Tôi nghe nói về món Bánh Khoái ở Quảng Trị, tôi ghé lại đây tìm hiểu. Vào lúc 4 giờ chiều mà tôi không thấy quán nào có khách, nên tôi không ghé vào. Tiện thể tôi chạy vòng quanh khu Thành Cổ, va tôi thấy chỉ có nàng này nhìn la hấp dãn nhất.
Thấy ở Quảng Trị không có gì để lôi cuốn tôi lại. Tôi chạy tới Trung Tâm Thánh Mẫu Lá Vang. Tại đây muốn ở lại qua đêm, tôi phải vào bàn tiếp khách để gặp các bà sơ và họ sẽ trao cho tôi chìa khóa để lấy phòng (tại đây các khách hành hương có thể tá túc qua đêm miễn phí, nếu ai có nhu cầu và lòng hảo tâm, họ có thể tự đóng góp vào thùng công quỹ).
Tôi đợi hoài mà không thấy bà sơ nào cả. Tôi ra ngoài và đi thăm quan phía xung quanh để chụp hình. Nửa tiếng sau tôi quay lại và nơi tiếp khách vẫn chẳng có sơ nào cả. Vậy là cuộc thử thách nghỉ lại đây miễn phí côi như không thành rồi, lúc này cũng hơi trễ.
Tôi lên xe phóng tiếp đến tt. Hải Lăng. Chiều tối nay tôi ghé lại ăn tô Cháo Bún O Tình, đây là một món đăc trưng ở đây. Tôi thấy cũng giống tô bánh canh cá lóc của xứ sở Miền Trung thôi, cũng giống tô Cháo Canh của Quảng Bình. Hổng lẽ chỉ gọi tên món hơi lạ một chút, là được báo chí du lịch phong danh lên là Đặc Sản sao? Trong lúc tôi ăn, tôi thấy cũng có khách SG, khách Vũng Tàu ghé ăn, chắc là vì lòng tò mò như tôi.
Trời sáng nay mưa lâm râm, tôi lấy xe chạy một vòng đi thăm quan chợ đồng quê nơi đây. Tại chợ Hải Lăng tôi không thấy có món ăn gì hấp dẫn, tôi ghé mua gói xôi bắp có màu vàng nghệ, món này bà bán hàng cho tôi thêm một ít muối mè vừng. Ở miệt quê mà mua gói xôi 5 ngàn là ăn no ứ hự luôn.
Rồi tôi cũng ghé lại chợ Diên Sanh, trong khu ăn uống, có một hàng bán Cháo Bún đông khách, tôi thấy ở đây họ cán và sắt sợi bột ngay tại chỗ. Trông hấp dẫn quá, nhìn là thấy ngon hơn quán O Tình chiều hôm qua.
Tôi cũng muốn ăn thử lắm, nhưng thôi để dành bụng ăn món này. Bà bán bánh cho tôi biết món này cũng gọi là Bánh Khoái, hay còn gọi là Bánh Xèo. Món này là của người nghèo, không người lái, ăn chung với nước mắm pha.
Tôi quay lại nhà nghỉ để lấy đồ và tiếp tục cuộc hành trình tiến vào đất Nam. Tại ngay ngã 3 Mỹ Chánh, nơi đây có rất nhiều O, ngồi ven đường bán món Bánh Lộc cho khách qua đường. Tôi thấy họ không có điều kiện ngồi lại ăn, nên tôi ghé vào phía trong chợ. Tôi vào chợ hơi trễ, họ đã bán hết món bánh này rồi, tôi tạm phải ăn đỡ mớn bánh nậm.
bánh lá nhân đậu xanh và nước đậu ván. Phía ngoài chợ có một cụ già bán trái Hồng Long. Tôi mua 2 trái ăn thử, giá thì mềm, mà ăn thì không ngon chút nào. Hương vị thì cũng đặc biệt lắm, có lúc thoảng mùi thơm và cũng có lúc thoảng mùi thum thủm. Ngay ngã 3 Mỹ Chánh, cũng là nơi rẽ vào làng cổ Phước Tích. Đợt trước tôi có ghé qua làng này rồi, nhưng là chỉ ghé để đánh dấu chân là mình đã ở đây, rồi chụp qua loa vài tấm hình và không hiểu mô tê gì hết. Lần này với sự thuyết phục của anh Du Gia, người đã đóng góp cho tôi khá nhiều thông tin hữu ít, tôi ghé lại thăm quan một lần nữa. Cây thị gần 1000 năm. Tôi không biết một chút gì về làng cổ này, và tôi cũng chưa có thời gian để lên mạng tìm hiểu. Tôi cứ chạy vòng vo, và chuyện hên đã đến với tôi. Trong lúc tôi giúp một ông già rút được sợi dây điện cho kèn xe, đang la ỏm tỏi, thì tôi đang đứng trước nhà của chú Khiếu. Nhà chú là điểm cho du khách đến để tìm hiểu về làng Phước Tích. Chú ta đứng trước cửa nhà, thấy tôi tha nhiều thứ lểnh kểnh trên xe. Chú ta bắt chuyện với tôi rồi mời tôi vào nhà và bắt đầu kể cho tôi biết về lang cổ. Trong khu làng cổ hiện nay có khoảng 350 mái nhà, phần đông dân cư ở đây là người lớn tuổi. Chính chú Khiếu cũng là người đi lập hương tại đất Kontum lâu năm, nay vì là trưởng tộc và tinh thần đóng góp những hiểu biết của mình cho đời sau. Nên chú phải xa gia đình và về đây ở. Trước kia trong làng có chỉ có 12 dòng tộc và hiện nay là lên tới 19 dòng tộc. Theo truyền thống, cứ mỗi 5 năm là họ tổ chức lễ hội họp mặt cho dòng tộc của họ. Các con cháu xa xôi, thậm chí cả ở nước ngoài, đều được thông báo để về dự lễ. Làng này họ không có đất đai, không có truyền thống làm ruộng như những làng khác. Thời đó họ có truyền thống làm gốm, ép dầu chuồng (một loại chất đốt sáng trước thời dầu đậu phọng và đầu hôi) và thêm một nghề phụ là lập vườn (trồng tràu cau). Để buôn bán hàng vối những làng khác, họ di chuyển bằng đường sông, vì thế trước kia trong làng có 12 bến (hiện nay bên phía nhà nước họ đang xay bờ kè xung quanh khu làng, nhưng họ không hề đề cập vào thông tin của người xưa, vì thế những nơi nào họ thấy có bến được tu bổ lại, thì họ không đụng tới. Còn những bến vì lâu ngày đã bi hư, họ xay bờ kè bít luôn. Bây giờ chỉ còn lại 7 bến. Thế là gọi bảo tồn văn hóa lịch sử sao?). Rồi nghành ép dầu của họ bị lỗi thời, tiếp theo đến nghành làm gốm cũng bị lỗi thời, đất làng lại chật hẹp. Chắc theo tôi nghĩ là vì yếu tố đó, mà giới thế hệ sau, họ phải rời làng để tìm nơi lập nghiệp mới. Càng trò chuyện với chú Khiếu tôi lại càng thấy thích thú. Rất tiếc những cái đẹp cái hay của làng lại bị hủy hại nhiều trong vòng 40 năm qua. Chú Khuyết không có nhiều thời gian để hướng dẫn tôi thăm quan làng. Nhưng những gì mà chú trao đổi với tôi, tôi đã hiểu biết thêm nhiều về làng cổ. Trước khi chia tay, chú trao tặng cho tôi một cuốn sách nói về làng cổ (cuốn sách này ra đời là nhờ sự tài trợ từ phía chính phủ Nhật). Chú cho tôi biết thêm ở làng cũng có hội phụ nữ, họ chuyên làm những món ăn truyền thống của làng, mỗi khi làng có lễ nghi hay là làng đón khách phái đoàn, nếu họ có nhu cầu ăn uống. Tôi hy vọng rằng tôi còn quay lại nơi đây học hỏi nhiều lần nữa. Hiện này việc thăm quan trong làng chưa có phổ biến và du khách vẫn chưa cần đóng một lệ phí nào để vào thăm quan. Du khách có điều kiện muốn ở lại làng thì họ có homestay. Trở ra lại QL1, dĩ nhiên là tôi phải ghé lại đây ăn thử bánh bột lọc mà lúc nãy tôi chưa ăn được. Tôi ngồi ngay bên cô bán hàng và ăn thử vài cái bánh nóng hổi, mà chính tay cô ta mới bóc và đặt tạm trên cái túi nylon. Món này ăn khỏi cần nước chấm, tôi thấy họ nêm vừa ăn và đúng là bánh lọc mà tôi ăn ngon nhất từ trước tới đây. Đây là chai nước thứ hai trong chuyến đi này, tôi mua mà không để ý là đã bị ô nhiễm. Theo QL1, tôi chạy tới tt. Tứ Hạ hay còn gọi với tên khác là tx. Hương Trà, lạ nhỉ, một địa danh mà có cả 2 tên. Tại đây trên đường Trần Quốc Tuấn, tôi thấy một quán ăn gia đình không tên, họ chuyên về các món ăn từ hến. Bún Hến, trong tô bún nào có: bún, dọc mùng thái chỉ, hoa chuối, húng thơm, đậu phộng rang và bì chiên giòn. Đay là tô bún khô, kèm theo là chén nước súp nóng. Khi ăn, khách có thể cho thêm ít ớt khô và đảo đều tô bún lên rồi ăn và húp chén nước súp. Theo tôi thấy chén nước hến không có ngọt ngon, như tôi đã từng nghe nhiều người xứ Huế xuýt xoa ca ngợi. Món Cơm Hến thì cũng tương tự như là bún hến thôi, chỉ khác nhau là người ta dùng cơm nguội thay cho bún và nước hến có người cũng dùng nguội luôn. Món cơm hến là món ăn của thường dân. Tuy đã trở thành một món ăn đặc sản của xứ Huế, món ăn này cũng vẫn luon là món ưa chuộng của giới thường dân. Ngoài 2 món trên ra, có nhiều quán bây giờ phăng thêm món mì hến và cháo hến. Tôi ăn thêm một phần Hến Xào xúc Bánh Tráng. Tôi thấy ở đây họ xòa nhiều dầu quá, ăn béo thấy phát ớn. Ăn xong tôi ra quán cà phê Ngự Hà ven phía sông ngồi lướt thông tin với bạn bè trên mang. Cũng hên cho tôi là lúc ấy lại mưa. Khi cơn mưa đi qua, tôi kêu tính tiền để đi tiếp. Tôi bị một cú shock tại đây, ly ca phê sữa đá ngon, trong một không gian đẹp, giá chỉ có 8 ngàn. Hihi, tôi còn gọi họ lại coi họ có tính đúng không, sợ họ tính lầm, tội nghiệp cho họ. Tại Huế tôi nhanh chóng tìm được một nhà nghỉ lỗi thời với giá bình dân tại khu vực trong thành (trươc kia tôi toàn là ở phía bên kia sông Hương). Phòng cũng tương đối là sạch, toilet sạch, có quạt, không có tivi. Đối với tôi là đủ điều kiên cho tôi rồi, tôi cũng chẳng có rảnh rỗi coi tivi đâu. Đảo lòng vòng, tôi tìm ra được một món ăn lạ nằm ở phía trong một con hẻm cụt, trên đường Huỳnh Thúc Kháng, gần trường tiểu học Thăng Long. Quán Bánh Ép này có tên là Na, chỉ là một quán tạm thời trong một khu đất chưa có tiền xay nhà. Quán rất đông khách, chủ yếu là giới teens. Người chủ quán cho tôi biết là món này có cách đây khoảng 5 năm và bây giờ cũng có nhiều quán bán món này lắm. Tôi tìm được một cái bàn trống và kêu thử 5 cái trước. Bột bánh cũng là bánh bột lọc, viên bột lọc được ép chính giũa 2 miếng sắt tròn nóng hổi, đặt trên bếp than. Họ làm với nhân nào là patê, thịt heo hay là trứng. Vì 2 miếng sắt rất nóng, nên chẳng mấy chốc là cái bánh đã chín và được bỏ vào dĩa. Khi ăn khách có thể bỏ thêm ché (một dạng chạo nộm kiểu người Huế), ít dưa leo, rau răm, đu đủ và cà rốt muối chua. Khách sau đó cuộn tròn chiếc bánh lại và chấm chung với nước mắm pha, trong đó có tương ớt và sa tế. Tôi thích món này, ăn cũng giống như bánh Burrito của xứ Mễ. Món này mà ăn chậm, thì vỏ bánh gặp gió sẽ mau nguội và khô, ăn bị dai và nhai mỏi hàm lắm. Tôi ăn hết 5 cái và tôi mới gọi thêm 5 cái nữa. Khi tính tiền, lại bị thêm một cú chock thứ 2 trong ngày. 10 cái bánh giá 13 ngàn, 1 cái tré 2 ngàn và ly trà đá không tiền. Tổng chi phí 15 ngàn cho một bữa ăn ngon lạ miệng và lại được ngắm nhiều em xinh. Tôi rời quán lụp xụp này với bụng no quá ể luôn. Tôi không thể ăn tiếp nữa, nhưng tôi cần chạy lòng vòng, để chấm tọa độ của những điểm ăn cho ngày mai. Chủ quán nhà nghỉ chỉ tôi đến một quán Bún Giò nằm trên góc đường Nguyễn Trãi và đường Thái Phiên. Quán này chỉ bán vào buổi sáng và gần 10 giờ sáng là quán đóng cửa. Quán rất nhỏ vì thế mà có nhiều bàn ghế được bày bán trên vỉa hè phia trước quán. Tô bún của tôi được mang ra rất lẹ, tuy lúc đó quan cũng đông khách. Tôi chưa bao giờ thấy một tô bún với một miếng giò kinh hoảng như ở đây. Vì tôi thích ăn chả, nên bà chủ cho tôi luôn 1 viên chả cua và một viên chả thường. Dĩa rau ăn kèm ở đây gồm có: húng quế, xà lách, hoa chuối, giá và húng cay. Khách muốn ăn cay thêm thì trên bàn có sẵn chanh ớt và sa tế. Tôi thấy tô bún ở đây thật là chất lượng, (thịt nhiều hơn bún, hihi) mà giá chỉ có 30 ngàn cho tô bún của tôi gọi. Theo tôi thấy những chỗ bình dân, hiên nay hầu như họ chỉ còn bán bún giò mà thôi. Chắc là vì thịt bò mắc quá, nên ít có ai hầm thịt bò, mà chỉ thái bò tái cho vào tô. Sịa là một thị trấn nhỏ, nằm cách tp. Huế có mười mấy cây số về hướng Bắc. Nếu người Huế nói anh chàng đó sịa lắm, nghĩa là anh ta là lính pháo binh, nổ tè le luôn. Tại đây tôi ghé lại chợ, tôi thấy họ cũng có món Chè hạt Kê và chè đỗ xanh đánh. Họ có thêm một loại kẹo đặc sản miệt quê tại đây, là Kẹo Đậu Nành Rang. Trước kia họ chỉ làm loại kẹo này trong dịp lễ. Chỉ mới đây họ bắt đầu làm loại mặt hàng này mang ra chợ bán. Kẹo này muốn ăn là phải có một hàm răng cho thật tốt, nếu không e rằng lại tốn tiền cho nha sỹ. Kẹo nhai rất cứng, nhưng thơm ngon. Tôi chạy xuống Bến Đò Cồn Tộc, trong thời gian chờ đợi đò, tôi tranh thủ ngồi thưởng thức lon bia bên Phá Tam Giang. Tại đây có vài quán chuyên phục vụ các món ăn hái sản của vùng này với giá bình dân. Qua bên kia bờ, tôi chạy theo hướng Hải Dương, rồi tôi rẽ phải lên một cái cầu đưa tôi về Hương Phong và từ đó tôi lại hỏi đường chạy trở về Huế. Trưa nay, tôi ghé ăn tại Quán Cơm Âm Phủ, trên đường Nguyễn Thái Học, ngay góc sân vận động. Đây là một quán cơm bình thường, nhưng quán họ có một món khá đặc biệt trong mấy chục năm qua, đó là món Cơm Âm Phủ. Mà tôi cũng không khẳng định được, quán này có phải quán gốc không nữa. Tôi thấy có nhiều khách du lịch ra vào và tôi thấy quán này hơi u ám (không biết là cố ý để xứng đáng cái tên gọi chăng?). Dĩa cơm âm phủ gồm có: chả, thịt nướng, thịt quay, tôm chấy, dưa leo muối chua và ngò. Nước mắm mặn, chanh và ớt thì để riêng cho khách tự nêm thêm. Tôi ăn cho biết thôi, nếu mà so với dĩa cơm sườn hay là cơm tấm An Giang. Tôi tin chắc rằng món cơm âm phủ nổi tiếng của xứ Huế này sẽ không có cửa. Tôi còn muốn chạy qua cầu An Lỗ, để ăn thử món Bánh Ướt Thịt Heo, là một đặc sản của làng Phú Lễ. Nhưng khi tôi hỏi thăm dò đường, tôi mới biết nới ấy nằm cách xa cố đô Huế đến khoảng 20 km về phía Bắc. Thôi để sáng mai đi tới đó, giờ thì tôi chạy qua bên Cồn Hến để ăn Cơm Hến đã. Món ăn này tuy là nơi đâu cũng có bán, nhưng bên Cồn Hến là nổi bật nhất. Đây là món ăn quen thuộc của giới có thu nhập thấp và rất là món ưa chuông của giới teens. Khi vừa qua cây cầu chật hẹp, chỉ dành cho xe 2 bánh thôi, là tôi rẽ trái. Dọc theo con lộ nhỏ này có rất nhiều quán, phần nhiều họ chỉ bán vào trưa cho tới chiều tối. Món Cơm Hến ở đây họ sẽ hỏi khách là ăn nước súp chung hay là riêng. Nếu ăn cơm có nước súp, thì thường khách sẽ tự nêm thêm mắm tôm ngay bên bàn. Tôi thấy con Hến của vùng này nhỏ bé hơn là con Hến hôm tôi ăn bên Tứ Hạ và nó có ngon hơn hay không? thì điều đó tôi không thể cảm nhận thấy. Tại các quán ở đây họ có nào là cơm hến, bún hến, mì hến và cháo hến. Thêm một món đặc sản của cồn này nữa, đó là Chè Bắp. Đây cũng là món ăn quen thuộc tại Cồn Hến. Dĩa thập cẩm: bánh lọc, bánh ít ram và bánh bèo. Bột bánh lọc ở đây tôi ăn thấy bị cứng, không ngon. Còn bánh bèo thì họ đổ dày quá, không có mỏng và mềm mại như dĩa bánh bèo tôi ăn ở Quảng Bình. Dĩa Bánh Ướt như thế này, họ gọi là Bánh Phất. Chiều nay tôi ghé quán Bánh Khoái Hồng Mai, trên đường Đinh Tiên Hoàng. Quán chỉ bán vào buổi chiều và chỉ bán độc chiêu có 2 món mà thôi, Bánh Khoái hay Nem Lụi. Món bánh khoái ăn cũng khá cầu kỳ. Gồm: 1 dĩa rau: xà lách, cải ngồng, ngò, húng cay và húng quế. 1 dĩa đò chua: vã, dưa leo, khế, đu đủ và cà rốt muối chua. 1 chén nước chấm có mè, đậu phọng, gan, ít bột gạo, thịt heo băm và gia vị nêm. Tôi thấy chén nước chấm không hấp dẫn, họ khoáy đặc gần như là cháo, nhưng gia vị thì được lắm. Thêm đó khi ăn khách có thể cắn thêm tỏi hay ớt (một phong tục của vùng này). Sa tế là để nêm vào nước chấm. Vỏ bánh ở quán này làm vừa giòn và ngon, không có nhiều dầu mỡ. Nhân trong bánh là tôm, thịt xá xíu, giá, hành lá, chả lụa và trứng. Tôi chỉ ăn một cái bánh để cầm chừng thôi. Còn nhiều món nữa mà tôi cần phải ăn. Tôi ghé tiếp qua quán Bún Thịt Nướng, nằm trên đường Đào Duy Từ, quán không có tên và bán trước vỉa hè. Quán rất đông khách và chỉ bán từ 1 giờ trưa cho tới 6 giờ chiều là hết. Trong tô có bún nào có: xà lách, dưa leo, đu đủ cà rốt muối chua, hoa chuối, thịt nướng, nướn mắm pha, sa tế và đậu phộng. Quán này không có rườm rà, họ không có phụ gia thêm trên bàn. Một tô bún như thế cứ trộn đều lên là ăn thôi. Sáng nay tôi tìm ăn món Cháo Bò và được biết là món này chỉ bán vào buổi chiều. Quán Cháo Bò đông khách mà nằm đối diện với quán Bánh Khoái Hồng Mai, hôm nay là rằm và họ không bán. Thế là tôi thấy một quán bánh canh chay đông khách trên vỉa hè của đường Thái Phiên. Tôi ghé lại ăn sáng tại đây. Lâu lắm rồi mình không ăn chay. Tô bún hơi nhỏ, chỉ có 5 ngàn thôi, uống thêm ly sữa đậu nành là no cằng hông luôn. Rồi tôi chạy đến cầu An Lỗ, để ăn thử món Bánh Ướt Phú Lễ, một đặc sản, mà báo chí ca ngợi tới. Tôi thấy chỉ có 3 quán trong khu vực bên sông, là bán món này. Đã gọi là món Đặc Sản mà các quán trên còn phải bán thêm nào là bún và cơm. Lúc này mới 9 giờ, mà sao đảo tới đảo lui, tôi thấy trong các quán rất ít khách. Tôi ghé lại một quán với bảng hiệu thật là to, tron đó họ khoe nào là ăn với heo quay hay vịt quay. Thật tế ra là họ chems gió cho lắm vào, rôi khi khách hỏi, lúc đó mới khai báo là chỉ có thịt luộc mà thôi. Chỉ có mình tôi ăn món này, mà tôi đợi cũng khá lâu. Thì ra ông chủ mới bắt đầu đi đam nước mắm. Tôi cảm thấy món ăn đặc sản này là có vấn đề rồi đấy. Bà chủ đợi ông chử làm xong chén nước chấm, mới bắt đầu thái thịt. Ối giời, một bày ruồi và nhặn oanh tạc dĩa thịt luộc mà không hề ai quan tâm đến việc che đậy. Món ăn này thật là cầu kỳ, trước mặt tôi bày ra nguyên một bàn. 1 dĩa rau sống, gồm có: giá, hoa chuối, cải non và rau muống chẻ. 1 dĩa khác là để đựng: củ kiệu, dưa leo, giá và cà rốt muối chua. 1 dĩa bánh ướt nguội. 1 dĩa thịt heo luộc và chả, được trình bày không thẩm mỹ chút nào. Tôi thấy nhiều quá nên mới hỏi là răng nhiều rứa. Thì ra 1 xuất họ làm với giá 50 ngàn. Tôi nói họ phải bớt đi một nữa, bữa ăn sáng gì mà khủng khiếp thế. Thêm một chén, trong đó có một loại củ gì đó bào nhỏ đem chiên giòn. Ăn vừa khô, cứng và có mùi lên dầu. Rồi chén cuối cùng là nước mắm hơi cay của ông chủ mới đâm. Ngắn gọn, không đáng bỏ công chạy ra đây, chỉ để thấy một mâm cổ xông phạm bởi bày ruồi và ăn không ra gì. Tôi chỉ gắp ăn thử vài miếng rồi vọt. Ấm ức quá, chạy vào chợ coi trong đó có bán món này không? Chẳng có ai bán hết. Ở vùng miệt quê này mà bán món Đặc Sản với giá 50 ngàn một xuất cho một người ăn, thì tôi e rằng, món ăn Sịa này sẽ một ngày nào đó gần đây trở thành dĩ vãng thôi. Xong tôi quay về Tứ Hạ ngồi ven sông thư giản với ly cà phê ngon bổ ré tại quán Ngự Hà. Gọi là chè heo quay sao họ lại lừa khách với thịt nướng nhỉ. Miếng thịt nướng với mè được phủ kín bằng bột lọc ăn cùng với nước đường có vị gừng và chung với đá bào. Phải nói là chỉ ăn một lần cho biết là được rồi. Tôi thấy quán Dung Ngô, trên đường Bà Triệu có món Cháo Bò, nên tôi ghé lại vào đấy ăn trưa. Cháo Bò ở đây là họ hầm thịt bò cho mềm chung với gạo, rồi sau đó bỏ thêm cà rốt và khoai tây vào hầm chung. Khi múc ra tô, họ rắc hành lá, hành tây bào mỏng và tiêu. Khách có thể nêm thêm chanh và ớt. Tôi ăn món này, tôi thấy chắng có gì đặc biệt cho lắm. Quán có thêm một món, là Bánh Ướt Xứ Trồi. Phần bánh ướt họ bày ra cũng khá cầu kỳ như lúc hồi sáng, nhưng ở quán này họ biết cách trình bày, trông hấp dẫn hơn. Khách có thể quyết định là ăn với thịt heo luộc hay thịt quay. Tôi thì kêu một phần nhỏ. Dĩa rau có xà lách, hoa chuối, rau giấp cá, húng cay và húng quế. Dĩa kia là củ kiệu, giá và cà rốt muối chua. Nước mắm ở đây pha ngon hơi cay, nhưng bánh ướt họ tráng hơi dày mà lại ăn nguội, thật tình mà nói là không ngon. Lúc 1 giờ trưa, tôi chạy ngang qua quán bán Giấm Nuốt, nhưng tôi thấy họ chưa dọn hàng. Làm tôi phải ghé lại một quán cà phê gần khu vực đó, va đợi đên gần 2 giờ trưa tôi lại quay lại. Tôi mới biết là hôm nay là ngày rầm, họ không có bán. Nếu mà tôi muốn ăn món này là tôi phải đợi đến chiều mai. Thôi dịp khác ăn cũng được, chiều nay tôi lên đường đến Lăng Cô. Kiểu làm đường ở VN, tội nghiệp cho những nhà xay trước, bây giờ là nền nhà họ thấp hơn mặt đường, mỗi lần trời đổ mưa sẽ ra sao nhỉ. Tôi chay theo dọc tuyến đường biển Thuận An. Tôi thấy bãi biển Thuận An cũng tương đối là được, mà sao họ lại phát triển nghành du lịch sao mà tệ thật. Con đường chật hẹp và ít xe này không có gí là đáng chý ý cả. Chỉ có cái là các làng ở đây họ tranh đua nhau xay lăng, đền, miếu nhà dòng… cho thật lộng lẫy, mà quên đi xay nhà mới cho họ ở. Những ngôi lăng lộng lẫy là được những nhà tài trợ chuyên nghề Nail và cắt cỏ từ Mỹ gửi tiền về, phần đông là họ ở Tp.Denver, thuộc bang Colorado. Phong trào thi đua xay lăng này chỉ mới rộ trong khoảng 20 năm nay, có thể thêm 80 năm nữa nơi đây cũng sẽ được liệt kê vào danh sách làng di tích lịch sử quá. Nếu tôi dùng thời gian để chụp hết các ngôi đền, lăng, mộ...., thì tôi cũng không biết là bao giờ tôi mới ra khỏi được khu làng này. Nhà ở của người trần gian, phần lớn là như thế này. Tôi chạy cho tới Đầm Cầu Hai, tôi thấy nơi đây thắng cảnh mới đẹp, đầu óc tôi mới thanh thản. Đến gần chiều tôi mới tới tt. Lăng Cô. Tôi hên quá ghé thăm gia đình bạn tôi vừa lúc họ vừa dọn xong bữa cơm. Tối nay tôi cùng anh bạn ngồi bên bờ Vụng An Cư uống ly cà phê vừa ngấm trăng và chiêm ngưỡng cảnh đẹp nơi đây, ôi quá tuyệt vời. Tôi được gia đình người bạn rủ tôi ở lại cùng ăn trưa với họ, rồi hãy lên đường. Cơm ngon qúa, tôi ăn no nê mà quên mất đi là mình còn phải thử nghiệm thêm món bánh lọc của vùng này. Tép chua Lăng Cô. Lăng Cô trước kia nổi tiếng với món Mắm Sò, giờ đây họ làm thêm một sản phẩm mới, đó là Mắm Nhum. Không phải ai cũng làm được mắm ngon và lám sạch sẽ, chỉ có người dân địa phương mới hướng dẫn bạn đến mua tại các lò đàng hoàng. Lúc tôi lên đường đám mây mù mịt khi sáng đã tan dần. Tôi chạy theo đường đèo để tận hưởng cảnh đẹp nơi đây. Trên đỉnh đèo, tôi có thể thấy tt Lăng Cô và phía bên kia, xa xa về hướng Nam là tp. Đà Nẵng. Chả Bò Đà Nẵng, một đặc sản của Quảng Nam. Quán này tôi quên tên mất rồi, tuy nhiên cũng dễ tìm, vì quán này chỉ bán có mỗi món Gỏi Cá Trích mà thôi. Tại quán họ có 2 món, Gỏi Khô hay là Gỏi Và. Thấy tôi đi một mình, 2 người đẹp từ Đà Nẵng mời tôi qua cùng ngồi ăn cho vui. Miếng cá ở đây họ xắt lát mỏng, theo khoanh chéo, rồi ngâm vào nước đá có ít muối để cho ra hết máu, họ phải thay nước 5-6 lần cho đến khi nước có màu trong là được. Khi khách ăn, họ cho cá vào trong một cái tô và trộn thêm giấm, gừng, tỏi, ớt, mè, đậu phọng đâm, nước mắm và đường. Dĩa rau ăn kèm gồm có: xoài, chuối chát, rau rừng, dưa leo, giấp cá, cải mầm, tần ô non, húng thơm và xà lách. Khi ăn khách cho ít rau vào chén, chan thêm ít cá và nước trong tô cá, kế tiếp là bẻ vụn bánh tráng rắc lên trên, thế là và. Khách có thể cắn thêm ớt và tỏi. Gỏi khô cũng được gọi là gỏi cuốn. Khi khách ăn, họ mới đem cá ra ngâm với giấm, sau đó vắt cho ráo. Rồi họ cho cá vào trong một cái tô và trộn với thính bắp và đậu phọng đâm. Nước chấm cho món này, thì họ lấy nước giấm khi lúc nãy họ mới vắt ra từ cá, họ đem pha chung với nước mắm, tỏi, ớt, gừng, mè, đậu phọng đâm, và đường. Ăn món này là phải cuộn vào bánh tráng dẻo. Tôi thấy món gỏi cá trích ở đây ăn lộm cộm xương và không ngon bằng gỏi cá trích ở Phú Quốc. Còn nếu nói về gỏi cá mai, gỏi cá suốt... của vùng Khánh Hòa hay Bình Thuận, thì món gỏi cá trích này thua xa. Đối với tôi, chỉ ăn một lần cho biết. Vì có cuộc hẹn gặp một người bạn mà tôi làm quen trên Phượt, nên tôi chỉ chạy ngang qua Đà Nẵng và chỉ ghé mỗi quán Mì Quảng của Bà Oanh, nằm trên đường Trần Quý Cáp. Tại quán này họ có nhiều loại mì quảng: mì gà, mì tôm thịt, mì cá và mì lươn. Quán này họ bán nguyên ngày và họ cho tôi biết là món này bán mạnh nhất là vào buổi sáng. Tô Mì Lươn của tôi gồm có: sợi mì, lươn, hành lá sắt nhỏ, đậu phộng rang và chỉ chan sâm sắp nước súp. (Tôi thấy sợi mì cũng gần giống sợi bánh phở, chỉ có khác là họ sợi mì rất là dầy). Món này là ăn chung với bánh tráng nướng và dĩa rau ăn kèm gồm có: hoa chuối, xà lách, cải mầm và húng cay. Khách có thể nêm thêm, nước mắm, chanh, ớt khô hay là ớt xào tỏi. Theo gu người Miền Trung là họ còn phải cắn thêm ớt tươi. Hên quá, tôi có cơ hội giặt mớ đồ và sau đó tôi cùng Việt ra ngoài ăn tối. Việt muốn dẫn tôi đến quán Cơm Gà của Bà Buội, trên đường Phan Chu Trinh. Nhưng hôm nay quán bà ta đóng cửa, chúng tôi tạt ngang qua bên kia đường và ghé quán cơm gà Bà Ty ăn tạm. Cơm gà có màu lạt nghệ, có thể ngoài nước luộc gà ra, chắc họ có cho thêm một chút màu nghệ. Dĩa cơm có gà xé, rau răm, hành tây và ngò rí. Ăn kèm chung là đu đủ muối chua, chanh ớt, tương ớt và xì dầu. Quán này họ không làm nước chấm. Chén nước súp kèm là làm nấu bằng bộ đồ lòng và trứng gà non của gà, người Đà Nẵng gọi là nước Mạ, nước này là họ dùng để chan lên cơm, chứ không phải là để húp. Một anh bạn khác người Hội An, Tước tiết lộ cho tôi biết là ở nhà, nếu họ nấu cơm gà, thì họ chỉ chọn gà mái mới đẻ một lứa thôi, vì loại gà này thịt vừa mềm, thơm và béo. Ngoài quán thì họ thường dùng với tỷ lệ là 2 mái và 3 trống. Lý do đơn giản là gà trống có nhiều thịt hơn. Tôi đã có một giấc ngủ thật là ngon lành, trong một ngôi nhà to lớn chỉ mình tôi. Hôm nay Việt bận việc nên tôi đi ăn sáng một mình. Tôi ghé ra khu chợ nhỏ, ngay góc đường của Trần Cao Vân và Thái Phiên. Tôi ăn món bánh gói, cũng giống như bánh giò của người Bắc, chỉ khác nhau là nhân thôi. Nhân của bánh họ làm bằng thịt heo xào với tôm và hành tây, tương tự như nhân họ dùng làm bánh bột lọc. Sau đó tôi đi gặp một anh bạn Phượt khác tên Tước, anh bạn này là người dân gốc tại Hội An. Chúng tôi trò chuyện rất lý thú vì cả hai chúng tôi đều có một tâm hồn ăn uống. Chưa kịp uống xong ly cà phê, là Tước đề nghị tôi để xe ở lại quán cà phê, và anh ta chở tôi ra Vĩnh Điện ăn món Mì Gà. Mì Quảng là tên gọi chung, nhưng mỗi địa phương, họ có thứ gì thì họ nấu thứ ấy, vì thế là có nào là: mì gà, mì tôm thịt (đặc trưng của vùng Hội An), mì bò, mì cá, mì lươn…. Mì Quảng Phú Chiêm là nói lên sợi mì được làm từ vùng đất này. Trước kia vùng đát này họ trồng được giống lúa ngon, nên sợi mì của họ vừa dẻo, mịn và không bị nát. Chúng tôi ghé lại quán Vân để thưởng thức món Mì Gà tại đây. Khu vực này nổi tiếng là họ dùng gà nòi để nấu. Cách nấu món này cũng gần như cách gà kho gừng ớt đấy. Phần trình bày của quán không có cầu kỳ, trong tô mì chỉ có mì, gà kho và ít rau ngò thôi. Dĩa rau ăn kèm là: xà lách, hoa chuối, cải mầm, giá, húng cay, húng quế và húng thơm. Món này ăn kèm thêm với bánh tráng nướng và muốn nêm thêm cho đậm đà, thì trên bàn có chén nước mắm tỏi ớt, chanh và ớt xanh nguyên trái. Ăn xong Tước trở tôi về lại Hội An và anh ta phải đi làm lại. Trong chuyến đi trước, tôi có quen chú Diễm Diễm, một nhà văn. Tôi ghé thăm chú ta tại tiệm may của chú, nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Hơn 2 năm rồi mà chú ta vẫn còn nhớ tôi. Chú cho tôi ít thuốc về thoa, để cho vết thương đầu gối tôi mau lành và trưa nay chú ta mời tôi ở lại cùng dùng bữa trưa. Những ngày ở miền Bắc, tôi không hề thấy một tiệm bánh mì nào gây chú ý, mà để tôi ghé mua. Cho tới khi tôi về đến Huế, tôi mới ăn được một ổ bánh mì thật là hài lòng. Chiều nay, tôi chạy qua bên kia cầu Cẩm Nam để ăn bánh đập. Bên ấy có tới khoảng chục quán bánh đập nằm gần nhau bên mé phía sông. Ở đây họ chỉ bán có mỗi đặc sản của vùng này, đó là món: bánh đập, hến xào, chè bắp và Cao Lầu. Mấy năm về trước tôi có ghé nơi đây và lúc đó tôi không thấy họ bán món Cao Lầu, chắc là món này họ bán thêm, là do nhu cầu của khách du lịch. Tôi thấy quán Bà Già là đông khách nhất, và tôi vào đó ăn bánh đập và hến xào. Món bánh đập, người ta kẹp 2 cái bánh tráng nướng giữa cái bánh ướt (bánh cặp ở Hà Tĩnh thì bánh ướt kẹp 2 bên bánh tráng nướng). Món này là ăn chung với 2 loại nước chấm, một chén là mắm nêm với hành phi, chén kia là nước mắm chanh tỏi ớt. Khi ăn, khách đem đặp bánh ra thành miếng nhỏ và tiếp theo là chấm vào nước chấm. Tôi thấy món này chẳng có gì hấp dẫn cả. Tôi rất thích vẻ đẹp thanh nhàn nơi phố cổ. Tôi nghe nói ông già bán Chí Mè Phù đã về hưu rồi. thôi ăn tạm chén Tàu Phớ cũng được, them chút sương sáo. Quán Bá Lễ là tên không xa lạ với người dân Hội An. Cách đây đã 9 năm tôi có ghé qua quán này rồi. Tuy quán nằm ở trong hẻm, nhưng quán rất đông khách. Quán chỉ nằm cách xa Giếng Bá Lề chỉ có vài chục mét. (Giếng Bá Lề có một nguồn nước trong ngon, vì thế mà nhiều người dân địa phương họ vẫn thường đến đây xách nước mang về nấu nướng. Cũng có người chuyên nghề gánh nước giếng, cung cấp cho các nhà hàng trong phố. Để làm ra sợi Cao Lầu, họ cũng phải dùng nướng giếng nơi đây). Quán chỉ bán có bốn món: nem lui, ram, bánh xèo và thịt nướng. Thường khách đến đây họ kêu một phần, trong đó có đủ 4 thứ trên. Kèm theo là dĩa rau gồm có: dưa leo, xà lách, rau đắng, giấp cá và húng thơm. Thêm một dĩa Kimchi làm theo kiểu của quán. Dĩa ớt tỏi là ăn kèm thêm. Món này là phải dùng bánh tráng mỏng cuộn các thứ trên lại, rôi chấm vào nước chấm làm theo kiểu Miền Trung. Đó là thịt heo băm, ít gan heo xào chung với gia vị. Tuy tôi đã giải thích là tôi chẳng làm cho báo chí nào cả, nhưng bà chủ vui tính vẫn bớt cho tôi nửa giá tiền, thích thật. Chiều tối nay Việt mới rảnh và chúng tôi rủ nhau ra quán cà phê. Chúng tôi mải trò chuyện cho tới khi ngó xung quanh, các khách khác đã về hết, lúc đó mới có 10 giờ tối thôi. Tôi ghé quán Cao Lầu Bà Thanh ăn sáng, nằm trên đường Thái Phiên. Quán này thì bán vào buổi sáng, cách đó vài căn, là quán Bà Liên, chuyên bán vào buổi chiều. 2 quán này đặt biệt chỉ bán có mỗi món cao lầu mà thôi. Trông tô, tôi thấy gồm có: xà lách, giá, rau đắng, cải mầm, giấp cá và húng cay, sợi cao lầu, cao lầu cắt hình vuông chiên, xá xíu và nước xá xíu. Dấm, xì dầu, ớt khô và tươi là để khách tự nêm thêm. Đây là một món ăn là tôi thấy có nét ẩm thưc văn hóa của người Hoa, hài hòa với nền văn hóa ẩm thực Việt. Nhiều người địa phương cho rằng, chỉ có nguồn nước từ giếng Bá Lễ, họ mới làm ra được sợi Cao Lầu. Sợi Cao Lầu tôi thấy là cũng dầy như sợi mì Quảng, nhưng họ lại xắt nhỏ sợi hơn.Sợi Cao Lầu không có trắng đục như sợi Mì Quảng, mà hơi coa màu vàng. Ăn sáng xong, tôi ra quán cà phê để chào vợ chồng Việt và gửi lại chùm chìa khóa nhà. Sau đó tôi ghé quán Bông Hồng Trắng, nằm trên đường Hai Bà Trưng. Đây là một lò, chuyên làm bánh bao, bánh vạc để giao lại cho các nhà hàng trong vùng. Chỉ có tại đây, họ mới biết chế biến ra một loại bột làm vỏ bánh cho 2 loại bánh trên. Bột bánh của họ hơi dai hơn là bột bánh của há cảo, nhưng lại không dai như là bột bánh của bột lọc. Nhân bánh của họ làm thì không có gì là đặc biệt cho lắm. Bánh được hấp và rắc hành phi lên trên, rồi ăn chung với nước mắm pha loãng với chanh và ớt. Tôi thấy bánh vạc họ làm có hình thù hơi giống bánh Gyoza của Nhật. Tôi chào tạm biệt chú Diễm Diễm và tôi chạy ra lại QL1. Tôi chạy ngang qua Cầu Câu Lâu là tôi đến xã Điện Phương, nơi đây có món Bê Thui Cầu Mống nổi tiếng trong mấy chục năm qua. 2 bên đường có rất nhiều quán, nhưng tôi thấy quán 10 là đông khách nhất. Anh bạn tôi, Tước hướng dẫn tôi đến quán Bê Thui 7 Lép, nằm đối diện quán 10. Theo kinh nghiêm của người dân địa phương là chất lượng của món ăn quán nào cũng gần như nhau thôi. Quán 10 nhìn khang tranh hơn, nên thực khách cũng phải trả gia mắc hơn. Tôi thấy họ phục vụ rất lẹ, tôi mới kịp ngồi xuống là trước mặt tôi có dĩa bê thui xắt lát rất mỏng, phần thịt bên trong còn tái, trông còn đỏ âu. Dĩa rau ăn kèm gồm có: giá, xà lách, tía tô, rau giấp cá, húng thơm và hẹ. Dĩa đồ chua thì có: chuối chát xắt mỏng, khế, dưa leo và đu đủ bào muối xổi. Ăn món này là khách phải dùng bánh tráng cuốn thịt và rau vào chung, rồi chấm với mắm nêm pha chua ngọt. Tỏi và ớt là để cắn thêm. Cũng có người không quen ăn mắm, thì họ có thể dùng tương xay. Thịt bò ở đây ngọt mềm và ngon, chỉ có cái là con bê này hơi lớn rồi, da dai quá, dai như là ruột xe đạp ấy. Nước chấm thì họ pha không đạt cho lắm. Theo kinh nghiệm làm bếp của tôi. Tôi thấy món này có thể địch nổi với món Roast Beef của mấy anh Tây rồi đấy. Cách thui bê kiểu này là một cách nướng với nhiệt độ rất thấp, khoảng 60 độ C. Nướng như thế sẽ làm cho miếng thịt có độ chín giống nhau từ trong ra ngoài, và thịt mất nước ít nên không bị khô. Các nhà hàng sang trọng bên phương Tây, họ mới biết áp dụng phương pháp này trong hơn 10 năm nay thôi. Mình chỉ thua họ là bò thịt của mình không ngon và bò của mình khi giết, không được treo trong tủ mát (các con vật khi bị giết cơ bắ của chúng sẽ bị căng, làm cho thịt dai. Trong quá trình treo trong tủ mát, sẽ làm cho các thớ thịt mềm lại). Một phần như thế cùng với chai bia, tôi nhớ là tôi trả chưa tới 80 ngàn. Nếu tôi so sánh với món Bê Chao nổi tiếng của vùng Mộc Châu với trị giá 100 ngàn, không có bia. Các bác sẽ chọn món nào? Quá hài lòng tôi quay xe chạy trở lại Đà Nẵng. Đã bao nhiêu lần tôi chạy ngang qua tp này mà không ghé. Lần này là tôi phải dành ít thời gian cho tp. mà nhiều người khách yêu thích. Cà phê chi mà rẻ rứa? Chiều nay khi mới ra khỏi nhà nghỉ để đi săn lùng món lạ, là ngay gốc Hà Huy Tập và Điện Biên Phủ có món Mì Quảng Sứa. Đây là một quán bán vỉa hè bán vào buổi chiều. Tô mì gồm có: trứng, tôm, sứa, đậu phộng và thịt ba chỉ. Dĩa rau ăn kèm có: xà lách, bắp cải bào mỏng, hoa chuối, rau đắng và húng thơm. Trên bàn ăn thì có thêm chanh ơt, 1 hũ hành tím, ớt và cà rốt ngâm giấm. Món này ăn cũng được, nhưng quán này họ không cho bánh tráng, với lý do là họ nướng không kịp. Hôm ở Huế tôi không ăn được con Nuốt, thì hôm nay tôi ăn được con sứa. Thật tế ra thì Tước cho tôi biết là sứa hay nuốt là một loại. Vào mùa này không có sứa tươi mà chỉ là sứa được chế biến sẳn thôi, ăn không ngon. Nước đậu phọng. Thấy nhà hàng Molly's Beer đang dịp khai trương, khuyến mãi nửa giá. Vì tính tham ăn tham uống, nên phải vào thử cho biết, tuy không dính dáng gì về ẩm thực dân gian. Quán sạch sẽ, phục vụ quá là chu đáo. Bia ngon và rẻ. Hệ thống hút hơi tốt, không bị khói bay mịt mù như những quán ăn VN. Thịt cừu nướng với rau tại bàn theo kiểu Nhật Ớ Đà Nẵng tôi thấy có một món lạ, đó là Bún Lưỡi. Món này họ nấu với xương heo và lưỡi bò. Tô bún không có rau ăn kèm gì cả. Lưỡi bò thì họ hầm vừa chín mềm, ngon. Chắc là mê ăn quá, tôi quên luôn cả việc chụp hình cho tô bún này. Bún Chả Cá, 63 Lê Hồng Phông. Quán này chỉ bán vào buổi sáng và lâu lắm rồi tôi mới thấy một quán bún cá, mà họ cắt cá nguyên khoanh. Họ chỉ dùng cá ngừ hay cá thu thôi. Cá thì họ kho và để riêng. Trong tô bún nào có : bún, 1 khoanh cá, chả hấp, chả chiên, chả viên và hành lá. Dĩa rau thì rất đơn giản: xà lách, giá, cải non và húng thơm Trên bàn có đày đủ: hành tím, cà rốt và ớt ngâm giấm, mắm tôm, tỏi ớt chanh và nước mắm để khách nêm thêm. Tô bún ở đây tôi thấy có chất lượng. Quán Tré Bà Đệ khá nổi tiếng tại Đà Nẵng. Tré ở đây họ làm ngon, nhưng tôi thích tré được bó bằng rơm theo kiểu xưa, còn làm kiểu này thì mất đi truyền thống rôi. Việt Scooby có chỉ cho tôi biết là đoạn đường này có phà sang sông. Tuy nhiên Tước lại quá nhiệt tình, đã đến đón tôi tại Cửa Đại. Tôi và Tước bên bến đò, anh ta cũng là một chuyên gia ẩm thực đấy. Phía xa là Cù Lao Chàm, cũng là nơi đã bị tư bản hóa. Ngoài đó không có gì đặc biệt và mắc, tôi không đi. Qua bên kia bờ Tước chạy chung với tôi một đoạn ngắn và trước khi chúng tôi chia tay, anh ta dặn dò tôi những nơi mà tôi nên ghé. Tôi chạy tiếp theo con lộ dọc biển, rồi tôi phải rẻ ra lại QL1, vì tôi muốn chạy ngang qua Tam Kỳ và ghé quán Bà Luận ăn Cơm Gà. Phơi cá cơm, trong thời gian ở Mũi Né, tôi đã hiểu nghành nước mắm cá cơm coi như đã gần đi vào dĩ vãng. Cá Cơm Hấp phơi khô, xuất qua TQ có giá cao hơn. Vì thế các lò làm nước mắm chỉ đủ tư cách mua cá tạp nhạp hay là cá cơm ươn để làm nước mắm. Cá cơm tươi chỉ có dân địa phương tự làm tại nhà, đủ cho họ ăn thôi, hay là để biếu xén. Cá tươi làm mắm không có bị hôi thum thủm. Tôi phải đợi cũng hơi lâu, dĩa cơm của tôi mới được mang ra. Thì ra họ phải đợi nồi cơm mới, nên họ cũng hơi hấp tấp và mang ra cho tôi dĩa cơm sống. Khách ăn cơm dĩa là không được phép chọn lựa, họ chỉ có cơm gà xé thôi. Nếu khách đi đông, và phải gọi từ nửa con trở lên, họ mới chặt gà ra miếng nhỏ. Trong dĩa cơm nào có: gà xé, mề, gan, huyết kho, giá, rau răm, húng thơm và hành ngò. Kèm theo là dĩa đu đủ và hành tím ngâm giấm, 1 chén nước luộc gà và chén nước mắm gừng. Tôi thấy nước mắm họ pha không ngon. Gà luộc ở đây cũng bị mất đi đặc trưng của xứ mình, họ lại rắc thêm cả lá chanh thái chỉ. Ăn trưa xong, tôi chạy tiếp theo QL1 và khi đến gần sân bay Chu Lai. Tôi rẽ trái chạy xuống bãi biển Rạng, nằm ngủ một giắc trưa, trên những chiếc võng của các quán ăn tại đấy. . Ngủ được một giấc ngắn, tôi thức dậy là dĩa gỏi rau Sói của tôi đã làm xong. Rau Sói là một loại rong biển, là đặc sản của vùng Núi Thành. Để có loại rau đặc biệt này, ngư dân phải lặn xuống biển sâu, gần các bãi san hô, họ mới hái được. Mùa thu hoạch rau sói là vào tháng 3 và tháng 6 âm lịch. Ngoài việc giải nhiệt, rau sói còn có khả năng chữa bệnh bướu cổ. Trong dĩa gỏi gồm có: ngò, ngò gai, rau răm, húng cay, ớt, hành phi, đậu phộng, tôm và rau sói. Món này là ăn kèm chung với bánh đa nướng. Tôi thấy họ chẳng cho tôi chén nước chấm gì cả. Món này ăn tạm thôi, ở đây họ không biết trộn gỏi. Đăc biệt tôi thấy khu vực này cũng khá lắm ruồi. Tước có dặn tôi nên ăn thử món cá Chuồn ướp củ nén rồi nướng than. Nhưng món này tôi không thể ăn tới vì còn no quá. Tàn tàn đến chiều, tôi chạy tới tp. Quảng Ngãi và sẽ nghỉ đêm tại đây. Gần chiều tối, tôi chạy đến quán Cây Gòn, nằm trên đường Quang Trung. Ở đây có món Cá Bóng Kho Sông Trà, một đặc sản nổi tiếng của vùng đất này. Tôi chỉ kêu có dĩa cơm cá kho, mà họ mang ra cho tôi một dĩa cơm cá bóng kho có thêm măng xào và dưa chua xào. Kèm theo là một dĩa rau sống, một dĩa nhỏ dưa leo, cà pháo và đu đủ mắm. 1 chén canh ổ qua và một dĩa nước mắm chấm. Tôi hỏi họ là tôi có trả chén canh lại được không? Ý tôi là muốn để dành bụng, để tý nữa đi săn món khác. Nhưng ở đây họ bán nguyên một phần ăn là như thế. Giá cả cũng thật là bình dân, chỉ có 30 ngàn thôi. Quán phục vụ nhanh, niềm nở và chu đáo. Mấy chú bé tại đây coi bộ thích đạp xe xích lô nhỉ? Tôi phải nói là tôi thất vọng với món Don, mà các nguồn tin trên mạng đều ca ngợi. Tôi chạy vòng vo các ngỏ ngách của thành phố để tìm cho ra món này. Tôi thấy đa số những nơi họ bán món này là các quày hàng ven đường và họ bán kèm theo trứng vịt lộn. Tôi phải chạy qua khoảng đến 10 nơi có món này, mà không thấy quán nào có khách cả, nên tôi không ghé lại. Nghĩ cũng lạ, thời điểm này từ 6 giờ 30 cho tới 7 giờ 30 chiều, mà không ai thèm ăn món đặc sản này hết. Tôi có thấy một quán ăn trong nhà có bán món Don, trong quán tôi thấy có 5 người. Đảo qua 2 vòng mà tôi cũng không ghé quán này, với lý do Ăn Là Ghiền, motto của quán. Có một món mà tôi thấy đáng chú ý là món Ram Thịt Nướng nơi đây, món này mới chính là đặc trưng. Ngay đường Phan Đình Phùng có nhiều quán lắm, khói thịt nướng bóc thơm phứ cả một khu phố. Tôi còn no quá, nên tôi chỉ ăn món Ram Nướng thôi, ngoài ra một phần là có thêm thịt nướng và thịt cuốn lá lốt nướng. Món này là họ dùng bánh tráng dẻo cuốn ram chung với rau sống và chấm loại nước chấm đặc trưng của vùng Miền Trung, đó là làm bằng thịt heo bằm và có ít gan heo. Dĩa rau sống khá hấp dẫn, trong đó có: hoa chuối, dưa leo, hẹ xà lách, chuối chát, giá, húng cay, và lá giấp cá. Ram ở đây họ chỉ gói với tôm và hành lá. Vào buổi sáng tại tp. Quảng Ngãi tôi thấy cũng không có món gì là lạ cả. Tôi thấy một quán bún bò khá đông khách trên đường Nguyễn Bá Loan, tôi cũng tò mò ghé lại. Bún bò ở đây họ không nấu như kiểu bún bò huế, nồi nước lèo của họ không có nêm thêm mắm. Tô bún ăn không có rau mà lại ăn kèm với bánh tráng. Gia vị trên bàn mà khách tự nêm thêm là: nước mắm, chanh, ớt và hành tím bào ngâm giấm. Sợi bún ở đây có màu trắng đục, không có trong và cũng không dẻo dai. Khu vực Quảng Ngãi họ có gu, uống sữa đậu nành có pha với ít nước rau má. Tôi thấy uống cũng ngon lắm Tôi tiếp tục cuộc hành trình trên QL1. Tôi chạy ngang qua Sa Huỳnh và khi tôi đổ dốc Đèo Bình Đê, tôi có một anh bạn dân thổ địa ra đón tôi. Anh bạn trẻ này tôi quen từ Nha Trang, cũng hên hôm này anh ta về nhà thăm vợ, nên anh ta mời tôi ghé lại chơi. Chúng tôi chạy đến Tam Quan, vì anh ta muốn cho tôi thưởng thức món ăn khá trội của vùng đất này, đó là Bánh Xèo. Anh ta dẫn tôi đến quán Cây Phượng, nằm ngay trên QL1. Kiểu ăn bánh xèo tại đây là họ dùng bánh tráng dẻo, cuông nguyên cái bánh xèo và ít rau sống. Thế là chấm với nước mắm pha hơi mặn và ăn. Bánh xèo họ làm không ngon, vì họ làm sẵn, nên nguội hết rồi, ăn không giòn mà trong bánh chỉ có mỗi tôm và giá. Sau đó chúng tôi ghé thăm quan Hang Yến, làng Vĩnh Ty, xã Phổ Châu, huyện Đức Phố, Quảng Ngãi. Nơi đây là một điểm thăm quan khá đẹp dành riêng cho dân địa phương. Chiêm ngưỡng một cảnh đẹp thiên nhiên mà xung quanh không có ai, thật là thú vị. |
Bơi lội xong tôi lại tranh thủ lên đường và tiếp tục cuộc hành trình. Anh bạn tôi hướng dẫn cho tôi ra đến Bắc Tam Quan, và chỉ tôi cứ đi theo Tl639, là tôi sẽ tới Quy Nhơn.
Mới vừa chia tay với anh bạn tôi xong, tôi thấy bên đường có một quày bán Bánh Bèo Chén, mới được hấp còn nóng hổi, tôi liền ghé lại.
Chén nước chấm ở đây gọi là chén nhân, trong đó gồm có: thịt heo băm, hành củ, tai mèo và hành lá, như một chén nước sốt sệt. Khách có thể nêm lại với nước mắm pha, đậu phọng đâm, dầu phi hành tím và ớt xay.
Tôi chưa bao giờ thấy một đoạn đường nào mà tôi đã từng đi ngang qua, mà thắng cảnh lại liên tục được thay đổi.
Tôi chạy qua một bãi biển dài hoang dã, một khu cánh đồng lúa xanh vàng, băng ngang một cái đèo giữa cánh rừng cây kéo, và tôi lại trổ ra lại một bãi biển hoang vắng.
Tôi đang phân vân sao người ta làm một con đường tương đối đẹp như thế này mà lại không thấy các quán nhậu xung quanh, và cũng không hề thấy một nhà trọ. Thì ra chạy tới cuối đoạn cuối của cái eo biển này là một nơi chuyên hành nghề nuôi tôm. Tôi lại phải qua một cái đèo nữa, bên này là nguyên một dãy biển dài thăm thẳm, tôi chứng kiến một thảm hại thật to lớn, đối với ngành kinh doanh nuôi tôm tại đây.
Hầu như tôi thấy chỉ có hơn 10% đìa tôm là đang hoạt động, phần lớn là bỏ trống và cũng vài nơi, tôi cảm giác tôi đang chạy qua một khu làng hoang.
Tôi hỏi thăm một bà già đang hái thuốc bên lề đường. Bà ta cho tôi biết vì giá tôm thấp quá, nên nhiều người không thể kinh doanh tiếp tục nữa.
1 kg lá khô như thế này, bà ta chỉ bán được với giá 10 ngàn đồng một ký, cho tiệm thuốc Bắc.
Cuối đoạn đường này là 2 công ty lớn, chuyên bán tôm giống.
Và đoạn đường tiếp theo là như thế này.
Kề bên là một bãi rác bừa bãi.
Nhìn theo góc độ phát triển, thì con đường nhựa ngang qua ngôi làng này không biết bao giờ mới có?
Chạy ngang qua một nơi như thế, tôi chẳng thấy còn hứng thú gì cả, thà tôi ra lại QL1 hay hơn. Tôi phải ráng chạy cho qua Mỹ Thọ và nơi đó mới có lối cho tôi rẽ trở ra lại QL1.
Bánh Cuốn hay Chả Cuốn ở vùng Miền Trung, có nghĩa là bánh tráng dẻo cuốn rau sống, chả cả, hay thịt nướng, hay trứng… Món này chấm với nước mắm pha trong đó có đậu phọng rang giã nhỏ.
Tôi thấy trời đã ngã tối và tôi muốn dừng lại tt. Bình Định nghỉ lại đêm nay. Tôi chạy ngang qua vài con đường khu trung tâm, tôi không hề tìm thấy một nhà nghỉ nào hết. Thôi ráng chạy thêm một chút là mình cũng tới Quy Nhơn .
Trên đường Nguyễn Thái Học, ngay khu Bàu Sen, tôi thấy bảng Bánh Bèo Nóng Bà Xê to khủng hoảng. Làm tôi cũng tò mò vào khu đất trống đó khám phá. Trong đó cũng có nhiều quày hàng khác, họ bán nhiều món ăn khác nhau.
Trong chén bánh bèo, trên đó có rắc tôm chấy, hành tím phi, hành lá và đậu phọng giã. Trên bàn có sẵn 1 hũ nước mắm pha và 1 hũ ớt.
Khi chạy ngang qua đường Nguyễn Huệ, tôi thấy có quán, Bún Chả Cá Sứa Phương Tèo khá sạch sẽ và khang trang, tôi ghé vào thử.
Trong tô bún, tôi thấy nào có: xoài băm, chả cá chiên, chả cá hấp, sứa, hành ngò, đậu phộng và tiêu.
Dĩa rau sống khá đơn giản, chỉ có: xà lách, giá, húng cay và hoa chuối. Khách có thể nêm thêm tô bún cho mặn mà với: hành tím ngâm giấm, mắm tôm, sa tế và chanh ớt.
Tôi ăn thấy chả cá ở đây họ làm ngon, nhưng quán này tôi thấy họ bán hơi nhiều món, chủ yếu là phục vụ cho khách du lịch thôi.
Bánh Hỏi Cháo Lòng, quán ăn sáng bên góc đường Hai Bà Trưng và 31 Tháng 3. Món này là đặc trưng của vùng đất Bình Định, nhưng tại tp. Buôn Mê Thuật, món này lại được báo chí mạng đề cập nhiều hơn.
Tôi thấy dĩa bánh hỏi rất nhỏ, mịn có trộn ít hẹ. Trong tô bánh hỏi có thêm tim, gan, ruột heo và rau răm. Ănvới nước mắm pha, cùng tô cháo trong đó có giá, huyết và hành ngò.
Khách có thể nêm thêm với ớt ngâm và nước mắm.
Tôi thì không thích món cháo cho lắm. Cháo ở đây họ nấu cũng không có đậm đà, nhưng tôi ăn sợi bánh hỏi nhỏ mịn, tôi thấy ngon. Quán 2 vợ chồng già này họ phục vụ rất chu đáo, và quán rất tấp nập khách.
Tôi lại lòng vòng tiếp và tôi phát hiện ra quán Bún Thùy, nằm trên đường Tăng Bạt Hổ.
Quán này là gồm 3 mặt tiền nằm sát bên nhau. Quán chỉ bán vào buổi sáng và chiều tối, quán của họ chuyên về bún: bún ốc, bún riêu, bún chả cá, bún sứa, bún ram…
Tôi ăn tô Bún Rạm, tôi thấy cũng gần giống như tô bún riêu.
Tô bún ăn kèm với dĩa rau sống : xà lách, giá, hoa chuối, thì là, cải trắng bào, húng thơm và húng cay.
Sa tế, mắm tôm, hành tím ngâm giấm, nước mắm và chanh ớt, là để khách tự nêm thêm.
Tôi thấy tô bún thật là chất lượng, sợi bún của quán này ngon. Tôi thấy quán này họ cũng phục vụ tốt và giá cả lại quá bình dân.
Tôi lòng vòng tại Quy Nhơn cho tới trưa, tôi muốn ăn thêm một tô bún sứa nơi đây, trước khi tôi rời khỏi tp. biển vắng khách này.
Cũng trên đường Nguyễn Huệ, tôi ghé lại quán Bún Cá Ngọc Liên
Tô bún đặc biệt của tôi gồm có: bún, sứa, chả cá viên, chả cá hấp, riêu cua, xoài băm, măng, hành tây bào mỏng, hành phi, đậu phọng rang, vài lá rau tía tô và ít ngò gia băm nhỏ.
Dĩa rau sống ăn kèm gồm có: xà lách, giá, húng cay, ngò và hoa chuối. Khách có thể tự nêm thêm với: sa tế, , nước mắm, mắm tôm, muối tiêu, chanh, ớt tươi và hành tím ngâm giấm.
Tô bún ở đây khá chất lượng, nhưng quán này cũng như quán Phương Tèo, chỉ chuyên phục vụ cho du khách. Quán này thì họ chuyên môn hơn vì chỉ có ít món trên thực đơn thôi. Vào giữa trưa tôi thấy các quán bún sứa dành cho dân địa phương họ đều đóng cửa.
Từ Quy Nhơn để về Sông Cầu, 2 chuyến đi trước là tôi đi dọc theo tuyến biển. Lần này tôi phải một phen đi theeo QL1, để băng ngang Đèo Cù Mông cho biết. Rồi tôi mới biết đây là một trong những đèo có thắng cảnh xung quanh tệ nhất VN.
Tôi chạy cho đến Xuân Cảnh, nơi đây tôi rẽ trái đi đến xã Hòa Lợi để thăm một gia đình mà tôi quen.
Tôi chạy qua một cái cầu thật đáng sợ. Chiếc cầu này tôi nghĩ những kẻ yếu tim đừng nên qua.
Gọi theo tiếng địa phương là cơm cháy, rất giống con hến. Một người ngư dân mới đi lặn bắt cơm cháy về để làm thức ăn nuôi tôm hùm.
Nơi đây rất là thanh tịnh.
Tôi sẽ nghỉ lại ngôi nhà này đêm nay.
Buổi chiều nay tôi cùng thằng em ra bãi để phụ nó cào sạch hào ra khỏi các lồng nuôi tôm của nó.
Đây là những con vật trôi theo con nước và bất đắc dĩ bị kẹt lại trong lồng.
Sò Én, Vẹm Xanh, Ốc Lông và Ốc...
Tôi thấy nghề nuôi tôm hùm nơi đây cũng khá vất vả lắm. Hiện nay một con tôm giống như cây que diêm là 300K, trong khi đó họ phải nuôi đến 1 năm, con tôm mới trưởng thành khoảng dưới 1 cân. Mỗi ngày anh bạn trẻ tôi phải chèo thúng ra bè cho tôm ăn (dân địa phương gọi là dấy thúng). Thức ăn là những con cá nhỏ, một loài cá dạt ngoài chợ (cá không có giá trị để mua về nấu nướng). Hay là đôi khi anh ta cũng tự đi lặn Cơm Cháy về cho tôm ăn. Đôi khi trời sóng gió lớn là họ không thể cho tôm ăn được.
Việc mà họ lo lắng nhất, đó không phải là chuyện trộm cắp, mà là tôm bị nhiễm bệnh hay nếu trời mưa to quá. Nước ngọt trên nguồn chảy về là tôm sẽ chết hàng loạt.
1 kg tôm hùm hiện nay giao dịch với giá thu mua là 1,300 đến 1, 400 K.
Tập thể dục xong, anh em chúng tôi bơi lội tung tăng cho đến khi mặt trời hé nắng, chúng tôi mới lội bộ về nhà ăn sáng.
Anh bạn trẻ tôi mua bánh đa nướng và ít bánh hỏi về nhà. Bánh đa nướng đem nhúng sơ qua với nước và cuộn chung với bánh hỏi cùng với ít thịt kho từ tối hôm qua. Sau đó chấm với nước mắm pha, ăn cũng ngon lắm. Món này là đặc trưng theo kiểu Miền Trung, tôi còn nhớ là mấy chục năm trước tôi có ăn qua món này rồi.
Đây cũng là một loại thức ăn rẻ tiền cho tôm hùm nuôi.
Cái ống nhựa đưa lên cao, là nơi để đổ thức ăn vào lồng.
Tôi dự định ở lại đây chơi vài ngày, nhưng vì bà nội của thằng em luôn lo sợ về mặt chính quền. Tôi hiểu ý những người già và tôi phải tìm cách nói dối với thằng em tôi, là tôi phải bận việc lên đường.
Bữa cơm trưa, thằng cu em đãi tôi một con cá mú nó nuôi trong lồng thật là ngon. Tôi mới nhớ tới con cá mú chiên xù mà tôi ăn tại Phú Quốc. Cũng là trong một môi trường nuôi như nhau. Nhưng tại đầm Cầu Mong nhờ có được nguôn phù sa từ thiên nhiên, mà tôi có thể nhận xét được sự khác biệt giữa 2 con cá.
Dùng xong bữa cơm, tôi xin phép gia đình anh bạn trẻ cho tôi lên đường. Tôi một lần nũa phải đi ngang qua chiếc cầu khá kinh dị, thay vì tôi có thể đi theeo con đường sát mé núi, nhưng ít thú vị hơn và cũng xa hơn.
Ra lại QL1, tôi chạy ngang qua tt. Sông Cầu. Tôi chạy thêm một đoạn ngắn nữa là tôi tới Dốc Vườn Xoài. Tại nơi đây bên phía tây trái tôi có một lối rẽ nhỏ đi tắc tới cảng Tiên Châu. Tôi một lần nũa phải vượt qua thêm một chiếc cầu khá thú vị.
Qua bên kia cầu, tôi lần mò một hồi là tôi ra tới Gành Đá Đĩa. Nhà chính quyền VN vào năm 1998, cho rằng nơi đây là di tích lịch sử???
Gành Đá Đĩa thuộc thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An. Đây thực sự là một thắng cảnh hiếm thấy của thiên nhiên.Tên gọi gành Đá Đĩa phần nào đã nói lên đặc điểm của gành này. Đá ở đây được dựng đứng theo từng cột liền khít nhau, đều tăm tắp. Các cột đá có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn giống như cái đĩa đựng thức ăn. Do đặc điểm này mới có tên là gành Đá Đĩa. (trích theo Wikipedia).
Nơi đây tôi thấy họ có một kiểu kiến trúc xây chuồng bò, xây mồ mã… hơi khác lạ hơn những nơi khác.
Kế bên Gành Đá Đĩa là một bãi biển đẹp. Sao không ai chiếm hữu thành một khu Resort riêng biệt ta?
Hay là chưa đủ kinh phí để tống cổ đám dân làng chài nơi đây đi chỗ khác?
Điểm tá túc gần nhất hiện nay, là cách khu vực này là 13 km.
Từ Gành Đá Đĩa, tôi phải chạy ngang qua Cửa Đầm Ô Loan, tôi mới về tới Tuy Hòa. Vùng này có một kiểu chèo ghe thật lạ kỳ, mà trước giờ tôi chưa hề thấy qua.
Cửa Đầm Ô Loan, hầu như các điểm du lịch ở VN, điều được trú trọng nhiều nhất là phần ăn nhậu. Còn các giải trí khác thì rất hạn chế.
Thì ra đó chỉ là tô bún thịt nướng mà thôi.
Tôi chạy về tới tp. Tuy Hòa lúc đó đã xụp tối, trong lúc chạy vòng vo đi kiếm phòng trọ. Tôi thấy quán Bánh Canh Nàng Nở, năm trên vỉa hè đường Bà Triệu, tôi ghé lại đấy ăn.
Tô bánh canh ở đây có: bánh canh (một loại bánh canh tôi thấy chỉ có trong vùng Miền Trung, gần nhỏ và mỏng như sợi phở trong Nam), chả cá, giá và hẹ. Tô bánh canh ở Miền Trung họ không ăn kèm chung với rau. Trên bàn chỉ có chanh và ớt xay cho khách tự nêm thêm.
Tô bánh canh này tôi ăn thấy còn kém hơn cả tô bánh canh mà tôi ăn ở Đại Lãnh và Vạn Giã. Nhưng quán này lại đông khách ra phết. Tôi kêu thhem ly sữa đậu nành, nào ngờ là loại sữa bột, uống dở đâu dở đớn.
Tại Tuy Hòa vào buổi sáng tôi cũng có vài quán cơm thịt gà ngon. Nhưng hôm nay tôi dậy hơi trễ, mới gần 9 giờ là các quán ngon họ đã bán hết rồi. Tôi ghé lại một hàng bún và bà chủ ở đây làm cho tôi một tô bún rất là đặc biệt, với nước lèo của nồi súp bò và chả cá (lý do là bà ta bán hết thịt bò rồi, chả cá là bà ta tranh thủ làm thêm, cho một người khách SG).
Chả cá bà này làm ngon thật.
Tôi không cần phải hấp tấp, tôi tìm một quán cà phê yên tỉnh và ngồi thưởng thức ly cà phê ngon của Tuy Hòa rồi tôi mới lên đường.
Trưa nay tôi chọn đi theo con đường dọc theo mé biển, chạy ngang qua cầu Hùng Vương. Tôi thấy các eo biển ở đây đẹp hoang dã vô cùng.Trưa nay tôi chọn đi theo con đường dọc theo mé biển, chạy ngang qua cầu Hùng Vương. Tôi thấy các eo biển ở đây đẹp hoang dã vô cùng.
Cứa Sông Đà Nông.
Vũng Rô
Đèo Cả.
Về đến Đại Lãnh, tôi không quên quẹo vào phía chợ, để ăn cho được Bánh Canh Hẹ Cô Ba.
Khách đến, cô bà múc một nồi nước súp cá cho vào một cái soong nhỏ và bỏ bánh canh còn sống vào đó. Xong cô ta mới đặt lên bếp và đun sôi len cho đến khi bột chín.
Đổ bánh canh ra tô, cô mới cho thêm ít hành tây bào mỏng, chả cá chiên, chả cá hấp, hành phi và rất là nhiều hẹ. Khách có thể tự nêm thêm: nước mắm, chanh, ớt xay và tiêu.
Đây mới đúng là bánh canh hẹ, còn chả cá thì Cô Ba Làm tuyệt vời rồi.
Tôi ít khi nào ăn ốc lắm, nhưng tại góc chợ Vạn Giã, thấy có một quày bán độc nhất có món này, có nghĩa là đồ tươi. Món này là chấm chung với nước chấm, làm từ hỗn hợp đường, muối hột, nước cốt chanh, ít bột ngọt và ớt. Nước chấm kiểu này ăn chung với các loại hải sản nướng hay hấp rất ngon. Khách du lịch ra Nha Trang, họ ăn loại nước chấm này thấy ngon quá, nên ngày nay ai cũng mua được loại nước chấm này tại các chợ hay là siêu thị (tôi chưa dám chắc chắn là ở Miền Bắc hay ở Miền Nam, họ có bán không nữa), Món óc nhảy hấp sả ở đây tuy là tươi rói, nhưng lâu lâu lại có mấy con bị chết, chúng cạy khó ra lắm. Được cái là vì còn tươi, nên tôi ăn không thấy hôi. Cô bán hàng bán cứ 5 ngàn là một lạng, khách muốn ăn bao nhiêu thì ăn.
Dừng xe lại đóng thuế đã, quá tải rồi mấy cha.
Tôi lại lên đường chạy tiếp theo QL1 về Vạn Giã, nơi đây có người giới thiệu tôi cũng nên ăn thử món Bánh Canh Cá.
Trong lúc tôi đi tìm quán bánh canh cá thì thấy quán này trước. Tôi thấy từ khi qua khỏi đèo Vải Vân, người ta gọi bánh này là bánh xèo, chứ không còn gọi là bánh khoái nữa. Đây là đặc trưng bánh xèo miền Trung, họ đổ bánh bằng chảo nhỏ và lò để đặt chảo cũng đặc biệt.
Chiếc bánh xèo ở đây họ đổ có giá, mực và su su bào sợi. Dĩa rau ăn kèm gồm có: xà lách, rau muống bào, húng quế, húng cay, khế xắt lát và ngò rí. Ở vùng này họ không dùng bánh tráng để cuộn bánh, mà họ gắp một ít bánh cùng rau sống, chấm vào chén nước mắm pha loãng, rồi ăn.
Ăn xong, tôi mới biết quán bánh canh chỉ nằm cách đó vài mét thôi. Tiệm bánh canh có tên là Hai Quảng, nằm khá khuất phía trong, trên đường Đinh Tiên Hoàng. Tôi vừa vào trong quán thì trời lại mưa to. Tô bánh canh ở đây gồm có: chả cá hấp, chả cá chiên, tiêu và hẹ. Khách tự nêm thêm với chanh, nước mắm và ớt xay. Ngoài ra quán này còn cho khách thêm chén nước chấm, để khách có nhu cầu chấm cùng với nem chua hay chả gói lá, nếu khách muốn. Có khách muốn ăn cho no, thì họ sẽ ăn kèm thêm ổ bánh mì.
Tôi ngồi thông thả ăn tô bánh canh và đợi cho cơn mưa bớt nhỏ dần. Tôi lại chạy tiếp tới Nha Trang. Tôi ghé lại Hòn Rớ và tôi sẽ tá túc lại nhà của bạn tôi chơi vài ngày.
Bữa cơm trưa cùng với gia đình người bạn
Mực xào chua ngọt.
Canh chua cá thu.
Gia đình bạn của tôi họ chuyên mua bán cá tại chợ cá đêm Hòn Rớ. Lúc nào thăm họ tôi cũng được ăn cá tươi.
Chiều nay nghe tin ba của anh bạn, người mà giúp tôi mua chiếc xích lô, mới qua đời tối qua. Tôi ghé ngang chia buồn cùng gia đình anh ta, và chiều tối, những người con cái thân trong gia đình cùng nhau ngồi chia sẻ cốc rượu tiễn người đã ra đi.
Bữa cơm cùng gia đình anh bạn.
Cá Thu Sốt Cà.
Canh Chua Thịt Bò.
Tôi thấy tại Nha Trang cũng có vài quán Bún Bò họ nấu cũng ngon lắm. Quán này chỉ bán vào buổi chiều và nằm trên 64 Hồng Bàng, quán này không có danh hiệu mà lúc nào cúng đông khách lắm, họ chỉ bán hơn 8 giờ tối là gần hết. Nồi nước lèo ở đây ngon vì họ hầm với rất nhiều xương bò và cả giò heo.
Tôi thấy chỉ có món này là xa lạ và hấp dẫn với tôi. Đây là lần thứ hai tôi được ăn món này. Họ gọi là Hào Điếu, chỉ cần chấm với nước tương và bồ tạt là ăn sống.
Sau này tôi mới biết là muốn lấy con này, ngư dân họ phải đập rạng san hô, như thế là làm hủy hại môi trường. Tôi cũng chưa thấy con này là như thế nào. Tôi cũng không biết một khoảnh san hô bị thiệt hại hay là nước thải của một resort ra biển, thì ai hủy hại hơn ai nhỉ?
Tôi tranh thủ dậy sớm để chia buồn cùng gia đình anh bạn tôi lần cuối. Sau đó tôi tranh thủ chạy ra cầu Trần Phú, vì tôi có hẹn với anh Robinloc, là cùng nhóm khách của anh ta, ra đảo để bắn cá và cũng là cơ hội cho tôi tiếp cận với con Hào Điếu.
Nhưng lần này cũng bị bể kèo như lần trước. Chiếc ca nô của anh ta bị thằng đẹ tử lái thẳng vào bè nuôi cá. Cũng may là không ai thiệt về tính mạng, khổ nỗi là chiếc ca nô thì bị tanh bành.
Cơm Gà Trâm Anh, trên đường Bà Triệu, quán này cũng khá nổi tiếng ở Nha Trang. Lâu lắm rồi tôi mới ghé lại, thấy quán này có nhiều cải tiến hơn xưa, quán trông sạch sẽ. Dĩa cơm gà xé có thêm dưa leo, hành phi, rau răm, cà rốt và củ cải muối chua. Chén nước chấm ở đây họ pha ngon và chén nước gà luộc cũng chất lượng.
Tại quán này họ còn bán thêm vài món khác, như miến gà, đùi gà chiên, chén trứng gà non ăn thêm….
Vì tôi lười nên không muốn ghé khu gần Tháp Bà, mà tôi ghé lại quán Ốc 24, Ngô đức Kế cho gần. Quán này cũng đông khách lắm. Tôi chỉ ăn thử tô Cháo Hải Sản thôi. Trong tô cháo chỉ có loe ngoe vài con hến và ít ốc. Tính tiền rồi tôi mới biết là tô cháo tôi chỉ có 10 ngàn thôi. Xin lồi như thế là tôi không dám chê, nhưng đó là sự thiếu sót của bồi bàn, không biết hướng dẫn cho khách là nên ăn tô đặc biệt.
Tôi tranh thủ dậy sớm để chia buồn cùng gia đình anh bạn tôi lần cuối. Sau đó tôi tranh thủ chạy ra cầu Trần Phú, vì tôi có hẹn với anh Robinloc, là cùng nhóm khách của anh ta, ra đảo để bắn cá và cũng là cơ hội cho tôi tiếp cận với con Hào Điếu.
Nhưng lần này cũng bị bể kèo như lần trước. Chiếc ca nô của anh ta bị thằng đẹ tử lái thẳng vào bè nuôi cá. Cũng may là không ai thiệt về tính mạng, khổ nỗi là chiếc ca nô thì bị tanh bành.
Cơm Gà Trâm Anh, trên đường Bà Triệu, quán này cũng khá nổi tiếng ở Nha Trang. Lâu lắm rồi tôi mới ghé lại, thấy quán này có nhiều cải tiến hơn xưa, quán trông sạch sẽ. Dĩa cơm gà xé có thêm dưa leo, hành phi, rau răm, cà rốt và củ cải muối chua. Chén nước chấm ở đây họ pha ngon và chén nước gà luộc cũng chất lượng.
Tại quán này họ còn bán thêm vài món khác, như miến gà, đùi gà chiên, chén trứng gà non ăn thêm….
Vì tôi lười nên không muốn ghé khu gần Tháp Bà, mà tôi ghé lại quán Ốc 24, Ngô đức Kế cho gần. Quán này cũng đông khách lắm. Tôi chỉ ăn thử tô Cháo Hải Sản thôi. Trong tô cháo chỉ có loe ngoe vài con hến và ít ốc. Tính tiền rồi tôi mới biết là tô cháo tôi chỉ có 10 ngàn thôi. Xin lồi như thế là tôi không dám chê, nhưng đó là sự thiếu sót của bồi bàn, không biết hướng dẫn cho khách là nên ăn tô đặc biệt.
Sò Lông.
Sò Huyết.
Óc Dzỗ (loại ốc này là phải đập mạnh xuống bàn, thịt mới rớt ra, nên gọi tên như thế).
Hào Sữa.
Dọp.
Nghêu.
Sò ...?
Bữa cơm gia đình, Cá Kềnh Kho và Canh Chua Cá Kềnh.
Tôi có nghe qua quán bò Lạc Cảnh lâu lắm rồi, chiều nay tôi mới ghé qua thăm viếng. Hôm nay là thứ bảy, quán đông khách thiệt, người vào quán tấp nập. Cũng may cho tôi, là tôi đến sớm, chứ hơi trễ một chút. Tôi tin rằng họ sẽ không dành bàn cho tôi, vì tôi đi có một mình, trong khi đó có nhiều nhóm khách còn đang đợi bàn. Quán náy nổi tiếng với 2 món: đó là món Bò Nướng Than Hồng tại bàn và món Lươn Đùm (thực đơn của họ cũng có nhiều món khác với giá cả phải chăng).
Món Bò Nướng Lửa Hồng tôi thấy giống món Bò Tùng Xẻo của Lương Sơn Quán tại SG. Không biết ai ăn cắp nghề ai đây? Tôi thấy món này nướng lên khói bốc nghi ngút, nên sợ hôi bộ đồ mấy ngày không giặt, tôi phải đành giành bụng ăn món Lươn Đùm.
Lần đầu tiên tôi nghe về món này, nhưng khi tôi thấy món rồi, thì ra là giống như món Chả Đùm. Thay vì làm bằng thịt bò bằm, ở đây hộ cũng làm bằng thịt heo, nhưng họ độn vào thêm vài con lươn con, nên được gọi với tên Lươn Đùm.
Các hỗn hợp trong lươn đùm còn có thêm: nấm mèo, hành và bún tàu. Khi các thứ trên cùng gia vị được trộn đều, họ đem gói lại bằng miếng mỡ chài, rồi đem hấp chín để tủ lạnh. Khi khách ăn họ mới đem hấp sơ qua lại rồi đem ra cho khách. Phía bề mặt họ rắc thêm ít đậu phọng giã và vài nhánh ngò. Ăn món này ở đây họ dùng bánh tráng nướng để xúc lươn đùm, rồi chấm với nước tương có vài lát ớt.
Chắc vì đông khách nên tôi thấy Lươn Đùm của tôi ăn không có nóng, gia vị ở đây họ làm lạt, chấm với nước tương ăn không đúng gu chút nào.
Tôi thấy bánh mì họ nướng với dầu ớt trông hấp dẫn quá. Gọi thử 1 ố ăn chung với lươn đùm coi thế nào. Thì ra là ổ bánh mì khô, họ chẽ ngay chính giữa, vá ép xòe ra. Sau đó đem phết lên ít dầu và ớt xay, rồi đem nướng. Ăn không ngon gì cả mà lại khô lắm.
Tôi tranh thủ nuốt cho lẹ để nhường bàn cho một cặp vợ chồng cùng 2 đứa con. Thấy họ đứng đợi bàn từ nãy giờ, tội nghiệp quá.
Phía bên hông Chợ Đầm, trên đường Nguyễn Công Trứ, tôi thấy một quày hàng vỉa hè bán món, Bún Cá Lá Ninh Hòa cũng khá đông khách, nên tôi ghé lại thử.
Quán này họ nấu ngon, nồi nước súp nấu bằng xương cá đàng hoàng. Quán nắm ngoài vùng khách du lịch, nên giá cũng bình dân.
Vào thời điểm nhiều người sợ các món béo, đây là một trong những món mà tôi thấy không có, hay rất ít chất béo, tùy thuộc vào loại nhân.
Bột bánh được đổ vào khuôn bánh mà không cần đến dầu mỡ như bánh khọt hay là bánh xèo, Khi bánh gần chín, họ có thể cho thêm nào là: trứng, tôm, mực, thịt băm hay là không có gì hết. Bánh không hay bánh có trứng khi họ cạy ra, tôi thấy họ hay ịn lại chung thành một cập và chính giữa là một lớp hành lá.
Bánh căn đổ có mực hay tôm thường bị ra nước, nên bánh nhìn không hấp dẫn.
Tôi thấy món này cũng khó thích nghi tại các thành phố lớn. Ăn món này là phải đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự chia sẽ. Từng cặp bánh nóng hổi, được bà bán bánh lần lượt đưa tận đến chén của người ăn. Trong thời gian chờ đợi, đó là cơ hội cho mọi người bà tám với nhau. Ai ăn bao nhiêu thì ăn và phần nhiều họ phải tự đếm, họ đã ăn bao nhiêu cái bánh.
Chắc vì thế nhiều ngưới đàn ông họ ngại ăn món này lắm.
Đến hôm nay, cơn bão đã trôi qua rồi, cũng là lúc tôi lên đương thôi. Gần trưa tôi mới rời khỏi nhà. Tôi ghé ngang qua đường Hùng Vương để ăn món Bò Né, cũng là món ăn khoái khẩu của nơi đây. Tôi nghe bạn bè tôi nói món này cũng có mặt ở Nha Trang hơn 20 năm rồi. Tuy nhiên tôi nghĩ có lẽ món này phát xuất từ Sài gòn thì đúng hơn, vì tôi cách đây 20 năm cũng có ăn qua món này tại Nam Sơn Quán, nằm bên hông Vườn Tao Đàn. Đây cũng là một món có kiểu lai theo ẩm thực phương Tây.
Khi người bồi mang miếng bò gang nóng hổi ra bàn, miếng thịt bò mỏng dính đang được tiếp tục chiên, nên dầu nóng bắn lên tung tóe. Khách là cứ phải né sang một bên để tránh khỏi bị dầu bắn lên quần áo, thế là tên Bò Né ra đời.
Miếng bò gang của tôi chỉ có ít thịt bò xắt miếng xào, phủ lên trên là hành tây còn sống, tiêu, ngò và ít mayonnaise, bên cạnh là 1 trái trứng ốp la đã bị vở. Dĩa đồ chua ăn kèm có: xà lách, cà chua, dưa leo, cà rốt và củ cải muối chua.
Món này ăn kèm với bánh mì.
Phải nói là quá tệ, thiếu nào là pa tê và khoai tây chiên, thịt bò làm sai cách, trứng thì bị bể, nên quá chín.
Con Đường TL2 chạy từ khúc Ngã Ba Thành, ngang qua Diên Khánh cho tới Khánh Vĩnh, tôi thấy khá tốt. Qua khúc đó là đường lên đèo mới được làm xong vài năm nay, đường tốt và vắng. Tôi đẫ chạy ngang qua rất nhiều đèo, mà tôi chưa thấy đèo nào dài như là đèo này, mà hình như đèo này vẫn chưa được đặt tên, chỉ lên đèo không là đã dài đến 30 km.
Tôi cũng hên là chạy đến đâu là cơn mưa cũng vừa đi qua. Chỉ đến khi gần tới Đà Lạt là tôi bị mắc mưa một chút và đường khúc này cũng xấu lắm, rất nhiều hố gà.
Chiều nay ở Đà Lạt vì bị mưa, nên ngoài trời cũng khá lạnh.
Trước kia ở Đà Lạt người ta hay có phong tục uống sữa đậu nành nóng, bây giờ tôi thấy thực đơn của họ phong phú hơn. Họ bán thêm cả sữa đậu xanh, sữa đậu phọng, sữa bắp và cả mè đen, tất cả đều bán nóng.
Thêm vào đó khách có thể ăn kèm với các loại bánh: bánh tiêu, bánh tiêu có ít nhân đậu xanh, bánh su kem, bánh gối, bánh bông lan…
Tôi cũng không quên ghé ngang tiệm bánh mì Liên Hoa, nằm trên đường 3 tháng 2. Tôi thấy ổ bánh mì thịt của họ rất ngon, chẳng thua kém gì ổ bánh mì Ba Lẹ Ngã Bảy của Nha Trang.
Tại chợ Đà Lạt, khu tầng trên lầu là dành riêng cho khu ăn uống, khá sạch sẽ.
Vào buổi chiều, tại quày Bà Hương có món Bánh Canh Chả Cá, mà khách bu khá đông.
Sợi bánh canh ở đây họ làm bằng bột lọc.
Atisô, là một đặc sản của vùng Đà Lạt. Phần nhiều ở VN người ta chỉ xắt ra đem phơi khô rồi nấu nước uống cho mát. Ẩm thực của vùng Địa Trung Hải thì họ lại ăn phần mềm của cía bông này, nhưng họ lại hơi phung phí, vì khi chế biến, họ lại đem đổ nước luộc đi.
Súp Lơ Xanh, một loại rau mới có sau này, được nhập giống từ nước ngoài về. Có một hàm lượng dinh dưỡng khá cao và có khả năng ngăn ngừa một số bệnh.
Đà Lạt cũng là nơi sản xuất rất nhiều loại mứt và đồ khô từ hoa quả.
Một cảnh buôn bán hỗn loạn.
Tại sao lại phải ăn hải sản ở Đà Lạt nhỉ???
Dâu, cũng là đặc sản của Đà Lạt.
Trông hấp dẫn quá.
Bánh tráng nướng, một món ăn vặt khoái khẩu ở Đà Lạt, có nguồn xuất phát từ Phan Rang.
Khoai lang và bắp nướng.
Bánh khoai mì nướng.
Thêm một món mà tôi thấy là món khoái khẩu của người Đà Lạt, đó là món Bánh Mì Xíu Mại. Tôi thấy có chỗ họ bán vào buổi sáng và cũng có vài nơi, họ bán vào buổi chiều. Bánh mì xíu mại theo kiểu ở đây là họ múc xíu mại riêng vào 1 chén. Trong chén có thêm cả vài miếng bì, dưa leo bào như sợi bún, húng qué, húng cay và ngò. Khách ăn cay, thì bà chủ sẽ cho thêm ít sa tế vào.
Xắp Xắp, là gỏi khô bò.
Vào buổi sáng, tại Đà Lạt tôi không thấy có món ăn gì đặc biệt để tôi khám phá hết. chiều qua tôi thấy có một quán cà phê trên đường Quang Trung, họ có vài món đặc sản Quảng Ngãi.
Vào buổi sáng thì họ có món Cháo Don. Lần này tôi cho món Don đó thêm một cơ hội, nhưng khi chạy xe qua đến đó. Tôi ngó vào trong quán, tôi chẳng thấy ai cả. Tôi đành quay lại khu chợ Đà Lạt điểm tâm với ổ bánh mì và ly cà phê vỉa hè.
Gần đến trưa tôi mới rời Đà Lạt.
Xin chào tạm biệt Đà Lạt.
Tôi sẽ chạy thoe QL20 để đi xuống Phan Rang.
Tôi chạy hết Đèo Đ’Ran là tôi tới Đèo Ngoạn Mục. Tôi phải nói là đèo này thực xứng đáng với cái tên gọi của nó. Vào thời kỳ này đèo đang trông thời kỳ nới rộng, nên khá bụi bặm và xấu.
Anh này thấy tôi giống dị nhân, nên anh ta muốn giao lưu?
Chạy lẹ lên anh ơi, gần nổ mìn rồi đó.
Hú vía, đang muốn dừng lại chiêm ngưỡng cảnh đẹp yên tĩnh, làm mình cũng hoảng sợ, phải vọt cho lẹ.
Chỗ này là ra khỏi tằm nổ mìn.
Thủ điện Đa Nhim.
Đến Phan Rang, tôi ghé lại quán Bánh Hỏi Lòng Heo và Chả Cá, nằm ở thôn Phước Lợi. Nếu chạy trên QL1 về hướng Nam, chạy ngang qua cầu Lê Duẩn khoảng hơn 100 mét, gặp ngõ đầu tiên là rẽ trái, chạy sâu vào đó thêm 100 mét, là sẽ thấy quán nằm bên tay phải. Quán này là nhờ anh bạn tôi, Phuongdiver chỉ. Tuy chúng tôi có ghé qua rồi, nhưng vì tôi muốn thấy cảnh họ tự làm bánh hỏi tại quán, và lần này tôi đến cũng hơi trễ. Quán này họ tự ép bánh vào buổi trưa, gần 2 giờ trứ họ mới dọn hàng bán.
Dĩa bánh hỏi ở đây cọng mịn, đúng là bánh hỏi, bên trên họ rắc thêm ít hẹ và tóp mỡ ( tóp mỡ ở đây họ làm màu còn lạt quá, ăn chưa có mùi thơm). Một dĩa rau sống: giá, đọt non của cây vạn thọ, xà lách, húng quế, ngò và chả cá. Dĩa thịt thì có: lòng heo, tim, gan, cật và chả cá.
Món này là phải dùng bánh tráng, đem cuộn chung với ít bánh hỏi, rau sống và ít đồ lòng. Rồi chấm với nước chấm. Quán này họ làm tới 3 loại nước chấm: nước mắm pha, nước mắm pha có đậu phọng xay và mắm nêm. Khách ăn cay thì tự cho thêm ớt.
Từ Phan Rang tôi chạy ghé về Cà Ná.
Ở đây xung quanh toàn là đá. Khu vực này ít có bóng cây lắm.
Tôi thường chạy qua nơi đây nhiều lần, mà lần này tôi mới rẽ vào khu chợ, để thám hiểm món lạ.
Tôi chỉ thấy một sự kinh hoàng, dơ bẩn và nhiều ruồi quá. Nhìn đám ruồi đậu gần như phủ kín chén rau câu, thì ai mà dám ăn nữa.
Nghề hấp cá cơm, thu hút khá nhiều chú ruồi. Chạy xe mà há miệng là sẽ có cơ hội ruồi lọt vào miệng. Lúc này tôi lại chợt nhớ đến câu, chó ngáp phải ruồi.
Lúc tôi rời Cá Nà trời bắt đầu đổ mưa. Tôi ghé lại thăm cặp vợ chồng già người Việt Đan, gần khu quạt gió ở Chí Công.
Cái chòi của họ chật hẹp quá. Tôi chỉ kịp uống ly cà phê và tôi sẽ cố gắng chạy về Mũi Né đêm nay. Vì khúc đường này tôi quá quen thuộc, nên tôi mới chạy vào ban đêm, còn không là tôi đã nghỉ lại Chợ Lầu.
Chiều nay tôi rủ gia đình bạn bè tôi cùng kéo nhau đến quán Cá Lóc A-H, nằm gần khu resort. Quán này nằm trong một vườn mận và chỉ bán chuyên về cá lóc: nướng, hấp và chiên xù. Nhưng có lẽ thời buổi này họ bán đông khách quá, họ bỏ mất món nướng rồi, nhưng họ lại nới rộng thực đơn với món gà thả vườn.
Món cá lóc hấp hay chiên, là dùng bánh tráng cuốn với rau sống (húng thơm, húng quế, rau vị, đọt vạn thọ, dưa leo và khế).
Nước chấm ở đây họ pha ngon và có một màu xanh khá hấp dẫn. Hỗn hợp làm nước chấm: lá me non xay nát với ớt xanh cùng với đường, giấm, nước và nước mắm. Chỉ cần 1 phát minh đơn giản thế thôi mà họ đã thu hút bao nhiêu khách đến ăn, trong khi đó quán lại nằm ngay khu chuyên về hải sản tươi sống.
Họ gọi là rau vị.
Mực nướng Sa Tế.
Các lần tôi về Mũi Né, những người bạn thân đi biển mà tôi quen, họ luôn để dành hàng ngon nhất, để mang về nhậu. Bởi thế tôi luôn được ăn mực ngon, tươi hơn cả mực mua ngoài chợ. Vì lý do đó mà tôi ít khi nào đụng đến các món hải sản, mỗi khi tôi có dịp đi ăn nhà hàng.
|
Chả cá ảo hấp. Vào những ngày này, dân cư ở đây họ đánh bắt được rất nhiều cá ảo, vì thế giá thành trở nên rất rẻ. Gia đình bạn tôi họ mua về làm chả cá. Loại cá này nếu lớn lên sẽ trở thành cá thu.
Chúng tôi đi Phan Thiết chơi, trên đường về lại gặp phải một cơn giông. Thế là chúng tôi có dịp ghé lại Quán Bê Thui Thanh Cúc, nằm trên đường Phan Trung. Tôi thích ghé lại quán này, vì họ phục vụ khá chu đáo, giá cả phải chăng và món bê thui của họ ngon.
Bê Thui ở đây thịt bên trong còn tái, nhưng miếng da lại chín mềm. Họ thái thịt không được mỏng như tại quán 7 Lép, Cầu Mống.
Phủ trên lớp thịt là hành tây sống, thái lát. Một dĩa nhỏ thín kèm theo và miếng chanh, là để khách tự pha trộn thêm vào dĩa thịt
Dĩa rau sống gồm có: húng quế, húng thơm, hành lá chẻ và tía tô. Thêm một dĩa khác là: khế, chuối chát và dưa leo.
Nước chấm của họ là tương xay, nhưng họ có cách pha chế riêng thật ngon.
Khi ăn khách tự cuốn các thứ mình thích và thêm một ít bún, rồi chấm vào tương xay mà ăn. Khách có thể căn thêm ớt xanh hay nguên tép tỏi sống.
Món Bê Ghim cũng tương tự, nhưng lại được cắt theo hình con cờ.
Lẩu Bò Nấm Đông Cô, tôi thường ăn món Bò Hầm Đậu Đen, nhưng hôm nay đổi món một chút ăn cho lạ miệng.
Dĩa rau chỉ có đơn giản mồng tơi và cải xanh.
Nước chấm là tương xay pha với ít chao. Món này là ăn chung với bún.
Chiều tối nay chúng tôi lại có món sò dương để nhậu. Thêm một anh bạn ngư dân, mới đi biển về.
Loại sò này ngọt lắm, nếu có công chẻ đôi mà phơi khô, ăn sẽ ngọt hơn cả mực khô.
Chiều nay chúng tôi ra bãi trước của Mũi Né để kéo thử tây lưới mới mà anh bạn tôi mới mua về.
Vào mùa gió nam bãi ở đây bị động, nên nước đẩy các rác rưới vào đây, vì thế mà trông dơ lắm.
Các ghe đánh cá đều phải qua phía bãi sau để neo, núp cho hết mùa gió.
Mũi Né là trùm của nghề hấp cá cơm. Món này là chỉ xuất qua TQ.
Người Việt mình ăn là cá cơm chỉ phơi khô mà không cần phải qua giai đoạn hấp.
Thường người ta hay kéo lưới vào lúc nước lên, nhưng lúc này nước đang xuống, chúng tôi vừa phải kéo lưới nặng mà lại có ít cá thôi.
Trời xấu vì đang ảnh hưởng bão số 7.
Tôi chỉ đi theo làm phó nhòm và thợ vịn thôi.
Chiến lợi phẩm buổi chiều nay.
Mộc mạc và đơn giản. chỉ có lon bia là phải chạy theo đà tân tiến một chút.
Lẩu Dê, tại khu Hàm Tiến, Mũi Né tập trung 4 quán lẩu dê. Các quán ở đây có thể là họ không nấu hợp them khẩu vị của người dân SG, nhưng thịt dê ở đây rất tươi và ngon (vì tôi biết họ chỉ giết đủ dê để bán trong ngày mà thôi). Các quán ở đây họ chỉ làm đơn giản có 3 món: nướng, hấp và lẩu. Họ chỉ bán vào buổi chiều.
Lẩu dê là họ nấu với 1 thang thuốc bắc, nấu theo kiểu người Tàu. Tôi thấy lẩu dê ở đây họ nấu cũng như các nơi khác thôi, chỉ khác biệt nhau cách nêm nếm, nhưng cái lẩu ở đây hơi nhiều dầu mỡ quá.
Lần này là vì gia đình họ có giỗ. Con heo anh bạn tôi quay ăn ngon hơn lần trước, da giòn đều. 1 con heo như thế này quay cỡ 2 tiếng, nhưng muốn gia vị thấm ngon, họ phải ướp từ sáng sớm hay là qua đêm.
Tôi tránh được cơn bão số 6 khi ghé Nha Trang, giờ tôi lại mới tránh xong cơn bão số 7. Tôi đã quá may mắn trong những ngày ăn trực nằm chờ ấy, tôi đều được những người bạn đón tiếp tôi quá tốt.
Tôi đã chuẩn bị mọi thứ xong và chiều nay tôi sẽ đạp đến Hàm Tiến. Tôi chưa kịp ra khỏi nhà, thì một cơn giông lớn ập tới và rĩ rã cho tới tối. Thôi ngày mai đi cũng được vậy.
món Don ở Quảng Ngãi không nằm trong thành phố mà nằm ở xã Nghĩa Hòa cách tỉnh Quảng Ngãi chừng 8km. Khi nào anh ghé thì hỏi lại người dân chỉ Nghĩa Hòa là có liền.
Trả lờiXóa