Bánh Căn, một món ăn quá quen
thuộc cúa thường dân ở khu vực Nam Miền Trung. Nhưng tôi chỉ biết về món ăn dân
giã này cách đây 9 năm. Lúc đó trong một cuộc hành trình dọc theo QL1, tôi ghé
Phan Thiết và câu hỏi đầu tiên của tôi trao đổi với người chủ khách sạn.
Cho tôi hỏi ở đây có món gì
đặc biệt hay không?
Anh ta nhanh nhẹn trả lời,
hải sản ở đây tươi lắm anh ơi?
Sau nhiều phút cố gắng giải
thích cho anh ta hiểu ý tôi, anh ta mới trả lời.
À có món Bánh Căn, đó anh.
Thoạt đầu tôi nghe phát âm
tôi cứ tưởng là món bánh canh, thứ đó thì đâu có xa lạ gì đối vơi tôi.
Nhưng anh chủ khách sạn lúc
này khá tự tin và khuyến khích tôi nên đi thử.
Tìm đến chỗ bán Bánh Căn lụp
xụp vỉa hè, tôi chỉ thấy có mỗi bà đang đổ bánh khọt ,mà chẳng có nồi bánh canh
nào cả. Thôi lỡ ngồi xuống rồi, thì phải ăn thử thôi.
Bà chủ quán mĩm nụ cười tươi
và hỏi tôi, cậu ăn nước mắm pha hay là nước cá?
Tôi chẳng hiểu mô tê gì hêt,
và trả lời đại. Dạ cho em cả 2 thứ.
Bà ta múc cho tôi 2 chén nước
chấm. Sau đó đưa cho tôi tiếp một dĩa bánh, gồm 5 cặp bánh khọt, chính giữa có
kẹp hành lá xắt nhỏ. Tiếp theo bà ta đưa cho tôi tiếp một dĩa dồ chua và xoài
xanh bào sợi.
Tôi đang phân vân cách ăn
kiểu nào đây, thì bà chủ như hiểu ý, liền hướng dẫn tôi cách ăn và giải thích
cho tôi biết, món này gọi là bánh căn.
Trước tiên tôi gặp một cặp
bánh căn cho vào chén nước mắm pha, sau đó là gắp thêm một ít đồ chua và xoài
bào sợi. Tôi thấy món này cũng là lạ, gần như là một món chay và ăn lại không
có béo như là bánh khọt. Tôi chỉ thấy kiểu nước mắm ở đây họ pha vừa ngọt và
rất lạt, trong nước mắm lại không có tỏi.
Tôi thấy đây là một món ăn
thật là xa lạ đối với tôi.
Sau này trong thời gian ở Mũi
né và Nha Trang, tôi đã biết thêm nhiều về món này. Bánh căn là có nguồn gốc
của người Chăm. Loại bánh này là làm bằng bột gạo và đặc biệt là phải có thêm
một ít cơm nguội xay trong bột tráng bánh, như thế bánh mới dẻo.
Thêm một điểm hay của bánh
này là khi tráng lại không cần đến dầu mỡ. Vì thế tôi thấy bánh này rất thích
hợp cho những người thích giảm béo.
Thường tôi thấy nước chấm cho
món ăn này là nước cá nục kho và nước mắm pha. Nước mắm ở vùng này, họ pha rất
loãng và ngọt ngọt, có thể húp được. Ngoài ra cũng có vài nơi họ ăn chung với
mắm nêm.
Theo lối ăn của người thường
dân, tôi thấy họ chỉ tráng bánh không, hay là tráng chung với trứng gà hay
trứng cút. Có thể mới sau này, theo nhu cầu của khách du lịch mà món bánh căn
được tráng chung với thịt băm và mực. Tôi thấy mực thì hay bị chảy nước cho nên
bánh không được ráo. Có người cho tôi biết lý do họ không dùng tôm, vì tôm ra
nước rất nhiều. Rồi cũng có người dùng bánh căn chung với nước xíu mại, chung
với chả cá, chung với trứng luộc….
Một dịp tôi ghé ngang Thành
Phố Phan Thiết, tôi được một anh bạn thân tại đây, dẫn tôi đến một quán Bánh
Căn không tên, nằm trên số 178 Trần Phú.
Chúng tôi khởi đầu với 2 tô
đủ thứ. Trong tô đủ thứ có: nửa trái trứng gà, 2 trái trứng cút, một ít
tóp mỡ, 2 viên xíu mại, 2 miếng bì kho, nước của xíu mại, một ít tóp mỡ, ít hàh
lá xắt nhỏ và xoài bào sợi. Sau đó chúng tôi kêu thêm một tô cá nục kho, để ăn
chung.
Dĩa bánh căn họ đổ với trứng thì để riêng vào một dĩa.
Anh bạn tôi, chỉ tôi cách ăn của anh ấy, là anh ấy dằm tất cả mọi thứ cho nát, cả con cá nục và con cá kho, anh ta cũng dằm nát cùng trong chén nước xá xíu. Sau đó anh ta mới gấp từng cặp bánh vào tô và cũng dằm nát, làm như thế miếng bánh mới hút được nhiều nước sốt. Anh ta giải thích.
Dĩa bánh căn họ đổ với trứng thì để riêng vào một dĩa.
Anh bạn tôi, chỉ tôi cách ăn của anh ấy, là anh ấy dằm tất cả mọi thứ cho nát, cả con cá nục và con cá kho, anh ta cũng dằm nát cùng trong chén nước xá xíu. Sau đó anh ta mới gấp từng cặp bánh vào tô và cũng dằm nát, làm như thế miếng bánh mới hút được nhiều nước sốt. Anh ta giải thích.
Khi nào họ ăn xong hết cặp
bánh căn, họ mới gắp thêm một cặp bánh mới bỏ vào tô và dằm tiếp.
Khách ăn hết 5 cặp bánh trên
dĩa, cô phụ bàn sẽ mang thêm bánh ra, nếu khách có nhu cầu ăn thêm.
Tôi
thấy quán này khá chu đáo, trên bàn ăn họ có thêm chai nước mắm, hũ tiêu, hũ ớt
xay và dĩa ớt xanh, để khách tự nêm thêm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét