Ramen là tên của một tô mì, thường nước súp được nấu bằng xương heo hay là cá và được nêm với gia vị chính như nước tương hay tương xay.
Cái hay của ramen là không nằm vào một khuôn khổ nào hết. Những quán ramen mới mọc, họ luôn cố gắng tạo riêng cho quán mình, một tô ramen khác biệt, một cái riêng của họ, không hề copy hay clone của ai cả. Mỗi góc đường, mỗi làng xã, đều có một quán ramen khác biệt, để khách gần xa lui tới thưởng thức.
Căn bản của nồi súp vẫn phải hầm xương để lấy nước ngọt. Nồi nước súp căn bản, trước kia chỉ có xương heo hay cá, giờ được hầm thêm cả xương gà, tôm khô, bạch tuột khô, xương bò..., sau đó được nêm nếm với nhiều gia vị mới lạ. Ngoài ra nhiều quán còn tự làm ra sợi mì (cách làm sợi mì, nguyên liệu làm sợi mì), để tạo cho quán mình một phong cách riêng. Đặc biệt là người Nhật, họ biết cách trình bày, sao cho tô ramen nhìn bắt mắt.
Dân Nhật họ thích ăn Ramen lắm, ngay cả những nơi bán món anh nhanh tự động, họ cũng tạo một tô ramen riêng biệt. Nhiều du khách Nhật, họ đi chơi ngang đó, họ phải dừng lại nới đó, để thưởng thức 1 tô Ramen ở đó, rồi mới tiếp tục cuộc hành trình đấy.
Có một anh, còn sưu tầm luôn cả cái thực đơn của quán ramen đó. Hiện nay anh ta đã tham quan và húp đến hơn 30 ngàn tô ramen, trên toàn nước Nhật. Anh này có nhiều ngày ăn đến 3 tô ramen khác biệt nhau đấy.
Tôi đã từng làm với một anh đầu bếp Nhật nổi tiếng ở Luân Đôn, quen nhiều bạn bè Nhật. Họ mê mẩn với tô phở và tô bún bò huế mình lắm nhé.
Nhưng tôi thấy ở xứ mình, nhiều nguyên liệu tươi đến thế, nhiều loại bún, sợi bánh canh, hủ tiếu, đến thế? Sao ít có quán, lại dám tạo riêng cho mình một phong cách riêng?
Như Phở, Bún Bò Huế, Mì Quảng...đã sở hữu với cái tên bất hữu của nó, thì nên giữ nguyên vẹn, xin đừng hỏi tôi là ăn phở Nam hay phở Bắc ( Nha Trang)? Đừng gọi là mì Quảng, nhưng lại không liên quan gì đến tô mì quảng của Quảng Nam ( Bình Thuận và Khánh Hòa).
Ý tôi, sao không đặt cho món đó 1 cái tên riêng biệt, mà lại copy tên của một món bất hữu vậy?
Nếu nói riêng về một món ăn như bún, phở hay mì, thì trong 3 năm trời qua, la cà đến nhiều viả hè của đất nước. Tôi chỉ phát hiện được vài món mà tôi thấy là đáng chú ý tới về sự khác biệt, về sự dám phá lối xưa, để tạo riêng cho mình một lối đi.
Bún cù kỳ, Móng Cái và một quán mì tại số 61 Lý Tự Trong, Vũng Tàu.
Rồi mới đây là một điểm mà tôi phát hiện ra tại Phan Thiết.
Khác biệt với 2 quán kia, là quán này đúng là quán bún vỉa hè. Chiếc xe Bún Làng Chài (một cái tên tế nhị và dễ thương), nằm trên khúc đường mới mở, Tôn Đức Thắng.
Tôi chưa bao giờ thấy một quán vỉa hè nào, mà sạch sẽ như nơi đây. Ngay mỗi bàn ngồi đều có 1 giỏ rác, nếu khách quen tay ném hụt giỏ, thì cô nhân viên, khi dọn bàn, đều quyets sạch rác của bàn đó liền.
Khách vừa ngồi xuống là có ly trà gừng lá dứa mang ra ngay. Vì họ có mỗi 1 món, nên khỏi cầ n hỏi khách gì cả, chỉ khoảng 1 phút sau là khách có 1 tô bún nóng hổi ngay trước mặt, kèm theo là một dĩa lá cải xanh mới được trụng và chén nước mắm mặn. Để nêm nếm thêm thì trên bàn chỉ có chanh và ớt trái thôi nhé.
Nhìn tô bún vơi con tôm khá to, chưa lột vỏ cũng khá ấn tượng đấy. Trong tô bún nào có 1 miếng đậu hũ tươi, vài lát đậu bắp, vài lát cá bóp, ít rau mực, tỏi phi và rau cần thái nhỏ. Nêm thử miếng nước lèo, thì tôi cảm nhận được vị chua ngọt của món canh chua Nam Bộ, nhưng không quá chua hay không quá ngọt. Hoàng toàn không phải là vị ngọt đường quen thuộc của vùng Phan Thiết này.
Các phần tôm cá mực, đều rất tươi cả. Đậu bắp và cải xanh trụng vừa chín tới. Theo cảm nhận của tôi là cũng gần giống lẩu canh chua đấy, ăn cũng được. Nhưng tôi thấy lá cải xanh không đi đôi với vị chua ngọt, hay là tôi lại quen lối đi cũ ta?
Trà gừng thì đi đôi với các món tanh đấy.
Thao tác của một người bán bún của quán vỉa hè này thì khỏi chê vào đâu được. Mặc y phục bếp hẳn hoi, đội mũ bếp nữa chứ. Các thứ đi kèm theo tô bún, đều được xắp xếp thứ tự trong từng hộp nhựa. Quan trọng là người đứng trụng bún, trình bày tô bún, không đụng đến tiền bạc, không chạy lăng xăng ra lau bàn (các bạn có biết tiền và dze lau bàn, nó dzơ thế nào không?)
Tôi chỉ nhìn là biết, kiểu cách của người làm bếp, có học lóm được kinh nghiệm từ nhà hàng Tây, chứ không phải xuất xứ từ làng chài hay đầu bếp của một quán ăn nhậu.
Y như rằng, anh bạn trẻ, dựng lên cái xe bún, đã từng làm bếp cho một trong những resort của Mũi Né.
Xe bún chỉ mở mới có khoảng 1 năm nay thôi. Trước kia khách tới ủng hộ, họ còn được tặng thêm trái chuối, để tráng miệng nữa nhe. Quán chỉ bán vào buổi chiều cho tới tối thôi nhé.
Tôi mong rằng các bạn trẻ hãy nên đi ra ngoài để học hỏi, nên phát huy phong trào này.
Còn kiểu kinh doanh đại trà như: các quán cà phê, ngồi ghế đẩu như kiểu xưa HN, các quán trà sữa a là Kim Biên, bánh tráng trộn, chè khúc bạch, phô mai cuộn, đậu hũ mắm tôm..., haizz đúng là một cái lò clone cả.
Các phần tôm cá mực, đều rất tươi cả. Đậu bắp và cải xanh trụng vừa chín tới. Theo cảm nhận của tôi là cũng gần giống lẩu canh chua đấy, ăn cũng được. Nhưng tôi thấy lá cải xanh không đi đôi với vị chua ngọt, hay là tôi lại quen lối đi cũ ta?
Trà gừng thì đi đôi với các món tanh đấy.
Thao tác của một người bán bún của quán vỉa hè này thì khỏi chê vào đâu được. Mặc y phục bếp hẳn hoi, đội mũ bếp nữa chứ. Các thứ đi kèm theo tô bún, đều được xắp xếp thứ tự trong từng hộp nhựa. Quan trọng là người đứng trụng bún, trình bày tô bún, không đụng đến tiền bạc, không chạy lăng xăng ra lau bàn (các bạn có biết tiền và dze lau bàn, nó dzơ thế nào không?)
Tôi chỉ nhìn là biết, kiểu cách của người làm bếp, có học lóm được kinh nghiệm từ nhà hàng Tây, chứ không phải xuất xứ từ làng chài hay đầu bếp của một quán ăn nhậu.
Y như rằng, anh bạn trẻ, dựng lên cái xe bún, đã từng làm bếp cho một trong những resort của Mũi Né.
Xe bún chỉ mở mới có khoảng 1 năm nay thôi. Trước kia khách tới ủng hộ, họ còn được tặng thêm trái chuối, để tráng miệng nữa nhe. Quán chỉ bán vào buổi chiều cho tới tối thôi nhé.
Tôi mong rằng các bạn trẻ hãy nên đi ra ngoài để học hỏi, nên phát huy phong trào này.
Còn kiểu kinh doanh đại trà như: các quán cà phê, ngồi ghế đẩu như kiểu xưa HN, các quán trà sữa a là Kim Biên, bánh tráng trộn, chè khúc bạch, phô mai cuộn, đậu hũ mắm tôm..., haizz đúng là một cái lò clone cả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét