Chạy vòng vo tôi phát hiện ra một quán phở khô khá
đông khách. Tôi phải chạy vào đấy ăn thử món này thêm 1 lần nữa. Tôi biết nếu
ăn chỉ một tô buổi tối hôm qua, tôi sẽ khó phân tích về món này một cách chính
đáng.
Trong lúc tôi tiếp tục ngồi chờ đợi, thì ông khách ngồi cùng bàn với tôi tính tiền rồi đi, liền sau đó có 2 khách mới đến ngồi chung bàn với tôi. Người khách mới đó rất quen thuộc với quán này, nên bà ta thấy nhân viên phục vụ quá chậm chạp, thế là bà ta tự đi lấy 3 chén tương và 2 dĩa rau lại bàn và đưa cho tôi một chén tương và 1 dĩa rau.
Một ít lâu sau, ông chủ mới bưng lại bàn chúng tôi 3 tô phở khô, hay nói cho đúng là 3 tô hủ tíu khô. Tôi thấy bà chủ quán chỉ trụng sơ 1 vắt bánh phở khô cùng chung một ít giá, thế là bà ta ụp thẳng phở đã trụng vào tô. Bà ta đâu có dùng đũa đánh tơi bánh ra như là mấy chú ba tàu đâu (tôi thích ngó mấy chú ba tàu mặc áo thun ba lỗ, cầm đôi đũa to chà bá, vừa trụng vừa đánh tơi sợi mì hay sợi hủ tíu, rồi gõ mạnh đôi đũa vào cái giá trụng bánh, thế là vắt mì hay vắt hủ tíu bay gọn vào trong tô). Sau đó bà ta chan lên mỗi tô một thìa lớn nước mỡ heo, tóp mỡ và ít tương ớt nhà làm.
Trong khi chờ đợi tô canh mang ra (cách gọi cho chén nước súp), tôi được dịp trò chuyện với bà khách và bà ta cho tôi biết rất nhiều thông tin về món ăn cưa vùng núi này.
Theo bà ta nhớ,
là ông già người Hoa bán món này trong chợ chắc có hơn 25 năm nay rồi.
Nhưng quán Hạnh
333 này là của người con trai và chỉ mới có trong vòng 10 năm nay thôi. Bà
thường xuyên đến đây ăn sáng, nên bà biết luôn món này ngon là nhờ chén tương. Tương
ở đây là do chủ quán tự làm, nên món này không thể kopi được, có nghĩa là các quán
khác họ chỉ bắt chước thôi, nhưng họ không thể nào tự làm tương ngon như tại
quán này.
Vẫn đang chờ đợi
chén canh mang ra, bà ta chỉ tiếp cho tôi cách ăn món này, là cho hết chén
tương vào tô, nếu ăn mặn thì nêm thêm xì dầu, xong rồi trộn đều lên và ăn.
Chúng tôi đợi chắc phải hơn 5 phút, 3 tô canh mới được mang tới. Nước lèo trong tô canh là nước hầm xương heo, ít thịt bò tái thái mỏng (tôi thì ăn xương) và rắc lên trên là hành ngò. Dĩa rau ăn kèm chỉ có vài lá xà lách và húng quế thôi, tôi cũng không nhớ là có chanh hay không.
Chúng tôi đợi chắc phải hơn 5 phút, 3 tô canh mới được mang tới. Nước lèo trong tô canh là nước hầm xương heo, ít thịt bò tái thái mỏng (tôi thì ăn xương) và rắc lên trên là hành ngò. Dĩa rau ăn kèm chỉ có vài lá xà lách và húng quế thôi, tôi cũng không nhớ là có chanh hay không.
Khi ăn tôi cũng
thấy là tương ở đây họ làm ngon thiệt, ngoài ra nước súp của xương heo hầm,
không có mùi vị gì gọi là đặc biệt cả.
Theo thông tin du lịch trên mạng, thì tôi thấy món này sao có thể nằm
top ten trong những món bún, phở, hủ tíu.. của VN được? Đối với tôi, đây chỉ là
một bản kopi của món hủ tíu khô của người Hoa và được trang điểm thêm vài lát
thịt bò tái và chén tương, để tạo ra sự khác lạ. Nếu cho tôi sự lựa chọn, tôi
chắc chắn sẽ lựa tô hủ tíu khô của người Hoa nấu.Quán này nằm trong hẻm, địa chỉ là 14/1 Nguyễn Đình Chiểu
Bản thân mình từng đi ăn hủ tiếu khô do chính người Hoa nấu và phở khô ngay tại Gia Lai và do dân Gia Lai nấu rất nhiều lần. Thì mình thấy rằng việc ad nói phở khô Gia Lai copy hủ tiếu khô người Hoa là sai.
Trả lờiXóaThứ nhất là sợi hủ tiếu khô người Hoa to bản hơn và mềm, không được dai như sợ phở khô Gia Lai
Thứ hai, ngay chính nguyên liệu sốt trộn đã khác nhau rồi, ở phở khô thì dùng tương đen, xì dầu và chanh, tuy đơn giản nhưng vị quyện lại thì rất ngon. Còn bên hủ tiếu khô người Hoa thì sốt nấu khác không phải dùng tương đen, mà dùng dầu hào, nước nấu củ cải,...( Có mấy nguyên liệu khác nữa nhưng trước giờ mình chưa bao giờ nghe là dùng tương đen cho hủ tiếu khô của người Hoa cả)
Không liên quan lắm, nhưng thật sự ở Sài Gòn có nhiều quán mang danh bán phở khô Gia Lai nhưng từ chính vắt phở đã sai hoàn toàn, ai đời lại đi lấy sợi hủ tiếu khô mà làm phở khô chứ,như lấy sợi hủ tiếu mà đi làm phở Bắc vậy :)) Đã vậy mang danh bán phở khô nhưng lại không chịu tìm hiểu gì văn hoá địa phương người khác ,nấu như hủ tiếu vậy,thất vọng cực kì.