tôi quên mang theo cái bơm, lỡ mà xì bánh thì có mà khóc thôi.
Khi tôi chạy tới gần đỉnh đèo, thì thấy mấy cậu thanh niên mới đi lặn suối để bắn cá về. Một xe của các cậu ấy bị hư, và họ dùng dây rừng để lôi xe hư lên dốc. Lúc tôi chạy qua lah họ xém bị té, các dây rừng quấn xung quanh xe của họ.
Tôi dừng lại để cho các cậu ấy mượn sợi dây để kéo xe lên đầu dốc. Cũng may là đầu dốc cũng không còn xa nữa. Lên đến đầu dốc các cậu ấy trả lại tôi sợi dây và từ đấy các cậu chỉ cần đổ đèo là tới khu dân cư.
Bên phía này đèo đường bị lở nhiều hơn, cũng may không có đoạn nào bị tắc. Thả hết dốc đèo là TL520, tôi rẽ phải để về Hồi Xuân, còn nếu rẽ phải thì tôi sẽ tới Mường Lát.
Sau cơn mưa có vài nơi đường như thế này.
Tôi chạy được hơn 2 phần 3 đường, thì chồ ấy bị tắc, làm tôi phải dừng xe lại đợi khoảng 30 phút. Họ mới cho phép chúng tôi chạy qua. Từ khúc ấy trở ra cho tới QL15, có nhiều khúc cũng hơi xấu. Không những thế con đường chật hẹp ấy lại có nhiều người ở dọc ven đường. Vì thế chiều nay xuýt nữa tôi phang phải vào 2 con chó, tránh 1 con vịt và né 1 con gà. Đó là chưa kể phải thắng lại nhường lối cho các con trâu bò. Đôi khi cũng bị các cô chú dân tộc trẻ, chạy lạng lách hiên ngang giữa đường.
Lần đầu tiên tôi phải cố gắng chạy vào buổi tối để kịp về nhà. Tôi thấy chạy đường làng quê vào buổi tối thật là nguy hiểm vì khó khi thấy được hố gà trước mặt. Trong khi đó có rất nhiều xe chạy ngược chiều, họ hầu như không biết sử dụng đèn, cứ vô tư để đèn pha mà chạy. Một số thì lại không thích bật đèn hay là không có đèn. Tôi cũng bị hú vía vì một xe vận tải nhỏ, chạy với một đèn chột bên tay trái tài xế, xém nữa là tôi ịn vào.
Nếu tôi mà còn dư tiền là tôi tìm một nhà trọ ven đường nghỉ lại rồi. Lúc nãy ra tới tt. Quan Hóa, tôi đã phải đổ xăng cho đầy bình, giờ thì tôi chỉ còn lại vài chục nghìn trong túi mà thôi.
Tôi cũng về lại nhà Kiên lúc gần 8 giờ tối. Cũng như hôm trước, họ đang chờ đợi tôi cùng dùng bữa cơm tối chung với họ.
Nộm bò với xoài, cà rốt, sả, gừng, nước chanh và rau thơm.
Nhái đồ trông ống tre với lá lồm và sả.
Con nhái bé tý nhỏ hơn ngón tây cái, đem rửa cho sạch mới móc ruột. Nếu móc ruột xong mà đem rửa nước, nhái sẽ bị tanh. Để nguyên con nhái, đem ướp với muối, tiêu, bột ngọt , đường, sả thái nhỏ và lá lồm đâm cho nát. Tất cả đem nhét vào ống tre, dùng lá chuối làm nắp, đậy ống tre lại cho kín. Đem gác bên bếp than phải mất vài tiếng, xương nhái mới rục. Nếu dùng nồi áp suất, thì chỉ mất khoảng 30 phút thôi.
Bữa cơm còn có thêm lặt lày xào tỏi. Lặt lày xào vừa chín tới có độ giòn rất ngon. Tôi thấy lặt lày luộc hay hấp dở hơn món xào nhiều.
2 đứa con của Kiên.
Ngày hôm nay tôi thoải mái rồi, tôi dậy hơi trễ một chút, và tôi chỉ cần chạy tới Tân Lạc là tôi sẽ rút được tiền.
Trên đường về, tôi ghé lại khu quán nước bên bãi đá trắng. Tại đây vào mùa này du khách có thể mua ngô và uống nước ngô miễn phí.
Ngoài ra họ bán nào là hoa lan, tỏi tía, rau rừng, dao, kiếm, lợn máng, gà ri…..
Lơn Máng trên này tôi thấy anh khách hỏi mua, họ bán với giá 80 ngàn 1 cân. Tôi thấy con lợn họ cân lên là 8,6 kg. Bà bán hàng vui vẻ tính tròn thành 8 kg, anh khách hàng nài nỉ xuống với giá là 600 ngàn. Bà bán hàng tận tình bê con lợn bỏ lên xe hơi cho anh ấy. Tôi cứ đứng nhẩm và thắc mắc mãi, tôi nhớ là lợn máng tại Mai Châu họ bán từ 120-150 ngàn một cân cơ mà? Tính hoài không ra, huyền bí quá. Nói chung là tôi thấy bà bán hàng này là người Kinh.
Tôi thấy mấy người Dân Tộc gần đó, họ chỉ bán ít sản phẩm của rừng núi mà thôi.
Tôi ghé qua hàng bà dân tộc mua 2 bó rau Xắng và 2 bó rau Bò Khai. Thì ra rau bò khai ở đây họ cũng có, mà họ không biết quảng bá rộng rãi như là bên Bắc Kạn, Cao Bằng và Lạng Sơn.
Tôi chạy tiếp và ghé lại một quán nước trên đèo. Tại quán nước này bạn có một tầm quan sát hết cả thị trấn Mai Châu. Đây là một quán nước có một cái view đẹp nhất mà tôi từ trước tới nay mới thấy. Rất tiếc trên đây vừa không có bãi đậu xe và không có bóng mát của lùm cây nào, vì thế mà ít khách lắm.
Trưa nay tôi tranh thủ về kịp bữa cơm. Cô vợ Kiên mua vài món ăn làm sẵn về nhà.
Chả viên chiên, lớp vỏ bên ngoài họ chiên thật giòn, phần nhân bên trong vẫn còn mềm. Món này họ nêm gia vị ngon.
Lòng, gan luộc và dồi. Tôi chỉ hạp với mỗi món dồi thôi.
Cải chua hầm xườn và thêm món lặt lày xào, vì họ thấy tôi thích.
Tôi dự định là vào Bản Bước trò chuyên với mấy anh người Tây (họ vào đó ở 2 tuần, để làm việc công quả cho dân làng. Nhưng vì trời nóng quá, nên tôi sinh bệnh lười và ở nhà luôn.
Chiều tối nay tôi được đãi món gì nhỉ? Thực đơn đơn giản thôi.
Rau bò khai xào với miến dong, mộc nhĩ, và măng. Tôi phải nhận xét rằng mùa Bò Khai đã qua rồi. Tuy chúng tôi đã lặt bỏ hết gần 2 phần 3, mà tôi ăn vẫn thấy toàn là sơ không ah.
Hoa chuối đồ với gạo giã và rau thơm. Cách đây 2 hôm tôi đã thử qua món này rồi, hôm nay ăn lại, tôi vẫn thấy ngon.
Canh rau Xắng, cũng quá già luôn, nhai lá không nổi, chỉ húp lấy nước thôi, ngọt lắm.
Rau xắng mọc theo vách núi đá, viêc hái chúng rất nguy hiểm. Ở Mai Châu đã có người bị té núi chết vì đi hái laọi rau này. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao khi tôi ghé thăm suối cá thần, người dân tộc ở đó benas 1 kg rau xắng với giá 50 ngàn đồng.
Thêm ít chả Quế mua ngoài chợ. Tôi thấy bất cứ nơi nào ở Miền Bắc, họ cũng làm chả ngon.
Tôi thât là quý mến gia đình Kiên, hôm nào họ cũng lo cho tôi các bữa ăn thật là ấn tượng.
Hôm nay tôi chỉ ở nhà trò chuyện với Kiên thôi. Trời nóng quá, chúng tôi chỉ đi thăm vài người mà Kiên quen ở gần Bản Lác.
Hôm nay tôi mới biết thêm Bản Lác đi vào nghành phục vụ du lịch đã từ thời kỳ thập niên 60, nhưng chỉ cho cán bộ cao cấp thôi.
Trưa này mìng được ăn món gì ta?
Cơm nguội nắm lại nướng, ăn với thịt chà bông của lợn Mường. Cứ mỗi thứ bảy, có một ông chú người bà con với vợ của Kiên. Ông ta giết một con lợn khoảng một tạ và mang ra chợ Mai Châu bán. Vì ông ta biết cách mua chọn lợn sống của người dân tộc, nên ai cũng thích thịt heo của ông ta, và chỉ trong vòng 1 tiếng là ông ta bán hết sạch.
Tôi cũng mua được một cái giò heo. Cô vợ của Kiên đem cái giò đi thui, sau đó cạo rửa sạch và chặt ra từng khúc nhỏ. Tiếp theo là chỉ ướp với muối, mì chính, bột ngọt và mắc khén. Đem gói lại 4 lớp bằng lá chuối, rồi cho lên bếp than nướng khoảng 2 tiếng.
Thịt chín vừa tới, ngon thật là ngon.
Tôi học được kiểu này rồi, tôi sẽ áp dụng, ướp theo kiểu giả cầy, chắc là hết sảy luôn.
Bữa cơm trưa nay đơn giản thế thôi, và có thêm món rau muống vườn luộc và canh mướp.
Cà phê dừa, đó là một dạng bột khoáy, cũng hơi sệt sệt như nước đậu phọng của vùng Miền Trung. Xong họ cho thêm ít cà phê, sữa đặc, dừa nạo và đá xay. Tôi thấy uống cũng hay hay, chỉ có điều là bà chủ này làm hơi dở.
Tôi nghe món nước uống này được bán rất phổ biến tại Bắc Giang, mà tôi chưa có cơ hội thử qua. Chiều nay thấy phía trước cửa chợ Mai Châu có món này, nên phải ghé vào thử liền.
Rau Bợ. Cũng là một loại rau rừng, hái rất tốn công.
Rau bợ nấu với cua đồng rất ngon. Hôm nay tôi mới biết là ở ngoài Bắc cua đồng mắc lắm. Vợ Kiên cho tôi biết là nếu ăn ngoài quán, họ hay dùng ốc đậu và hóa chất riêu cua, để làm riêu cua đấy.
Măng luộc, để có màu vàng vừa tốn củi và tốn công. Với kỹ nghệ tân tiến, một số người dùng lưu quỳnh, giúp cho măng vàng.
Chả lá lốt.
Tôi cũng mua thêm một ít cơm lam. Tôi thấy ở đây họ hay, họ biết lót lá chuối phía bên trong ống tre, như thế nếp không bị dính vào ống tre, như là loại cơm lam mà tôi ăn ở Buôn Mê Thuộc.
Nem nắm, cũng như nem chạo thôi, chủ yếu là bì và mỡ bóp với thính. Một nắm như thế rẻ bất ngờ, chỉ có 5 ngàn mà thôi. Ăn ngán lắm, hèn chi không thể so sánh với thịt chua, tôi mua hôm trước được. Một gói vừa ít hơn mà lại mắc đến hơn 5 lần.
Tôi thấy chợ chủ nhật của Mai Châu cũng không có gì đặc sắc cả, chỉ là hàng nông sản của người dân tộc mang đến đây bán mà thôi.
Tôi không tìm được món gì lạ cả.
Sau 2 ngày nghỉ giải lao, tôi lại lên đường. Tôi rất vui là gia đình của Kiên một lần nữa đón tiếp tôi rất ân cần và chu đáo.
Tôi chạy ngược về hướng Hòa Bình và khi cách Hòa Bình hơn chục cây số, tôi rẽ phải đi về hướng Kim Bội theo TL12B, đoạn đường này vắng và tốt lắm. Tôi chạy tới Bãi Chạo, tôi phát giác là cái rổ phía sau của tôi lại bị gãy, tôi phải tìm đến một anh thợ hàn để hàn lại cái rổ.
Cách Kim Bội không xa, có một lối rẽ trái đi tắt về tối ngã 3 Chợ Bến. Nhưng vì thiếu bảng chỉ dẫn, tôi chạy hơi lố qua khúc ấy và phải quành trở lại. Đi theo tuyến đường này tuy có ngắn hơn vài cấy số, nhưng lại phải lên xuống đèo và đường ngoằn nghèo lắm.
Từ ngã 3 chợ bến tôi chạy thẳng tới tt. Tế Tiêu và dùng cơm trưa tại đấy. Tôi lại thấy trên bản đồ họ lại cho tôi biết đó là tt. Đại Nghĩa, tôi không biết là dùng tên nào đúng nữa.
Sau đó tôi chạy theo QL21 B dọc theo một bờ đê. Rồi tôi rẽ phải theo QL38 chạy theo hướng Đồng Văn.
Tôi chạy tiếp theo băng qua đường QL1 và đường cao tốc, qua luôn chợ Lương. Đến ngã 3 Lương Xa tôi rẽ phải, chạy thẳng một mạch đến Phu Lý, tiếp theo đén Vĩnh Trụ. Sau đó chạy theo TL972 về hướng Hữu Bị.
Tôi đi theo lối này là vì tôi nghe nói rất nhiều về cá kho của làng Vũ Đại, nên tôi cũng muốn thử cho biết.
Làng Vũ Đại chỉ là tên trong phim Chí Phèo mà thôi, trong thực tế tên của làng là Đại Hoàng. Ngày nay địa danh nơi đây gọi là xã Nhân Hậu. Dọc theo đường các bạn sẽ thấy rất nhiều nơi treo bảng bán món cá kho. Nhưng thật tế là họ không có sẵn, chỉ làm theo đơn đặt hàng mà thôi. Mặt hàng này là hàng độc quyền, họ không bán tràn lan ngoài chợ.
Để tìm tới một lò kho cá ngon, đó là sự hên xui mà thôi, vì mỗi nhà có bí quyết riêng và cách kho cũng khác nhau. Có nhà cho rằng phải kho hơn 12 tiếng cá mới ngon, cũng có người nói rằng kho 10-12 tiếng là đủ rồi.
Tôi tình cờ mò vào một ngôi nhà nằm phía trong ngõ và họ đang bận việc gọt riềng. Tôi hỏi thăm gia đình họ có kho cá không? thì họ nhiệt tình mời tôi vào nhà uống nước trò chuyện. Họ cho tôi biết là khách phải đặt trước một ngày, và đến chiều hôm sau mới lấy được.
Khách hàng của họ phần lớn là những ông quan lớn hay việt kiều ấy. Mặt hàng này họ đã có từ lâu đời, nhưng chỉ trong vòng 20 năm nay thôi, nhờ thông tin mạng lan tràn nhanh, nên mới có nhiều người biết tới.
Để làm món này ngon, họ thường dùng cá chấm đen. Gia vị chính mà tôi thấy họ dùng, đó là: chanh, riềng, gừng, nước mắm, sườn heo, cùng nhiều gia vị bí mật khác. Họ cho tôi biết trước kia các cụ còn dùng nước cáy, nhưng theo kinh nghiệm của họ, thì họ thấy không ngon, nên không dùng đến nước cáy nữa. Tôi thấy chỉ giai đoạn chuẩn bị gia vị là đẫ mất nhiều thời gian rồi.
Kho một nồi cá cũng khá cung phu lấm. Họ phải dậy từ lúc 2 giờ sáng để chuẩn bị khâu làm cá. Trễ lắm là 4 giờ là họ bắt đầu lên lửa để kho cá và phải ngồi canh lửa cho tới 4 giờ chiều, nồi cá mới cạn nước, lúc đó mới xong. Kiểu kho cá của họ là kho thật nhỏ lửa để không bị cháy.
Khi nồi cá kho xong, nếu muốn ăn ngon là phải đợi đến ngày mai. Như thế lúc giỡ cá, miếng cá sẽ giữ nguyên vẹn mà không bị nát. Vào mùa này thì nồi cá có thể để ở ngoài tối đa là 3 ngày. Mùa đông có thể để tới 1 tuần. Nếu để trong tủ mát, nồi cá sẽ được bảo quản tốt hơn, tuy nhiên chất lượng của nồi cá sẽ bị giảm đi một phần.
Họ cho tôi biết ngày xưa, vào dịp Tết, các cụ kho cá để ăn trong 2 tuần Tết. Thời ấy các cụ kho mặn lắm, vì thế mà mới để được lâu.
Thời nay thì những người con cháu phải kho khác đi một chút, để đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng.
Trong dịp này thì khi nào có khách hàng đặt, họ mới kho cá. Còn vào dịp Tết, ngày nào họ cũng kho, nên nếu ai đi ngang mà muốn mua một nồi cá kho mang về, thì lúc nào cũng có.
Tôi nghe hấp dẫn quá, cũng may là ngày mai họ kho cá cho một số khách đã đặt trước, vì thế mà tôi mới có cơ hội đặt thêm một nồi cho riêng tôi. Nồi của tôi họ sẽ làm đặt biệt một chút, là sẽ giảm phần cá, vì nếu nhiều quá sao tôi ăn hết?
Trong lúc trò chuyên với họ, tôi biết thêm một đặc sản mà vùng họ có, đó là Chuối Ngự. Dạ vâng chuối ngự Nam Định ấy. Vì Nam Định là thành phố lớn kế cận, họ bán mặt hàng này dễ dàng hơn, nên chuối ngự trồng trong làng này mang sang ấy bán. Họ cũng cho tôi biết thêm, đo ảnh hưởng của từng vùng đất, nên các vùng khác lân cận, có trồng chuối ngự, cũng không ngon bằng vùng này.
Coi như hôm nay tôi đã học hỏi thêm rất nhiều. Tôi xin chào tạm biệt họ và tôi chạy tiếp qua bên Nam Định.
Chiều tối nay tôi một lần nữa phải ăn thêm một tô phở Nam Định để nhận xét cho chính xác. Bà chủ nhà nghỉ chỉ tôi tới quán phở Mai, nằm trên đường Điện Biên, gần chợ Kênh. Quán này tuy đông khách, nhưng tôi lại không thích vì họ bán nào là phở gà, phở bò và thêm cả bún nữa. Tô phở ở đây rất đơn giản, chỉ có bánh phở, thịt, ít hành tây, ngò, húng thơm, hành lá và dĩ nhiên 1 thìa bột ngọt. Sợi phở ở đây mềm và mịn. Tôi kêu thịt nạm, thì họ thái chắc cũng lâu rồi, nên ăn hơi khô, không thơm mùi vị gì hết. Nước lèo trong, ngọt, ngon, có mùi thuốc bắc, mà tôi không hề nhận diện được mùi gì nữa (thường gia vị chỉ cần nấu chung với nồi nước lèo một chút, để lấy hương vị thôi. Mà hương vị thì luôn bốc hơi và thoát đi nhanh. Còn hầm gia vị lâu quá, thì sẽ tiết ra tinh dầu và sẽ có mùi thuốc bắc). Ngoài ra tôi thấy còn có mùi mì gói, ah thì ra lúc đứng lên tính tiền. Tôi thấy bà ta vứt luôn vắt mì gói thẳng vào nồi nước lèo. Thật là cả người ăn và lẫn người bán, họ không tôn trọng phở gì hết.
Tô bún ở đây khách có thể chọn ăn môc, giò hay móng và họ nấu cùng với măng khô. Trong tô bún họ chỉ rắc thêm hành lá và hành tây thôi. Khách có thể nêm thêm: tắc, tương ớt, tỏi ớt chua và măng ớt. Tôi thấy nước lèo ở đây có vị chua của măng và vị ngọt từ thịt, thật là ngon. Miếng thịt thì phải nói là tuyệt vời, họ ướp rất vừa ăn và hầm vừa đủ độ mềm, không dai quá và cũng không mềm nhũn.
Thé là quá no nê, tôi quay trở lại nhà nghỉ và ngủ thôi.
Sáng này ra tôi tự đi lùng một quán bún giả cày, vì tôi thấy hỏi vợ chồng người chủ khách sạn, mà họ chỉ đâu những điểm không hay gì hết.
Tôi thấy món này vào buổi sáng rất ít người ăn, nhìn vào những quán bán món này, chỉ thấy lét đét 1-2 khách mà thôi, hầu như là chỉ đám mày râu. Còn quán nào mà bán kèm thêm nhiều món khác là tôi không ghé vào.
Rồi tôi cũng phải ghé đại lại một quán. Tôi thấy ngoài nước hầm của chân giò, họ còn chan thêm nước xương hầm. Tô bún cứ lỏng bỏng nước, trong khi đó họ chỉ cho hành lá và ít ngò gai, thay vì là phải rau răm mới đúng. Bún sợi nhỏ, mềm mại và dẻo. Thịt giò hầm vừa ăn, nêm cũng vừa miệng.
Lần đầu tiên tôi ăn chỉ nửa tô bún là phải bỏ cuộc, vì một chú ruồi xâm nhập vào tô bún tôi từ lúc nào.
Tôi cũng tò mò ăn thử tô Phở Áp Chảo. Theo tôi nghĩ, tại quán này họ làm sai thì phải. Họ chỉ xào thịt bò với tỏi và cải, sau đó họ cho chung vào tô với bánh phở, rồi chan nước phở lên trên và rắc ít hành ngò lên thôi.
Ăn dở ẹt, Trông cũng chẳng hấp dẫn chút nào. Họ xào bằng mỡ heo và cho nhiều quá. Ngoài ra mỡ heo được phơi nắng nên đã có mùi lên dầu. Thế là tôi cũng ráng ăn chỉ được nửa tô mà thôi.
Tôi ghé lại một quán cà phê ngồi tán phét với những người khách khác một chút. Tôi chưa thấy một thành phố nào ngoài Bắc lại có nhiều quán cà phê như ở đây và lâu lắm rồi tôi chưa thưởng thức được một cữ cà phê ngon vào buổi sáng.
Những người khách ở đây họ cũng có một tâm hồn ăn uống như tôi và họ chia sẻ cho tôi được vài địa điểm. Nhưng tiếc quá, tôi mới ăn no rồi, mà lát nữa là tôi phải lên đường.
Trước khi rời Nam Định, tôi thích kiểu ăn chè và ăn bánh nơi đây, nên tôi ghé lại quán Yến Chè, nằm trên đường Minh Khai. Tôi thấy chủ yếu những ngưới ăn món này làcác bạn teens, tôi cũng còn trẻ trung mà, hihi.
Món Caramen, thì ra là giống kem flan, không có gì đặc biệt hết.
Sữa đậu và đậu hoa là món sữa đậu nành với đậu hũ. Bà chủ quán làm cho tôi một chén đậu hoa đặc biệt, gồm có: đậu hũ, hạt sen, thạch đen và dừa nạo. Tôi ăn thêm cái bánh bao chiên, phải nói là quá ngon, không có dầu mỡ và ăn rất xốp. Tôi ăn thêm một cái bánh nữa mà không nhớ tên, bánh đó thì dở và hơi bị khô. Ngoài ra còn có nào là bánh: pizza, su kem, xíu bao nóng, quẩy, ruốc que, bánh ruốc…
Trước khi rời Nam Định, tôi thích kiểu ăn chè và ăn bánh nơi đây, nên tôi ghé lại quán Yến Chè, nằm trên đường Minh Khai. Tôi thấy chủ yếu những ngưới ăn món này làcác bạn teens, tôi cũng còn trẻ trung mà, hihi.
Món Caramen, thì ra là giống kem flan, không có gì đặc biệt hết.
Sữa đậu và đậu hoa là món sữa đậu nành với đậu hũ.
Bà chủ quán làm cho tôi một chén đậu hoa đặc biệt, gồm có: đậu hũ, hạt sen, thạch đen và dừa nạo. Tôi ăn thêm cái bánh bao chiên, phải nói là quá ngon, không có dầu mỡ và ăn rất xốp. Tôi ăn thêm một cái bánh nữa mà không nhớ tên, bánh đó thì dở và hơi bị khô. Ngoài ra còn có nào là bánh: pizza, su kem, xíu bao nóng, quẩy, ruốc que, bánh ruốc…
Tôi còn nhiều thời gian, tôi ghé thăm quan Đền Trần và Chùa Tháp Phổ Minh. Sau đó tôi mới chạy theo con đường Trần Tự Khánh và rẽ trái theo TL976. Gần đó có một chiếc cầu nhỏ để tôi chạy sang Làng Nhân Hậu. Chiếc cầu này chỉ dành cho xe con mà thôi và phải trả một chi phí nhỏ qua cầu.
Khi tôi đến lò kho cá, tôi chỉ chứng kiến cảnh họ đang ngồi kho. Khu nhà để kho cá khói bay mịt mù. Họ chủ yếu kho bằng trấu, còn củi là để giữ lửa. Kho kiểu này, họ phải ngồi canh lửa và theo giõi mực nước trong nồi liên tục, nếu không nồi cá dễ bị khét.
Trong dịp Tết, đơn đặt hàng nhiều, họ ngồi canh lửu ngày này qua ngày kia, và họ phải chịu đựng cập mắt xưng lên trong thời gian đó.
Đến giờ ăn, họ mời tôi cùng gia đình họ dùng chung bữa cơm thanh đạm. Trưa nay tôi được thử món cá kho. Họ giải thích cho tôi là vì kho chưa đủ tiếng, cá vừa không ngon và xương cũng chưa được mềm. Cá kho ăn ngon nhất là phải ngày hôm sau, lúc đó miếng cá mới chắc lại và không bị bể.
Tôi ăn thì tôi thấy gia vị ướp cá ngon, nhưng tôi vẫn thích là phải có chút tiêu hay chút ớt trong nồi cá, như thế mới nồng nàn hơn. Ngoài ra loại kho này là kho cho ráo nước, tôi ăn, tôi cảm thấy khô.
Ăn cơm xong được một chút, thì nồi cá của tôi họ đã kho xong. Vì tôi muốn lên đường đi Thanh Hóa càng sớm càng tốt, nên tôi phải hối họ một chút. Kế tiếp họ phải để nồi cá ngay quạt cho mau nguội, sau đó mới đóng hộp và tôi mới lên đường được
Tôi chay ngang qua cái cầu lúc nãy, chạy tiếp ngang qua tp. Nam Định và tôi chạy theo TL490. Tôi chạy khoảng 40 km, qua khỏi tt. Liễu Đề một đoạn.
Tôi rẽ phải xuống một Bến Phà Đò Mười. Nơi đây không có bảng hướng dẫn, nhưng bên phía tay trái mé đường là có Bến Đò Cau. Lúc này không có nhiều người qua lại, nên tôi đợi cũng khá lâu, phà mới rời bến.
Qua bên kia sông, tôi chạy một đoạn là tôi tới TT. Phát Diệm. Nơi đây có một nhà thờ đá nổi tiếng và tôi dành ít thời gian ghé thăm quan một chút.
Đến Phát Diệm du khách nên ghé ăn tô Bún Mộc tại đây. Tôi ghé lại quán, Bún Mộc Quân Bẩy, nằm ngay bên con lộ chính. Lúc này gần 4 giờ chiều, cô bán quán trẻ tuổi giải thích cho tôi biết là món này nên thưởng thức vào buổi sáng, vì lúc đó quán mới có mộc hấp. Lúc này quán chỉ còn chả chiên và mộc chiên thôi, tuy nhiên tôi vẫn thấy ngon như thường, hay là vì mình đang đói chăng? Tôi thấy sợi bún ở đây nhỏ mịn, một loại bún mà tôi ăn có ấn tượng nhất từ trước tới nay. Miếng mộc chiên có thêm sườn non bằm chung, nên nhai sực sực cũng tạo thêm một cảm giác lạ miệng. Nước lèo lại có thêm chút hành tím phi, nên thơm phức. Tuy là không có cơ hội thưởng thức tô Bún Mộc Quang Thiện, nhưng tôi vẫn rất hài lòng với tô bún mộc mà tôi vừa mới ăn xong.
Việc đầu tiên tôi vào phòng là phải giở nắp nồi cá lên cho thoáng. Vì chỗ bán cá kho đã dặn tôi làm thế sẽ đỡ bị mốc. Sau đó là tôi phải bật máy lạnh lên hết ga luôn. Lâu lắm rồi mới có lý do mướn phòng có máy lạnh. Hơi phí phạm một chút, nhưng vì nồi cá.
Tôi chạy ra ngoài mua được một bịch bánh sandwich và tối nay tôi được ăn một bữa bánh kẹp theo kiểu Mr. Bean thật là quá tuyệt vời.
Trung tâm Tỉnh Gia chỉ nằm cách biển Hải Hòa có 2 km, nên sáng nay tôi cũng ráng dậy sớm, để chạy ra đó ngắm cảnh buổi sáng của biển.
Tôi đã sống và ngấm nhìn cảnh bình minh tại nhiều bãi biển đẹp. Nên tôi thấy nơi đây chẳng thu hút gì cả và tôi quay xe chạy ngược lại về chợ.
Tại chợ tôi thăm hỏi tìm nơi bán Bánh Răng Bừa, nhưng tiếc quá, bên trong chợ không ai bán món này cả.
Tôi thấy kiểu bán giá ở đây trông hay thật.
Thế là tôi tranh thủ chạy một mạch về tới tp. Vinh để ăn sáng. Đoạn đường này tôi thấy dạo này đông xe qua lại, và nhiều đoạn đang trong thời kỳ nới rộng, nên cũng bụi bặm lắm. Có điều là tôi thấy 2 bên đường cũng nhiều quán xá và người ở. Với tốc độ sống bám theo QL kiểu này, thì chẳng bao lâu các làng xã ven đường sẽ trở thành thị trấn hết. Lúc đó không biết con đường huyết mạch này phải nới ra bao nhiêu lần nữa, để đáp ứng mực lượng xe qua lại mỗi ngày càng gia tăng. Tôi thấy cứ mỗi lần đến một thị trấn, bảng báo hiệu thành phố vừa không có tên, mà lại nằm cách xa khu đông dân từ 2-3 km. Làm cho xe cộ cứ phải kiên nhẫn bò từ từ qua những khu vực heo quạnh ấy, và cũng là nơi những chú công an giao thông đang rình rập.
Tôi phải mất hơn 2 tiếng rưỡi chạy liên tục, mới vượt qua được đoạn đường ấy. Tôi ghé quán Cháo Súp Lươn của Bà Linh, trên đường Nguyễn Trãi, vào lúc 9 giờ 30, và tôi là người khách cuối cùng của quán.
Tô Miến Lươn tôi ăn thật là ngon và tôi phải ăn tiếp thêm tô Súp Cá Trầu với bánh mướt còn ngon hơn nữa. Cá trầu là cá lóc đấy.
Để nấu món này họ phải luộc lươn hay cá trước, xong mới bóc bỏ hết xương, chỉ lấy thịt. Xương thì họ xay nát ra và lọc lấy nước, xong họ dùng để nấu nước súp. Gia vị chính của nồi nước súp là bột nghệ và bột ớt cùng một ít gia giảm khác. Rau răm thái nhỏ là gia vị quan trọng mà họ rắc lên tô súp trước khi bưng ra cho khách. Thực khách chỉ cần nêm thêm ớt và chanh.
Tôi thính món cá hơn là món lươn, vì tôi thấy ăn lươn con mềm nhũn và không có chất ngọt chút nào.
Tôi chạy tiếp theo QL1 ngang qua Tp. Hà Tĩnh và tôi về lại biển Quang Phú, Quảng Bình vào lúc 4 giờ 30 chiều.
Coi như tôi đã chạy gần 300 km và chiều nay tôi đã có một cuộc hội ngộ cùng với vài người bạn thân.
Món cá kho đều được mọi người ca ngợi.
Nhưng tôi lại được thử thêm một món khã độc đáo, uống tiết tôm hùm va ăn tôm hùm sống.
Anh bạn tôi, Đăng, Big Daddy đã trực tiếp lấy tiết tôm hùm và anh Hải ngoáy rượu cho tôi uống, rồi chỉ cho tôi cách ăn tôm hùm sống.
Tiết tôm hùm trong như nước, khi được hòa tan với rượu sẽ trở thành màu đục trắng. Phần tiết chảy ra ngoài sẽ mau chóng đông lại như thạch và nếu để lâu sẽ bị dai như kẹo cao su. Nhiều người cho rằng bao nhiêu chất bổ là nằm trong huyết của con tôm. Phần thịt thì anh ta lột vỏ cho tôi, rồi xé ra từng miếng nhỏ, tiếp theo chỉ cần ngâm trong nước chanh chốc lát và chấm nước mắm ớt là ăn được.
Tôi ăn thấy ngon lắm, món này là cần phải ăn cho mau, vì tôm mà để lâu sẽ mất đi độ ngọt của thịt.
Cái đầu tôm thì được mang luộc cho chín, rồi gỡ thịt ăn.
Bí quyết để ăn được con tôm rẻ là phải quen thân người bán quán, và nhờ họ mua con tôm nào không còn nguyên vẹn, có nghĩa là chỉ gãy đi 1 cái chân thôi hay là 1 cái râu. Con tôm ấy sẽ rẻ hơn được một chút.
Tối Đăng còn lôi tôi ra bên bờ sông và giới thiệu cho tôi biết Chú Bỏng, một ngư dân chuyên sống trên một cái chòi nhỏ nằm trên sông và hành nghề đánh bất cá bằng rớ hay còn gọi là vó.
Chú Bỏng đã quen thuộc với nghề này cả 50 chục năm rồi, nhưng chú sống trên cái chòi này chỉ hơn 10 năm nay thôi.
Chú ta rất hiếu khách và chẳng mấy chốc, chúng tôi đã có dĩa cá hấp để lai rai.
Tối qua tôi lại được ngủ lại tại Resort Ngàn Sao tại bãi biển yên tĩnh Quang Phú. Tôi thức dậy với một trạng thái thật sảng khoái. Tôi chạy ra biển bơi lội 1 vòng, sau đó tôi chạy vào phố Đòng Hới ăn tô Bún Cháo Giò.
Nghe thấy tên thật lạ, nhưng thật tế ra là tô bún giò heo, có thêm huyết và đặc biệt là vài miếng chả cua. Món này chỉ cần ăn kèm thêm với giá và nêm thêm nước mắm ớt cùng với chanh thôi.
Trưa đến thì tôi ghé lại quán Tứ Quý, trên đường Cô Tám. Trên đường này có nhiều quán nằm gần nhau bán món bánh khoái, bánh cuốn và bánh bèo. Tôi tình cờ ghé quán này và một lúc sau tôi mới biết là quán này là quán đông khách nhất.
Bánh Khoái ở đây cũng gần như cái bánh xèo trong Nam, nhưng nhỏ hơn 1 chút. Tôi thấy vỏ bánh giòn tan, rất ngon, nhân bánh chỉ có thịt ba chỉ thãi nhỏ, tép, giá và hành lá (hành lá họ không có hòa chung vào với bột). Bánh ở đây họ để cho ráo dầu chiên, rồi mới mang ra cho khách, ăn không thấy ngán.
Nước chấm họ làm cũng ngon lắm. Họ chỉ tiết lộ cho tôi biết là trong đó có thơm, cà chua, nước luộc tôm và nhiều loại gia giảm khác.
Dĩa rau ghém đi cùng nào gồm: xà lách, cải ngồng, rau má, giấp cá, thân chuối và giá.
Khi ăn khách sẽ tự dùng bánh tráng dẻo cuộn rau sống và ít bánh khoái, rồi chấm ăn chung với nước chấm. Tôi thấy ở đây nếu khách muốn nước chấm giảm bớt độ mặn, họ có thể vắt vào ít nước chanh. Còn ớt hay tỏi là họ cắn ăn kèm, mà không dằm chung vào nước chấm.
Món Bánh Cuốn thì không có hấp dẫn như ngoài Bắc. Ở đây bánh của họ để nguội và tôi thấy họ tráng dầy lắm. Họ cuộn bánh tròn lại (họ không có cuộn thật chặt như bánh gật gù), xong họ chỉ rắc lên trên là tôm chà bông, ít hành phi và ít hành lá.
Nước mắm thì họ pha hơi lạt và trong đó thì có tỏi giã và ớt xé to.
Lúc ăn tôi được khuyến mãi uống nước Lá Vằng, một loại lá họ lấy trên rừng về pha trà. Uống có vị đắng, nhưng lại có hậu ngọt. Tôi nghe nói uống nước này mát lắm.
Ăn no nê, tôi quay trở lại Resort Ngàn Sao, móc võng nghỉ trưa dưới bóng mát của hàng dương.
Chiều đến Đăng dẫn tôi qua một nhà người bạn nhâu. Hiện bây giờ nơi đó mới khai trương với tên Quán Nhỏ Xóm Cát. Quán chuyên đãi anh em với các món ăn đặc trưng theo mùa.
Cà Trạch biển om chua.
Tim, gan và mề của hơn 40 con chim xào hành. Món này cô chủ nhà lở tay cho hơi nhiều ớt, nên không ai ăn được cả. Nhưng trong nhóm chúng tôi hôm nay có một anh sát thủ. Anh bạn trẻ này tên Dương chơi hết cả dĩa, vì anh ta đang cần nhiều sức để đạp về tới tận Cà Mau.
Bánh Bèo là một món rất quen thuộc của Đồng Hới và tôi thấy họ chỉ bán vào buổi sáng mà thôi. Dĩa bánh bèo chỉ có thêm tôm chà bông và một ít bì chiên giòn. Món này chấm với nước mắm lạt và ít ớt. Tôi thấy bánh bèo ở đây tráng rất mỏng, ăn vào cảm thấy mềm mại, dẻo và ngon.
Dĩa bánh bèo không đủ để làm cho tôi no. Tôi thấy một quán Bún Chả Cá đông khách nằm bên đường Lê Trực và tôi ghé lại ăn, quán này chỉ bán vào buổi sáng.
Tô bún ở đây họ nấu gồm có: khóm, măng tươi, chả cá và hành lá. Ớt ngâm nước mắm và chanh là để khách tự nêm thêm. Sợi bún ở đây không ngon cho lắm, nước lèo và chả cá thì tôi ăn cũng thấy tạm thôi. Dĩa rau sống ăn kèm của quán nào có: xà lách, cải ngồng, bắp cải trắng thái nhỏ và giá.
Tôi vòng quanh khu chợ Đồng Hới để mua một cái đèn pin đội đầu, vì ngày mai tôi sẽ cùng một nhóm Phượt, tham gia khám phá hang Tú Lan. Tại khu ăn ướng phía ngoài chợ, tôi thấy được món ăn lạ này, Bánh Mì kẹp với Bánh Bột Lọc.
Ăn vụng bữa trưa cùng với gia đình người chủ quán tại bãi biển Quan Phú. Họ lo cho tôi lắm, họ muốn tôi phải ăn cho no, với đủ sức cụng ly với các bác Phượt từ miền Bắc.
Sườn kho với hoa chuối.
Ổ qua dồn thịt.
Trong khi đó các bác bàn bên trong nhà đang bắt đầu với món:
Vẹm Nướng.
Anh Thiều, chủ quán đang phụ trách công việc rửa sạch con vẹm.
Chả Cá Thác Lác nhà làm, do Cơ Pu mới mang tới.
Mực Một Nắng.
Đầu Cá Kẽm om chua.
Cháo Nhum.
Đây là những hội viên trong tập đoàn ăn uống mà tôi rất vịnh dự được cùng tham gia.
Đến chiều một số bác rút lui về ks nghỉ mệt, một số bác tiếp tục chiến đấu. Tôi thì xin chào đi Kim Bảng, Minh Hóa, tôi sẽ ghé lại nhà của gia đình Người Nguồn và nghỉ đêm lại tại đấy.
Trên đường ra khỏi Đồng Hới, thấy quán Mệ Xuân bên đường Lê Thành Đông, chật nít người. Tuy không có đói bụng, nhưng tôi tò mò ghé lại. Quán này chỉ bán độc đáo có 3 món mà thôi, bánh lọc, bánh nậm và hột vịt lộn. Quán bán vào buổi chiều thôi nhé. Quán này đã tạo dựng được một danh hiệu và có rất nhiều khách hàng gần xa đặt hàng.
Mới 5 giờ sáng tôi thấy Người Nguồn đã thức dậy để ra ngoài xã mua thịt heo cho nhóm đi thám hiểm Tú Làn. Người Nguồn cũng là trong nhóm tổ chức cho chuyến đi này, nhưng anh ta bận công việc, nên không tham gia được, nhưng anh ta vẫn tận tình làm việc hết mình. Mẹ của anh ta cũng thức sớm để nấu ít xôi cho tôi ăn và còn để dành một gói cho tôi mang theo đường ăn.
Hơn 7 giờ sáng là nhóm Porter đã chuẩn bị xong và họ đang ngồi chờ các thành viên từ Đồng Hới lên là xuất phát thôi. Tôi tranh thủ chạy xe ra tt. Tấn Đạt để mua vài thứ cần thiết, như đôi dép rỗ và vài cái bịch nylon, nếu có mưa, còn có thể giữ đồ ráo được.
Hành trang của tôi cho 2 ngày đi rừng chỉ gọn nhẹ thôi.
Đến 8 giờ 30 các thành viên mới có mặt đầy đủ và chúng tôi cùng nhau lên đường. Chiếc xe vận tải sẽ giúp đưa chúng tôi đến tận chân núi, như thế chúng tôi đỡ phải đi bộ cả 5 km.
Bác Du Gia, người đội nón tai bèo xanh là trưởng đoàn.
Trên chiếc xe chúng tôi đứng chật kín và phải nắm chặt lẫn nhau, vì có những đoạn xe lội qua suối hay phải leo lên một dốc gần như là thẳng đứng. Khi xe của chúng tôi chạy được khoảng nửa đường, đén xã Tân Hóa thì chúng tôi bị một anh nhân viên xã chặn xe lại. Anh ta đòi hỏi chúng tôi phải xuất trình giấy tờ có liên quan đến cuộc hành trình vào Tú Lan. Vì chúng tôi không có những loại giấy phép đó, nên Người Nguồn và anh Du Gia, phải đi đến văn phòng xã giải quyết.
Các anh porter nhanh chóng tìm củi nhóm lửa để nấu cơm.
Còn chúng tôi chỉ việc lo bơi lội, thư giản và tự tìm chỗ móc võng lấy. Tôi cũng phải tìm một chỗ khá ngoài bìa một chút vì tôi chỉ sợ tiếng máy cưa phá rừng của tôi sẽ làm mất đi giấc ngủ của nhiều người.
Những miếng thịt heo mà Người Nguồn mua sáng nay thật là ngon, con heo này leo núi quá cỡ luôn, nên vừa ít mỡ và thịt nạc ngọt lịm.
Anh Du Già thì thiết kế cho việc mang theo 15 lít rượu ngon từ Tây Bắc. Chị Nga Jo lo thêm nào là chả, phô mai sợi, nem chua và nem chua nướng. Ôi nhiều mồi quá, chúng tôi cứ lo nhậu mà quên cả đến việc ăn cơm. Chúng tôi đã có một cuộc giao lưu thật vui nhộn trong bầu không khí yên tĩnh giữa rừng hoang.
Trước khi leo lên võng tôi đã phải cầu xin ông trời đêm nay đừng có mưa nhé. Tôi thấy cũng hên là nơi cấm trại này cũng ít muỗi lắm.
Tôi đã có một giấc ngủ quá ngon. Tôi chỉ nghe những người nằm gần tôi có nghe tôi kéo cưa, nhưng không ai than phiền là họ mất giấc ngủ hết. Chắc việc leo núi hôm qua đã làm cho mọi người mêt và ngủ sây.
Tôi cảm thấy sảng khoái và cũng cảm nhận được là 2 cái bắp đùi của tôi hơi bị ê ê một chút. Bữa ăn sáng này là mì gói kèm chung với thịt chả còn sót lại từ đêm qua.
Chương trình hôm nay chúng tôi sẽ chia ra làm 2 nhóm. Một nhóm 5 người có mua vé tour, sẽ được mặc áo phao và đội mũ bảo hiểm (loại hàng chợ). 2 anh chàng hướng dẫn viên sẽ dẫn họ lội theo suối ngầm để qua phía bên kia núi. Nhóm còn lại của chúng tôi là phải đi đường mòn của rừng để vượt qua núi.
Với sự hướng dẫn của mấy anh porter, đoàn của chúng tôi chỉ mất chưa đến 1 tiếng rưỡi để qua tới điểm cấm trại thứ hai và phải hơn 30 phút sau nhóm lội theo suối ngầm mới ra đến điểm hẹn. Tú Lan.
Bác Lão Mộc đang thử coi có sóng để liên lạc với thế giới bên ngoài không?
Dấu vết còn lại của những kẻ phá rừng.
Đến khoảng 10 giờ anh chàng hướng dẫn viên của nhóm tour, dẫn một số chúng tôi đi thăm quan 2 cái thác và một cái hang khác. Số mà không thích đi, cứ việc ở lại thư giản tại trại. Nói chung mùa này không có mưa, nên chúng tôi chắng thấy thác đâu cả. Đối với tôi coi như một chuyến đi tập thể dục ngoài ý muốn.
Chúng tôi quay lại về trại là kịp cho buổi ăn trưa. Bữa cơm trưa hôm nay chúng tôi ăn được nhiều cơm hơn. Trong bữa ăn Nga Jo chu đáo mang theo cả lạc rang, thịt kho, thịt xào ruốc và cả thịt chà bông.
Món thịt heo luộc hôm qua thì mọi người ăn hơi bị ngán, giờ đã trỡ thành nồi thịt kho giả cầy.
Sau bữa cơm trưa, trong đoàn sẽ bóc thăm 5 người, để lội vô suối ngầm trong hang như đám hồi sáng.
Tôi thì chỉ muốn đi ngủ mà thôi.
Một anh Porter đang chuẩn bị cho món, trái xung rừng muối xổi.
Các hình trên là từ góc nhìn của các hội viên khác. Mông các bác thông cảm, cho tôi mượn những khoảng khắc này để chia sẻ lại các bạn Phượt.
Bữa cơm chiều tối nay có thêm món thịt nấu giả cầy, ít cá suối nướng và canh chua cá suối. Tuy nhiên không khí đêm nay không còn vui như đêm qua.
Chúng tôi quá hên, lại thêm một đêm không có mưa. Bữa ăn sáng nay thật là linh đình. Buffet mì gói, xúc xích và thịt hộp, ai ăn được nhiều bác Du sẽ cấp bằng khen.
Tuyến về lại là chúng tôi đi theo lối mới, sẽ xa hơn và vất vả hơn. Chúng tôi phải vượt qua 2 ngọn núi mới ra lại phía bìa rừng.
Chúng tôi xuất phát vào lúc 8 giờ sáng và nhóm đầu tiên có 4 người gồm 2 trai và 2 gái, họ ra đến bìa rừng mà không cần hướng dẫn vào lúc hơn 9 giờ 30 thôi.
Tôi thì phải vất vả lắm mới bám sau cùng theo nhóm thứ hai. Vết thương trên đầu gối chân trái của tôi lại bị tét ra, chắc là bị co dãn quá nhiều. Mỗi khi tôi trèo lên hay leo xuống là tôi phải chịu đau một chút. Lâu lâu tôi không thấy được người đi phía trước của tôi, là tôi lại phải lo lắng. Cũng hên là đường mòn hôm nay cũng đễ đọc, nên tôi cũng bám theo được đoàn. Ra gần đến bìa rừng, chúng tôi ngồi lại để chờ nhóm sau, mà ngồi chờ hoài mà thấy họ vẫn chưa ra. Chúng tôi quyết định ra ngoài, chỗ xe tải đến đón rồi tính sau. Chúng tôi biết ra ngoài đó sẽ ít có bóng râm cho chúng tôi núp mát.
Ra đến điểm hẹn xe đón, chúng tôi lại quá hên, chỉ 5 phút sau là xe tới. Điều đáng ghi nhớ nhất là trên xe có cả Người Nguồn và Big Daddy ra đón, trên tay họ mỗi người thủ một bịch bia lạnh. Họ nhanh chóng phân phát cho chúng tôi mỗi người một lon và cho xe chở chúng tôi về tới quán nước, nơi mà chúng tôi bị giữ lại 5 tiếng vào 2 ngày trước. Tôi thấy hành động của họ là quá quý mến đối với anh em. Khui xong lon bia, tôi đưa lên miệng nóc một phát là hết. Đây là lon bia đầy ấn tượng nhất trong đời tôi.
Tại quán nước, thì nhóm đầu tiên cũng mới ra. Họ đi lẹ quá, nên họ đã đi bộ từ bìa rừng ra đến quán nước. Tôi thì phải nốc thêm vài lon nước nữa, lúc đó tôi mới cảm thấy thoải mái.
Khoảng 12 giờ trưa, nhóm cuối cùng của đoàn mới rời khỏi rừng.
Chúng tôi cùng nhau kéo đến nhà ông anh của Người Nguồn, dự thêm bữa tiệc chia tay cho chuyến đi tốt đẹp, mà không ai bị một vết vắt cắn. Cả gia đình bà con của Người Nguồn đã quá chu đáo và tốn công sức thịt một con heo bản gần một năm tuổi để phục vụ một bữa ăn khá ấn tượng cho chúng tôi.
Nào là tiết canh heo.
|
Bổi (món ăn truyền thống của người Nguồn, ngô và sắn hấp thành bánh, ngon hơn cả món Polenta của người Ý),
thịt heo nướng với lá mắt mật, thịt heo nấu giả cầy với lá tắc của vùng này và thêm món Xéo. |
Xéo, một dạng thịt heo kho, nấu chung với tiết tươi và đồ lòng heo. Đặc biệt mỡ thịt heo bản ăn không có cảm giác béo như thịt heo nhà.
Heo nấu giả cầy với lá tắt. Cây tắt là một dạng cây quất rừng, có vị hơi đắng.
Xong bữa tiệc mọi người trong đoàn đều phải về lại Đồng Hới. Riêng tôi, tôi vẫn ở lại nhà Người Nguồn, nghỉ lại đêm nay.
Tôi rất cảm phục sự lo lắng, chu đáo và hết lòng với anh em của Người Nguồn và gia đình anh ta.
|
Hôm nay tôi lại có cuộc hành trình đi ngược ra hướng Bắc, tôi sẽ ghé thăm một người bạn mà tôi quen cách đây 2 năm trong chuyến đi xích lô. Mấy hôm trước vì phải ôm nồi cá về Đồng Hới, nên tôi đã không ghé thăm, nay tôi mới có thời gian.
Tôi chia tay với gia đình Người Nguồn và tôi chạy theo QL12A về phía Quy Đạt, và sau đó tôi chạy tới Đồng Lê, nơi đó có bảng hướng dẫn chu đáo để tôi chạy tiếp theo hướng Vũng Áng. Đoạn đường này chạy ra đến Kỳ Anh và đụng QL1. Tôi cũng không hiểu tại sao bảng hướng dẫn lại không ghi Kỳ Anh cho mọi người dễ hiểu, có mấy ai biết Vũng Áng là ở đâu?
Điều lạ kỳ thứ 2 là con đường này bác Google vẫn chưa biết.
Đoạn đường này vừa lên đèo và xuống đèo đẹp lắm, tuy nhiên cũng có vài khúc là hoang vắng.
Trưa nay tôi ghé lại Hà Tĩnh ăn trưa tại quán Cháo Canh Hoa Phúc, nằm trên đường Xuân Diệu. Quán này tôi thấy đông khách nên ghé vào ăn thử, mà quả thật là ngon. Tô bánh canh ở đây nấu bằng sườn heo và cả tép, ngoài ra còn có thêm giò, trứng cút và hành lá. Sợi bánh canh ở đây làm bằng bột mì và ăn cũng ngon. Món này khách chỉ cần nêm thêm sa tế hay ớt ngâm nước mắm thôi.
Sau đó tôi chạy vòng ra hướng biển và cua ra lại tt. Can Lộc trên QL1, nhà của anh bạn tôi ở đó và anh ta mời tôi về nha anh ta nghỉ lạqua đêm.
Chương trình của chúng tôi là sáng nay phải dậy vào lúc 4 giờ sáng, để kéo nhau vào phía núi đi bắt cá, nhưng vì thời tiết hồi tối có mưa, nên chúng tôi phải bỏ chuyến đi đó.
Tôi dự định là sẽ ghé lại Thanh Hóa, thứ nhất là để giao lưu với một người bạn cũng mới quen và thứ 2 cũng là dịp được nghỉ lại resort 5 sao miễn phí (mấy ngày nay toàn là nghỉ lại ks ngàn sao không à). Tôi gọi điện cho anh ta bất thình lình quá, nên anh ta không kịp thu xếp thời gian cho tôi và anh ta cũng đang ở Hà Nội để họp. Thế là bị trật rơ rồi, thôi quành trở lại Quang Phú ngủ lại resort ngàn sao vậy.
Tôi chạy theo QL1 về lại tt. Thạch Hà, vì tôi mới được gia đình của anh bạn tôi hướng dẫn là nên về đó ăn món Bánh Cặp.
Gần khu chợ Cày, tôi thấy một quán lụp xụp đông khách, tôi ghé lại ăn. Bánh Cặp ở đây có nghĩa là bánh đa mỏng nướng trước, được kẹp lại chính giữa của miếng bánh ướt. Trên bàn có sẵn kéo, khách tự cắt ra từng miếng tùy thích và chấm chung với nước mắm mặn. Nước mắm thì khách cũng tự ý nêm thêm tỏi băm và ớt thái hay là vắt thêm chanh. Tôi thấy có người thì ăn không và cũng có người ăn kèm với chả.
Món đặc biệt thứ hai của quán là Ram Cuốn. Chả giò mới chiên xong còn nóng hổi, họ mang cuộn lại bằng miếng bánh ướt. Món này là ăn chung với rau sống: dưa leo, lá mơ, rau giấp cá, cải mồng và húng quế. Nước chấm thì cũng giống nước chấm lúc nãy.
Ăn xong bữa sáng khá lạ miệng, tôi chạy tiếp ngang qua tp. Hà Tĩnh, để mua một ít kẹo Cu Đơ của lò bà Thư Viện, nằm bên tay trái đường và quán gần cầu Phủ. Tôi được biết lò này là lò mà người địa phương ưa chuộng nhất.
Sau đó tôi chạy ra hướng biển Thạch Hải.
Tôi thấy bãi biển nơi đây không có mấy gì gọi là đẹp và hôm nay không thấy một bống du khách,
nên tôi chạy tiếp theo con đường biển về tới Cửa Nhượng.
Biển nơi đây đẹp, bên cạnh là làng chài Cảm Nhượng thanh tịnh. Trong làng vẫn còn tồn tại nhiều nét kiến trúc của ngôi làng xưa. Tôi thấy cũng có nhiều đoàn du khách ghé vào đây thăm quan và mua sắm hàng hải sản.
Phải qua khỏi Đèo Ngang, đoạn gần Kỳ Anh, tôi mới bắt đầu thấy lại cà phê võng.
Tôi ghé Kỳ Anh ăn buổi trưa tại Quán Thơm, gần Cầu Trí, đây là quán phở và bún. Tôi gọi 1 tô Xúp Thập Cẩm. Thì ra tô súp cũng như tô bún thôi, chỉ khác biệt là bánh phở hay bún được để riêng qua một dĩa khác.
Trên đường tôi có bị mắc mưa, nhưng về tới Quang Phú, nơi đây lại khô rang.
Chiều tối nay, tôi lại có cuộc hội ngộ với các bạn thân mật tại biển Quang Phú.
Như thường lệ, mới bước ra khỏi võng là tôi nhảy xuống biển tắm cho mát. Lúc tôi tắm xong, anh Thuyền, người chủ quán đã nấu xong nồi Cháo Canh Ghẹ và mời tôi cũng ăn sáng. Coi ra anh Thuyền cũng biết khá nhiều về ẩm thực biển và tôi đã học mót được cách làm chả cua của anh ta.
Buổi sáng nay, nhiệm vụ của tôi là đi trả thùng bia trống về Đồng Hới.
Món cơm gà này tôi có ăn qua tại Chợ Ga, Đồng Hới. Trưa nay lại thấy nhiều bà bán món này tai ngã 4, Trần Hưng Đạo và Lý Thường Kiệt.
Người bán sẽ hỏi là khách cần mua bao nhiêu, và khách cũng được tự chọn họ sẽ ăn phần thịt nào của con gà. Cô bán món này kho gà với bột nghệ và măng. Cô ta còn cho thêm trong hộp cơm một ít đọt môn muối chua.
Xách hộp cơm ra biển, tôi tìm một nơi bóng mát và ngồi thưởng thức hộp cơm gà trong khi nghe tiếng sóng rì rào, còn gì ngon hơn nữa.
Quảng Bình đặc trưng có món Cháo Canh. Tại chợ Đồng Hới, có rất nhiều loại sợi bánh canh, để nấu món này.
Luôn luôn cảnh giác mấy anh bảo vệ chợ.
Tôi trở về Quang Phú, thấy mấy người dân chài, mới đánh bắt được vài chú cá Măng tươi rói.
Chị Thuyền đang chuẩn bị làm Nhum. Chị ta có món Canh Chua Nhum rất ngon.
Sáng nay, tôi có hẹn với anh Hải, sẽ ra khu Chợ Ga ăn món Cháo Sát Cá Lóc. Quán này chỉ bán vao buổi sáng và khách ngồi bên kia vỉa hè bên kia đường, trên đường Nguyễn Thái Học.
Quán này đặc biệt là họ làm sợi bánh canh bằng bột gạo lức và họ tự làm tại chỗ, nên thời gian chờ đợi hơi lâu một chút.
Tô cháo ở đây rất đơn giản, chỉ có hành lá và cá lóc thôi. Cá lóc ở đây là cá đồng, ăn vừa dai và có vị ngọt. Món này họ ăn kèm chung với ram, chả giò. Ngoài ra khách có thể tự nêm thêm: bột nêm, hành phi với ớt khô và ớt ngâm với nước mắm.
Ăn sáng xong, chúng tôi kéo nhau đi uống cà phê và sau đó tôi ra mé sông thăm chú Bỏng.
Chú Bỏng rất vui khi thấy tôi ghé ngang và mời tôi ở lại dùng bữa cơm trưa cùng vợ chồng của chú ta.
Chú Bỏng trông còn khỏe mạnh lắm, chỉ mới trong vòng 2 tháng nay, chú thấy sức khỏe mình yếu đi, nên chua ta mới kéo điện ra từ bờ và gắn cái máy trơ. Chú ta làm cũng văn nghệ thôi, cứ có khách ra thăm là ngồi nhậu. Hễ say rượu là ngủ, khi nào người khỏe khoắn chú ta mới kéo rớ.
Cái rớ của chú Bỏng to lắm, mỗi bề là 22 sải, coi như là 35 mét. Bình thường mỗi ngày chú ta đánh bắt được chỉ độ vài kg cá nhỏ thôi. Lâu lâu hên mới đánh bắt được trên chục ký. Kỷ lục của chú ta là có một làn cách đây hơn 10 năm, chú ta kéo một mẻ lên và bất được cả 2 tạ cá mòi.
Hôm nay tôi đến không đúng phải cơn nước, nên rớ Chú Bỏng không bắt được nhiều cá, mà chỉ đủ dư cho vợ chú ta nấu nồi canh chua cho bữa trưa nay.
Lá Sồm, một loại lá rừng, có vị chua.
Bữa cơm trưa hôm nay trên sông ngon thật là ngon. Cá nấu chua với lá Sồm, thịt heo kho và đồ lòng heo xào mướp. Tôi cũng quá nhiệt tình ăn cho hết, làm cho tôi cũng no cằng hông.
Tội nghiệp cho anh Thuyền, mới đi dự đám cưới về, chưa kịp ngã lưng lên võng nghỉ, thì người hàng xóm chạy qua la to. Ruốc, ruốc.
Thế là 2 cha con chụp lấy cái lưới và chạy ra phía biển.
Ruốc bắt gần bờ hơi bị nhiều rác.
Chiều nay chỉ có mình Big Daddy là có thời gian đến trò chuyện với tôi.
Anh ta nhặt được một dĩa ruốc sạch rác và nặn chanh vào nhâm nhi. Tôi làm thêm một món nữa, Nhum ngâm dầu giấm. một là ăn không như thế, hai là ăn chung với đồ chua chị Thuyền làm, phải nói là ngon tuyệt.
Tôi đã rất vui vì có Big Daddy cùng nhậu chiều nay. Anh ta thật là quá trọng bạn bè.
Chị Thuyền xào thêm một dĩa ruốc cho chúng tôi.
Tôi chia tay với ông bà chủ của Resort Ngàn Sao. Họ đã 3 lần tiếp đón tôi quá nồng hậu.
Họ không thích chụp hình 3 người,
Tôi ghé lại một quán Cháo Canh đông khách, nằm trên đường Đồng Hải, gần ks Thùy Dung. Tô cháo canh ở đây họ nấu chung với cá biển, tôm và xương heo.
Tôi chạy ra hướng biển Nhật Lệ và đi theo đường biển về phía Nam. Con đường nhựa rộng rãi thuộc biển Nhật Lệ chỉ ngắn thôi và sau đó là đường đất đỏ.
Cũng hên cho tôi là chắc tối qua chỗ này có mưa, nên hôm nay đường còn ướt và không có bụi bặm.
Trên con đường biển này, chỉ có các làng chài nhỏ sống dọc theo bờ biển. Mỗi khi con đường đi ngang qua một xã, là nơi đó mới có đường nhựa.
Tôi chạy được tới gần xã Hải Ninh là khu đó lại khô ran và lúc này nắng gắt.
Con đường biển tôi chạy chỉ đến Tây Thôn là hết, nếu muốn chạy qua bên Mạch Nước là tôi phải chạy tiếp dưới mé biển. Với sự hướng dẫn nhiệt tình của người dân làng, tôi tìm được lối chạy xe thẳng xuống biển. Nhưng tôi lại gặp trở ngại rồi, lúc này là nước đang lớn, nên tôi không chạy được. tôi lại phải một mình hỳ hục đẩy xe ra khỏi khu cát lún để lên lại đường mòn và tìm đường trở ra lại QL1.
Tôi ghé lại Gio Linh và vào chợ ăn tô Cháo Canh Vịt. Ăn trong chợ có không khí mộc mạc và thân thiện, nhưng họ nấu lại không ngon và vấn đề vệ sinh thì khỏi phải nói rồi. Tôi nghe nói ở đây có món đặc sản là Bún Hến, nhưng hôm nay trong chợ họ không bán món đó. Họ hướng dẫn tôi nếu tôi chạy về phía Cửa Việt, thì gần đó có.
Ở vùng Miền Trung họ cũng có món bánh đúc.
Nước chấm ở đây họ nấu bằng nước mắm, đậu phọng giã và làm cho hơi sệt lại bằng bột gạo.
Tôi chạy đến Đông Hà thì một cơn mưa nhỏ ập tới. Tôi thong thả ghé lại một quán cà phê ngồi trú cho cơn mưa giứt. Sau đó tôi đị vào chợ Đông Hà săn lùng ẩm thực tại đây. Tôi muốn ghé ăn món Bún Chay nổi tiếng trong chợ này, mà tôi đã có dịp ăn qua trong chuyến đi xích lô trước đây. Xui quá cô bán hàng nghỉ bán mấy hôm nay rồi.
Thấy bà bán gánh Bún Nghệ hấp dẫn quá, ghé lại ăn luôn một tô bún nghệ xào với lòng heo,
vừa ngon mà lại rẻ.
Tôi ăn tiếp thêm dĩa bánh ít ram, xong tráng miệng thêm
1 ly chè đậu ngự. Từ hôm chạy qua khỏi Đèo Ngang tới giờ, tôi săn tìm được nhiều món ăn vặt thiệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét