King crab
có nghĩa là cua khổng lồ hay dịch nươm na là cua hoàng đế. Ở Viêt Nam cũng có
cua hoàng đế, nhưng lại không giống loại này.
King crab chỉ sống ở vùng biển lạnh và được đánh bắt nhiều nhất là vùng biển Alaska. Thời cao điểm của ngành đánh bắt loại cua này là vào những năm đầu tiên của 80. Nhưng sau này số lượng đánh bắt giảm tới 90 % tại một số vùng. Nên ngày nay loại cua này chỉ được đánh bắt theo quy định, tùy thuộc theo mỗi năm.
King crab chỉ sống ở vùng biển lạnh và được đánh bắt nhiều nhất là vùng biển Alaska. Thời cao điểm của ngành đánh bắt loại cua này là vào những năm đầu tiên của 80. Nhưng sau này số lượng đánh bắt giảm tới 90 % tại một số vùng. Nên ngày nay loại cua này chỉ được đánh bắt theo quy định, tùy thuộc theo mỗi năm.
Đoàn ghe đánh bắt loại hải sản quý hiếm này, đang là 251 chiếc và đến năm 2005
chỉ còn lại 89 chiếc. Ngày nay đoàn tàu này còn bé dần.
King crab có 3 loại: red king crab, blue king crab và golden king crab. Red king crab là được giá nhất vì thịt thơm ngọt hơn 2 loại kia.
Thời điểm đánh bắt là và những tháng mùa đông, khi biển vừ lạnh và nhiều sóng lớn. Thời hạn đánh bắt tùy thuộc theo từng loại, trung bình là từ 2-4 tuần. Có những năm thời hạn đánh bắt bị hạn chế chỉ còn 4 ngày.
King crab có 3 loại: red king crab, blue king crab và golden king crab. Red king crab là được giá nhất vì thịt thơm ngọt hơn 2 loại kia.
Thời điểm đánh bắt là và những tháng mùa đông, khi biển vừ lạnh và nhiều sóng lớn. Thời hạn đánh bắt tùy thuộc theo từng loại, trung bình là từ 2-4 tuần. Có những năm thời hạn đánh bắt bị hạn chế chỉ còn 4 ngày.
Họ bắt cua bằng những cái lồng sắt lớn, nặng từ 270-360 kg. Mỗi tàu đánh bắt có
thể trang bị từ 150-300 cái lồng. Lồng bẫy cua sẽ được thả xuống đấy biển ở độ
sâu trung bình là 180 mét cho loại red king crab và blue king crab. Đối với
golden king crab, chúng nó ở độ sâu từ 180-720 mét.
Trong chiếc lồng bẫy cua là một bịch mỗi nhử bằng cá trích và sẽ được nằm dưới đấy biển từ 1-2 ngày. Khi vớt lên, cũng có lồng chỉ có vài con và cũng có lồng đầy ấp cua trong đó.
Người thợ đánh bắt phải lựa cua theo đúng kích thước được quy định và tiếp theo thả chúng vào hầm chứa. Giai đoạn cua được thả vào hầm cho tới khi ghe cập vào cảng, là rất phức tạp. Nếu trong hầm chỉ có một con cua chết, nó sẽ tạo ra chất độc vàcó thể gây ô nhiễm cho cả hầm chứa. Nếu biển lạnh quá, nước trong hầm đóng băng, chúng cũng chết. Nếu ghe bị lắc quá, chúng cũng càng gãy chân. Nếu chúng bị đói, thịt sẽ bị giảm chất lượng và đồng thời chúng cũng ăn thịt lẫn nhau.
Để hạn chế những tình huống trên, hầm chứa sẽ được chia ra nhiều ô.
Trong thời gian ra khơi, hầu như thuyền trưởng là không được ngủ, còn thủy thủ đoàn được ngủ rất ít. Mỗi chuyến ra khơi, họ đi từ vài ngày cho đến cả tuần. Lương của họ được chia theo phần trăm, nếu không trúng mánh, coi như là một chuyến đi du ngoạn miễn phí. Nếu trúng mánh, họ có thể kiếm trên 10 nghìn đô trong vài ngày, tương đương 6 tháng lương của một người lao động bình thường trong đất liền. Lính ra khơi lần đầu thì được lãnh lương theo thỏa thuận.
Công việc đánh bắt cua hoàng đế, được coi như là việc làm nguy hiểm nhất thế giới. Theo thống kê, vào mùa đánh bắt, trung bình mỗi tuần có 1 chú đi thăm ông bà và mỗi mùa là có một chiếc tàu bị sóng đánh chìm.
Trong chiếc lồng bẫy cua là một bịch mỗi nhử bằng cá trích và sẽ được nằm dưới đấy biển từ 1-2 ngày. Khi vớt lên, cũng có lồng chỉ có vài con và cũng có lồng đầy ấp cua trong đó.
Người thợ đánh bắt phải lựa cua theo đúng kích thước được quy định và tiếp theo thả chúng vào hầm chứa. Giai đoạn cua được thả vào hầm cho tới khi ghe cập vào cảng, là rất phức tạp. Nếu trong hầm chỉ có một con cua chết, nó sẽ tạo ra chất độc vàcó thể gây ô nhiễm cho cả hầm chứa. Nếu biển lạnh quá, nước trong hầm đóng băng, chúng cũng chết. Nếu ghe bị lắc quá, chúng cũng càng gãy chân. Nếu chúng bị đói, thịt sẽ bị giảm chất lượng và đồng thời chúng cũng ăn thịt lẫn nhau.
Để hạn chế những tình huống trên, hầm chứa sẽ được chia ra nhiều ô.
Trong thời gian ra khơi, hầu như thuyền trưởng là không được ngủ, còn thủy thủ đoàn được ngủ rất ít. Mỗi chuyến ra khơi, họ đi từ vài ngày cho đến cả tuần. Lương của họ được chia theo phần trăm, nếu không trúng mánh, coi như là một chuyến đi du ngoạn miễn phí. Nếu trúng mánh, họ có thể kiếm trên 10 nghìn đô trong vài ngày, tương đương 6 tháng lương của một người lao động bình thường trong đất liền. Lính ra khơi lần đầu thì được lãnh lương theo thỏa thuận.
Công việc đánh bắt cua hoàng đế, được coi như là việc làm nguy hiểm nhất thế giới. Theo thống kê, vào mùa đánh bắt, trung bình mỗi tuần có 1 chú đi thăm ông bà và mỗi mùa là có một chiếc tàu bị sóng đánh chìm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét