Vào năm 1900, anh em André và Édourd cho ra đời tờ tạp san Michelin, dành riêng cho giới ô tô của Pháp. Thời đó toàn nước Pháp chỉ có dưới 3000 chiếc xe hơi mà thôi.
Chiến lược cho ra tạp san này là để đảy mạnh phong trào chơi xe và đồng thời dĩ nhiên là tiêu thụ vỏ xe hơi.
Không ngờ tờ tạp san đầu tiên được in lên tới 35000 bản và đưa ra thị trường hoàn toàn miễn phí. Nội dung trong tờ tạp san gồm có bản đồ, địa chỉ những nơi sửa xe, bản hướng dẫn tự thay bánh xe, trạm xăng, nhà trọ, khách sạn…
Chỉ 4 năm sau, tạp san được lan tới nước Bỉ. Năm 1907 lan qua Algeria, Tunisia và đến năm 1911 được lan tiếp tới các quần đảo Anh.
Tờ tạp san chỉ ngưng hoạt động trong thời điểm Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ Nhất. Sau đó lại được hoạt động bình thường lại.
Đến năm 1920, tờ tạp san Michelin có sự thay đổi lớn, khi André phát hiện sự xử dụng tờ tạp san tại một số nơi, không đúng theo qui định. Ông quyết định phải lấy tiền của tờ tạp san vì ông tin rằng người sử dụng chỉ tôn trọng những gì mà họ phải tự trả giá. Vài nội dung trong tạp san cũng được thay đổi, nổi bật nhất là mục, địa chỉ các quán ăn, mà được xếp hạng theo đẳng cấp.
Thấy nội dung này được nhiều người ưa chuộng, anh em nhà Michelin phải tập hợp một nhóm chuyên gia ẩm thực. Công việc của họ là đi thăm quan và ăn tại các nhà hàng có tên tuổi, tất nhiên là mọi việc phê bình được chấm điểm theo một cách kín đáo và không hề thiên vị cho bất cứ một nhà hàng nào. Không ai được biết gì về nhóm chuyên gia ẩm thực này, thậm chí gia đình của họ cũng không biết về việc làm của họ. Các nhà báo chí cũng không được tiếp cận với họ.
Họ chấm tập trung nhiều về món ăn và cách phục vụ, chứ không phải năng về nấn đề décor của nhà hàng. Món ăn là phải cầu kỳ, kỹ thuật rắc rối, sáng tạo và đôi khi là hàng hiếm, mắc tiền… (tôi luôn nhở tới cô Hà, người khiếm thị khi thắng giải Master Chef của Mỹ năm 2012. Khi chọn những vật liêu để thực hành. Gorden Ramsey đã nặng lời với cô ấy về sự lựa chọn rẻ tiền, “cô đang ở đêm chung kết chứ cô không phải ở VN”.
Bắt đầu năm 1926, tạp báo bắt đầu đánh giá những nhà hàng sang trọng bằng cách cấp cho họ ngôi sao, thời điểm ấy chỉ có mỗi một ngôi sao thôi. Mãi cho tới năm 1931, bậc đàng anh như 2 và 3 sao mới đưa vào áp dụng.
1 ngôi sao: đỉnh của nhà hàng
2 ngôi sao: xứng đáng đến ăn để thưởng thức
3 ngôi sao: quá đỉnh, đáng đến ăn một lần trong đời người.
Trong thời gian Đệ Nhị Thế Chiến, tờ tạp san lại ngưng hoạt động, nhưng tờ tạp san năm 1939 của Pháp, được in riêng cho quân đội đồng minh, vì phần bản đồ của họ rất chi tiết.
Tờ tạp san Michelin đầu tiên của Ý là vào năm 1956 và lúc đó các nhà hàng của họ không có được một cái ngôi sao nào cả.
Năm 1974 tờ tạp san Michelin của Anh được cấp tổng cộng là 25 ngôi sao.
Tờ tạp san đầu tiên cho nước Mỹ là vào năm 2005, lúc đó chỉ tập trung cho vùng New York mà thôi.
Năm 2007 tờ tạp san Tokyo Michelin Guide mới được ra đời. Hong Kong và Macao được nối đuôi vào năm 2008.
Theo thống kê của năm 2013, tờ tạp san được in ra 14 bản, bao gồm chi tiết nhà hàng sang trọng của 23 quốc gia và được bán rộng rãi tại 90 quốc gia.
Về sự chính xác hay vấn đề thiên vị khi cấp sao Michelin cho các nhà hàng, đó luôn là một vấn đề tranh cãi. Đối với một số đầu bếp hay nhà hàng, khi nhận được một ngôi sao Michelin, sự kiện ấy có thể thay đổi tương lai cả một đời người hay tương lai của cái nhà hàng ấy.
Đồng thời sự mất đi ngôi sao cũng ảnh hưởng đến tương lại họ không kém. Như trường hợp Bernard Loiseau, khi nghe tin đồn nhà hàng La Côte d’Or sẽ mất đi đẳng cấp 3 sao. Chiều tối ngày 24 tháng 2 năm 2003, sau khi làm các việc trong bếp xong, anh ta đã vào văn phòng của mình và tự bắn vào họng. Đó là trị giá làm việc cực lực sau 17 năm.
Riêng đầu bếp với biệt danh văng tục, Gorden Ramsey, người mà có tổng cộng 14 ngôi sao Michelin, cũng phải rơi lệ, khi mất đi 2 sao, trong nhóm nhà hàng của anh ta tại New York.
Đôi khi sự mất đi ngôi sao cũng dẫn đến sự đóng cửa của nhà hàng đó.
Riêng tôi, thời gian 2 năm ở London, tôi đã xém 2 lần làm cho một trong những nhà hàng nổi tiếng của Gorden Ramsey. Một lần là thử việc nguyên ngày ok, nhưng trả giá hơi bèo. Lần thứ hai là tôi đến trễ 15 phút, vì không tìm được lối vào nhà bếp trong một ks lớn. Lần đó trưởng bếp yêu cầu tôi quay lại ngày hôm sau, vì sáng hôm ấy anh ta quá bận. Thấy không khí trong bếp ấy yên tĩnh như bước vào nhà sác, tôi và một anh bếp khác, đã không quay trở lại.
Cả 2 lần ấy tôi không biết Gorden Ramsey là ai, chỉ biết nhóm bạn bè cười tôi, khi tôi khoe, đến đó để thử việc nguyên ngày.
Tôi cũng mơ ước được làm bếp trong những nhà hàng có sao Michelin, nhưng tôi đã bỏ lỡ những cơ hội ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét