Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Đi Thổ Chu

Thổ Châu, chỉ là một điểm đến để đánh dấu lãnh thổ, ta có ra đây. Ngoài ra cụm đảo này là căn cứ của hải quân và nhóm biên phòng, không phải là điểm du lịch.
Sau giải phóng năm 1975, quần đảo này bị quên lãng, cho đến khi vào cuối thập niên 70, một ngư dân sống sót, đã trôi về Phú Quốc và thông báo, lực lượng Khmer Đỏ đã chiếm quần đảo và mọi người dân trên đảo bị giết chết.
Lực lượng biên phòng VN liền gửi quân ra khơi và chiếm lại đảo.
Đến năm 1992, nhà nước VN mới có chính sách hồ trợ dân ra đảo Thổ Chu hay Thổ Châu, để sinh sống. Những người đầu tiên ra đảo, họ được chính sách cấp đất và luôn cả tiền bạc để sinh sống. Đến năm 1995, chính sách này ngưng, chính phủ không hỗ trợ cho dân cư nữa, mà họ tự phải làm để sinh sống.

Trên hòn lớn chỉ có 2 khu dân cư, đó là bãi Ngự và bãi Giông , những khu vực còn lại là rừng, đất bộ đội. Vào mùa gió Nam, mới vào mùa, 50% dân số, phần đông là ngư dân, họ rời qua bãi Giông để tránh sóng gió. Những hòn kia là không có người ở.

Phần lớn người dân sống trên đảo là ngư dân từ khắp nơi đổ về. Vì thế cũng có một số lớn chị em ta, cũng từ đất liền ra đây phục vụ cho đám nam nhi.

Trước kia chỉ có mỗi một con lộ đan băng ngang rừng, dài khoảng 2 km, để người dân di chuyển từ bãi Ngự sang bãi Giông.


Con đường mới đây mới được hoàng thành, là một con lộ rộng rãi, chay ôm dọc theo vùng biển phía nam. Con đường này tính ra khá dài hơn con đường cũ, nên ít ai xử dụng tới.

Nhà trọ sạch sẽ nhất trên đảo có giá là 200 ngàn một đêm/ máy quạt. Chỉ có nhà trọ này là có máy phát điện nguyên đêm. Những nhà trọ khác tuy giá rẻ hơn, nhưng trên đảo đến 11 giờ tối là họ ngưng máy phát điện.

Trên đảo không có hệ thống ngân hàng, không 3G. không WIFI....
Chỉ mỗi 5 ngày một lần, mới có 1 chuyến tàu sắt từ An Thới, Phú Quốc, chạy ra đảo, nếu điều kiện cho phép. Tàu rời bến vào lúc 8 giờ sáng tại An Thới và khoảng 2-3 giờ chiều, tàu cặp bến tại Thổ Châu. Trên tàu quý khách có thể tụ mướn võng, hay nếu có võng, thì thấy nơi đâu móc được thì cứ tự nhiên. Ngoài ra quý khách cũng có nhu cầu mú nước ngọt, cà phê và bánh mì trên tàu. Rác rưới quý khách cứ ung dung mà vứt xuống biển.
Sáng hôm sau vào lúc 5 giờ sáng, cũng chiếc tàu ấy, sẽ chạy ngược về lại An Thới.
Tuy nhiên, cũng có những tàu buôn bắng cây, loại khá khá chạy trực tiếp từ đất liền ra đảo. Những chuyến này họ xuất phát từ Tắc Câu, Kiên Giang. Du khách trong đất liền có thể đi theo những chiếc tàu buôn này, nhưng không phải ai cũng có một tinh thần thếp để đi theo các chuyến tàu này. Cuộc hành trình của họ ngắn nhất là 17 tiếng cho tới 24 tiếng.

Tôi không thể ở trên đảo này 5 ngày, vì tôi tồi kỵ ai cũng hỏi tôi từ đâu tới? mục đích ra đây? có trình báo lên xã chưa?

Tôi chọn phương án A. Mướn anh xe thồ, hướng dẫn ngao du nửa vòng đảo (khu bắc đảo không có đường).

Xin phép về nhà anh ta tắm ké cho đỡ rít người, và xuống lại tàu sắt xin ngủ bụi qua đêm.

Mình hên quá, luôn thủ theo cái võng, còn không là phải mướn lại của mấy anh nhân viên trên tàu, giá 20K cho 1 đêm. Tiếp tục mướn võng  ban ngày để nằm thì lại tốn thêm 20K.
Nói chung là người dân trên đảo hiền lành, nhưng tôi không thể ở 5 ngày trên đảo được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét