Mỗi lần ăn bún, mì, hủ tíu, ....., tôi chỉ gọi xương hay ở SG tui, họ gọi là xí quách.
Vì reng?
Nồi nước lèo ngon, là nhờ xương, phải nhiều xương. Độ mềm vừa phải của thịt bám ở xương, nói lên sự châm chút của người nấu.
1 lần tôi đi ăn mì, mới hơn 10 giờ đã bảo là hết xương? Chưa kịp nhấc đít đi, thì thấy tụi nó vớt ra 1 thau xương từ nồi nước lèo?
Ủa nãy tôi gọi xương, sao bảo hết!
Dạ xương này có người đặt hết rồi.
Lần khác, tại 1 quán mì lâu đời cũng thế. Gọi tô xương, thằng chủ quán thấy khách sành ăn, nên nói ngay là anh Thông cổm, thịt hơi nhừ.
À ha, ở cái thời kỳ giá đất đai cứ tăng vọt như hỏa tiển, thì giá tô mì, tô bún cũng phải chạy đua theo.
Muốn kềm giá, là phải gian.
À thì ra chúng mày lấy xương hầm 2 lần. Hay đấy, giờ moa thấy rồi, nhai rồi, nuốt rồi, moa sẽ éo bao giờ quay lại.
Cái mồm của mình kg bao giờ tinh vi bằng cập mắt mô. Phải nói câu, đừng nghe mà phải thấy là chuẩn luôn.
Bún xương ở xứ Quảng có từ bao giờ tôi kg biết. Nhưng tô bún xương, dân xứ Quảng nấu, tôi thấy kg có gì đặc biệt, kg ngon, chất lượng ok.
Các bạn đã biết? Bê thui Cầu Mống. Vâng món khoái khẩu của nhóm nhậu thường dân. Giờ đây đã loan tỏa khắp huyện xã.
Nguyên bộ xương con bê, thay vì vất đi. Họ đem hầm nước súp, bán bún.
Đúng là hầm nhiều xương thì nước súp ngon thật. 1 vấn đề lớn mà tôi kg thích, đó là hương vị.
Khi người chủ quán lóc hết lớp thịt trên con bê. Bộ xương của nó cứ được phơi trần cả buổi, trong bầu không khí bụi bặm và nóng nực. Đó là chưa kể chuyện ruồi bu đấy.
Đến chiều là bộ xương đã bốc mùi.
Làm tôi liên tưởng đến món Phở. Bọn Tây nó nhai hết thịt, bộ xương nó mới vất ra cho mình hưởng. Các cụ thời xưa phải dùng nhiều loại gia vị, mới triệt nổi cái mùi hôi đấy.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Labels
Popular Posts
-
Tôi chạy theo QL14 để tới Kon Tum vào chiều nay. Đoạn đường hôm nay không có ấn tượng gì, vì đang được sữa chữa, nên bụi mịt mù. Vì thế ...
-
Nếu nói về rau khô hay rau thơm khô, thì tôi thấy VN mình có ít sản phẩm lắm. Xứ mình chỉ có: dừa khô, xả khô, ớt khô, gừng khô, nghệ khô...
-
Nếu bạn được tặng1 cái lu, để mùa mưa hứng nước. Dzậy mùa không mưa, bạn dùng cái lu đấy làm gì? Cái lu cũng là cái chum, cũng là cái lú m...
-
https://www.facebook.com/ScienceNaturePage/videos/1308343825964539/UzpfSTEwMDAwNTU0NzQyNTkyMDo4NjYzNDMzNTY4OTM5MDQ/
-
Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin Anh NGUYỄN THANH TÙNG "Tùng Xích lô" Người nghệ sỹ ẩm thực Gã đầu bếp lãng du Một n...
-
Xin hỏi có bác nào biết gì về trái ni không? Mới đầu tôi tưởng là dây chùm bát, nhưng nhìn gần thì thấy giống chanh dây. Để ngày mai sẽ mổ...
-
Hôm nay tôi xin giới thiệu các bạn về củ Sá Kiếng hay Xá Kiếng gì đấy. Tôi chỉ biết củ này có thể mua tại vài chợ, vùng Cholon thôi. Ngườ...
-
Bánh Hỏi An Nhứt. Từ trung tâm Bà Rịa chạy theo QL55 khoảng 8 km về hướng Bình Châu, bạn sẽ tới xã An Nhất, có người lại đọc là An Nhứt. ...
-
Lá trầu, lá tiêu và lá lốt hơi có hình dáng giống nhau. Tui Tây gọi lá trầu và lá lốt cùng một tên, Betel leaf. Một lần ông anh họ ...
-
Chi rứa? Dạ thưa đầu cá bò gù đút lò, mà hiếm khi thấy lắm. Đút lò khác với nướng? Thịt sẽ không bị khô như nướng, có thể hứng nước cá tro...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét