Tíc tắc tíc tắc, cứ vài phút là chúng tôi lại ngó cái đồng hồ cũ mềm trên cánh bàn tay đen đuốc và gày gòm của anh bạn tôi. Chúng tôi đã ngồi canh, ngồi xí cái bãi công viên nhỏ bé này từ lúc sập tối đến giờ. Quái đản những cập tình nhân kia, đã đến hơn 10 giờ tối rồi chúng bây còn lượn tới lượn lui làm gì?
Đã 2 ngày nay, đến được nước Nhật văn minh, mà cả 2 chúng tôi chưa có cơ hội tắm. Yeah chúng tôi đã mất gần ngày rưỡi, mới đạp được từ phi trường chính Narita, để lọt được vào trung tâm thủ đô của các bóng đèn màu.
Phải nói là đoạn đường mà chúng tôi đã chọn sao mà khủng hoảng quá. Chỉ rời Sân bây có vài km thôi, là dãy phố này nối tiếp với dãy phố khác. Tôi để ý cứ khoảng 100-200 mét gì đấy, chúng tôi lại tới một cái ngã tư đèn xanh đèn đỏ. Dưới lòng đường lại eo hẹp nữa chứ. Nên tôi thấy người dân Nhật, có lúc họ đạp dưới lòng lề đường mà cũng có lúc họ đạp trên vỉa hè đường đi bộ luôn. Được một cái là họ không biết lấn chiếm lòng đường thành của riêng, như người VN.
Chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần trước khi đặt chân lên vùng đất lạ này. Với số tiền tiết kiệm có được từ học bỏng, chúng tôi dứt khoát sẽ không dùng một đồng cắc nào cho việc tá túc, và đồng thời tiền ăn cũng nên hạn chế một chút.
Bởi thế khi chiều qua chúng tôi đạp ngang qua một tụ điểm nối của các tuyến đường. Tôi đã chấm được một địa điểm dưới chân một cầu vượt để tá túc qua đêm. Tôi chọn điểm ấy là có bóng núp tốt, sạch sẽ và có mái che.
Nào ngờ thời ấy tôi có biết mẹ gì về phong thủy. Mình đã chon phải một điểm lắm Chi, Chi ở đây giống như những làn gió chi phối. Nào là đèn tạt sáng bên hữu, rồi chuyển sang bên tả. Trên cầu vượt thì nào là tiếng rít của vỏ xe. Cả đêm ấy, 2 thằng dễ ngủ như chúng tôi, chẳng có thằng nào chợp mắt nổi.
Khi trưa này, mò vào được đến khu trung tâm. Tôi đã chấm được nơi tá túc kế tiếp cho đêm này là có cái view đẹp tuyệt vời bên bờ sông rất sạch. Thêm một điểm rất quan trọng là gần đó là dưới cái cầu đi bộ, có chỗ núp mưa. Điều nổi bật mà tôi cấp ks đêm nay ngàn sao, đó là cái vòi nước, không có tay vặn. (Hồi trưa tôi đã dùng kềm vặn thử cái vòi này, và có nước.)
Ngồi bên cái bậc thềm của công viên, 2 thằng tôi vừa ngáp ngủ và vừa canh đồng hồ, rồi cứ khen lấy khen để, cái view vào màn đêm sao lại đẹp hũng hờ đến thế. Làm 2 thằng tôi cứ mơ tưởng đến cảnh sông Bạch Đằng, 2 tháng nữa chúng tôi sẽ về tới.
Lâu lâu có vài chiếc ghe kiểu nhà hàng chạy ngang, nghe thấy họ đàn hát vui nhộn mà chúng tôi chẳng bận tăm. Tối nay phải tắm trước cái đã, rồi mới chui vào túi ngủ.
Mà ai nói bon tư bản không vứt rác? Trong lúc chúng tôi thưởng thức cái view, nhìn theo dòng nước chảy, chúng tôi phát hiện vài cái loại bánh, với bao bì kỹ lưỡng, đang trôi nhẹ nhàng ngang qua chỗ chúng tôi ngồi.
1 cái, rồi 2 cái, rồi nhiều cái, xanh đỏ tím vàng. Chúng tôi nhìn nhau và phán đoán chắc là mớ rác của bon tư bản trên ghe đã lỡ tay làm rơi xuống sông.
Thế là chúng tôi thản nhiên tự lựa chọn những cái bánh có màu mình thích, vớt lên rồi xé ăn. Cũng may là 2 thằng tôi học móm được bên Tây, là không nên vứt rác lại xuống dòng sông.
Sau khi cặp tình nhân này về, rồi cặp tình nhân khác, lại kéo đến gần chỗ chúng tôi ngồi tán tỉnh.
Chúng tôi chịu đựng hết nổi rồi, lịch sự chỉ đến thế thôi, buồn ngủ lắm rồi, 10 giờ 30 rồi nhé. Thế là chúng tôi quyết định, mỗi thằng một cái nồi nhôm, chai sà bông gội và cây kềm. Chúng tôi tiến tới cái vòi và bắt đàu cởi quần áo ra tắm. Chúng tôi thay phiên nhau hứng nước tạt lên mình cho nhau và dĩ nhiên là đâu có nham nhở cởi luôn cái quần xì?
Cái vòi nước của Tokyo vào dịp đầu xuân tháng 6 coi vậy mà lạnh buốt. Nhưng cái lạnh buốt ấy chẳng thấm thía gì với sự chịu đựng của 2 thằng bụi đã đạp phải cứt của bọn Viking.
Mặc kệ cho sự ngạc nhiên của các cập tình nhân Nhật. Chúng tôi tắm xong và ung dung đi vào phía toilet công cộng để thay đồ. Suýt nữa tôi quên kể rằng, cái toilet công cộng của bọn Nhật, mình chui vào ấy trốn và ăn cơm vẫn được.
Quá thỏa mãn, 2 thằng bước về cái bậc thềm lúc nãy. Sau khi đã cất xong các nồi niêu soong chảo. Chúng tôi khóa 2 chiếc xe đạp lại cẩn thận, rồi mỗi thằng tự động chui vào túi ngủ mà không cần thiết nói tới chữ good 9.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét