Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Hủ Tíu. Nam Vang? Sa Đéc? Mỹ Tho?

Sau nhiều năm thắc mắc. Có lẽ tôi mới tìm hiểu được, sự khác biệt hay không khác biệt, giữa tô hủ tíu Mỹ Tho, hủ tíu Sa Đéc hay hủ tíu Nam Vang.
Theo như nhận xét của tôi, sợi hủ tíu, đó là một phát minh của người Hoa, khi họ đặt chân đến vùng đất sông nước phương Nam. Vì thế những quán hủ tíu ngon, ít ai thắc mắc, đó là người Hoa làm chủ. Thường mòn hủ tíu là luôn đi đôi với món mì, một món súp rất phổ biến của người Hoa.
Để nấu nồi nước lèo cho món súp này, thường người thợ nấu phải dùng xương heo, củ cải muối, sa báu, tôm khô, mực khô….
Những thứ trình bày trên tô mì hay tô hủ tíu, tùy thuộc theo người bán, gồm có: xương heo, thịt nạc băm, thịt nạc luộc thái lát, tim thái lát, gan thái lát, xá xíu thái lát, tôm luộc, cá hay mực.
Sợi hủ tíu, thì gần như giống nhau. Nhưng có phần khác biệt là do kỹ thuật và nơi làm. Như Mỹ Tho có những làng làm hủ tíu nổi tiếng thừ thời xưa. Còn tại Sa Đéc những nhà làm hủ tíu tại đây, họ cho là do phần nước của sông Mê Kông, đoạn này, đủ những khoáng chất, để tao ra sợi bún mềm dẻo của họ. Còn theo tôi biết, cả hai nơi, đều là vựa lúa lớn nhất của nước ta. Theo tôi, gạo ngon thì sợi hủ tíu mới ngon.
Còn hủ tíu Nam Vang, tôi thấy cũng như là hai tô hủ tíu kia thôi. Có lẽ Nôm Pênh chỉ nằm cách biển hồ có vài chục km, nên họ rất dồi dào với nguồi tôm và mực tươi.  Vì thế tô hủ tíu Nam Vang luôn có thịt heo và tôm mực cùng chung một tô.
Trong khi đó những quán hủ tíu khác, họ phận biệt theo một cách khác, họ gọi là tô hủ tíu đặc biệt. Còn tô hủ tíu hải sản, có nghĩa là chỉ có cá, mực và tôm.
Lối ăn mì của người Hoa, là họ hay ăn khô, kèm theo với một chén nước súp nhỏ. Phần rau trong tô mì, thì chỉ có mỗi hẹ và vài lá xà lách
Trong khi đó, ăn hủ tíu theo gu người Việt là phải chan chung nước lèo, rau ăn ăn kèm là phải có thêm: giá, tần ô non hay cần tây.
Ngoài ra việc nêm nếm thêm cho món ăn hay là làm chén nước chấm. Theo lối người Hoa là họ dùng sa tế, giấm đỏ và nước tương. Theo gu người Việt thì lại chanh, ớt ngâm tỏi, ớt lát và nước mắm.

Cách đây 2 ngày, khi ghé ngang qua Sa Đéc. Tôi không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức tô hủ tíu Sa Đéc nơi đây. Lần này tôi có dịp ghé lại quán Mỹ Ngọc, nằm trên đường Hùng Vương.
Vì quán này nổi tiếng vói món hủ tíu Nam Vang, nhưng vì tôi không thích ăn hải sản khi không tươi và tôi lại chỉ thích ăn tô hủ tíu Sa Đéc, nên tôi gọi tô xương và ít xá xíu.
Lúc này gần chiều, chắc quán họ gần đóng cửa hay sao mà lại không có xương. Tôi gọi làm cho tôi tô hoành thánh cũng được. Thế là họ làm cho tôi một tô hủ tíu hoành thánh với cả luôn thịt heo bắm, mỗi lát thịt heo đã luộc và vài lát thịt heo mới được luộc.
Nói chung là chẳng giống ai, lá bột làm hoành thánh của họ bị khô, nên bị bể, thịt bên trong xì ra cũng như thịt heo băm thôi. Sời hủ tíu thì đúng là sợi hủ tíu Sa Đec mềm dẻo và mịn. Tôi chỉ đánh giá được, là nước lèo họ nêm nếm rất vừa ăn và ngon.

Khi tính tiền tôi bị một cú đấm gió, khi phải trả giá 55K. Một tô hủ tíu mắc nhất của vùng sông nước này. Cô chủ quán còn chỉnh cho tôi biết, là tô hủ tíu Nam Vang của họ là giá 60K và 65K cơ.
Tôi cảm ơn sự chân thành của cô chủ quán tự tinh, đã cho tôi biết rằng, nơi đây tôi chỉ ghé lại một lần cho biết.

3 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Muốn ăn hủ tíu Sađéc thì phải ăn quán bình dân anh ơi, nó độc đáo ở nước dùng đơn giản, nấu bằng xương heo, củ sắn và khô mực, công với sợ hủ tíu thơm, dai, ăn với nước tương kẹo do 1 hãng của người Hoa ở chợ Sađéc nấu thì mới đúng, không quá 15 ngàn. Tốt nhất lựa những quán nào chỉ bán vào buổi sáng, những quán bán cả ngày ít khi ngon. Hôm nào rủng rỉnh tiền thì 5h chiều xuống chợ Sađéc ăn hủ tíu bò viên, nước dùng nấu xương bò, bò viên làm rất thơm ngon, không bị pha tạp quá nhiều, đầu năm 2015 vẫn là 25 ngàn/tô. Phở Sađéc cũng có nước dùng khác, không nồng mùi hồi, nước béo hơn, giống kiểu Châu Đốc, sợi phở dày, dai và đượm mùi bột gạo. Còn hủ tíu Mỹ Ngọc hay phở Bắc Hà thì không phải đại diện cho Sađéc.

    Trả lờiXóa
  3. Hủ tíu Sađéc em thích nhất là hủ tíu khô, đơn giản là sốt cà, thịt heo, lòng heo và nước tương kẹo thôi nhưng mà thơm ngon đặc trưng, ngày xưa người ta rắc đường lên trên em thích lắm, nhưng giờ xa quê 1 thời gian cũng bớt ăn quá mặn hay quá ngọt nên thường bảo họ ko cho đường. Ở miền Tây người ta có xu hướng nêm ngọt, do người dân lao động thì phải "chém to kho mặn" mới kích thích được vị giác của họ.

    Trả lờiXóa