Mỗi lần ăn bún, mì, hủ tíu, ....., tôi chỉ gọi xương hay ở SG tui, họ gọi là xí quách.
Vì reng?
Nồi nước lèo ngon, là nhờ xương, phải nhiều xương. Độ mềm vừa phải của thịt bám ở xương, nói lên sự châm chút của người nấu.
1 lần tôi đi ăn mì, mới hơn 10 giờ đã bảo là hết xương? Chưa kịp nhấc đít đi, thì thấy tụi nó vớt ra 1 thau xương từ nồi nước lèo?
Ủa nãy tôi gọi xương, sao bảo hết!
Dạ xương này có người đặt hết rồi.
Lần khác, tại 1 quán mì lâu đời cũng thế. Gọi tô xương, thằng chủ quán thấy khách sành ăn, nên nói ngay là anh Thông cổm, thịt hơi nhừ.
À ha, ở cái thời kỳ giá đất đai cứ tăng vọt như hỏa tiển, thì giá tô mì, tô bún cũng phải chạy đua theo.
Muốn kềm giá, là phải gian.
À thì ra chúng mày lấy xương hầm 2 lần. Hay đấy, giờ moa thấy rồi, nhai rồi, nuốt rồi, moa sẽ éo bao giờ quay lại.
Cái mồm của mình kg bao giờ tinh vi bằng cập mắt mô. Phải nói câu, đừng nghe mà phải thấy là chuẩn luôn.
Bún xương ở xứ Quảng có từ bao giờ tôi kg biết. Nhưng tô bún xương, dân xứ Quảng nấu, tôi thấy kg có gì đặc biệt, kg ngon, chất lượng ok.
Các bạn đã biết? Bê thui Cầu Mống. Vâng món khoái khẩu của nhóm nhậu thường dân. Giờ đây đã loan tỏa khắp huyện xã.
Nguyên bộ xương con bê, thay vì vất đi. Họ đem hầm nước súp, bán bún.
Đúng là hầm nhiều xương thì nước súp ngon thật. 1 vấn đề lớn mà tôi kg thích, đó là hương vị.
Khi người chủ quán lóc hết lớp thịt trên con bê. Bộ xương của nó cứ được phơi trần cả buổi, trong bầu không khí bụi bặm và nóng nực. Đó là chưa kể chuyện ruồi bu đấy.
Đến chiều là bộ xương đã bốc mùi.
Làm tôi liên tưởng đến món Phở. Bọn Tây nó nhai hết thịt, bộ xương nó mới vất ra cho mình hưởng. Các cụ thời xưa phải dùng nhiều loại gia vị, mới triệt nổi cái mùi hôi đấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét