Đối với một số quốc gia tại Châu Âu. Bánh mì là loại thức ăn chính của họ, vì thế nhà nước họ có ra quyết định, một số loại bánh mì truyền thống của quốc gia họ, phải nặng bao nhiêu mỗi ổ và họ sẽ hỗ trơ giá bán là bao nhiêu? để sao cho người dân bần cùng cả xã hội, luôn tối thiểu mua được ổ bánh mì, mỗi khi đói.
Như tại quê ngoại
tôi, lúc học phổ thông, học sinh chỉ cần học chữ rất ít, mà chỉ cần có mặt ở
trường để học về nề nếp xã hội, về thể dục thể thao, về khoa học, đi dạo phố,
đi thăm quan, đi du lịch...và môn nữ công gia chánh. Môn này chủ yếu học để
hiểu biết, tại sao cơ thể chúng ta cần dinh dưỡng bằng hình thức ăn uống, thử
nghiệm với nguyên liệu lạ (như một lần lớp chúng tôi đòi ăn cá ăn thịt cá voi,
thế là ông thầy phải đi tìm mua cho ra cá voi, để chúng tôi ăn thử) và hầu như
học làm bánh mì là căn bản các bà nội trợ xưa đều phải biết.
Tôi rất thích làm
bánh mì ở nhà. Cũng như là làm bếp, tôi không muốn bị ràng buộc bởi công thức. Đối
với tôi, mỗi lần làm ra loại bánh mì mới, tùy theo nguyên liệu bột mà tôi tìm
thấy trong tủ lương thực khô ở nhà.
Bánh mì trắng ăn
nhiều dễ béo phì mà lại chất sơ rất ít. Nên tại thì trường Đan Mạch, chỉ cần
vào siêu thị, bạn sẽ thấy rất nhiều loại bột khác nhau. Đôi khi tôi cũng
vướng phải nhiều rắc rối, khi không làm theo công thức. Nhờ tôi tự phải giải
thích về những sai lầm cho chính mình, mà đã giúp cho tôi học hỏi thêm rất
nhiều.
Có những loại bột họ cố
ý pha thêm hạt này hạt nọ, là để giúp tăng thêm chất dinh dưỡng trong ổ bánh
mì, bằng cách tận dụng các nguyên liệu có từ thiên nhiên.
Bánh mì mới ra lò
rất thơm, chỉ cần trét lên một lớp mỏng bơ Đan Mạch, là đã ngon xuýt xoa rồi. Nếu
thêm được lát phô mai ngon, thật là quá tuyệt vời không gì bằng.
Cháu tôi lúc chưa tới 2 tuổi, đã tham gia cùng bà ngoại làm bánh mì.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét