Chất lượng của sữa tùy thuộc theo giống và độ tuổi của con vật.
Con vật nuôi để lấy sữa ăn gì, cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bò được ăn cỏ ở vùng thảo nguyên gần biển, sẽ cho sữa vị mặn. Nếu thảo nguyên nằm ở vùng núi, sữa sẽ có hương thơm của hoa dại.
Như phô mai Stilton làm bằng sữa của mùa hè và phải đến mùa đông mới thành sản phẩm.
Vacherin Mont d’Or , chỉ có từ tháng 9 đến tháng 3, những tháng khác cũng cùng loại sữa này, sẽ được làm phô mai Comté.
Parmesan va Gouda là những loại phô mai để lâu, từ 2-3 năm.
Phô mai khi ủ sẽ bị ảnh hưởng vi khuẩn men thiên nhiên của nơi làm. Vì thế cũng cùng công thức và cùng loại sữa, 2 nơi làm phô mai sẽ cho 2 kết quả khác nhau. (nói nươm na, là sản phẩm lên men, không phải đơn giản mà kopi được đâu).
Sữa bị tiệt trùng sẽ bị mất đi nhiều hương vị và vitamin. Vì thế phô mai ngon vẫn làm theo kỹ nghệ xưa. Những loại phô mai này, không bao giờ có thể tìm thấy trên các kệ phô mai của các siêu thị cả.
Affineurt là một người chuyên gia về phô mai. Người này sẽ cho biết khi nào một bánh phô mai đã đến lúc ăn được.
Cách làm phô mai nói chung chung.
-Sữa mới vắt để nơi ấm, sẽ tự lên chua trong vài tiếng hay ngày nay người ta sẽ làm nóng sữa lên 20 độ C và người ta sẽ cấy men chua của phòng thí nghiệm vào.
-Kế tiếp là cho enzyme hòa chung vào sữa, sẽ giúp cho sữa đông lại như thạch lỏng, còn gọi là kết tủa. Ngày xưa người ta dùng 1 miếng nhỏ bao tử bê (phần phía đầu của bao tử), khoáy đều trong sữa. Khi sữa đông lại, người ta lấy miếng bao tử đó ra và treo nơi khô, rồi dùng tiếp cho kỳ làm phô mai tới.
-Người ta sẽ dùng dao cắt thạch ra từng miếng nhỏ, để giúp cho tách ra bớt đi phần nước.
-Cùng lúc người ta sẽ hâm phần sữa đóng vón này lên khoảng 40 độ C (tùy theo loại phô mai).
-Xong người ta mới đem vớt phần sữa đóng vón vào túi vải mùng và cho vào khuôn ép (có loại phô mai người ta cần phải nhồi phần sữa đóng vón, trước khi cho vào khuôn).
-Khuôn phô mai được ép cho ra bớt nước, thời gian ép tùy thuộc vào loại phô mai. Nước thải của phô mai, chứa rất nhiều dinh dưỡng, có thể dùng để uống, làm bánh mì, hay cho gia súc.
-Bánh phô mai khi ép xong sẽ được ngâm vào bể muối. Độ mặn hay thời gian ngâm cũng tùy thuộc vào từng loại phô mai.
-Sau cùng là thời gian xếp lên kệ để ủ. Trong thời gian ủ, bánh phô mai được lật qua lật lại nhiều lần, để cho có độ khô đều.
-Bánh phô mai có thể ủ từ vài tuần cho tới 2-3 năm.
http://www.tungxichlo.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét