Hãy để ý, chỉ là một ổ bánh mì rẻ tiền thế thôi, giấy gói bánh đã có in thương hiệu.
Ổ bánh mì mắc tiền tôi mua tại đất thủ đô, chỉ được gói với giấy thường, rồi cho vào bao xốp thôi. Haizz vậy mà nói chất lượng?
Không phải là đi du lịch với chú Tây này mà tôi thích bánh mì đâu nhé. Nói chung, chú này hơi kén ăn và mới ra trường, ít xiền, nên thực đơn cho chuyến đi gần tháng trời, nhiều bữa ăn là bánh mì, bánh mì và cơm chiên.
Ăn bánh mì Ta ngán, thì lâu lâu phải chuyển qua bánh mì Tây. Đơn giản thế thôi, mà phải chui vào bếp, Clubsandwich. Món ăn thường gọi cho roomservice, tại các ks bên London, thủ đô không có sương mù.
Nguyên Sinh? no, non, nicht, tại một hàng thịt nguội đâu đó ở Paris, yummy.
Bánh mì thịt nướng, chợ đêm tại Vĩnh Long. Mùi thịt nướng thơm không thể tả, cùng thấy 5 người bán hàng không ngừng tay, thì chắc tôi khỏi cần phải diễn tả thêm, ổ bánh mì ở đây ngon như thế nào nữa.
Giá cả cựu rẻ luôn, hình như là 7K, cách đây 3 năm, hồi còn đạp xích lô.
Lâu lâu thèm pizza lại phải chui vào bếp. Ko có gì ngon bằng bánh pizza mới ra lò và được làm với những nguyên liệu không giống ai, hihi. Pesto, gorgonzola, cà chua phơi khô, vẹm xanh, buffalo mozzarella, bông atiso, dầu ô liu loại dìn chón.... Choa ơi, sao mà ngon thế, hihi, được cả nhà đều khen, không phải là tự tin đâu nhé.
Hẹn mấy dứa cháu ngoan của tui tại HN, kỳ tới bác sẽ làm pizza cho cả nhà ăn.
Ơi bà bán gánh oi, đợi tôi với. Mới phát hiện ra gánh này, chưa kịp suy đoán là có kêu bà ta lại không? thế là chốc lát bà ta đã thoăn thoắt biến sâu vào một con hẻm, đâu đó trên đường Trần Hưng Đạo, tại TP. Phan Thiết.
Quày gánh này bán banh mì xíu mại, gu Phan Thiết, là có luôn thêm ngoài xíu mại, nào: trứng kho, đồ chua, nước mắm ớt, nước xíu mại, dưa leo và ngò. Món này là phải ăn liền à nha, vì để lâu là bị yểu, thậm chí chỗ nào bị thấm nước, cứ như cai bông rửa chén.
Tranh thủ tìm một bóng mát dưới một lùm cây. Thế là tui và thằng để tử Mau vội vã chia nhau ổ bánh mì còn giòn tan, cảm nhận bên trong có vị béo của mỡ heo và trứng, nồng nàn mùi nước mắm Phan Thiết. Rồi xít xoa vì cắn phải miếng ớt cay quá. Ôi giữa cái nắng trưa gắt gao của vùng khô hốc hác này và tác động vị cay của miếng ớt. Ăn xong ổ bánh mì, mà tôi cứ tưởng là mình mới bước ra khỏi phòng sauna. Kỳ tới mình phải nhớ dặn, không cho ớt à nha. Ơi bà bán gánh oi, đợi tôi với. Mới phát hiện ra gánh này, chưa kịp suy đoán là có kêu bà ta lại không? thế là chốc lát bà ta đã thoăn thoắt biến sâu vào một con hẻm, đâu đó trên đường Trần Hưng Đạo, tại TP. Phan Thiết.
Quày gánh này bán banh mì xíu mại, gu Phan Thiết, là có luôn thêm ngoài xíu mại, nào: trứng kho, đồ chua, nước mắm ớt, nước xíu mại, dưa leo và ngò. Món này là phải ăn liền à nha, vì để lâu là bị yểu, thậm chí chỗ nào bị thấm nước, cứ như cai bông rửa chén.
Tranh thủ tìm một bóng mát dưới một lùm cây. Thế là tui và thằng để tử Mau vội vã chia nhau ổ bánh mì còn giòn tan, cảm nhận bên trong có vị béo của mỡ heo và trứng, nồng nàn mùi nước mắm Phan Thiết. Rồi xít xoa vì cắn phải miếng ớt cay quá. Ôi giữa cái nắng trưa gắt gao của vùng khô hốc hác này và tác động vị cay của miếng ớt. Ăn xong ổ bánh mì, mà tôi cứ tưởng là mình mới bước ra khỏi phòng sauna. Kỳ tới mình phải nhớ dặn, không cho ớt à nha.
Miếng bánh mì này là đặc trưng cho riêng ẩm thực Đan Mạch. Dân Đan Mạch thì gọi là Smørbrød, có nghĩa là bánh mì trét bơ. Còn dịch ra tiếng Anh là, Danish Open Sandwich (có lẽ là không bị một lát bánh mì khác đè lên trên, nên gọi là Open, dịch qua tiếng VN là, bánh mì không có mái).
Nói là trét bơ, thì thú thật làm loại bánh mì này, họ phải trét một lớp bơ khá nể, lên mặt lát bánh mì, vì làm thế, sẽ chống thấm nước, bánh để được lâu, mà không bị mềm nhũn giống cái bông rửa chén.
Sau khi được trét bơ, bánh được phủ lên một chiếc lá xà lách, rồi tiếp theo tùy theo loại bánh, các loại thịt nguội, pa tê, cá hồi xông khói, cá chiên, tôm luộc, caviar, chanh, dưa leo, rau mồng, nước sốt, hành phi, măng tây, hành tây, cà chua.........., được trình tự xây từng lớp lên lát bánh mì. Mỗi kiểu bánh có tên gọi khác nhau, với những cách kết hợp nguyên liệu khác nhau.
Như miếng bánh mì này có tên gọi là, Stjerneskud, có nghĩa là sao sẹt hay là 1 thiên tài ra đời. Để thực hiện miếng bánh mì này theo thứ tự gồm có : 1 lát bánh mì trắng nướng giòn vàng, trét bơ, phủ 1 lá xà lách, bên trên là 1 miếng filet cá hấp, 1 miếng filet cá tẩm bột xù chiên (một loại cá thịt trắng, loại cá dẹp, tiếng Anh gọi là Flounder), tiếp theo bên trên là ít tôm luộc đã lột vỏ, ít măng tây, cà chua bi, vài khoanh chanh, sốt Marie Rose, trứng cá giả caviar, rồi trang trĩ vói một nhánh thì là.
Đây không phải là một món cơm tây cầm, mà phải cần dùng đến dao nĩa để ăn.
Bác nào đã có dịp ghé qua quê Ngoại tui mà không biết món này là quê mùa lắm đấy.
Nhà hàng Ida Davidsen rất nổi tiếng, chuyên về món này, hình như là thế hẹ thứ tư đang tiếp nối truyền thống. Hầu như nhà hàng nào của Đan Mạch cũng có món này.
Vào mùa hè nóng, ngồi ngoài trời, ăn một miếng bánh này cùng với thưởng thức một cốc bia hơi của Tuborg. Qâu, qâu, quá đã luôn. hay là một ly rượu vang trắng của Đức, thì hết chế luôn.
Nói là trét bơ, thì thú thật làm loại bánh mì này, họ phải trét một lớp bơ khá nể, lên mặt lát bánh mì, vì làm thế, sẽ chống thấm nước, bánh để được lâu, mà không bị mềm nhũn giống cái bông rửa chén.
Sau khi được trét bơ, bánh được phủ lên một chiếc lá xà lách, rồi tiếp theo tùy theo loại bánh, các loại thịt nguội, pa tê, cá hồi xông khói, cá chiên, tôm luộc, caviar, chanh, dưa leo, rau mồng, nước sốt, hành phi, măng tây, hành tây, cà chua.........., được trình tự xây từng lớp lên lát bánh mì. Mỗi kiểu bánh có tên gọi khác nhau, với những cách kết hợp nguyên liệu khác nhau.
Như miếng bánh mì này có tên gọi là, Stjerneskud, có nghĩa là sao sẹt hay là 1 thiên tài ra đời. Để thực hiện miếng bánh mì này theo thứ tự gồm có : 1 lát bánh mì trắng nướng giòn vàng, trét bơ, phủ 1 lá xà lách, bên trên là 1 miếng filet cá hấp, 1 miếng filet cá tẩm bột xù chiên (một loại cá thịt trắng, loại cá dẹp, tiếng Anh gọi là Flounder), tiếp theo bên trên là ít tôm luộc đã lột vỏ, ít măng tây, cà chua bi, vài khoanh chanh, sốt Marie Rose, trứng cá giả caviar, rồi trang trĩ vói một nhánh thì là.
Đây không phải là một món cơm tây cầm, mà phải cần dùng đến dao nĩa để ăn.
Bác nào đã có dịp ghé qua quê Ngoại tui mà không biết món này là quê mùa lắm đấy.
Nhà hàng Ida Davidsen rất nổi tiếng, chuyên về món này, hình như là thế hẹ thứ tư đang tiếp nối truyền thống. Hầu như nhà hàng nào của Đan Mạch cũng có món này.
Vào mùa hè nóng, ngồi ngoài trời, ăn một miếng bánh này cùng với thưởng thức một cốc bia hơi của Tuborg. Qâu, qâu, quá đã luôn. hay là một ly rượu vang trắng của Đức, thì hết chế luôn.
Món bánh mì classic tại các quán cà phê của Pháp, Croque Monsieur. Theo tài liệu, có thể món này ra đời khoảng thời kỳ năm 1910.
Bánh sandwich này chỉ được kẹp với một lát phô mai, Emmental hay Gruyère, rồi thêm một lát thịt nguội, ham. Bánh được kẹp lại, rồi nướng đến khi phô mai bên trong bị chảy, mới là xong.
Ở xa quê hương, bác nào không siêng vào bếp hay rửa chén, thì món này coi như, không còn món nào dễ bằng. Mì gói là còn phải rửa tô nhé.
Bánh sandwich này chỉ được kẹp với một lát phô mai, Emmental hay Gruyère, rồi thêm một lát thịt nguội, ham. Bánh được kẹp lại, rồi nướng đến khi phô mai bên trong bị chảy, mới là xong.
Ở xa quê hương, bác nào không siêng vào bếp hay rửa chén, thì món này coi như, không còn món nào dễ bằng. Mì gói là còn phải rửa tô nhé.
Le Xuan Bác không nhắc đến một biến thể dị bản của Croque Monsieur là Croque Madame có thêm trứng Oeufs au plat để bên trên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét