Một loại bia từ xứ Tiệp. Công thức này có hơn 100 năm và khâu sản xuất vẫn còn giữ nguyên truyền thống cũ. Nguồn nước để làm bia được lấy trực tiếp tại mạch trong núi, thuộc vùng Bắc Bohemia.
Để làm ra loại bia này họ vừa dùng mầm lúa mạch và mầm lúa mì. Sau đó bia này được ủ ít nhất 2 tháng, rồi mới được xuất ra thị trường và chỉ để thưởng thức cho mùa Giáng Sinh. Vì thế mà bia có tên Christmas Beer.Bia có màu trà đậm, rất trong. Độ cồn là 6%, bọt bia giữ rất lâu. Mới uống có vị đắng của hoa bia và vài hớp sau đó là có vị ngọt. Bia này uống rất đầm và đậm đà, nhưng đối với tôi, thì không có gì đặc biệt cả, nhưng dĩ nhiên là ngon hơn các loại bia giải khát hàng ngày.
Konrad Dark 11, sản xuất cùng nhà mày như trên, có màu đen nhưng trong, có vị đắng của hoa bia, có vị khét cúa lúa mạch. Hậu bia thì ngọt, không có mùi thơm, thoang thoảng mùi phô mai xanh.
Một chai bia không mấy ấn tượng, chỉ nằm trên trung bình một tý thôi.
Hãng bia Thistey được thành lập vào năm
1902 và nằm gần góc Tây Bắc lạnh lẽo của Đan Mạch. Đến năm 1995, nhà máy này
thí nghiệm làm bia Xanh, Organic. Bắt đầu từ đó, họ cho ra hàng loạt bia Xanh,
để đáp ứng theo thị trường của người tiêu dùng.
Ở Đan Mạch, bia thường được gọi là
Pilsner và nằm ở 4,6 % vol.
Beer Classic, được nằm một bậc cao hơn,
nói về đẳng cấp. Chai bia này được làm bằng một loại lúa mạch sấy hơi nâu và
một loại sấy hơi bị cháy. Cả 2 loại lúa mạch và hoa bia đều là sản phẩm Xanh.
Được kiểm soát chặt chẽ của hội Chất Lượng Xanh Đan Mạch.
Bia có màu nước trà đậm và trong. Bọt
bia tan chậm. Tôi có thể thoảng được mùi thơm khét nhè nhẹ, vị đắng của hoa bia
thì quá ẩn. Theo tôi, chai này dễ uống và tôi thích chai này hơn chai hôm qua.
Chai Pilsner, cùng hãng, uống cũng tạm thôi, nhưng được làm với lúa mạch Xanh, nên dĩ nhiên là tôi uống cũng có thể cảm nhận được vị ngon hơn những chai bình thường.
Bắt đầu vào những năm đầu của thể kỷ 21,
theo tôi biết tại Hoa Kỳ và Đan Mạch, nổi lên phong trào tự làm bia tại nhà. Một
số khóa học được tổ chức, để đám ứng cho những kẽ thích hiểu biết về bia, hihi,
trong đó có tôi.
Lần lần những người đam mê này họ tự sản
xuất bia tại nhà và đem đi thi trong những ngày lề hội, do nhóm họ tổ chức.
Tình cờ mọi người phát hiện, làm bia theo
số lượng nhỏ không ngờ cho ra đời bao nhiều loại bia ngon lạ và tươi.
Một số bia không ngờ vượt quá trội và
những nhà tài trợ không ngần ngờ tài trợ vào cho những anh bạn (xin lỗi môn này
hầu như không có nữ tham gia), đã cho ra đời chai bia thắng giải.
Thế là một số nhà bia nhỏ moc lên, được
gọi là microbrevery. Những nơi đây họ vẫn áp dụng theo lối sản xuất cổ điển, vì
thế bia họ mắc hơn là bia nhà máy. Nhưng nhờ sự ủng hộ của những người hiểu
biết, họ vẫn chiếm được một thị trường bé nhỏ.
Thường các loại bia mà họ cho ra đời,
chỉ đủ cung cấp cho những nhà hàng trong tỉnh. Ngoại lệ lâu lâu có chai nào mới
được thắng giải, họ mới dám cho sản xuât theo số lượng cao và vì thế mới được
lọt ra ngoài tỉnh.
Cũng may là tôi mua được chai này của
một siêu thị bình dân của Đan Mạch, Netto. Trong tuần này họ chỉ mua một số
lượng nhỏ của lô hàng này và chia sẻ với giá rẻ cho những kẻ mê bia. Thế là tôi
vội vả mua ngay 1 chai. Tính ra chỉ tốn 10 Dkr = 38 ngàn đồng VN cho ½ l, một
giá quá rẻ, theo tiếng lóng của quê ngoại tôi, gọi là ”giá mua cắp”. ;)
Sorte Nat, dịch ra tiếng VN là Đêm Đen
và dĩ nhiên nước bia đen lắm. Đen đến nỗi mà không thể nhìn xuyên qua bên kia
ly được.
Chai bia này được sản xuất tại hãng bia
micro Bryggerigaarden, nằm ở Vejle, Đan Mạch. Nhà mày bia này được thành lập
vào năm 2007, do sự đóng góp của nhiều nhà hàng trong thành phố
Loại bia này được ra đời vì họ muốn bắt
chước ttheo truyền thống làm bia của Đức, Schwarzbier, có nghĩa là bia đen.
Theo truyền thống, loại bia này đã có từ thế kỷ thứ 15
Bia đạt tới nồng độ là 5% vol, dễ uống
có vị ngọt hơi mạnh, vị đắng của hoa bia không thể cảm nhận được. Bọt bia này
khi rót ra thì tan hơi lẹ.
Nørrebro Bryghus được thành lập vào năm 2003 và là nhà
máy bia mộc lên theo phong trào Microbreyery, nằm ở ngay thủ đô của Đan Mạch.
Người khởi công dựng lên nhà máy bia này, đã từng học nghề và làm sếp cho một bộ phận của tập đoàn Carlsberg. Anh ta chỉ ước vọng làm bia ngon và đặc biệt, để phục vụ riêng cho nhà hàng, nằm tronh hãng ba.
Không ngờ đến năm 2005, tập đoàn bé nhỏ này, họ cho ra đời thêm một nhà máy nữa, vì lúc này họ nhận được nhiều đơn đặt hàng của các tập đoàn siêu thị
Nhà máy bia của họ cho ra đời ít nhất một loại bia mới, hàng tháng. Các loại bia này họ chỉ làm theo một số lượng hạn chế thôi.
Ravnborg Rød, là một trong số bia có tên tuổi của quán. Loại bia này làm nhái theo kiểu bia bên anh, Dark Ale. 2 loại hoa bia Cascade và Amarillo, tạo cho bia này có một vị đắng nhẹ. Màu nâu đỏ của bia là từ lúa mạch loại rang hơi cháy. Nồng độ của bia đạt tới 5,5% vol, nhưng lại rất dịu và đậm đà. Mùi thơm nồng nàn của bia cho biết, họ dùng loại lúa mạch Xanh.
Dung dịch của chai bia này cũng lạ hơn các loại bia khác. Chai bia có dung dịch 40 cl, có giá trị khoảng 2,70 $.
Bryggeri Skovlyst, ra đời vào năm 2004, nằm gần khu thủ đô của Đan Mạch. Đây cũng là một hãng bia micro và kiêm luôn nhà hàng.
Họ chỉ làm 8 loại bia cho nhà hàng và bia của họ ảnh hưởng theo đề tài rừng và thiên nhiên, vì nhà hàng nằm trong khu rừng, Hareskoven.
Số lượng bia của nhà máy này sản xuất khá lớn, nên họ có đủ bia để cung cấp cho các tập đoàn siêu thị.
Gylden Classic, có nghĩa là cao cấp hơn Classic và dĩ nhiên là phải cao cấp hơn Pilsner. Chai Ege Bryg này được ủ chung với gỗ bào của cây sồi đã được nướng cháy, nên thoảng nhẹ mùi thơm của khói.
Nồng đô của bia là 5,2 %, đậm đà, dễ uống hơn chai lúc nãy, mùi vị thơm thì không bằng.
Trị giá của 2 chai bia bằng nhau, nhưng dung dịch của chai này là 50 cl.
Nồng đô của bia là 5,2 %, đậm đà, dễ uống hơn chai lúc nãy, mùi vị thơm thì không bằng.
Trị giá của 2 chai bia bằng nhau, nhưng dung dịch của chai này là 50 cl.
Bia được phân ra làm 2 loại, Ale và Lager.
Ale là bia được lên men ở nhiệt độ cao, trong một thời gian ngắn. Men bia nằm nổi trên mặt bia, vì thế kiểu lên men này gọi là, top fermenting. Các loại bia Ale thường là đậm đà và thơm nồng. Trong các loại bia Ale, gồm có như: Stouts, Portes, Pale Ale, Wheat Ale,Belgian, Hefeweizens, Lambiccs...
Lager là loại bia được lên men ở nhiệt độ thấp, vì thế thời gian lên men khá lâu. Men bia nằm dưới đáy, nên kiểu lên men này được gọi là, bottom fermenting. Ngoài ra làm bia theo kiểu này, một số bia khi xong còn phải ủ ở nhiệt độ lạnh trong một thời gian. Loại bia này tươi, trong và mát. Lager gồm có; Pilsner, Bock, Helle, Vienna, Octoberfest...
Lager là loại bia được lên men ở nhiệt độ thấp, vì thế thời gian lên men khá lâu. Men bia nằm dưới đáy, nên kiểu lên men này được gọi là, bottom fermenting. Ngoài ra làm bia theo kiểu này, một số bia khi xong còn phải ủ ở nhiệt độ lạnh trong một thời gian. Loại bia này tươi, trong và mát. Lager gồm có; Pilsner, Bock, Helle, Vienna, Octoberfest...
Bia mà bên Đan Mạch thường uống, gọi là Pilsner, một loại bia được tiêu thụ mạnh nhất. Nồng độ cho phép của loại bia này nằm ở 4,6% vol. Nếu bia mà nặng hơn 1 chút, sẽ được gọi là Classic, đặc biệt. Nằm cao hơn nữa, sẽ gọi là Guldøl, có nghĩa là bia vàng. Ngoài ra các hãng bia họ còn sản xuất nhũng loại bia, đáp ứng cho những dịp lễ, như lễ Giáng Sinh hay là Phục Sinh. Dĩ nhiên là nồng độ và chất lượng của những chai bia này phải cao hơn bình thường.
Đến Đan Mạch, hầu như du khách nào cũng biết tới chai bia Tuborg, loại bia bán mạnh nhất trên toàn quốc. Bìa này có hậu hơi ngọt và dịu, nên dễ uống, không có gắt hay đắng vị hoa bia như là bia của Đức. Người VN ở bên đây, hầu như ai cũng chọn chai bia này.
Bia Tuborg chỉ uống để giải khác, chứ không phải là một loại bia để thưởng thức
Trướcc kia bên Đan Mạch không có bia lon, vì môi trường, và bia lon có nhiều chất bảo quản, nên không ngon. Chỉ trong khoảng 10 năm nay, ở Đan Mạch mới sản xuất bia lon, chủ yếu để đáp ứng thị trường xuất khẩu.
Bia Tuborg chỉ uống để giải khác, chứ không phải là một loại bia để thưởng thức
Trướcc kia bên Đan Mạch không có bia lon, vì môi trường, và bia lon có nhiều chất bảo quản, nên không ngon. Chỉ trong khoảng 10 năm nay, ở Đan Mạch mới sản xuất bia lon, chủ yếu để đáp ứng thị trường xuất khẩu.
Mua bia ở Đan Mach, người mua phải trả trước tiền chai. Khi trả chai lại, người khách sẽ được tiền thuế chai lại. Các vỏ chai bia sẽ được đưa về nhà máy rửa lại. Một hệ thống đặc biệt sẽ đếm, mỗi vỏ chai bia chỉ được sử dụng lại 17 lần, nếu chai nào vượt hơn số lần ấy, sẽ được đập bể và nấu lại.
Loại bia này có dung dịch là 33 cl và trị giá 1 phần 5, so với 2 chai trước.
Cách đây hơn nửa năm, khi ghé thăm đất thủ đô Hà Nội. Tôi đã từng uống bia ngoại cùng với mấy đứa em họ. Quán tên là Hoàng Đạt Beer, nằm trên 124 Hài Bà Trưng, Hoàn Kiếm.
Loại bia này có dung dịch là 33 cl và trị giá 1 phần 5, so với 2 chai trước.
Cách đây hơn nửa năm, khi ghé thăm đất thủ đô Hà Nội. Tôi đã từng uống bia ngoại cùng với mấy đứa em họ. Quán tên là Hoàng Đạt Beer, nằm trên 124 Hài Bà Trưng, Hoàn Kiếm.
Quán họ có bán một loại bia đặc biệt mà tôi không thể nào quên, Primator. Chai
bia này xuất xứ từ Tiệp, nơi mà mọi người biết tới với nhiều lọi bia ngon. Nhà
máy này đã có từ năm 1973
Tôi nhớ mang máng là hôm đó chúng tôi chỉ tráng miệng mỗi người chỉ 2 chai bia này thôi, cho thơm miệng trước khi ra về. Mỗi chai như thế tôi nhớ thoáng là hơn 80K thì phải. Nếu mà nhậu bia này hàng ngày, thì chẳng bao lâu, phải vác cuốc ra đồng mà đứng thôi.
Hình như họ chỉ có 1 loại Primator Premium mà thôi. Loại này có độ cồn là 5% vol. Theo tôi biết, hãng bia này có nhiều loại bia ngon khác, như chai Primator 24% Double, có độ cồn lên tới 10,5% vol.
Tôi nhớ mang máng là hôm đó chúng tôi chỉ tráng miệng mỗi người chỉ 2 chai bia này thôi, cho thơm miệng trước khi ra về. Mỗi chai như thế tôi nhớ thoáng là hơn 80K thì phải. Nếu mà nhậu bia này hàng ngày, thì chẳng bao lâu, phải vác cuốc ra đồng mà đứng thôi.
Hình như họ chỉ có 1 loại Primator Premium mà thôi. Loại này có độ cồn là 5% vol. Theo tôi biết, hãng bia này có nhiều loại bia ngon khác, như chai Primator 24% Double, có độ cồn lên tới 10,5% vol.
Vào mùa Giáng Sinh, các hãng bia ở
Đan Mạch, họ đều cho ra đời loại bia đặc biệt này, gọi là Juleøl hay là Julebryg,
nghĩa là Christmas Beer.
Giáng Sinh đã trôi qua gần 1 tháng, vì thế loại bia này các siêu thị đang cố
bán với giá rẻ, để tống cho hết hàng. Tôi không phải là một kẻ bợm bia, nhưng
thấy rẻ cũng bay vào mua đại một chai, uống để chia sẻ cùng anh em chơi.
Chai bia tôi mua có tên Sneugle, con Cú Tuyết, được sản xuất tại một nhà máy bia loại nhỏ, nằm ở phía Tây của cái đảo tôi đang ở, Funen. Nhà viết truyện cổ tích thiếu nhi nổi tiếng nhất thế giới, HC Andersen, cũng sanh đẻ và lớn lên trên hòn đảo bé nhỏ này.
Chai bia này có nồng độ cồn là 5,7% vol. Nếu tính theo tỷ lệ thì uống 5 chai này, tương đương với uống 6 chai pilsner, gọi là bia thường.
Bia có bọt nhiều, nhưng mau tan, bia có màu trà đậm. Bia uống đậm đà, vẫn còn thoảng vị ngọt của mạch, vị đắng của hoa bia không lấn áp.
Vào buổi tối đêm đông nơi quê ngoại, uống chai này vào, tôi cảm thấy ấm cả người.
Chai bia tôi mua có tên Sneugle, con Cú Tuyết, được sản xuất tại một nhà máy bia loại nhỏ, nằm ở phía Tây của cái đảo tôi đang ở, Funen. Nhà viết truyện cổ tích thiếu nhi nổi tiếng nhất thế giới, HC Andersen, cũng sanh đẻ và lớn lên trên hòn đảo bé nhỏ này.
Chai bia này có nồng độ cồn là 5,7% vol. Nếu tính theo tỷ lệ thì uống 5 chai này, tương đương với uống 6 chai pilsner, gọi là bia thường.
Bia có bọt nhiều, nhưng mau tan, bia có màu trà đậm. Bia uống đậm đà, vẫn còn thoảng vị ngọt của mạch, vị đắng của hoa bia không lấn áp.
Vào buổi tối đêm đông nơi quê ngoại, uống chai này vào, tôi cảm thấy ấm cả người.
Harboe, là một hãng bia nhỏ, có từ năm 1883, nằm phía Tây Nam của đảo lớn nhất, của Đan Mạch. Hãng bia này chuyên cung cấp bia cho tập đoàn siêu thị bình dân, Netto. Vì nhà máy này không có truyền thống quảng cáo, nên bia của họ chỉ bán gần nửa gía, so với giá bia của Tuborg hay Carslberg. Tuy nhiên về chất lượng, thì bia của họ chẳng thua kém gì những chai bia kia, đó chỉ là quan niệm của một số người. :). Mặt hàng của họ, hình như tôi chưa thấy ở những quán ăn hay quán bar, mà tôi đã ghé qua.
Những thông tin mới, tôi được biết, là hãng bia này đã thay đổi quan niệm truyền thống. Họ mới cho xây rộng diện tích của nhà máy và hiện nay, tập đoàn bia và nước giải khát của họ, chỉ nằm sau tập đoàn Carlsberg mà thôi, tính theo thị trường Bắc Âu.
Tôi tranh thủ mua mỗi loại một chai để uống thử, như thế là 4 chai, chẳng bao giờ uống qua, biết đâu trong tương lai. Tập đoàn này phải dùng tiền quảng cáo, và sản phẩm của họ sẽ được leo thang luôn?
Tôi tranh thủ mua mỗi loại một chai để uống thử, như thế là 4 chai, chẳng bao giờ uống qua, biết đâu trong tương lai. Tập đoàn này phải dùng tiền quảng cáo, và sản phẩm của họ sẽ được leo thang luôn?
Classic, có nghĩa là cao cấp hơn
chai Pilsner 1 bậc, nhưng độ cồn của chai này, cũng chứa có 4,6% voll. Đang
uống các loại bia ngon rồi, uống chai này thấy sao sao. Đọc kỹ về thành phần
nguyên liệu, thì trong chai bia này có: nước, hoa bia, men, lúa mạch, nước
đường đơn giản, glucose, CO2, và chất chống ôxy hóa.
Glucose là đường tách từ tinh bột của các loại ngũ cốc khác. Có nghĩa là hãng bia này, họ không dùng 100 % lúa mạch để làm bia, mà họ trộn thêm chất đường đơn giản. Hèn chi thấy chai bia sao mà lạt lẽo, thiếu vị thơm ngọt của lúa mạch. Bọt bia nhiều nhưng mau tan.
Chai bia này trị giá khoảng 0,5 $
Glucose là đường tách từ tinh bột của các loại ngũ cốc khác. Có nghĩa là hãng bia này, họ không dùng 100 % lúa mạch để làm bia, mà họ trộn thêm chất đường đơn giản. Hèn chi thấy chai bia sao mà lạt lẽo, thiếu vị thơm ngọt của lúa mạch. Bọt bia nhiều nhưng mau tan.
Chai bia này trị giá khoảng 0,5 $
Julebryg, màu nước trà lạt, bọt nhiều nhưng tan rất lẹ, nồng độ 5,7% vol. Uống hơi gắt, không cảm thấy vị đắng của hoa bia, tạm được.
Chai bia này cũng có dùng thêm đường đơn giản và đường thường.Giá rẻ hơn chai Classic, vì ngoài mùa giáng sinh.
Thành phần tổng hợp của chai bia này chỉ có : nước, hoa bia, lúa mạch và men. Đạt đúng theo tiêu chuẩn của một chai bia.
Chai này tính ra tiền VN thì chưa đến 15K.
Bjørnebryg, Bia Gấu, nghe cái tên thôi đã hết hồn rồi. Vừa ngồi nhâm nhi chai này một mình, làm tôi tưởng nhớ lại một thời xuân xưa. Thời ấy tôi đã có máu phiêu bạc, năm vừa tròn 19 tuổi, mới học xong một khóa căn bản hàng hải, tại một trường bán trú về nghành hàng hải của Đan Mạch. Tôi nhận được công việc đầu tiên trong cuộc đời. Với hành lý thật gọn gàng, tôi bay đến thủ đô và tìm đến một bến cảng, nơi chiếc tàu vận chuyển hàng nho nhỏ, đang đợi chờ tôi.
Lênh đênh trên biển động 2 ngày trời, chiếc tàu sắt cũ kỹ bé nhỏ mà tôi đang làm việc, neo lại một cảng nhỏ để xuất hàng, trong một nhánh sông nào đó của xứ xương mù.Cuộc đời thủy thủ chỉ có bao nhiêu đó thôi. Hễ tàu cập bến, làm xong mọi việc là lên bờ tìm chỗ ăn chơi. Trên chiếc tàu mà tôi làm thuê, chỉ vỏn vẹn có 5 người. Một thuyền trưởng, một tài công và 3 người lính què, trong số đó là một cô bé sinh đẹp, mới lớn lên và là người tình của thằng thuyền trưởng.
Thế là thằng lính cũ cà què kia, rủ thằng lính mới lên bờ thăm quan tình hình. Tôi chí còn nhớ lại là hôm ấy tôi uống chỉ có 5 chai bia thôi, mà 5 chai ấy có tên là Elefan, của hãng Carlsberg. Chỉ có thế thôi, mà đến trưa ngày hôm sau tôi không thể nào nhớ nổi, sao tôi lại mò về được cái phòng tàu bé nhỏ của tôi?
Trong khi đó, mực nước thủy triều trên con sông mà tàu tôi cập lại, phải nói là chênh lệch 4-5 mét.
Từ ngày ấy trở đi, tôi luôn có một sự kính nể, đối với những chai bia mà có hình con thú (con lại bự, mèo chuột là không có chỗ đâu).
Chai bia tôi đang uống có màu trà lạt, chỉ đậm hơn chai Pilsner 1 chút, nhưng rất trong. Nồng độ của chai bia này là 7,7 % vol. Bọt của chai bia mau tan. Bia dễ uống, đậm đà, vị đắng của hoa bia chỉ cảm nhận một cách nhẹ nhàng với thoảng thoảng mùi thơm.
Tôi chỉ uống mỗi con Gấu này, mà mắt tôi đã muốn xụp. Nếu tiếp diễn uống thêm 4 chai, thì không biết sao đây?
Chai bia này trị giá chỉ gần 1$. Hỗn hợp trong chai bia, có sự trợ giúp của đường đơn giản và CO2.
Riêng về công thức làm ra chai bia này, đã có từ năm 1872.
Hỗn hợp trong chai bia gồm có: 40% lúa mạch, 60% lúa mì, nước, hoa bia và men. Đúng rập khuôn theo quy luật làm bia của vùng Bayern, không hề có hỗn hợp phụ trợ nào khác.
Nồng độ của chai bia này chỉ là 5,4% vol thôi. Ngoài ra chai bia này không hề qua hệ thống pasteurized, (có nghĩa là nấu lên tới 80 độ C trong vài giây, để diệt khuẩn). Làm như thế các hương vị và vitamin của bia sẽ không mất đi và men bia vẫn nằm dưới đấy của chai,
Thêm vào đó chai bia này, không hề trải qua hệ thống lộc nào cả, hèn chi mà mùi vị thơm quá chừng và nước bia có màu trà đục. Bọt bia khá nhiều và tan theo tốc độ trung bình. Theo tôi thấy thì chai bia này có mùi béo ngậy của phô mai, chắc dùng chung với pho mai ngon lắm.
Trời đang khuya, nhưng nghĩ sao làm vậy. Mò ra tủ lanh và mò được miếng phô mai Saint Albray, một loại phô mai dẻo, gần giống như Camembert. Phải nói là không có lời diễn tả, ngon quá giời. Nhấm một miếng phô mai và sau đó nhấp một hớp bia. Tôi cảm thấy bia ngọt hơn lúc nãy và mùi hoa bia cũng nồng nàn hơn.
Oh ăn thử thêm lát phô mai loại nửa thum thủm của Đan Mạch. Ôi béo ngậy, mùi vị nồng nàn. Mấy bữa nay tôi ăn loại phô mai này hàng ngày, mà có cảm nhận được gì đâu. Thế đấy ăn uông đúng gu, vị ngon sẽ tắng gấp vài lần.
Wunderschon, 2 ngày nay thí nghiệm uống thử lô bia rẻ tiền của hảng Harboe, thật là phí công quá. Ông bà đã nói câu, tiền nào của nấy là vậy mà.
Từ nãy giờ tôi quên kể, là chai bia này đã từng đoạt, không biết là bao nhiêu huy chương của các lễ hội bia trên toàn cầu.
Mà không biết trận đấu có ảnh hưởng gì đến việc uống bia
không nữa? Sau trận đấu vài tiếng, tôi thử khui chai Benediktiner Weissbier
uống.
Kiểu làm bia của Đức, họ luôn tôn trọng theo luật làm bia
của họ, có từ năm 1516. Rất đơn giản, chỉ được sử dụng ngũ cốc, hoa bia và
nước. Thời ấy họ chưa biết gì về vi khuẩn học, con men. Vì thế mỗi lần làm bia,
không có ai tự tinh vào tài năng hay công sức của mình cả và ai nấy cũng phải chấp
tay cầu nguyện ơn trên, cho họ một mẻ bia toại nguyện.
Weissbier, là một loại bia đặc trưng của Đức và thành phần
chính của bia là lúa mì, vì thế mà màu bia lúc nào cũng đục mờ.
Chai bia này được gọi là bia nhà thờ của vùng Ettel. Nồng độ
của bia là 5,4% vol, bia có màu lat, đục, mờ và có ít cặn (có người hướng dẫn,
trước khi khui chai bia, để chai bia nằm xuống và lăn nhẹ, cho men đọng dưới
đấy chai hòa đều với bia, như thế uống mới ngon). Tôi uống thì thấy có vị ngọt,
không cảm thấy vị đắng của hoa bia gì cả, thoảng nhẹ mùi thơm. Uống hơn nửa
chai, thấy cũng lân lân, miệng thị cảm thấy lạt nhách.
Tò mò phải lên mạng coi địa vị của chai bia này thế nào, thì
thấy nhiều người ca ngợi lắm. Họ chấm điểm cho chai này khá cao.
Không biết tối nay, trận bóng ném không lôi cuốn kia, làm ảnh
hưởng đến khẩu vị của tôi chăng? Hên quá đọc tiếp thấy họ thòng thêm 1 câu
cuối, bia này một là bạn thích hai là không thích.
Tôi thì không thích rồi đó, hôm bữa uống chai Schneider
Weisse, TAP7, cũng cùng loại bia, mà tôi thích chai đó hơn chai này
nhiều.Flensburger Dunkel, được sản xuát từ nhà máy bia Flensburg, một thành phố Đức nằm gần ranh giới với Đan Mạch. Nhà máy bia này được thành lập từ năm 1888 và thuộc quyền sở hữu của 1 gia đình.
Chai bia này có nồng độ là 4.6 % vol. Màu bia giống màu trà đậm. Bia có vị thơm và thoảng mùi phô mai. Nặng vị đắng của hoa bia.
Tôi thấy cái nắp của chai bìa này là đặp mắt, chứ chất lượng bia thì chắc đạt khoảng 50% thôi.
Trước đây tôi có uống một
chai Flensburger Dunkel. Lần này tôi thử nghiệm chai Flensburger Pilsener.
Chai bia này có nồng độ là
4,8% voll, hơi nặng hơn bia thường một chút. Bia có màu vàng lạt và bọt mạnh.
Lúc nào cũng có một lớp bọt trắng phủ trên mặt bia. Hương vị của bia không có
thơm, hơi thoảng mùi mốc. Vị đắng của hoa bia thì hơi rõ ràng. Bia này nhậu lai
rai với mấy món mặn cũng hợp gu lắm. Đã không làm cho tôi thất vọng như chai
trước.
Bia Leffe đã có từ năm 1240 và được làm bởi những ông thầy tu (loại tu tự lập, tự sản xuất, mấy ông này giỏi làm phô mai và bia). Có lẽ vì ảnh hưởng môi trường, con người và chiến tranh, khâu sản xuất của loại bia này ngưng hoạt động cho đến năm 1902.
Mãi đến năm 1952, với sự hợp tác với một nhà máy bia
Flemish tại Overijse, sau này nhà máy bia Ab-InBey Belgium mua lại khẩu phần. Bia
Leffe được lọt ra ngoài quần chúng
Bia Leffe có vài loại. Tôi chọn chai Brune/ Dark. Nồng độ của chai bia này khá cao,, 6,5% vol. Thành
phần trong chai bia: lúa mạch, ngô, nước, hoa bia và men. Uống rất đậm đà, có
hậy ngọt và chai không để từ nãy giờ, hửi vẫn còn thơm.
Tôi chỉ thắc mắc là họ quảng cáo là bia Leffe làm theo
công thức có từ năm 1240, nhưng thời đó Columbo đâu biết gì về Nam Mỹ, mà sao
mấy ông thầy tu này lại biết đến ngô nhỉ.
Thôi kệ bà chuyện quảng cáo, chai bia này ngon thật. Đúng
là để dành mời ông bà dùng chung bữa cơm giỗ tổ cuối năm, chắc ông bà hài lòng
quá, phải không ạ?
Thị trường Mỹ, ai cũng biết tới, là siêu rẻ. Buy 1 and get 1 free, thường thường là cái ONE thứ 2 là dư thừa, là vất đi. Họ luôn quan trọng về vấn đề bán theo số lượng, mà đồng thời quên đi chất lượng.
Chai Grimbergen Blonde, ít bọt, có màu lạt, thơm, cảm thấy nhẹ nhưng nồng độ là 6,7%. Vị đắng của hoa bia rất nhẹ, không thể cảm thấy được. Bia có hương vị thơm nhè nhẹ và vị ngọt cũng thế.
Mùi nồng của chai bia Willemose mà tôi mới thử xong vẫn còn đó. Tôi nghĩ chai bia này tôi nhận xét khó chính xác.
Thị trường Mỹ, ai cũng biết tới, là siêu rẻ. Buy 1 and get 1 free, thường thường là cái ONE thứ 2 là dư thừa, là vất đi. Họ luôn quan trọng về vấn đề bán theo số lượng, mà đồng thời quên đi chất lượng.
Lâu lâu phát hiện tại siêu thị Đan Mạch, có vài chai bia từ xứ Mẽo, chuyện này
là hiếm có à nha. Vừa đắng đo, vừa tính toán, mới dám cắn răng mua thử 2 chai
về uống để chia sẻ cho bà con bên quê Nội chơi.
Chai bia để thưởng thức cho đêm 30
Tết, có tên gọi là Liberty Ale, do hãng bia Anchor của Sanfrancisco, trổ tài.
Pale Ale là loại bia thường uống bên Anh, loại bia này làm bằng lúa mạch, được xấy khô ở nhiệt độ cao hơn là loại lúa mạch để làm bia Lager hay là còn gọi là Pilsner, loại bia thường. Vì thế mà loại bia này luôn có hương vị như mạch nha thoảng mùi khét và màu bia đậm gần như ly trà đậm. Lúa mạch khi xấy khô ở nhiệt đọ cao hơn, sẽ làm cho bia trong, nhưng đồng thời cũng làm cho enzym khó phân hủy tinh bột để tách thành chất đường. Nên làm bia này cũng tốn nhiều lúa mạch hơn.
Liberty Ale được ra đời vào ngày 18 tháng 4 năm 1975, ngày kỷ niệm 200 năm, ông Paul Revere cưỡi ngựa nguyên đêm, để thông báo cho kháng chiến quân phòng ngừa, cho cuộc tấn công bất ngờ của lính Anh vào căn cứ Lexington, Massachusett.
Nhà máy bia Anchor là một trong những nhà máy bia cổ điển và diện tích nhỏ nhất của thế giới, được đảm nhiệm công việc này.
Với lúa mạch loại xịn nhất, hoa bia tươi, men tốt, nguồn nước sạch và công nghệ đơn sơ. Cùng với giai đoạn lên men xảy ra rất chậm, bia được giữ trong thùng kín và lúc này ủ thêm hoa bia khô. Chai Liberty được ra đời.
Pale Ale là loại bia thường uống bên Anh, loại bia này làm bằng lúa mạch, được xấy khô ở nhiệt độ cao hơn là loại lúa mạch để làm bia Lager hay là còn gọi là Pilsner, loại bia thường. Vì thế mà loại bia này luôn có hương vị như mạch nha thoảng mùi khét và màu bia đậm gần như ly trà đậm. Lúa mạch khi xấy khô ở nhiệt đọ cao hơn, sẽ làm cho bia trong, nhưng đồng thời cũng làm cho enzym khó phân hủy tinh bột để tách thành chất đường. Nên làm bia này cũng tốn nhiều lúa mạch hơn.
Liberty Ale được ra đời vào ngày 18 tháng 4 năm 1975, ngày kỷ niệm 200 năm, ông Paul Revere cưỡi ngựa nguyên đêm, để thông báo cho kháng chiến quân phòng ngừa, cho cuộc tấn công bất ngờ của lính Anh vào căn cứ Lexington, Massachusett.
Nhà máy bia Anchor là một trong những nhà máy bia cổ điển và diện tích nhỏ nhất của thế giới, được đảm nhiệm công việc này.
Với lúa mạch loại xịn nhất, hoa bia tươi, men tốt, nguồn nước sạch và công nghệ đơn sơ. Cùng với giai đoạn lên men xảy ra rất chậm, bia được giữ trong thùng kín và lúc này ủ thêm hoa bia khô. Chai Liberty được ra đời.
Hèn chi để tưởng nhớ đến một sự kiện
lịch sử quan trọng của nước Mỹ. Chai bia này quá xứng đáng, phải nói là ngon
hơn cả tuyệt vời. Một sự đầu tư mất gần 4$, cho một chai bia 355 ml (bên Mẽo
gọi là 12 ounces), thật là rất hài lòng.
Sau này tôi lại được biết thêm, chai bia này được xếp loại có hạng từ lâu nay.
Bọt bia nhiều, màu trắng như tuyết, rất là lau tan. Màu nước bia vàng lạt, không có trong vắt, vì sủi lên nhiều tâm bọt. Mùi vị hoa bia thơm nồng nàn, để lại một hậu đắng nhẹ. Nồng độ của chai bia này là 5,9% vol, nhưng uống không hề gắt.
Sau này tôi lại được biết thêm, chai bia này được xếp loại có hạng từ lâu nay.
Bọt bia nhiều, màu trắng như tuyết, rất là lau tan. Màu nước bia vàng lạt, không có trong vắt, vì sủi lên nhiều tâm bọt. Mùi vị hoa bia thơm nồng nàn, để lại một hậu đắng nhẹ. Nồng độ của chai bia này là 5,9% vol, nhưng uống không hề gắt.
Nhâm nhi cùng với nho, hồng và mấy
loại phô mai Tây Ban Nha, ôi ngon quá xá. Hết cả lời ngọt để tả thêm rồi.
Anchor Steam Beer, cũng được sản xuất tại nhà máy bia cổ lổ sỹ Anchor, hoạt động từ năm 1896.
Trong thế kỷ thứ 19, người ta cho rằng Steam Beer, là một loại beer làm theo phương pháp cổ lổ sỹ của bên viễn Tây nước Mỹ. Đến ngày nay, người ta cũng không định nghĩa được chữ Steam có nghĩa là gì, nó vẫn là một bí ẩn. Bia được làm hoàn toàn bằng phương pháp và quy định cổ truyền.
Chai bia này có nồng độ là 4,8 %, bọt bia nhiều và lâu tan. Màu bia cũng gần giống như màu trà hơi đậm, rất trong. Mới uống vào thì có cảm giác đắng của hơi nhiều hoa bia, nhưng dần dần chuyển qua hậu ngọt. Nếu để ý kỹ thì chai bia này ngoài mùi thơm của lúa mạch rang cháy, còn thoanhg thoảng mùi mốc của đất, giống mùi phô mai mốc.
bọt tốt, đắng hậu ngọt, có màu trà hơi đậm, thơm mùi mạch rang, thum thủm mùi phô mai, 4,8%, tôn trọng theo quy định cổ truyền.
Anchor Steam Beer, cũng được sản xuất tại nhà máy bia cổ lổ sỹ Anchor, hoạt động từ năm 1896.
Trong thế kỷ thứ 19, người ta cho rằng Steam Beer, là một loại beer làm theo phương pháp cổ lổ sỹ của bên viễn Tây nước Mỹ. Đến ngày nay, người ta cũng không định nghĩa được chữ Steam có nghĩa là gì, nó vẫn là một bí ẩn. Bia được làm hoàn toàn bằng phương pháp và quy định cổ truyền.
Chai bia này có nồng độ là 4,8 %, bọt bia nhiều và lâu tan. Màu bia cũng gần giống như màu trà hơi đậm, rất trong. Mới uống vào thì có cảm giác đắng của hơi nhiều hoa bia, nhưng dần dần chuyển qua hậu ngọt. Nếu để ý kỹ thì chai bia này ngoài mùi thơm của lúa mạch rang cháy, còn thoanhg thoảng mùi mốc của đất, giống mùi phô mai mốc.
bọt tốt, đắng hậu ngọt, có màu trà hơi đậm, thơm mùi mạch rang, thum thủm mùi phô mai, 4,8%, tôn trọng theo quy định cổ truyền.
Pale Ale là loại bia thường uống bên Anh, loại bia này làm bằng lúa mạch, được xấy khô ở nhiệt độ cao hơn là loại lúa mạch để làm bia Lager hay là còn gọi là Pilsner, loại bia thường. Vì thế mà loại bia này luôn có hương vị như mạch nha thoảng mùi khét và màu bia đậm gần như ly trà đậm. Lúa mạch khi xấy khô ở nhiệt đọ cao hơn, sẽ làm cho bia trong, nhưng đồng thời cũng làm cho enzym khó phân hủy tinh bột để tách thành chất đường. Nên làm bia này cũng tốn nhiều lúa mạch hơn
India Pale Ale được viết tắt là IPA,
một loại bia được ra đời vào khoảng giữa thế kỷ thứ 19, để cung cấp cho nhóm
dân đô hộ, làm việc tại Ấn Độ.
Các loại bia vào thời đấy không thể bảo quản được lâu và nhiều loại bia không thể tồn tại được, đoạn đường hàng hải xa xôi ấy.
Các loại bia vào thời đấy không thể bảo quản được lâu và nhiều loại bia không thể tồn tại được, đoạn đường hàng hải xa xôi ấy.
Để làm cho một loại bia có một tuổi
thọ dài. Người ta nghĩ ra cách là làm tăng thêm nồng độ của bia và đồng thời cũng tăng thêm hoa bia, vì hoa bia cũng là
chất bảo quản thiên nhiên. Đây cũng chỉ là giả thuyết mà thôi.
Chai bia tôi đang thưởng thức là một
dạng bia Xanh, được làm tại nhà máy bia Micro Ørbæk.
Thành phần chính của bia là lúa mạch,
loại lúa mạch Xanh, trồng theo phương pháp xưa, không xịt thuốc. Hoa bia thì
được pha vào 4 lần, trong quá trình làm bia. Với lượng lúa mạch nhiều hơn, nên
nồng độ bia vừa cao hơn và vẫn còn lưu lại ít phần ngọt. Vì thế mà mới cân bằng
được vị đắng của hoa bia.
Chai bia này bọt vứ nhiều và tan rất chậm, bia có màu trà trong hơi đậm màu. Mới uống cảm thấy vị đắng của hoa bia, nhưng dần dần cảm nhận được hậu ngọt. Tôi thấy loại bia này uống cũng đậm đà, mùi thơm thì chỉ thoang thoảng. Một chai bia khá ngon.
Chai bia này bọt vứ nhiều và tan rất chậm, bia có màu trà trong hơi đậm màu. Mới uống cảm thấy vị đắng của hoa bia, nhưng dần dần cảm nhận được hậu ngọt. Tôi thấy loại bia này uống cũng đậm đà, mùi thơm thì chỉ thoang thoảng. Một chai bia khá ngon.
Nếu loại bia này trong quá trình làm, chỉ cho hoa bia vào một lần. Chai bia đó sẽ được gọi là Single Hop IPA.
Không biết mẹ tôi sẽ nghĩ gì về mình nhỉ? Cứ lâu lâu mình đảo 1 vòng thăm
quan chợ búa, thế là gặp chai bia nào lạ, thuộc loại ngon và đang được bán đại
hạ giá, là mình lại ôm một mớ về trưng bày đầy cửa sổ. Sau vài ngày đống bia ấy
lại mất đi, chắc mẹ tôi lại lo, không biết ông con mình đã trở thành tay nghiện
hay sao?
Thật tế mẹ tôi đâu có biết là ông con trai mình
đang hy sinh cho các đồng chí bên quê nội. Bên ấy đâu có những loại bia ngon
này, mà đồng thời, lại tràn ngập hàng đểu.
Mình sẽ cố gắng uống, để thưởng thức khi mình có cơ hội, hihi, không phải uống để quên đời. Rồi mình sẵn sàng chia sẽ lại cho các đồng chí, chai nào ngon và chai nào ẹ nhé.
Từ hồi trước Tết tới giờ, trời lạnh, sủa đến khàng tiếng. Hôm nay mới làm việc lại.
Twisted Thistle IPA, được làm tại hãng bia Belhaven, môt trong những hãng bia lâu đời nhất của Scotland và họ được trang bị với những bí quyết gia truyền để lại từ 3 thế kỷ qua.
Trước kia tôi có giới thiệu qua một chai bia, cũng loại IPA, và thông thường là nồng độ luôn cao hơn một chai bia giải khát. Chai bia này chỉ nằm ở nồng độ 5,3 % vol.
Nhợ sự áp dụng hài hòa giữa hoa bia Cascade và Challenger, đã tạo cho mùi bia có vị thơm nồng nàn, nhưng vị đắng lại chỉ thoáng nhẹ và sau đó là hậu ngọt.
Từ giai đoạn trồng và xử lý lúa mạch, rồi nấu và cho lên men thành bia, đều xảy ra tại Scotland.
Màu của bia này cũng lạt hơn những chai khác cùng loại. Màu bia chỉ hơi vàng một chút và không được trong cho lắm, cũng có lẽ từ khi khui chai bia, bia sủi tăm bọt lên rất nhiều, tuy nhiên khi rót bia, bia chỉ có bọt ít thôi và cũng mau tan.
Miếng thịt bò khô mà tôi đang thí nghiệm, sau hơn 2 tháng trời, tôi ăn thử lại vẫn thấy ngon. Cùng thưởng thức với chai bia này, không còn lời gì để tả thêm. Nếu so sách mới mấy lon pate lân cận, thì tôi càng thêm tự hào về sản phẩm của mình.
Mình sẽ cố gắng uống, để thưởng thức khi mình có cơ hội, hihi, không phải uống để quên đời. Rồi mình sẵn sàng chia sẽ lại cho các đồng chí, chai nào ngon và chai nào ẹ nhé.
Từ hồi trước Tết tới giờ, trời lạnh, sủa đến khàng tiếng. Hôm nay mới làm việc lại.
Twisted Thistle IPA, được làm tại hãng bia Belhaven, môt trong những hãng bia lâu đời nhất của Scotland và họ được trang bị với những bí quyết gia truyền để lại từ 3 thế kỷ qua.
Trước kia tôi có giới thiệu qua một chai bia, cũng loại IPA, và thông thường là nồng độ luôn cao hơn một chai bia giải khát. Chai bia này chỉ nằm ở nồng độ 5,3 % vol.
Nhợ sự áp dụng hài hòa giữa hoa bia Cascade và Challenger, đã tạo cho mùi bia có vị thơm nồng nàn, nhưng vị đắng lại chỉ thoáng nhẹ và sau đó là hậu ngọt.
Từ giai đoạn trồng và xử lý lúa mạch, rồi nấu và cho lên men thành bia, đều xảy ra tại Scotland.
Màu của bia này cũng lạt hơn những chai khác cùng loại. Màu bia chỉ hơi vàng một chút và không được trong cho lắm, cũng có lẽ từ khi khui chai bia, bia sủi tăm bọt lên rất nhiều, tuy nhiên khi rót bia, bia chỉ có bọt ít thôi và cũng mau tan.
Miếng thịt bò khô mà tôi đang thí nghiệm, sau hơn 2 tháng trời, tôi ăn thử lại vẫn thấy ngon. Cùng thưởng thức với chai bia này, không còn lời gì để tả thêm. Nếu so sách mới mấy lon pate lân cận, thì tôi càng thêm tự hào về sản phẩm của mình.
Nhà máy bia Sierra Nevada
được thành lập vào năm 1980 tại Chico , thuôc
bang California .
Thời đó chưa có phong trào Microbrew. 2 anh bạn trẻ Ken và Paul bắt đầu sự
nghiệp với những dụng cụ cũ và phế thải từ những nhà máy bơ sữa. Sản phẩm của
họ làm mọi người ngạc nhiên và khởi đầu cho phong trào Microbrew
Cho đến thời kỳ những năm
1990, họ mới mua được một hệ thống làm bia hiện đại từ Đức.
Ngày nay nhà máy của họ thuộc
loại có tầm cỡ, không còn trong khuôn khổ Microbrew, nhưng chất lượng bia, họ
vẫn giữ được nguyên vẹn.
Chai Pale Ale được làm bằng loại
lúa mạch hạng nhất, sấy ở nhiệt độ cao, cho màu bia một màu vàng đậm, màu mật ong. Vị
đắng của bia là từ hoa bia Perle và Magnum, sau đó hoa bia Cascade đóng vai trò
là hương vị. Các loại hoa bia họ sử dụng đều là hoa bia khô nguyên vẹn, không
phải là loại biến chế hay ép thành viên.
Nồng độ của bia là 5,6 % vol,
rất đậm đà, hương vị rất thơm, chỉ hơi bị đục là bia này có cặn, một hình thức
bởi được lên men 2 lần.
Chai bia này rất hợp với pate
và tôi thấy cũng hợp với phô mai lắm.
Grimbergen là tên một huyện
của nước Bỉ và cũng là tên của một hội bia Abbey của Bỉ, một kiểu bia huyền
thoại, chỉ có mấy ông cha trong dòng Trappist mới nắm bí quyết. Vì thế tìm hiểu
chai bia này sản xuất ở đâu, cách nào, thì tôi chỉ tìm được đến thành phố Strasbourg của nước Pháp mà
thôi.
Nhật xét ban đầu, chai Double
Ambree có bọt xấu, bọt to, không đều, khi uống xong, bọt bia vẫn còn dính trên
thành ly. Màu bia đẹp, trong, gần như màu của cô ca cô la.
Bia không có vị thơm cho lắm.
Loại bia này được lên men lần thứ 2, nên vẫn còn hửi thấy mùi men, thoảng
thoảng mùi phô mai. Làm tôi phải chạy xuống bếp thử một miếng phô mai dẻo, loại
gần giống như Brie hay Cammemberg. Sau đó uống một ngụm bia lại, quaw chai bia
ngọt hẳn, cảm giắc thấy ngon hơn, hương vị thì vẫn thế. Hoa bia của chai bia
này đóng một vai trò nho nho, tôi không cảm nhận được mùi hoa bia hay là vị
đắng của hoa bia.
Nồng độ của chai bi này lên
đến 6,5%, nhưng lại vẫn thấy nhẹ hơn chai Nevada Pale Ale tôi vừa uống.
Vật liệu làm ra chai bia này,
có những thứ đã qua giai đoạn chế biến. Nhờ vậy mà cho tôi thấy, chai Nevada
Pale Ale, chắc chắn tay nghề và kinh nghiệm của họ không thể so sánh được với
mấy ông cha. Tuy nhiên, họ tôn trọng vật liệu tươi của thiên nhiên ban cho. Chai
bia của họ có chiều sâu và tôi thích chai của họ hơn.
Nhưng khi uống 2 chai bia
ngon cùng một lúc, chuyện so sánh thật không có dễ chút nào.
Nếu bây giờ tôi mà uống chai
thứ 3, thì e rằng tâm hồn của tôi đã bay về một góc trời nào đó.
Chai Grimbergen Blonde, ít bọt, có màu lạt, thơm, cảm thấy nhẹ nhưng nồng độ là 6,7%. Vị đắng của hoa bia rất nhẹ, không thể cảm thấy được. Bia có hương vị thơm nhè nhẹ và vị ngọt cũng thế.
Mùi nồng của chai bia Willemose mà tôi mới thử xong vẫn còn đó. Tôi nghĩ chai bia này tôi nhận xét khó chính xác.
Willemose là một vị tướng anh hùng của hải quân Đan Mạch vào
thời kỳ 1800. Nhà máy bia phía tây của hòn đảo Funen mà tôi đang ở, vào năm
2011 họ cho ra đời một loạt bia ngon, được mang tên của vị tướng này.
Chai Belgisk Ale, là một chai
được làm theo truyền thống bia của xứ Bỉ. Với nồng độ 7% vol, coi như uống một
chai này bằng 2,3 chai bia thường.
Màu của bia nâu đậm và trong, nhưng bọt bia tan quá lẹ. Vị đắng của hoa bia cảm thấy ngay ban đầu nhưng hớp thứ hai coi như biến mất và chỉ để lại hậu ngọt.
Chai bia này uống có đậm đà, có hương vị thơm dịu dàng, nhưng không để lại ắn tượng.
Những nhà phân tích bia họ cho rằng chai bia này chưa nhái được kiểu của Belgian Ale, như thế việc sử dụng tên của một vị tướng thật là không xứng đáng.
Willhelm Stout, Ít khi nào tôi lại thấy một chai bia lại có bọt đẹp như thế này. Hạt bọt nhỏ, bện chặt vào nhau và tan rất là chậm. Khi uống bọt dính lên mép, làm tôi có cảm giác béo như ăn kem bánh. Màu của bia là đen, thật là đen. Nồng độ của chai bia này là 6,5%. Nhưng tôi uống không thấy đậm đà chút nào, không cảm nhận được mùi hoa bia hay một hương thơm gì cả, mà chỉ cảm nhận được mùi khét.
Màu của bia nâu đậm và trong, nhưng bọt bia tan quá lẹ. Vị đắng của hoa bia cảm thấy ngay ban đầu nhưng hớp thứ hai coi như biến mất và chỉ để lại hậu ngọt.
Chai bia này uống có đậm đà, có hương vị thơm dịu dàng, nhưng không để lại ắn tượng.
Những nhà phân tích bia họ cho rằng chai bia này chưa nhái được kiểu của Belgian Ale, như thế việc sử dụng tên của một vị tướng thật là không xứng đáng.
Willhelm Stout, Ít khi nào tôi lại thấy một chai bia lại có bọt đẹp như thế này. Hạt bọt nhỏ, bện chặt vào nhau và tan rất là chậm. Khi uống bọt dính lên mép, làm tôi có cảm giác béo như ăn kem bánh. Màu của bia là đen, thật là đen. Nồng độ của chai bia này là 6,5%. Nhưng tôi uống không thấy đậm đà chút nào, không cảm nhận được mùi hoa bia hay một hương thơm gì cả, mà chỉ cảm nhận được mùi khét.
Thử ăn kèm với ít phô mai và hạt điều cũng không giúp ích được việc gì.
Đúng là một chai bia thuộc dạng công nghiệp, cũng không xứng đáng được mang
tên của một vị anh hùng hải quân Đan Mạch vào thời 1800.
Newcastle Brown Ale làm tại John Smith's Brevery in Tadcaster, North Yorkshire, thuộc tập đoàn Heineken. Vào những năm 2000, chai bia này
rất được ưa chuộng tại Mỹ, trong khi đó tại thị trường Anh mỗi năm họ vẫn tiêu
thụ khoảng 100 triệu chai.
Loại bia này bên Anh là cho
thành phần dân lao động, lạ thay tại nước ngoài thì bia này lại tiêu thụ mạnh
bởi giới trẻ
Đây cũng là loại bia đầu
tiên, mà người ta vào chai thủy tinh trong. Có lẽ vì được tiêu thụ quá lẹ.
Bia có nồng độ 4,7% vol. Bọt
bia ít, không ấn tượng, có vị đắng của hoa bia, uống hơi lạt, cảm giác như uống
bia thường.
Lỗi sai lầm của tôi đã không uống theo trình tự của độ nặng của từng chai bia, nên tôi cho rằng là 2 chai bia sau, có lẽ tôi nhận định sai.
Lỗi sai lầm của tôi đã không uống theo trình tự của độ nặng của từng chai bia, nên tôi cho rằng là 2 chai bia sau, có lẽ tôi nhận định sai.
Tôi đã đi ngược chiều thứ tự, nhưng có uống đúng kiểu nào đi nữa, tôi thấy thử một
lúc 3 chai, không thể chính sác được.
Werewolf là tên của chai bia thuộc dạng Blood Red Ale, được sản xuất tạiNewcastle . Werewolf có nghĩa là một con sói hình người. Họ muốn ám chỉ chai bia này như con thú huyền thoại của vùng Newcastle .
Werewolf là tên của chai bia thuộc dạng Blood Red Ale, được sản xuất tại
Nắp chai bia tôi nhận thấy có dòng chữ, số lượng hạn chế, có nghĩa là họ không làm nhiều.
Nhãn hiệu chính trên chai lại thêm 1 dòng chữ sôi nổi, from the one & only, không biết dịch, chỉ duy nhất.
Nhãn trên cổ chai cũng có một dòng chữ không kém ấn tượng, escape from Britain , câu này thì dịch được, đào ngũ khỏi xứ xương mù.
Phải nói là họ không có quăng lựu đạn bừa bãi, chai bia ngon thật, quá ấn tượng.
Với nồng độ khiêm nhường chỉ 4,5% vol, bằng một chai bia thường, nhưng chi bia này rất đậm đà. Thoạt đầu uống vào thì cảm thấy mùi khét, mùi sấy quá lửa của lúa mạch. Chai bia này đặc biệt lại làm bằng lúa mạch đen, một loại lúa mạch mà vùng Bắc Âu hay xử dụng, để làm bánh mì đen, rye bread. Vì thế mà màu bia này có màu màu nâu đỏ đậm. Bọt bia thì không có gì để chú ý. Uống ngụm thứ hai thì mùi khét coi như đã biến mất, chỉ để lại môt hương thơm khó tả. Càng uống thì tôi lại cảm thấy thêm vị chua và một hậu đắng nhe nhẹ.
Thế thôi, hết lời để tả rồi, quá ngon. Nhâm nhi thêm vài lát xúc xích khô, quao hấp dẫn quá.
Hy vọng còn nhiều chai đang trên đường trốn khỏi xứ sương mù. Để vài ngày nữa ra biển vớt thêm về uống.
London Pride, thuộc đưới dạng
Ale. Cơ sở Fuller rất tự hào cho mọi người biết. Mỗi ngày họ làm một mẻ bia,
gồm có: 750 thùng nước, 13 tấn lúa mạch, 110 kg hoa bia và 320 kg men bia, để
làm ra được 640 thùng bia, tương đương với 184.320 pints (một ly bia theo cỡ
bên Anh 1 pints = 0,473 l và 1 thùng = 159 lít), đủ để phục vụ cho mỗi khách 3
ly cho trận banh trung kết tại sân Wembley.
Dẫu sao đi nữa, họ không tiết
lộ thêm các chi tiết khác như: loại lúa mạch, hoa bia nào, men bia nào, nấu ở
nhiệt độ nào, ủ bao lâu….
Chai bia tôi uống chỉ với
nồng độ 4,7% vol, nhưng ở bên Anh, họ uống bia tươi, thì chỉ với nồng độ 4,1%
vol. Bia có bọt ít, đậm màu, thơm nồng mùi hoa bia nhưng lại chỉ đắng nhẹ và có
hậu ngọt.
Tôi thử nhâm nhi chung với
một loại phô mai nồng nàn, coi như là thất bại, có thể chỉ dùng chung với xúc
xích khô thì được.
Innis & Gun, loại bia duy
nhất được ủ trong thùng gỗ sồi, được làm tại Edinburg, Scotland, xứ các chàng
trai mặc juyp ngắn.
Loại bia này chỉ được tình cờ phát hiện vào năm 2002, khi một người khách, họ
yêu cầu Master Brewer Dougal Sharp làm cho họ một loại bia Ale để sau đó cất
thành rượu whisky. Trước đây thì chưa ai làm thành công được sản phẩm này.
Ông Sharp thử rất nhiều lần, với những công thức đặc biệt nhưng ông ta cũng không thành công. Rất nhiều bia ngâm trong thùng gỗ sồi được ông ta đổ bỏ.
Rồi mấy tháng trời thí nghiệm, bất thình lình một hôm ông phát hiện, bia ngâm trong thùng gỗ sồi uống rất ngon. Thế là loại bia này được ra đời.
Chai bia, với hương vị Rum Finish có bọt tốt, có màu đỏ nâu đẹp, thơm mùi dừa và mùi vani. Uống rất đầm, không có cảm giác là nồng độ cao đến 6,8% vol, có hậu ngọt, không thấy có mùi hoa bia.
Chai bia này họ hướng dẫn nên dùng chung với thịt rừng và phô mai. Tôi thử dùng chung với phô mai thum thủm, phải nói y như là đôi bạn trẻ mới yêu nhau.
Ngoài ra họ còn cho ra đời nhiều loại hương vị khác nhau.
Ông Sharp thử rất nhiều lần, với những công thức đặc biệt nhưng ông ta cũng không thành công. Rất nhiều bia ngâm trong thùng gỗ sồi được ông ta đổ bỏ.
Rồi mấy tháng trời thí nghiệm, bất thình lình một hôm ông phát hiện, bia ngâm trong thùng gỗ sồi uống rất ngon. Thế là loại bia này được ra đời.
Chai bia, với hương vị Rum Finish có bọt tốt, có màu đỏ nâu đẹp, thơm mùi dừa và mùi vani. Uống rất đầm, không có cảm giác là nồng độ cao đến 6,8% vol, có hậu ngọt, không thấy có mùi hoa bia.
Chai bia này họ hướng dẫn nên dùng chung với thịt rừng và phô mai. Tôi thử dùng chung với phô mai thum thủm, phải nói y như là đôi bạn trẻ mới yêu nhau.
Ngoài ra họ còn cho ra đời nhiều loại hương vị khác nhau.
Chai này cũng được làm bằng thủy tinh trong.
Innis & Gun, Original là một chai bia từ xứ đàn ông mặc juyp ngắn. Cách đây khoảng 2 tuần tôi có uống một chai tương tự, nhưng với cái trên là Rum Finish.
Innis & Gun, Original là một chai bia từ xứ đàn ông mặc juyp ngắn. Cách đây khoảng 2 tuần tôi có uống một chai tương tự, nhưng với cái trên là Rum Finish.
Chai bia này cũng ngon và đầy
ấn tượng, để so sánh 2 chai bia với nhau, thì tôi không đủ tư cách.
Bia này là loại bia duy nhất
của thế giới, được ủ trong thùng gỗ sồi của Mỹ. Với nồng độ là 6,6% vol, chai
bia này không thuộc dạng tầm thường.
Hầu như bia nào cũng sợ ánh
nắng mặt trời, nhưng loại bia này họ lại dùng chai thủy tinh trong, một đặc
điểm lạ mà ít hãng bia nào sử dụng. Có lẽ vì thế mà tuổi thọ của chai bia này
không có lâu. Trên chai bia tôi không thấy ngày tháng sản xuất mà chỉ thấy ngày
hết hạng. Chai bia này tôi mới mua và ngày hết hạng là tháng 7 năm nay, co
nghĩa là tuổi thọ chỉ có 6 tháng, trong khi đó tuổi thọ của nhiều loại bia khác
là một năm.
Hương vị bia có một vị thơm
lạ kỳ, không phải những vị thơm của hoa bia mà tôi được biết tới. Tôi cảm nhận
được mùi gỗ và mùi chuối, nhưng còn nhiều mùi khác mà tôi không thể tả nổi.
Bọt bia của chai bia này ít,
tan chậm. Màu nước bia là màu vàng nâu.
Nhà sản xuất đề nghị nên
thưởng thức chai bia này ở nhiệt độ từ 4-6 C và rất hợp với nhũng món hải sản
nướng.
Một loại bia xứng đáng được
chia sẽ cùng quý bác.
Thoạt đầu thây chữ Blond, làm
tôi cứ tưởng tới phé yếu, ai ngờ nồng độ của chai này lên tới 6,5% vol. Uống
rất đậm đà, thơm mùi hoa bia. Vị đắng và ngọt rất hài hòa nhau.
Chai bia này cũng được lên
men 2 lần, vì thế mà bọt nhiều và vẫn tiếp tục xủi bọt cho tới ngụm cuối.
Bia này có thể thưởng thức
bằng 2 kiểu. Một là để bia cho yên tĩnh 1-2 ngày, cho cặn bia lắng xuống đấy,
rồi từ từ rót ra ly để uống. Cách thứ hai là lắc đều lên, lnhuw thế cặn bia hòa
chung với bia, làm cho bia đục, đồng thời ta có thể thưởng thức được hương vị
của men bia.
Đúng là một chai bia dành chon
nam giới. Uống xong 1 chai là thấy đầu hơi nặng nặng.
Theo hướng dẫn của chai bia
này, thì những người ăn chay hay những người bị dị ứng chất gluten, nhựa bột. Họ
có thể yên tâm uống bia này. (một số bia người ta dùng bột xương cá và lòng
trắng trứng gà, để làm cho bia được trong).
Daura Damm, cũng là một loại bia được quảng cáo là bia ngon nhất
trong loại không có chứa chất gluten, nhựa bột. Nhưng hãng bia này đã có nhiều
bệnh nhân bệnh dị ứng của chất nhựa bột lên án, bởi những lời quảng cáo quăng
lựu đạn.
Được sản xuất tại hãng bia
Estrellea của Barcelona ,
Tây Ban Nha.
Bia có màu vàng lạt và trong.
Bọt bia tan không đẹp, để lại dấu vết xung quanh miệng ly. Không có hương vị
thơm, chỉ cảm thấy vị đắng của hoa bia.
Bia được pha trộn thêm ít lúa
gạo, nên tạo cảm giác tươi. Nhưng với nồng độ 5,4% vol, thì tôi cảm nhận giống
như chai bia thường, không có ấn tượng.
Tôi không bị cận thị, mà chữ
in đen trên nền đỏ của nhãn hiệu, tôi không thể đọc được nội dung một cách rõ
ràng.
Edelweiss
Một chai bia từ Salzburg , Áo. Một chai bia
khá ấn tượng với nhãn hiệu thật đơn giản mà từ nào giờ tôi mới thấy. Loại bia
này chỉ có mới đây thôi, 1984, nhưng nhà mày bia Kaltenhausen đã có từ năm 1475.
Edelweiss là tên của một loại
hoa vùng núi, nhưng họ không nhắc tới trong thành phần vật liệu của chai bia. Bia
được làm bằng nước sạch trên núi, lúa mì, lúa mạch, hoa bia và men bia ngon.
Đặc trưng của các loại bia
làm bằng lúa mì hay bị đục, màu vàng lạt và cũng ít cặn. Chai bia này thì rất
ít bọt bia. Nếu uống không, hương vị rất thơm và có hậu ngọt, nếu nhâm nhi, hậu
bia hơi chuyển qua chua. Nồng độ của bia là 5 % vol.
Theo tôi thấy, chai bia này
thích hợp với món tráng miệng và như thế đây không phải là chai bia cho giới
nam nhi mà là chai bia thích ứng cho phái yếu hơn.
Budweiser, là bia được bán nhiều nhất ở Mỹ, được làm tại nhà máy bia Anheuser-Busch từ năm 1876. Hiện nay hãng bia này thuộc một tập đoàn bia của Bỉ.
Chai bia này được làm bằng 30% gạo, lúa mạch, hoa bia, nước
và men. Người ta thường gọi chai bia này là Bud. Hãng bia này cho rằng họ là
bậc đàn anh của các loại bia. Ngoài ra họ còn cho rằng, không có một chai bia
nào, nằm ở bất kỳ giá cả nào, mà phải trải qua một quá trình làm bia rất tốn
kém và thời gian ủ bia lâu như họ.
Đúng là nói thì dễ mà bằng chứng đâu ra nhỉ?
Chắc vì đây là một loại bia không những bán nhiều nhất ở
Mỹ mà cũng có thể là loại bia bán nhiều nhất thế giới. Họ có cơ xưởng khắp hoàn
cầu, nên họ muốn nói gì thì nói.
Nếu tôi so sánh với những chai bia giải khát khác, thì
chai bia này với nồng độ là 5%vol, cao hơn nồng độ của bia thường một chút. Màu
bia vàng lạt, rất trong. Bọt bia đẹp nhưng cũng tan lẹ. Bia có hương vị thơm
nhè nhẹ, không cảm nhận được vị đắng của hoa bia. Nói chung là tôi uống cảm
thấy có ấn tượng. Ngon hơn là loại lon, ngon hơn những loại bia thường, nhưng
không đủ tư cách để so càng với những loại bia ngon đâu.
Cách đây 5 năm, vào năm 2009 hãng bia Anheuser-Busch, đã
thua kiện tại thị trường thương mại Châu Âu với hãng bia Budejovicky Budvar
của Tiệp. Vì Budejovicky tiếng Đức có nghĩa là Budweise và họ đã có đăng ký thương
hiệu trước khi hãng bia Anheuser-Bush, muốn mở mang thị trường tại Châu Âu vào
năm 1996.
Như thế là chai bia
Budweiser của Mỹ, không được gọi là Budweiser tại thị trường Châu Âu. Chỉ có
hãng bia Tiệp, họ mới được gọi chai bia của họ là Budweiser Budvar.
Sao mà khó hiểu quá? chai bia tôi đang uống lại có tên là Budweiser và được
sản xuất tại Anh do hãng Anheuser- Busch?
Chai bia này có tuổi thọ là 1 năm, nhưng hãng bia họ khuyến khích người
tiêu dùng nên sử dụng bia trước 110 ngày, tính theo ngày chai bia được ra lò.
Miller Genuine là chai bia được ra đời vào năm 1985 và suất xứ từ Milwaukee, Wiconsin, Mỹ. Nhà máy bia Miller đã có từ năm 1855.
Riêng chai bia này lại được làm tại Châu Âu, theo hợp tác với với nhà máy bia Miller.
Miller Genuine là chai bia được ra đời vào năm 1985 và suất xứ từ Milwaukee, Wiconsin, Mỹ. Nhà máy bia Miller đã có từ năm 1855.
Riêng chai bia này lại được làm tại Châu Âu, theo hợp tác với với nhà máy bia Miller.
Bia có màu vàng lạt. Bọt bia
không nhiều, nhưng sủi lên liên tục và lúc nào cũng có một màng mỏng bọt bia
nổi lên trên. Bia có vị thơm nhẹ của lúa mạch, mới uống vô thì thấy rất ngọt,
nhưng nhâm nhi với những món mặn thì tôi thấy hợp gu lắm.
Nồng độ của bia chỉ cao hơn
bia thường một chút, 4,7%voll. Tôi uống thấy cũng hơi đậm đà và có để lại ấn
tượng.
Thì ra loại bia này trải qua
hệ thống lọc bia, gọi là cold filtering, có nghĩa là khi bia để lạnh, các phần
tử đạm sẽ bám chặt vào nhau thành từng khối, và như thế dễ lọc. Cũng đồng nghĩa
với, bia không cần trải qua giai đoạn tiệt trùng, nên bia còn giữ lại nhiệu vị
ngon và thơm.
Năm 1999 chai bia này được
thắng cúp vàng tại World Beer Cup, trong loại American-style Premium Lager.
Năm 2003 chai bia này lại
được thắng huy chương bạc tại hội Great American Beer Festival.
Weihenstephaner Hefeweissbier Dunkel, là một chai bia được mấy ông thầy tu tại nhà thờ Weihenstephan,
Bayern, cho ra đời vào những năm 1040.
Cơ sở sản xuất bia này được
gọi là nhà máy bia lâu đời nhất thế giới. Tuy nhiên nhà máy đã trải qua nhiều
lần bị huy hoại, bởi: bị cháy, động đất và thời kỳ bệnh dịch hạch.
Ngày nay tại nhà máy bia này,
là trung tâm thí nghiệm tất cả những gì trong lãnh vực bia mà thôi. Tại trung
tâm này, nhiều nhà làm bia trên thế giới, họ được ra lò tại đây.
Ngoài ra họ còn có một hệ
thống ngân hàng, chuyên cất giữ các loại men bia cho các nhá máy bia, nếu họ
gặp phải sự cố.
Chai bia tôi uống hôm nay là
loại Dunkel, có nghĩa là tối. Ngoài ra Hefe, tiếng Dức có nghĩa là cặn men, nên
chia bia này cũng bị đục.
Thành phần nguyên liệu của
chai bia gồm có: lúa mạch, lúa mì, hoa bia, men và nước.
Bọt bia đẹp, tan chậm, phủ
một mang mỏng trên mặt. Bia rất thơm và đậm đà. Vị đắng của hoa bia chỉ thoảng
nhẹ.
Chai bia có dung dịch 0,5 lít
và ngồng độ là 5,2 % vol.
Warsteiner được làm từ hãng
bia Warsteiner tại Đức. Chai bia này 0% voll và cũng được làm từ lúa mạch và
hoa bia biến chế.
Lần đầu tiên tôi tò mò uống
một chai bia không độ, phải nói là hết sức vô duyên.
Nước bia có màu vàng lạt và
trong. Bọt bia sủi lên rất mạnh, nhưng cũng tan lẹ. Bia lạt nhách, chẳng có
hương vị gì và để lại một hậu ngọt nhẹ.
Đây cũng là lần đầu tiên tôi
thấy nhãn hiệu của chai bia có chữ A Rập. A dĩ nhiên rồi, dân hồi giáo họ không
được uống những loại giải khát có độ cồn.
Ông bà đã có câu, uống rượu
không say nào hay….., thật là không sai.
Tôi đã hy sinh thử nghiệm
trước, mong các bác đừng bắt chước nhé.
http://www.beertown.org
http://www.herestobeer.com
http://www.ratebeer.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét