Tôi phải tới Bạc Liêu đến 5 lần, tôi mới nghe nói về món
Bánh Tầm Ngan Dừa. Vì thế mà tôi đã bỏ nguyên một buổi sáng, đế chạy hơn 45 cây
số từ thành phố Bạc Liêu, trên con đường làng chật hẹp, cho tới Ngan Dừa. Chỉ
để thưởng thức mỗi một món ăn này.
Có nhiều món ăn tôi thấy báo chí ca ngợi rất hay, nhưng thật
tế là không phải như vậy. Tuy nhiên với sự vất vả hôm nay, tôi thấy thật là một
chuyến đi quả là hài lòng.
Tôi đã phải chạy theo đường tắt và vượt qua một con đò nhỏ,
rồi tôi cũng mò tới xã Ngan Dừa vào lúc mới hơn 10 giờ.
Sau một lúc vòng vo xung quanh khu vực chợ, mà tôi không tự
tìm thấy quán bánh tầm nào. Tôi đành phải hỏi thăm tin tức của người dân địa
phương. Thì ra đây không phải là một món ăn sang trọng, nên người ta chỉ bán
trên các xe đẩy, nằm rải rác xung quanh khu công viên chợ. Vào lúc này các hàng
quà sáng đã chuẩn bị nghỉ trưa.
Xe đẩy đầu tiên tôi ghé lại ăn, họ đã bán hết xíu mại. Trên
dĩa bánh tằm bà chủ quán trao cho tôi, gồm có: bánh tằm se, rau thơm xắt nhỏ,
dưa leo băm và một ít ớt xay. Nước mắm
pha chua ngọt thì bà chủ quán sẽ chan lên trên dĩa bánh, nhiều ít tùy theo nhu
cầu của khách.
Khi ăn tôi chỉ cảm thấy mùi vị béo thoang thoảng của nước
cốt dừa, mà từ nãy giờ tôi để ý không thấy bà chủ quán có chan nước cốt dừa
đâu?
Vì tôi thấy bà chủ này đã không thật tình, khi đã bán cho
tôi một dĩa bánh tầm cuối cùng thiếu xíu mại, mà không báo cho tôi biết. Nên
tôi cũng chẳng cần bận tâm hỏi thăm về món này. Tôi tranh thủ ăn mau cho hết,
để kịp thời chạy qua xe khác ăn tiếp.
Ghé lại xe bán bánh tầm khác bên gần bên mé sông. Tôi thấy
cô chủ quán bên này vui vẻ hơn và tôi cũng lợi dụng thời cơ để khai thác.
Dĩa bánh tầm bên đây thì cũng y chang như dĩa lúc này tôi
vừa mới ăn xong, chỉ khác nhau là bên này còn có thêm 2 viên xíu mại.
Tôi vừa thưởng thức dĩa bánh tầm và cô bán hàng giải thích
cho tôi biết, là các xe bánh tầm nơi đây, họ đều làm khác nhau. Vì sợi bánh tầm
se không thể làm theo công nghệ hiện đại tại các lò bún, nên mỗi gia đinh chỉ
đủ làm để bán và mỗi nhà đều có bí quyết pha bột khác nhau.
Để se được sợi bánh tầm, ngoài bột gạo, họ còn phải pha thêm
bột mì tinh và bột nếp để sợi bánh có độ dai dẻo. Bánh tầm kiểu làm nơi đây là
phải se bằng tay và khi sợi bánh được hấp chín, họ phải trộn đều sợi bánh với
nước cốt dừa. Làm như thế sợi bánh mới bóng lưỡng và không dính vào nhau.
Hèn chi tôi ăn mà cảm thấy sợi bánh tầm nơi đây sao vừa ngon
béo và thơm một cánh kỳ lạ. Tôi vẫn đang thắc mắc một món ăn ngon đặc biệt như
thế này, sao không ai trong xã mạo hiểm một phen ra Thành Phố Bạc Liêu bán thử?
Cô bán hàng vui vẻ giải thích cho tôi biết thêm, là ngoài
khâu làm bánh tầm đã nhọc công, họ còn phải tự làm lấy bì, xíu mại và pha nước
mắm nữa. Làm bì thì họ dùng thịt ba chỉ khìa chun với nước cốt dừa, rồi sau đó
mới đem xắt sợi và trộn chung với thính có ít tỏi.
Cô bán hàng cũng cho tôi biết thêm, trong xã đã có người ra
thành phố thử thời vận, nhưng vì bán đắt hàng quá, rồi họ không tìm ra người
phụ, nên họ không thể làm theo kịp thị ứng.
Ăn xong 2 dĩa bánh cằn hông, tôi lại thong thả chạy ngược
hơn 45 km để về lại TP. Bạc Liêu, và tôi cũng không quên mua giúp cô bán bánh
tầm vui vẻ, phần bánh tầm còn lại. Để cô ta còn về nhà, lo việc cơm nước trưa
và quá trưa, chiếc xe này lại được đẩy lại góc sông, để bán tiếp thêm buổi
chiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét