Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Bà thuyền trưởng Capricorn

Mẹ tôi một người phụ nữ rất là can đảm và tràn đầy nghị lực. Ở vào một thời kỳ đen tối đối với mọi người, mẹ tôi vẫn vùng vẫy thật kỳ lực để lo cho 5 anh em tôi ăn học chu đáo ở đất SG. Bố tôi khi đó mới đi tù về, cũng may chỉ là chốt xanh chốt đỏ. Bố tôi chẳng cần làm gì hết, hàng ngày ra vườn bãy chim chơi cho vui thôi.
Sau nhiều chuyến đi cho cả gia đình bị thất bại. Mẹ tôi buộc phải chuyển qua kế hoạch B, mẹ tôi không muốn bị đánh mất tất cả. Gia đình tôi buộc phải chia ra, để đi thành nhiều đợt. Mẹ tôi sẽ ra đi sau cùng với chiếc ghe nhà, mà mẹ tôi tự mua một cái xác ghe bệ rạc, để tút thành một chiếc ghe buồm một cột có máy .
Mẹ tôi đã thành công đưa bố tôi đi lọt đầu tiên. Chuyến thứ 2 đến phiên tôi cùng bà chị và ông anh, rồi tội nghiệp đứa em gái tôi, phải ra đi 1 mình ở tuổi 12, nó đi chuyến thứ ba.
Mẹ tôi ở lại một mình với đứa em gái út để gánh đựng bao nhiêu khó khăn, khi cả gia đình mang tiếng vượt biên.
Thời đấy muốn đi đâu phải chuyện dễ, nào là phải mua bến bãi. Còn việc ghe ra đến sông là hồn ai nấy giữ. Việc một chiếc ghe đi lọt ra đến ngoài cửa biển, đó chẳng khác gì Mission Impossible.
Thấy mấy bố không ai muốn đề cập về vấn đề mua bến bãi, vì ghe của mẹ tôi nhỏ bé quá. Mấy bố chỉ muốn gửi người thôi, một hình thức không tai tiếng, nhưng lại ăn đậm hơn nhiều.
Thử nghỉ từ 5 đến 10 ông, ông nào cũng muốn nhét 2-3 khách đi kèm, lúc đó sao đủ lương thực đây? Lúc đó chìm ghe sao? Nghĩ thế, mẹ tôi phải lên kế hoạch C.
Biết là khó có ngày sẽ gặp lại, những người hàng xóm tốt bụng, mẹ tôi đã đến chào họ một cách khéo léo mà không ai có thể hồ nghi. Mẹ tôi gửi tiền họ, nhờ mua giùm cặp heo, gửi tiền họ nhờ giữ giùm..., đó là mẹ tôi biết ăn quả phải nhớ tới kẻ trồng cây.
Ngày ra đi, mẹ tôi phải khó khăn lắm mới xin được lệnh xuất bến vào giờ phút cuối cùng. Vì mấy bố đang mải nhậu, không ai muốn xuống kiểm soát ghe.
Khi thấy trên ghe không có chứa nhiều lương thực, không có gì hồ nghi liên quan đến việc vượt biên, mà đứa em gái tôi lại không có mặt trên ghe. Lúc đó ghe mẹ tôi mới được lệnh xuất bến.
Cũng may là nhờ cơn mưa lớn của chiều hôm ấy, nên mực nước vẫn còn trong con kênh bé nhỏ, đủ để cho chiếc ghe mẹ tôi trôi ra đến sông Thị Vải.
Ra được đến cửa sông, mẹ tôi vẫn bình tỉnh bảo 3 thành viên đi cùng trên ghe, thả lưới kéo bắt tôm (tiếng địa phương gọi là đi te, trước mũi ghe có 2 cây càng banh ra, để giữ miệng lưới. Khi đánh bắt tôm tép, 2 càng đó hạ đụng tới đấy sông và lướt trên mặt bùn, rồi ghe cứ đẩy tới, tôm sẽ bị lọt vào lưới). Mẹ tôi phải ngồi ngay mũi ghe, để nâng 2 cây càng lên, không cho đụng mặt nước, như thế ghe có thể chạy đến điểm hẹn nhanh hơn. Trong khi đó, 3 thành viên kia, không một ai biết chuyện gì sẽ sảy ra.
Sau khi để ý thấy ghe tuần tra đã thả neo nghỉ đêm. Mẹ tôi mới yêu cầu bác tài công lái ghe về hướng cù lao chà là, nơi mẹ tôi đang ẩn giấu lương thực, dầu và nước uống cho chuyến đi. Lúc đó mẹ tôi mới tiết lộ cho chú Ba, người tài công ghe buồm, mà mẹ tôi mới được phép mượn lần đầu, từ chiếc ghe của người hàng xóm tốt bụng.
Chút nữa khách sẽ ra đến, bác có thể giúp cho em và mọi người đi được không? Trong tình huống quá bất ngờ, chú Ba cũng nhận lời.
Một ông chú khác của tôi (họ hàng mà cà nông bắn không tới), mới hoàng hồn hỏi.
Mình đi thiệt sao, còn Milou đâu? Milou là tên gọi trong nhà của em gái út tôi.
Mẹ tôi bình tĩnh trả lời, em cùng chú Ba và thằng Đạt lo việc tải đồ lên ghe đi. Chuyện của Milou em đừng lo, lát nữa nó đi theo ghe tăng bo ra cùng với khách.
Chuyện phải bắt cóc người tài công của ghe hàng xóm, đó là chuyện quá bất đắc dĩ. Vì trước đó mấy tháng, ông chú ruột tôi, người cánh tay phải của mẹ tôi, đã bỏ mẹ tôi để đi ghe người bạn và còn mượn đi ông tài công của ghe nhà.
Còn ông chú kia, cũng là một người coi như cánh tay trái của mẹ tôi. Ông ấy đã ngất xỉu, khi du kích đến xét nhà, vài tuần trước đấy. Mẹ tôi đành phải lo mọi chuyện, mà không dám tiết lộ cho bất cứ ai quen thuộc hay cả những người gần gũi trong nhà.
Yeah, mẹ tôi đã đánh lừa tất cả và đưa được chiếc ghe ra khơi, cho một chuyến đi đầy mạo hiểm, mà không ai lường trước được.
5 ngày đêm lênh đênh trên biển với sống gió giữ tợn và gặp qua12 chiếc tàu không  thèm cứu vớt. Trong giây phút tuyệt vọng, Mẹ tôi đã tự lái ghe đâm vào một khối sắt to đùng trên biển. Mẹ tôi 
cứ tưởng đó là một giàn khoan, ai ngờ đó là một chiếng hạm.
May sao chiếc ghe của mẹ tôi không bị gì và khoảng gần 2 tiếng đồng hồ sau. Một chiếc tàu chở gas của Mẽo, đã dừng lại vớt hết 45 thuyền nhân, đưa về Singapore. Trong khi đó, chiếc tàu này mới rời bến Singapore để đi  về Nhật.
Vào đến trại Singapore, nhiều người trong trại, gọi mẹ tôi là bà thuyền trưởng  Capricone. Tên của chiếc tàu vớt ghe mẹ tôi.
Sau gần 3 năm trời, gia đình của tôi mới được xung họp lại, vào một ngày lạnh đầu đông của cuối năm 1985, trên đất Đan Mạch.
Tôi thấy gia đình của tôi gặp quá nhiều may mắn, không có một gia đình nào, mà đi thành công được nhiều chuyến như thế. 7 thành viên, phải chia đi 4 đợt, đều đi bằng ghe buồm (khi đó cả đất Miền Nam chỉ có khoảng trên 10 chiếc). Cái may mắn hơn nũa, là không ai đụng phải sự cố hay hoạn nạn. Mà lại còn được gửi vào trại Singapore, thiên đàng của các trại tại tỵ nạn.
Chỉ có mỗi ghe của em gái tôi đi, không được tàu nào vớt. Trôi lênh đênh trên biển 10 ngày mới dạt vào tới In Đô. Cũng được chuyển tới trại Singapore ở 1 tuần, trước khi được bay qua Đan Mạch.
Ghe bố tôi ra khơi được vài ngày, gặp phải ghe đánh cá của nhà nước, nhưng lại hên không bị họ kéo vào, vì biết cách thương lượng. Được họ cho thêm nước, cá khô và chỉ đi đúng hướng (ông tài ông ghe này là dân phét). Ghe bố tôi trôi dạt trên biển 12 ngày (ghe buồm đi vào tháng 3. Tháng ba bà già đi biển). Sau khi gặp rất nhiều tàu qua lại, cuối cùng mới được một tàu container của Mærsk, Đan Mạch cứu vớt.
Còn chuyến đi của tôi cũng không thiếu phần giật gân, nhưng lại thật may mắn hơn hết. Ngày đầu gặp tàu Côn Đảo đuổi và bắn theo, nhưng vì trong cơn giông, tàu máy không cách nào đuổi kịp ghe buồm. Đến chiều ngày thứ ba, gặp chiếc tàu đầu tiên, là họ dừng lại vớt, của hãng Nedlloy Honshu, Hòa Lan (ít có ai may mắn như thế lắm). Nhưng nếu họ không vớt, chưa chắc chiếc ghe buồm bé nhỏ đấy, có chịu đựng nổi những cơn sống dữ tợn, thêm một đêm dài nữa không? Ngay hôm tôi đi là bão cấp 12 (sau này mẹ tôi mới biết và kể lại).
Khi ở trại, tuy tôi còn nhỏ, nhưng tôi đã biết một điều, mỗi chuyến ghe ra đi, đều có một câu chuyện buồn thảm để lại và cũng có nhiều chiếc, họ không đạt được giấc mơ, họ không có chuyện gì để kể.
Mẹ tôi được ông thuyền trưởng cứu vớt mình, tặng lại tấm hình của chiếc tàu.
Các bạn có thể đọc thêm:
http://www.tungxichlo.com/2015/07/chiec-thuyen-buom-cua-me-toi.html
http://www.tungxichlo.com/2015/01/chuyen-i-enh-menh.html
http://www.tungxichlo.com/2014/12/trai-thanh-long.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét