Theo truyền thống
ngày xưa, để làm được sợi udon dẻo dai, người thợ làm phải nhồi bột như kiểu
nhồi bột bánh mì rất lâu. Cho nên họ phải dùng 2 bàn chân để đạp.
Ngày nay thì tôi
nghĩ không còn ai làm như thế nữa, mà họ dùng đến máy móc.
Bột để làm mì thì
họ phần nhiều, cũng chuyển qua dùng bột mì thường, chắc là giảm giá thành. Bột
sau khi được nhồi xong, sẽ cán mỏng bột ra và cắt thành những sợi bột to bản
cũng gần giống sợi mì xứ Quảng. Sợi bột sau đó sẽ được thả vào thau nước và
luộc phải hơn 10 phút, cho tới khi sợi bột chín mới vớt ra. Tôi thấy cũng gần
giống như sợi bánh canh của xứ Nam đấy. Trong và dẻo dai.
Cũng gần 20 năm
qua, trong chuyến đi vòng quanh thế giới không thành công của tôi và thằng bạn
thân. Đang trong cơn đói 2 đứa tôi nhìn thấy một hàng mì khá đông khách tại một
góc phố ngay trung tâm Tokyo. Chúng tôi quan sát khá lâu, chúng tôi mới biết được
hàng mì đấy họ bán có mỗi một loại mì Nhật, Udon.
Những vị khách ở
đây phần nhiều là nam giới và là dân làm việc văn phòng tại khu trung tâm. Nhìn
thấy họ ăn mặc toàn com-lê màu đen lịch sự, mà phải đứng húp tô mì sùn sụt,
thật là một điều khó hiểu.
Vào thời ấy tại
Châu Âu, cỡ đám thường dân như hai thằng bọ tôi biết éo gì về ẩm thực Nhật.
Cũng may là tôi có đọc sơ về món sushi trong một bài viết của Reader’s Digest,
nên tôi cũng cám dỗ được anh bạn lúc đó khù khờ hơn tôi, phải tiến lại quầy mì
thử một phen.
Gần như bị miễn
cưỡng, anh bạn tôi đẩy chiếc xe đạp theo tôi, đến kê bên một góc tường gần đó,
mà khỏi cần phải khóa. Kinh nghiệm mấy ngày lông bông cho thấy, thời đấy tại
Nhật, họ không có ăn trộm vặt.
Hầu như tôi thấy
người Nhật họ rất lịch sự. Họ nhường ngay chỗ cho chúng tôi chen vào, đến trước
quầy hàng một cách dễ dàng.
Một lát sau tôi
mới chợt nhớ ra, là cả 3 ngày qua chúng tôi đã có điều kiện tắm mô và bộ đồ
trên người cũng đâu có được thay. A ha, thì ra họ sợ đứng gần những kẻ kém sạch
sẽ như chúng tôi thì hơn.
Đứng trước cái
bàn phục vụ, ngăn chặn khoảng cách giữa khách và người bán mì trong quày, tôi
không thể không chú ý đến cái xô to chà bá, mà người bán mì vứt những đôi đũa
đã dùng vào trong ấy. Ngoài ra trong quày bán không còn có một thứ gì khác để
tôi chú ý cả.
Anh bán mì trong
quày, chào chúng tôi với một giọng nói khá lớn tiếng, làm tôi chói hết cả màng
tang. Để đối lại, tôi dùng nghệ thuật To Qươ và đưa 2 ngón tay lên trời. Tôi
thấy anh ta như hiểu ý tôi và nhanh như thoắt, 2 tô mì không được đặt lên bàn
kèm theo với 2 chén nước súp trong vắt. Trong chén nước súp là hỗn hợp của một
muôi nhỏ nước súp và một muôi nhỏ nước sôi, sau đó chén súp được rắc thêm ít hành pô rô băm lên trên
Chúng tôi ngó
nhau chỉ biết mỉm cười, làm tôi nhớ đến ngày xưa. Thời ấy tôi cứ nghe tả về tô
Phở Không Người Lái. Mãi về sau này tôi mới hiểu ra, tại sao người SG lại gọi
thế? Hôm nay tại đất người, một trong những quốc gia giàu nhất thế giới, tôi
mới chứng kiến một tô mì Udon như vậy.
Tôi cũng quên mất
đi là mình đang đói, mà tôi lại dùng thời gian chiêm ngưỡng mấy anh Nhật Bản,
đang gắp từng vắt mì, tiếp theo nhúng vào chén nước súp và đưa lên miệng hút
sùn sụt (tôi được biết, người Nhật ăn như thế, là chứng minh rằng tô mì ngon). Đứng
ăn mì gần họ, làm tôi cứ sợ kiểu ăn của họ, sẽ làm cho bộ quần áo khiêm tốn của
tôi lại bị dơ thêm.
Tiêu chuẩn chúng
tôi trưa nay chỉ có thể thôi, một ăn hai là nhịn. Làm tôi vừa ráng nuốt mà đầu
ốc cũng luôn nghĩ về tô Bún Bò bên quê hương nội. Anh bạn tôi thì chắc đang
giận lắm, mà nói không ra lời.
Lần này thì tại
khu vực sang trọng của Sài Gòn, lâu lắm tôi mới được thưởng thức lại tô mì Udon
của Nhật, tại nhà hàng Nhật. Tô mì Udon này khác hơn tô mì tôi ăn khi xưa. Trong
tô mì có người lái đàng hoàng, đó là vài lát thịt lợn, rồi có trứng, một ít nấm
đông cô và ít hành lá băm. Theo tôi đoán nước lèo của họ được nêm bằng nước
muối của Kim Chi.
Theo tôi cảm
nhận, thì chỉ thấy lạ miệng mà không cảm thấy ngon lành gì. Tôi không biết lâu
lâu mình nên ăn, là để thay đổi của lạ, hay là để định vị chỗ đứng trong xã
hội, hay là vì quá lo ngại khi ủng hộ sản phẩm đầy hóa chất của quê hương nội?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét