Bánh Canh Chả Cá, Phan Thiết
Tùng XíchLô
Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013
No Comments
Cách đây gần 5 -6 năm gì đó, lần đầu tiên tôi ghé Mũi Né. Một người bạn tôi quen, dẫn tôi đến một hàng gánh Bánh Canh, ngay làng chài, để cho tôi thưởng thức món ăn đặc trưng nơi đây.
Món ăn mộc mạc này đối với người dân Ninh Thuận, hay dọc theo bờ biển từ Phú Yên cho tới La Gi rất là quen thuộc. Món này du khách có thể thưởng thức từ mờ sáng cho đến lúc đêm khuya.
Quày gánh mà tôi đang ngồi chờ đợi, đón nhận tô bánh canh bột gạo đầu tiên trong đời tôi, là một điểm bánh canh nổi tiếng của làng chài Mũi Né. Quày gánh này họ chỉ bán vào lúc quá trưa và tới khoảng 3 giờ trưa là họ bán hết sạch.
Tô hay đúng ra gọi là bát bánh canh,được cô chủ gánh mới múc nóng hổi, trao thẳng đến tay tôi. Trong tô bánh canh tôi thấy nào có: chả cá chiên viên, chả cá chiên xắt nhỏ, 2 trứng chim cút, hành trụng, tiêu và ít hành ngò xắt nhỏ.
Khi khách ăn, nếu có nhu cầu nêm thêm, thì ngay trên bàn có sẵn chén nước mắm ngâm rất nhiều ớt xắt nhỏ, ngoài ra còn có thêm một chén chanh. Tôi ăn cũng thấy tạm được, vì thứ nhất là nước súp ngọt vị đường và được nêm với nhiều bột ngọt. Tôi phải dùng thêm 2 miếng chanh và thêm 1 muỗng nước mắm để cân bằng lại vị bát bánh canh của tôi. Sợi bánh canh bột gạo ở đây họ làm, tôi không thấy thích cho lắm. Không có độ mềm dẻo khi nhai, mà là bở rẹc, loại bánh canh này chắc thích hợp cho người lớn tuổi.
Ăn xong chén bánh canh gạo, tôi tiếp tục cuộc thí nghiệm với tô bánh canh bột mì. Bột mì ở đây có nghĩa là bột mì tinh hay còn gọi là bột năng. Khi nào khách ăn, cô chủ quán mới bắt đầu bỏ những sợi bánh canh tươi, vào một nồi nước sôi liu riu để luộc. Bánh canh chín, cô ta mới vớt những sợi bánh canh trơn trượt vào bát, sau đó cô ta cho ít chả cả lên trên, rồi rắc tiêu, điểm thêm ít hành ngò và chan một mui nước lèo nóng hổi vào bát.
Loại bánh canh này cũng là lần đầu tiên tôi được biết tới. Khác với sợi bánh canh lúc nãy, sợi bánh canh bột mì trông thật hấp dẫn với màu trong vắt và rất trơn trượt, vì thế tôi dùng muỗng cho dễ ăn. Tôi quả thật không thích sợi bánh canh kiểu này, vì coi bộ hơi dai, rất khó nhai nhưng lại dễ nuốt. Bộ phận tiêu hóa của khách mà không ổn định, cứ nuốt loại bánh canh này thường xuyên, tôi nghĩ cũng sẽ mau bị đau bao tử.
Vào thời điểm đó, mỗi bát bánh canh như thế tại Mũ Né họ tính tôi với giá 3 ngàn 5 trăm đồng, thật là rẻ bèo.
Kế bên cạnh quày gánh này, có một ông bán sữa chua lớn tuổi, ngồi bán ké. Phải nói là ly sữa chua ông ta tự làm rất là ngon. Ngoài ra ly sữa chua này cũng có công hiệu, giúp cho miệng tôi đỡ ê ê vì tác dụng của bột ngọt.
Một thời gian sau tôi hãnh diện làm tour guide và dẫn một nhóm bạn của tôi từ Sài Gòn đến đây thưởng thức. Chúng nó mới húp vào có mỗi muỗng nước lèo, mà chúng đã la lên. Mày nói là dẫn tụi tao đi ăn bánh canh, sao lại dẫn tụi tao vào quán chè dzậy?
Suy ra đám bạn tôi khó tính thiệt, so với chúng nó thì tôi quá là dễ tính.
Một thời gian ngắn sau đó, tôi đã mê mẫn về thắng cảnh và cuộc sống an nhàn nơi đây.Tôi quyết định rời xa đô thị, di cư về vùng biển trong sạch này, để sống thanh thản 2 năm. Những ngày tôi lười nấu nướng, lâu lâu tôi lại lót bụng bằng món bánh canh Mũi Né và trong đầu tôi, đôi khi tôi cứ tưởng là mình đang ăn chè.
Ngày nay với thời buổi kinh tế, ít còn quán Bánh Canh Chả Cá nào họ tự làm chả cá nữa mà chỉ mua ở những nơi khác, đã làm sẵn. Như thế họ sẽ không có xương hay đầu cá để nấu nồi nước lèo, theo lối xưa nữa, vì thế họ sẽ dùng bột nêm và đường.
Chỉ có thế thôi, mà nhiều quán Bánh Canh ở Phan Thiết, các bác có ghé vào ăn sẽ cũng tưởng là mình đang ăn chè ấy. Theo kinh nghiệm của bác Hung Châu, có lẽ họ đang dùng chính sách đẩy mạnh phong trào tiêu thụ nước mắm Phan Thiết. Cho nên mỗi lần ăn món này, tôi lại phải nêm lại với nước mắm và chanh, hơi mạnh tay hơn thường lệ.
Cũng may là tôi có vài người bạn thổ địa. Họ chỉ tôi đến quán Bà Lý, nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Quán này là một trong ít quán quán còn lại, mà họ vẫn còn tự làm chả cá ở nhà, nên họ có sẵn xương và đầu cá để nấu nồi nước lèo thơm ngon đúng theo kiểu xưa. Tuy nhiên tại quán này, họ vẫn phải dùng thêm xương heo để làm cho nồi nước súp thêm ngọt theo kiểu tự nhiên.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Labels
Popular Posts
-
Tôi chạy theo QL14 để tới Kon Tum vào chiều nay. Đoạn đường hôm nay không có ấn tượng gì, vì đang được sữa chữa, nên bụi mịt mù. Vì thế ...
-
Nếu nói về rau khô hay rau thơm khô, thì tôi thấy VN mình có ít sản phẩm lắm. Xứ mình chỉ có: dừa khô, xả khô, ớt khô, gừng khô, nghệ khô...
-
https://www.facebook.com/ScienceNaturePage/videos/1308343825964539/UzpfSTEwMDAwNTU0NzQyNTkyMDo4NjYzNDMzNTY4OTM5MDQ/
-
Nếu bạn được tặng1 cái lu, để mùa mưa hứng nước. Dzậy mùa không mưa, bạn dùng cái lu đấy làm gì? Cái lu cũng là cái chum, cũng là cái lú m...
-
Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin Anh NGUYỄN THANH TÙNG "Tùng Xích lô" Người nghệ sỹ ẩm thực Gã đầu bếp lãng du Một n...
-
Bánh Hỏi An Nhứt. Từ trung tâm Bà Rịa chạy theo QL55 khoảng 8 km về hướng Bình Châu, bạn sẽ tới xã An Nhất, có người lại đọc là An Nhứt. ...
-
Xin hỏi có bác nào biết gì về trái ni không? Mới đầu tôi tưởng là dây chùm bát, nhưng nhìn gần thì thấy giống chanh dây. Để ngày mai sẽ mổ...
-
Lá trầu, lá tiêu và lá lốt hơi có hình dáng giống nhau. Tui Tây gọi lá trầu và lá lốt cùng một tên, Betel leaf. Một lần ông anh họ ...
-
Hôm nay tôi xin giới thiệu các bạn về củ Sá Kiếng hay Xá Kiếng gì đấy. Tôi chỉ biết củ này có thể mua tại vài chợ, vùng Cholon thôi. Ngườ...
-
1 lần tôi chỉa ống nhòm vào dĩa vú nàng, trước lúc không được ai đụng đũa, trong một bữa nhậu hải sản. 1 anh bạn không thân ngồi kế bên, d...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét