Khoảng chục năm gần đây, dân khám phá, leo núi có một số người biết về Con đường đá cổ Pả Vi chạy lưng chừng đỉnh Nhìu Cồ San nối Bát Xát của Lao Cai với Phong Thổ-Lai Châu.
Mọi người vẫn hay gọi là Đường đá Pả Vi? Con đường này tại sao lại có tên gọi Pả Vi? Được làm từ bao giờ, mục đích gì và xây dựng thi công thế nào ...?
Trước nay vẫn tưởng là lấy tên một bản, tên ngọn núi, nguồn suối hay cánh rừng để đặt tên gọi Con đường lát đá cổ đó!
Nhưng không phải! Con đường đá cổ này mang tên 1 người Pháp AUGUSTE PAVIE. Vậy PAVIE là ai???
AUGUSTE JEAN-MARIE PAVIE (1847- 1925)
Ông là nhà thám hiểm ,nhà dân tộc học,nhà ngoại giao... là công chức dân sự thuộc địa người Pháp, người đóng vai trò trọng yếu trong việc thiết lập quyền kiểm soát của Pháp tại Lào trong hai thập niên cuối của thế kỷ 19.
Sau một đời phục vụ lâu dài tại Campuchia và Nam kỳ, Pavie trở thành phó công sứ Pháp tại Luang Prabang năm 1885, và cuối cùng là Thống đốc và Đặc nhiệm Toàn quyền Pháp tại Lào.
Pavie thực hiện 4 chuyến thám hiểm lớn bao gồm Cam, Thái, Lào, Việt và 1 phần tây nam Trung Quốc, có cả sang Mianma. Trong đó chú ý chuyến thám hiểm viễn du lần thứ 2 tại Bắc Việt Nam vào năm 1886 đến năm 1889.
Trong chuyến thám hiểm này Pavie đã bắt tay được với chúa Thái là Đèo Văn Trị (Bố Đèo Văn Long) và đặt xứ Thái vùng Lai Châu dưới sự bảo hộ của Pháp. Cần nói thêm về bối cảnh lúc đó, Lào Cai và Phong Thổ thuộc phủ Hưng Hoá. Mãi đến năm 1907 mới thành lập tỉnh Lao Kay, còn Lai Châu lập tỉnh sau đó năm 1908.
Trước Đèo Văn Trị được tôn là Chúa Thái lãnh đạo nhóm dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc (Thái,Mông,Dao...) chống lại Pháp.Sau bị Pavie mua chuộc nên theo Pháp (chứng tỏ tài ngoại giao, thuyết khách của Pavie rất giỏi!)
Những chuyến thám hiểm của Pavie vùng Mekong, Thái Lan, Kam Pot,Tây Bắc Việt Nam, thượng Lào...đều mang tên ông, do uy tín, tầm quan trọng và tài lãnh đạo của Pavie! Ông được mệnh danh là Nhà Thám hiểm Chân đất, với đúng nghĩa đen.
"Một con đường mòn hiểm trở- đường mòn Pavie - nối liền Điiện Biên Phủ với thủ phủ xứ Thái là Lai Châu. Sự hiện diện của nước Pháp chỉ thu gọn lại trong sự có mặt của viên công sứ trẻ người dân sự mà nhiệm vụ chính là kiểm tra khối lượng những chuyến giao hàng thuốc phiện do chính phủ nắm độc quyền mua bán.
Như vậy tuyến đường mang tên Pavie nối từ Bát Xát qua Lai Châu tới tận Điện Biên. Những gì còn sót lại của gần 30km - con đường đá cổ hiện nay là 1 phần của tuyến đường đấy! Và nó được làm từ khoảng những năm 1886-1889 hoặc muộn hơn chút ít chứ không phải những năm 1921 hay 1927 như mấy bài viết về DL gần đây !!!
Theo các tài liệu chính thống lưu trữ tại Bảo tàng Pavie( có hẳn 1 Bảo tàng mang tên ông tại Pháp) chỉ ra rằng:
Pavie là người đầu tiên vẽ và hoàn thiện Bản đồ Đông Dương.
Pavie là một trong những người cầm đầu phái đoàn ký Hiệp ước Pháp-Thanh (phân định Biên giới Việt Nam với nhà Thanh)
Pavie là người cho mở con đường khai thông Lào Cai với Lai Châu và Điện Biên.
Với những đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu Đông Dương, Auguste Pavie được coi là một trong những học giả lừng danh của nước Pháp. Ở Thành phố Dinan, quê hương ông hiện có con đường mang tên ông và khu nhà lưu niệm Auguste Pavie, nơi có bức tượng bán thân của ông tọa lạc giữa một vườn tre đậm chất Việt...
Trong bài viết trên FB này tôi muốn nhấn mạnh với các bạn: Đọc đúng tên gọi con đường đá PAVIE( chứ không phải Pả Vi) thể hiện sự tôn trọng lịch sử,trả lại đúng tên với Người khai phá ra nó: PAVIE .
Tôi cũng mong muốn các bạn báo chí, làm du lịch, chính quyền, các bạn ưa khám phá...có tư liệu cơ sở để khẳng định chắc chắn là con đường PAVIE.
P/S: Tham khảo từ nhiều nguồn
Cuộc đời của ông Pavie rất thú vị...sẽ nói thêm dưới commen...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét