Lâu lém rồi mới ngoáy bút.
Lời mưở mồm của mình như thế ni được kg mấy chế?
Cả hơn 1 chục năm nay, tôi đã không còn thích đứng trong những cái bếp nóng nực, chật chội và không khí luôn căng thẳng. Tôi muốn chuyển qua viết sách nấu ăn. Nhưng mình sẽ tập trung chuyên về đề tài gì? tôi tự hỏi.
Nghĩ sao tôi làm vậy. Trước tiên là tôi cần phải xa lánh cái không gian bếp núc mà tôi đã ngao ngán. Tôi lông bông khắp nơi, để đầu ốc thanh thản cái đã, để tìm những ý tưởng mới. Để học những cái hay ngoài thực tế.
Thời gian đấy, tôi dùng khá nhiều thời gian để khám phá về ẩm thực đường phố của quê hương mình. 1 nền văn hóa ẩm thực rất đa dạng, mà thế giới vẫn chưa nhiều người biết tới, theo kiểu suy tư của tôi.
Trong nhiều chuyến ngang dọc đất nước, với phương tiện nào là chiếc xe đạp mini, chiếc xích lô, con ngựa sắt của bọn Nhật và chú chó đồng hành (có mồm nếm). Tôi đã gom thu rất nhiều tài liệu về ẩm thực đường phố, trước thời kỳ bùng nổ về thông tin mạng và du lịch.
Những chuyến đi đấy, cũng cho tôi tiếp cận với rất nhiều người bạn thân thiện mới. Nhờ thế, mà tôi tiếp cận thế giới ẩm thực theo 1 góc nhìn mới, tôi gặt hái rất nhiều điều hay, hơn cả sự mong đợi.
Nên với cuốn sách này, tôi tạm thời gác chuyện khám phá ẩm thực đường phố qua 1 bên. Chỉ tập trung với những công thức mới mà tôi mới học lóm được trên đường, những nguyên liệu và gia vị mới, mà tôi mới tiếp cận, phối hợp với những kỹ thuật nấu nướng tôi trao dồi bên phương trời Tây. Để tạo ra một hướng đi mới và tôi sẵn sàng chia sẻ lại cùng các bạn.
2 điều mà tôi để ý:
a, bếp Việt mình hầu như ít ai am hiểu về sự quan trọng của cái lò trong căn bếp.
b, nhiều món ăn trên bàn đều đòi hỏi những loại nước chấm riêng. Tuy nhiên, quanh đi quẩn lại, các bạn đều dùng những chai nước chấm rẻ tiền, pha sẵn, tệ nhạt,.... Mà không tập trung phối hợp với bao nguyên liệu tươi rói, xung quanh chúng ta?
Vâng: tôi sẽ tập trung vào các món: lên men, như muối chua hay làm mắm (nấu không cần nhiệt nóng), sous vide hay confit (nấu ở nhiệt độ thấp, trong môi trường kín hơi, các chất vitamin hạn chế bốc ra ngoài), dressings (những loại dầu giấm pha, để chế lên rau sống), sauces (những loại sốt nóng, nguội), brasering (hầm trong tộ, được đút trong lò) và dĩ nhiên là các món đút lò.
coi như tôi đã có nhiều món khai vị, nhiều món chính, còn món tráng miệng? Tôi nghĩ, trái cây của Việt Nam cũng khá phong phú. Các bạn nên thưởng thức natural (cứ như thế), mà kg cần chế biến chi cả.
À tôi là ai? Tùng Xờ Lờ là ai? Chiện còn tiếp.
Nhớ ngầy đấy ghé thăm đền Tikal
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét