Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Chuyện ông già dze chai, gần Huế

Mới cách đây 1 tháng, khi chạy ngang qua, khu phố cổ Phước Tích về tới Huế. Tôi đã chạy rất chậm qua đoạn đường này, với hy vọng biết đâu lại gặp lại ông bạn già năm xưa?
Lần ấy tại khúc gần Phong Điền thì phải. Tôi chỉ nhớ là mình đang đứng gần đoạn có đường xe lửa băng ngang QL1. Trong lúc tôi đang loay hoay giúp anh bạn hậu đậu vá cái bánh xe xì lốp và đầu óc đang vu vơ thả hồn theo mây gió. 

Chợt tôi thấy một anh trung niên già, đang lộp cộp vượt qua chúng tôi, trên chiếc xe đạp cũ kỹ với đủ thứ rác rưới.
Khi vá xe xong, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình và tôi chẳng mấy khó khăn vượt lại qua mặt, lão trung niên buôn dze chai lúc nãy. Đoạn này hơi dốc và đôi lúc lại gặp vài cơn gió mạnh thổi ngược. Bản thân tôi cũng thấy khá vất vả để vượt qua đoạn đường này. Trong lúc đó chiếc xe đạp cũ kỹ và cồng kềnh của lão, cứ lắc qua lắc lại. Có lúc lão này còn dừng lại để mồi cho điếu thuốc, đã tự tắt trên đôi môi khô ráo của lão, từ thuở nào? Nhìn vào khuôn mặt của lão, tôi chỉ thấy một khuôn mặt tươi cười mà không hề thấy một nét lo âu gì cả.

Khi đang ngồi lại Tứ Hạ để thưởng thức ly cà phê thơm nồng của cữ đầu tiên trong ngày của tôi (lúc này là gần chiều). Thì tôi lại gặp lão vượt qua chúng tôi một lần nữa.
Đoạn đường về tới Huế còn lại. Chúng tôi lại một lần nữa vượt qua mặt lão một cách nhẹ nhàng. Lần này tôi không thể bỏ qua cái tật tò mò, và phải hỏi lão là đi mô?
Hóa ra chúng tôi cũng đang cùng chung một tuyến đường. Tôi không ngần ngại dừng xe lại và bảo lão hãy cho phép tôi chở giúp lão một số rác rưới trên xe lão.
Đoạn đường tiếp theo còn lại vào tới Huế, tôi đã trao đổi thật nhiều câu chuyện thú vị với lão, nhưng rất tiếc là tôi chỉ hiểu có một nửa câu chuyện, vì giộng ông ta thật là khó nghe, và đôi khi còn phải mất thời giờ để dịch lại cho anh bạn đồng hành của tôi. Vì sợ anh này cảm thấy cô đơn.
Về chuyện gia đình, thì ông lão cho tôi hay là gia đình ông ta chỉ có sở hữu một miếng đất ruộng nho nhỏ, hình như chỉ canh tác được có mỗi năm một vụ. Vì thế, mỗi lúc không làm ruộng, ông này lại đi buôn ve chai. 

Mỗi sáng ông ta lại đạp xe không về lại gần nơi ông ta ở. Lùng mua một số ve chai, rồi quay đầu xe đạp túc tắc về lại Huế để bán. Tại Huế, có 2 vựa ve chai thu mua lại các mặt hàng rác của ông lão. Nơi đầu tien họ chỉ là nơi thu mua sắt kẽm. Nơi thứ hai là nơi thu mua đồ nhựa và giấy báo. Cũng tại nơi ấy, người chủ vựa tốt bụng đó, đã giúp đỡ ông lão này nôi ăn uống và tá túc lại đêm. Ông ta chỉ phụ giúp thêm mỗi một lon gạo cho mỗi ngày, phần thức ăn thì chủ vựa họ lo cho.
Tôi tính nhẩm như thế là mỗi ngày ông ta phải đạp trên dưới 60 km, không cần e ngại nắng mưa hay gió ngược. Làm tôi lại nghĩ tới việc mình đang đạp trên chiếc xích lô xuyên Việt là quá dễ, chỉ là một cuộc thử thách nho nhỏ. Còn chuyện ông ta đạp hàng ngày như thể để kiếm sống, đó mới là chuyện mà tôi đáng nể.
Cứ rồng rã trên con đường đầy cát bụi như thế, khoảng 10 ngày ông này mới về lại được quê, để thăm bà vờ già. Mỗi lần như thế, ông mà trao được cho bà 500.000 đồng là ông vui lắm rồi.

Ôi trong những năm gần đây rất nhiều người khoe chê, VK giờ còn nghèo hơn VC, mà sao người dân mình, lại nhiều kẻ sao khổ rứa???

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét