Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Gỏi lá Kontum, xứng đáng bực đàn anh trong các loại gỏi lá.

Tôi chạy theo QL14 để tới Kon Tum vào chiều nay. Đoạn đường hôm nay không có ấn tượng gì, vì đang được sữa chữa, nên bụi mịt mù. Vì thế tôi không có la cà như mọi khi, mà tôi ráng chạy cho mau tới. Tôi chỉ dừng lại quán nước chỉ có một lần.
Tại Kon Tum, tôi chỉ cần đảo 2 vòng, là bản đồ nhỏ bé của thành phố này đã nằm gọn trong đầu của tôi. 

Trước tiên là tôi ghé quán Gỏi Lá Út Cưng, năm trên đường Trần Cao Vân.
Lúc này trong quán không có khách, nên mọi người quay quần trò chuyện với tôi rất vui nhộn. Vì họ tò mò là sao tôi lại đi long bong với con chó con, mà sao lại không có bạn đồng hành?
Tôi xin phép ra vườn sau chụp các loại rau, lá họ trồng, nhưng tiếc quá, bây giờ là đầu mùa mưa, họ đang chuẩn bị trồng mớ rau mới.

Đây là món ăn gia truyền của ông ba để lại, cô con gái tên Trâm kể cho tôi nghe. Theo cô nhớ lại, quán đã có trên 30 năm. Ba cô trước kia cũng là một thầy thuốc nam, nên ông ấy am hiểu về các loại rau lá.

Ooh trông ấn tượng quá, nguyên một khay rau rừng đươc đặt ngay trước mặt tôi. Nếu đúng trong mùa mưa, khay rau rừng tại quán này có trung bình ít nhất là 50 loại rau lá khác nhau
Kèm theo là một tô nước chấm làm bằng tôm, thịt heo băm cùng với ít gia vị và mẻ ( một loại mẻ mà họ làm gần như cơm rượu), một dĩa thịt luộc cùng với tép suối luộc (ở đây họ am hiểu về kỹ thuật nấu nướng, họ luộc thịt hồng đào), dĩa sau cùng là bì heo luộc trộn thính (thính thì họ rang chưa được vàng cho lắm, làm hương vị thơm chưa đạt). Thêm vào đó còn có thêm một dĩa nhỏ tiêu sọ, một dĩa nhỏ muối hột và một dĩa nhỏ ớt hiểm.


Cô Trâm chỉ tôi cách ăn, là trước tiên lấy một cái lá có kích thước lớn, sau đó cho các loại lá kia lên trên, cùng với vài lát thịt và tép, kế tiếp cuộn lại thật chặt như hình cái phễu. Chan ít nước sốt lên trên, thêm 1 hay 2 miếng bì, 1 hạt tiêu, 1 hạt muối và tiếp theo là bỏ vào mồm nhai. Tôi tin rằng nếu tôi bỏ mỗi loại một lá, cuộn gỏi lá của tôi sẽ to đùng và tôi sẽ không thể nào cho hết vào miệng được. Những kẻ nào to gan, họ cắn thêm một miếng ớt hiểm nữa.

Quao, nước chấm ở đây ngon lắm. Bình rượu cần mà tôi uống còn dư hôm qua, tôi lại lôi ra và thưởng thức chung với Gỏi Lá Rừng, thật quá tuyệt vời.
Bánh Tráng Trảng Bàng mau lên đây để sách dép thôi.

Lúc này tôi cũng học hỏi thêm là Rượu Cần có nhiều loại. Rượu mà tôi đang uống gọi là Rượu Gào làm từ khoai mì, là loại rẻ tiền nhất. Trong khoai mì có nhiều tạp chất vì thế mà tôi đã có chịu chứng nhức đầu khi uống hồi trưa qua. Các loại Rượu Cần khác là được làm bằng nếp than, nếp trắng hay là trái cây. Muốn thưởng thức rượu cần đúng ý, thì thực khách nên gọi điện thoại trước, để chủ quán chế nước suối vào bình ít nhất từ 3-4 tiếng, bình rượu mới ngon.

Tôi thì mê mẫn chụp hình các loại rau, để sau này tôi còn học hỏi và nhận diện. Cô Trâm đã rất nhiệt tình giúp tôi ghi chép lại tên tuổi và cách sử dụng các loại rau đó, trong việc điều trị bệnh.
Thật là buồn một điều không vui đã xảy ra, con Meo vì ham đùa giỡn với con chó nhà đối diện, đã lao ra ngoài đường, đâm thẳng vào chiếc xe SH. Làm 2 người trên xe bị té trày trụa. Cũng may là họ không sao, con chó kia bị què, còn con Meo nhỏ bé của tôi, ráng chạy đến núp dưới chân tôi rồi giẫy dụa trước khi ra đi vĩnh viễn.
Quá tiếc, tôi đã mất đi một thằng học trò có biệt tài nêm nếm.

Gỏi lá Kontum

Lá Sung, vị chát. Lá có hột là điều trị bệnh ung thư.

Lá Đinh Lăng, vị chát. Điều trị: ra mồ hôi trộm, nhứ đầu, đau lưng vá các bệnh đau khớp.

Lá Bưa, vị chua

 Lá Ngành Ngạnh Đỏ, vị chát

Lá Trâm, vị chát, có mùi thơm.

Ngãi Cứu Đỏ và Xanh, vị ngọt. Có tác dụng giải cảm, xa dây chằn, đau bụng và nhức mỏi.

Lá Sóng Xanh và Đỏ, vị chua. Nấu canh cá đồng mà nêm nước mắm, sẽ có vị chua, mà nêm nếm bằng knor sẽ có vị ngọt.

Rau Mùi
Húng Quế

Rau Ngỗ
Díp Cá


Hành Lá,
Cải Xanh

Sâm đất rất tốt cho cơ thể giải nhiệt. Nấu canh sẽ ra chất nhớt như rau Mồng Tơi. 
Tía Tô giải cảm.

Cỏ Sữa, vị đắng, điều trị đường ruột, kiết lị, Nếu chó con ị ra máu, đem giã vắt nước cho chó con uống.
Càng Cua, vị chua.

Bồ Đề Đỏ và Xanh, vị chát. Tác dụng giải say rượu và nhứt đầu.

Lạc Tiên, hơi ngọt, dùng nấu canh. Giúp cho ăn được, ngủ được.

Lá Lốt, vị đắng, điều trị nhứt răng.
Lá Hẹ, vị ngọt, điều trị ho.

Rau đắng, Rau Má, vị ngọt. Cả 2 loại trên dung cho việc giải nhiệt, trị lở miệng.

Ngũ Da Bì, vị chua. Có tác dụng xua ruồi muỗi, trị đau bao tử hay ợ chua


Me Đất, vị chua, giúp trị ho và đau nhứt răng. 
Cải Trời, vị ngọt, ăn nhiều sẽ không rụng tóc.


Chó Đẻ, vị đắng, điều trị gan, đau bụng khi có kinh nguyệt.
Cần Tây, vị ngọt, điều trị hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu và giúp giảm cân.

 Lá Ngổ Trẫu, vị chát.
Lá Chùm Ruột, vị chát.

Lá Nhàu, vị chát. trị đau đầu. Trái nhầu ngâm rượu uống, trị nhức mỏi.

Lá Tần, vị the the, trị ho.

Lá Sóng Đời, giúp cầm máu, trị ho rất tốt
Lá Móng Tay (một loại sống đời), vị chát và chua. Hái vào buổi sáng sẽ có vị ngọt, điều trị bệnh ho. Hái buổi chiều sẽ có vị chua chát, giúp trị huyết áp.

Lá Cam Leo, vị chua, có mùi thơm, trị khàng tiếng và rát họng

Ngò GaiNgò Rí.

Lá Mơ Đỏ và Xanh, thơm, giúp tiêu hóa, trị đau bụng.

Lá Kinh Giới, thơm, 
Lá Giang, vị chua

Cam Thảo Đất, vị ngọt, 
Lá Nhãn, vị chát, giải say rươu, trị dau bao tử.

Lá Xoài, vị chát, thơm

Lá Dừng, vị ngọt

Lá Dâu Đất, vị ngọt

Lá Dú Bò, vị chát


Lá Ổi, vị chát. Điều trị đau bụng và tiêu chảy.

Cây rau sam, lá huyết ứ, sát trùng, ho ra máu, trợ tim, trừ giun.
Rau thì là, trị mận cảm ngứa, lên hột, giải độc tiếc tố nhanh.
Lá ngỗ trẫu, bó bông gân.
Lá lượt vàng, ngừa ung thư
Lá Bưởi
Lá chanh
Lá Khổ Qua
Lá É Trắng
Lá Tằm Bóp
Lá Sa Xị
Lá Cóc

1 nhận xét: