Mì Quảng là 1 món ăn mà tôi biết tới mới hơn 30 năm qua. Lúc đó tôi được thưởng thức do chính bàn tay điệu nghệ của Mợ tôi nấu ở bển.
Có lẽ Mợ tôi nấu không đúng và bên ấy cũng kg có sợi mì Quảng, nên tôi ăn không thấy ấn tượng cho lắm. Tôi chỉ nhớ mà reng lại lõng bõng chút nước lèo thế? Và từ Mì Quảng được nạp vào ổ cứng của tôi từ đấy.
Hơn 10 năm sau, tôi mới thật sự được ăn những tô Mì Quảng tại Sài Gòn thân yêu của tôi.
Chính sác là khu Tân Bình, nơi rất là nhiều người dân xứ Quảng đến săn cơ hội.
Rồi phải thêm 10 mấy năm sau nũa, trong những chuyến ngao du khắp vùng đất nước để đớp các món ăn đường phố. Chuyến đi đấy đã cho tôi thấy sự đơn giản của tô Mì Quảng. Mỗi vùng nấu theo mỗi kiểu.
Vùng sông suối thì nấu với lươn, cá. 1 dạng cá kho có hơi nhiều nước đấy mà.
Vùng Hội An thì thường nấu với tôm và thịt heo, độn thêm trứng cút.
Mì quảng Duy Xuyên, có nghĩa là mì gà, chăc vùng này xưa kia nổi tiếng có giống gà chạy bộ tốt.
Rồi mới đây, chăc vài năm qua, trào luu với món Mì Quảng Ếch.
Trên chuyến bay của Vịt Dết qua Đài Loan hồi tháng 3 vừa qua. Tôi tình cờ cầm tờ tạp trí lên đọc chiện Mì Ếch. Tôi đọc chưa tới nửa bài, tôi đã nghe được mùi rấm thúi. Thế là chã thèm đọc nữa (có lẽ vì rứa mà tôi hay viết sai chính tả, mặc dầu đã phấn đấu laesm rồi đấy).
Nhưng nhận diện chung của tô mì quảng là ít nước, kg phải là một món có nhiều nước như: bún, phở, bánh canh hay hủ tíu. Theo quan niệm của tôi, Mì Quảng là 1 tô mì trộn với rau sống và nước kho (cá, tôm, gà, lươn,....). Tô Mì Quảng khi được đătn lên bàn cho thường khách dùng là đã nguội, nên có thể thích hợp cho những vùng nóng nực.
Đặc trưng chính của tô Mì Quảng là phải có ít đậu phụng rang và miếng bánh tráng mè, để khách tự bẻ vụn vào tô.
Thường khách có thể nêm thêm nước mắm ngâm ớt hay vắt thêm miếng chanh. Dĩa rau đi kèm thì cũng khá đơn giản: húng cay, xà lách, cải mầm, giấp cá và hoa chuối.
Thêm 1 đặc trưng nữa, đó là dĩa ót xanh còn nguyên trái. Dĩa ớt xứ Quảng không cắt mà phải cắn. Vị cay em dịu mà kg xé lưỡi. Tôi kg thường ăn cay nhưng cũng đớp được cả trái.
Bạn sẽ thường thấy bảng Mì Quảng Phú Chiêm? Tôi nghe 1 người bạn thân Hội An phân tích là thời xưa, vùng đất Phú Chiêm sở hữu rất nhiều ruộng lúa và nơi đó sinh ra sợi mì.
Giờ Phú Chiêng chỉ là tên gọi, nơi đâu bây giờ cũng làm ra sợi Mì Quảng.
Trong quá trình tôi thả neo tại Nha Trang và Bình Thuận. Tôi phát hiện Mì Quảng của những nơi đó kg có liên quan gì tới mì quảng, 1 kiểu lạm dụng tên gọi.
Tại Nha trang Mì Quảng cũng na ná như kiểu hủ tíu mì. Sợi mì thì dai nhách, chỉ đẫm phẩm màu.
Tại vùng Bình Thuận, từ Phan Rí cho tới Lagi. Thì tô Mì Quảng vùng này có 1 phong cách riêng. Thường nồi nước lèo sẽ được nấu từ vịt hay lợn. Sợi mì lại là sợi bánh phở. Tô mì lại được chan nhiều nước và có rắc đậu phụng rang.
Lần đầu được trải nghiệm tô Mì Quảng Lạ đấy, tôi tưởng mình đang đớp phải tô chè mặn.
Đấy tôi mê Mì Quảng rứa đấy. Không có 1 công thức chính thống nào cả. MÌ Quảng là muôn màu.
Theo kiểu phăng phiếc của tôi, tôi thích làm những món mì Ý, và thay thế sợi sờ bà gét ty với sợi Mì Quảng, lý do đơn giản là vì tôi thích, 1 sản phẩm của quê hương và quan trọng là rẻ.
Mì Quảng Pesto (đậu phộng, lá é, muối, tiêu, ít đường, tỏi). Là món bán chạy nhất của quán chay Annem, Hội An.
Món ratatouille cũng có thể ăn kèm chung với sợi mì quảng. Món ni cũng được nhiều khách ưa chuộng
Cabonara? Ôi với thịt ba chỉ lên men của tôi. Mỗi lần tôi làm món ni, là hương thơm của mỡ xông khói nó bám nhà bếp cả tuần đấy.
Tôi thích Mì Quẻng lắm.
Bữa nào phải thử món mì quảng áp chảo.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Labels
Popular Posts
-
Tôi chạy theo QL14 để tới Kon Tum vào chiều nay. Đoạn đường hôm nay không có ấn tượng gì, vì đang được sữa chữa, nên bụi mịt mù. Vì thế ...
-
https://www.facebook.com/ScienceNaturePage/videos/1308343825964539/UzpfSTEwMDAwNTU0NzQyNTkyMDo4NjYzNDMzNTY4OTM5MDQ/
-
Nếu nói về rau khô hay rau thơm khô, thì tôi thấy VN mình có ít sản phẩm lắm. Xứ mình chỉ có: dừa khô, xả khô, ớt khô, gừng khô, nghệ khô...
-
Nếu bạn được tặng1 cái lu, để mùa mưa hứng nước. Dzậy mùa không mưa, bạn dùng cái lu đấy làm gì? Cái lu cũng là cái chum, cũng là cái lú m...
-
Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin Anh NGUYỄN THANH TÙNG "Tùng Xích lô" Người nghệ sỹ ẩm thực Gã đầu bếp lãng du Một n...
-
Hôm nay tôi xin giới thiệu các bạn về củ Sá Kiếng hay Xá Kiếng gì đấy. Tôi chỉ biết củ này có thể mua tại vài chợ, vùng Cholon thôi. Ngườ...
-
Bánh Hỏi An Nhứt. Từ trung tâm Bà Rịa chạy theo QL55 khoảng 8 km về hướng Bình Châu, bạn sẽ tới xã An Nhất, có người lại đọc là An Nhứt. ...
-
Lá trầu, lá tiêu và lá lốt hơi có hình dáng giống nhau. Tui Tây gọi lá trầu và lá lốt cùng một tên, Betel leaf. Một lần ông anh họ ...
-
Xin hỏi có bác nào biết gì về trái ni không? Mới đầu tôi tưởng là dây chùm bát, nhưng nhìn gần thì thấy giống chanh dây. Để ngày mai sẽ mổ...
-
1 lần tôi chỉa ống nhòm vào dĩa vú nàng, trước lúc không được ai đụng đũa, trong một bữa nhậu hải sản. 1 anh bạn không thân ngồi kế bên, d...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét