Khi tôi đã biết nhiều về ngài Don Bosco tôi rất bái phục việc làm của ngài.
Sau khi chỉ thăm viếng trường học Đông Thuận, thuộc dòng Don Bosco, tại chân cầu Mỹ Thuận mỗi một lần. Tôi thấy những vị cha và các thầy ở đây, đều hy sinh cả đời của họ, chỉ vì lời dậy của Don Bosco, hãy giúp các em rời khỏi bóng tối.
Lần này tôi quay lại thăm trường, với mục đích là truyền lại cho mấy em một ít công thức làm bánh. Tuy tôi không thuộc về bếp ngọt, nhưng chuyện làm những cái bánh đơn giản như các loại bánh của các tiệm bánh bên quê nội, thì tôi làm cũng ok lắm (chỉ cháu gái tôi chê thôi).
Ngày đầu tôi cũng khá nhức đầu, khi truyền bá công nghệ lại cho các em nữ. Tối nay, tôi có 2 em học trò nam. Của đáng tội, lần đầu tiên 2 cậu học trò này, đã làm cho tôi vui. Họ hăng xay và thích học, như thế tôi mới hứng thú truyền hết nội công cho họ được.
Các vị cha, thầy và sơ nơi đây, thì tôi phải đáng nể sự kiên nhẫn của họ. Các em vào đây, là từ lớp 9 cho tới lơp 12. Các em đến từ mọi vùng miền của đất nước, được cha mẹ gửi tới trường, để được huấn luyện làm người.
Có em là cô chiêu cậu ấm, có em vì bố mẹ nuôi không nổi, có em thì các trường phổ thông đều trốn tránh, có em thì mồ côi, có em thì từ gia đình nghèo, cũng có em thuộc giới anh 2 ngoài xã hội, có em mải mê trò Đô Rê Mon….
Nói chung, để hướng dẫn các em này, đi tìm một hướng đi mới. Tôi thấy không có dễ như huấn luyện lính trong quân đội đâu (mới đầu tôi tưởng thế). Nếu các vị cha, thầy và sơ không khéo léo, thì các công tử và công chúa, bỏ trường hết.
Để lôi cuốn các em ở lại. Vị cha giám đốc của trường, phải dùng chiêu ngọt ngào với mấy em bằng bánh ngọt, bằng cách đưa các em đi sinh hoạt ra ngoài nhiều hơn, bằng tình thương…
Tại trường, các em sẽ học những căn bản hàng ngày của cuộc sống, như: tự giặt quần áo, phụ bếp, quét dọn…. (có nhiều em con nhà giàu, kg biết cách móc mùng nhé. Cũng có nhiều em, chưa bao giờ biết giặt đồ).
Các em cũng được học chữ, theo chương trình của bộ giáo dục. Đồng thời các em sẽ được học thêm nghề, như: cơ khí, công nghệ xe, thợ may, tin học, điện nước…..
Công thức bánh bông lan cho 12-14 phần.
-4 quả trứng gà (loại lớn), đánh xốp lên với 250 gram đường trong 1 cái tô sạch. Phải đánh với vận tốc mạnh nhất và đánh cho tới khi có đọ đặc như kem (nhấc máy đánh kem lên, phần kem nhiễu xuống tô mà nổi lên trên bề mặt 1-2 giây, coi như là được. Nếu và các giọt kem rớt xuống, mà lặn liền xuống, là kem vẫn lỏng).
-Trong 1 cái tô khác, cho vào: 250 gram bột lúa mì, 1 bịch sữa ngọt 225ml, ½ thìa cà phê muối (muối làm tăng vị ngon), 2 thìa cà phê bột nổi (baking powder) 100 gram bơ (bơ ngoại mắc, thì dùng margarine hay dầu ăn thay thế. Sẽ giúp cho bánh không bị khô). Có thể cho thêm 1 ống bột va ny, để át bớt mùi tanh của trứng. Đánh tất cả lên cho đều, với tốc độ nhỏ nhất của máy đánh trứng (dùng tiếp máy đánh trứng lúc nãy, mà không cần phải rửa), (nếu lỡ dùng máy đánh bột trước, thì phải rửa 2 cây đánh trứng cho sạch, mới dùng để đánh trứng nhé.Vì nếu cái tô hay cây đánh trứng không sạch, thì trứng sẽ kg đánh thành kem được).
-Tiếp theo là bỏ nửa phần kem trứng đã dánh lúc nãy vào trong tô bột. Nhưng lúc này là không được dùng máy đánh trứng nữa, mà dùng cái muỗng lớn, nhẹ nhàng đảo đều 2 hỗn hợp với nhau. Rồi mới tiếp tục bỏ phần nửa còn lại vào và cũng nhẹ nhàng trộn đều với nhau.
-Đổ hết hỗn hợp bột bánh vừa trộn vào 1 cái khuôn bánh đã được lót lá chuối ở dưới đấy và được thoa dầu ăn ở vòng xung quanh (khuông bánh tròn, đường kính cỡ 28 cm và bề cao hơn 5 cm).
-Cho khuôn bánh vào lò nướng đã bật nóng sẵn. Nướng ở nhiệt độ 180 C trong vòng 30 phút.
-Sau 30 phút, dùng cây đũa đâm vào giữa bánh, nếu rút ra thấy đầu dữa khô ráo, là coi như bánh đã chín. (các lò nướng đều có độ nóng khác biệt nhau. Nếu dùng khuôn có đường kính to hon trên, độ dày của bánh sẽ mỏng hơn và thời gian nướng cho chín bánh, cũng sẽ ngắn hơn nhé).
-Bánh chín, lấy ra ngoài để thật nguội, mới được ụp ngược ra khỏi khuôn nhé.
*Đây là công thức căn bản của bánh bông lan, tiếng anh gọi là sponge cake. Làm được công thức này, bạn sẽ phăng ra làm được nhiều loại bánh khác, như:
-Bánh sinh nhật: bạn dùng dao cắt ngang cái bánh thành 2 cái bánh mỏng. Dùng mứt trái cây (mứt mít, mứt xoài, mứt dâu, mứt dứa…), trét lên đáy bánh, rồi ụp phần trên của bánh lên trên (như sandwich). Tiếp theo là phần make up của kem sữa. Phần này đòi hỏi bạn phải khéo tay.
-Bánh roulade: là một loại bánh kem cuộn tròn. Khi làm bánh, bạn cũng dùng công thứ trên, nhưng nướng bánh trong 1 cái khuôn hình chữ nhật và bánh không nên cao quá 1,5 cm.
Bạn cũng dùng mứt trái cây thoa đều lên mặt bánh, rồi cuộn tròn lại. Tiếp theo là bạn có thể rắc đường bột lên trên cuộn bánh, hay bạn cũng có thể make up bánh bằng kem sữa.
-Bánh chuối: bạn dùng chuối sứ, cắt khoanh vay cắt lát mỏng dọc theo quả chuối, rồi xếp chúng dưới khay hy khuôn bánh, sau đó là đổ bột lên trên rồi đem đút lò.
-Bánh dứa: thắng nước đường caramel trong 1 cái chảo, để lửa vừa vừa (khoảng 50 gram đường và 50 gram nước. Caramel có nghĩa là nước đường phải cháy có màu vàng nâu, có mùi thơm thoảng khét khét). Bỏ dứa cắt khoanh vào sên vơi nước đường. Có thể cho ít bơ vào nước đường cho thơm. Xếp các miếng thơm đó ở đấy khuôn bánh và đổ bột lên trên rồi đem đút lò.
-Bánh dừa: sên dừa nạo như công thức trên.
-Bánh nho: khi đổ bánh vào khuôn, tiếp theo bạn rắc đều nho khô lên trên bánh, xong đem đút lò. Nho khô ẽ từ từ lắng xuống đấy khuôn.(bạn có thể thay thế nho khô bằng các loại trái cây khô khác. Bạn cũng có thể dùng hạt sen đã hầm mềm, hạt dưa, hạt hướng dương, hạt điều (hạt điều bề, lụn vụn)…
*Một điều nữa mà bạn nên nhớ, mỗi khi bạn dùng mứt để trét lên bánh, dùng các loại trái cây sên đường, dùng nhưng trái cây sấy khô…. Bạn nên giảm bớt độ đường ở khâu trộn bột bánh nhé.
*Ngoài ra bạn có thể thay thế phần sữa bằng: cà phê sữa, ca cao sữa, nước cốt dừa, nước chanh dây...
*Nếu bạn dùng trái cây có mùi thơm, thì bạn có thể không cần dùng đến những lọ vanilla hóa chất nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét